Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Tôi là ai?

a. Kiến thức:

- Biết tên tuổi , giới tính của mình, của bạn.

- Trẻ biết cơ thể lớn lên và thay đổi theo thời gian (cao hơn, béo hơn, gầy hơn.).

- Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất và môi trường xanh sạch đẹp, an toàn và tình yêu thương của của người thân đối với sức khoẻ của bản thân.

- Biết con người có thể bị bệnh, ốm yếu, do đó cần phải giữ gìn sức khoẻ.

- Biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối cới cơ thể.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, diễn đạt những suy nghĩ mong muốn của mình một cách rõ ràng, đủ ý.

- Rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ.

- Rèn luyện kỹ năng vẽ, tô màu, xé dán, nặn về chủ đề cho trẻ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5608 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Tôi là ai?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Tuần thứ 2 (Từ ngày 27/09 đến 1/10/2009).
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết tên tuổi , giới tính của mình, của bạn.
- Trẻ biết cơ thể lớn lên và thay đổi theo thời gian (cao hơn, béo hơn, gầy hơn...).
- Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất và môi trường xanh sạch đẹp, an toàn và tình yêu thương của của người thân đối với sức khoẻ của bản thân.
- Biết con người có thể bị bệnh, ốm yếu, do đó cần phải giữ gìn sức khoẻ.
- Biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối cới cơ thể.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, diễn đạt những suy nghĩ mong muốn của mình một cách rõ ràng, đủ ý.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ, tô màu, xé dán, nặn về chủ đề cho trẻ.
Thái độ:
 - Có một số hành vi tốt trong khi chơi, ăn uống, vệ sinh và giao tiếp lễ phép với mọi người xung quanh.
- Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn phù hợp với giới tính của mình.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường: cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, không vứt rác, bẻ cây...
 - Biết thực hiện một số quy định của trường.
2. Chuẩn bị:
- MTXQ: Một số bức tranh vẽ về bạn trai, bạn gái. Về sự lớn lên của bé . 
- Tạo hình: giấy vẽ, bút màu, tranh vẽ sẳn .
- Toán:.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Nội dung
M Đ-YC
Chuẩn bị
Tổ chức hướng dẫn của cô
Dự kiến tình huống
Thể dục sáng:
Tập thể dục sáng kết hợp với bài hát : “Đoàn tàu nhỏ xíu”: Hô hấp 3, Tay 2, Chân 2, Bụng lườn 3, Bật 4.
* HĐ1: Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu kết hợp các kiểu đi: Tàu lên dốc, xuống dốc, chạy chậm, chạy nhanh, tàu sắp về ga, tàu về ga.
* HĐ2: Trộng động:
+ Hô hấp 3: Làm động tác thổi nơ bay.
+ Tay2: Hai tay giang ngang, đưa lên cao.
+ Chân 2: Ngồi khuỵu gối.
+ Bụng lườn 3: Đứng cúi người về phía trước.
+ Bật 4: Bật luân phiên chân trước chân sau.
* TCVĐ: “Lộn cầu vòng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ4: Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi 1-2 vòng hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động góc:
+ Góc tạo hình
+ Góc xây dựng, 
+ Góc đóng vai
+ Góc âm nhạc
+Góc toán
* HOẠT ĐỘNG 1:
Định hướng trẻ vào góc chơi
+ Góc tạo hình: Tô màu “vườn cây xanh của bé”, “các loại thực phẩm”...
+ Góc xây dựng, lắp ráp: xây dựng công viên cây xanh, vườn hoa của bé.
+ Góc đóng vai
: cửa hàng thực phẩm, cửa hàng ăn uống, người nấu bếp giỏi.
+ Góc âm nhạc
: Ôn lại bài hát “Nào! chúng ta cùng tập thể dục”, “Tay thơm, tay ngoan”.
+Góc toán: so sánh chiều cao của mình và bạn, phân loại nhóm đồ vật.
* HOẠT ĐỘNG 2:
 Quá trình chơi .
- Cô quan sát bao quát trẻ chowC .
- Định hướng cho trẻ liên kết các nhóm chơi .
HOẠT ĐỘNG 3 : Nhận xét sau khi chơi
 - Lần lượt nhận xét từng nhóm, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng để nhận xét chung.
 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
Nội dung
MĐ-YC
Chuẩn bị
Hướng dẫn của cô
Dự kiến tình huống
TH:
Tô màu tranh bé trai.
( ĐT)
- Trẻ biết tô màu đẹp thông qua hoạt động tô màu tranh bé trai.
- Biết ngồi đúng tư thế để tô, biết phối hợp giữa các màu để tạo nên sản phẩm đẹp.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
- Tranh mẫu của cô cho trẻ quan sát.
- Bút màu, tranh mẫu, bàn ghế đầy đủ cho trẻ thực hiện.
- Giá cho trẻ trưng bày sản phẩm.
* HĐ1: Cho trẻ hát bài: “Tìm bạn thân”
Đàm thoại:
Các cháu vừa hát bài gì?
Bài hát nói về điều gì?
Các bạn nhỏ trong bài hát chơi với nhau có vui không?
Đến lớp ngoài cô giáo ra thì hàng ngày các con chơi với ai?
Các con chơi với bạn thì phải như thế nào?
- Hôm nay cô sẻ cho các con tô màu bức tranh về các bạn trai, các con có thích không nào?
* HĐ2: Quan sát tranh mẫu:
 Cô gợi ý để trẻ nói lên cảm nhận của mình về nội dung của bức tranh mà trẻ nhìn thấy. Hỏi trẻ: - Bức tranh vẽ về điều gì? có ai trong bức tranh? Bạn trai đang cầm gì trên tay? 
- Các con có muốn tạo nên một bức tranh đẹp, có nhiều màu sắc giống như cô không nào?
* HĐ4: Trẻ thực hiện 
- Hỏi ý tưởng của trẻ con sẻ tô như thế nào? tô những màu gì?
-Cho trẻ thực hiện, cô chú ý nhắc nhở trẻ tư thế ngồi tô, cầm bút bằng tay phải, tô không lem ra ngoài, phối hợp nhiều màu sắc để tạo nên sản phẩm đẹp. Cô nhắc nhỡ trẻ hoàn thành sản phẩm.
* HĐ5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho tất cả trẻ trưng bày sản phẩm lên giá, cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động.
HĐNT
* HĐCĐ
QS cây xoài.
*TCVĐ: “Chim bay, cò bay”.
* Chơi tự do.
- Trẻ biết tập trung chú ý quan sát và khám phá về đặc điểm, cấu tạo của cây xoài ( Rể, thân, cành, lá, quả..)
- Rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ khi tham gia các trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ những đồ chơi trong trường mầm non
- Xắc xô
- Phấn
- Hột hạt, lá cây.
- Đồ dùng chăm sóc cây
* HĐ1: Thảo luận nội dung và mục đích của buổi QS.
- Hôm nay, cô cho lớp mình đi quan sát cây xoài.
- Cô nhắc nhở trẻ chuẩn bị trang phục, đầu tóc gọn gàng trước khi ra sân.
* HĐ2: Cho trẻ quan sát cây xoài.
- Cho trẻ chia thành nhiều nhóm để quan sát cây xoài.
- Các con vừa được qs gì?
- Cây xoài có đặc điểm như thế nào (Rể, thân, cành, lá, quả..)?
- Quả xoài dùng để làm gì?
- Các con phải làm gì để chăm sóc bảo vệ cây để cây cho nhiều quả ngọt?
Cô khái quát lại. Lồng ghép giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loài cây.
* HĐ3: TCVĐ: “Chim bay, cò bay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ nhắc lại
- Cho trẻ chơi
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
SHC:
LQ
- Bài thơ:
 "Đôi mắt của em”
Bước giúp trẻ nhơ tên bài thơ,tên tác giả và nội dung bài thơ
Rèn khả năng đọc thơ cho trẻ
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi mắt của mình.
Cô đọc thuộc bài thơ và đọc thơ diễn cảm.
Hệ thống câu hỏi đàm thoại
* HĐ1:Trò chuyện về đôi mắt .
-Đôi mắt dùng để làm gì?
-Hôm nay cô cho các con làm quen bài thơ Đôi mắt của em”
Tác giả Lê Mỹ Phương
*HĐ2: Nghe đọc bài thơ: "Đôi mắt của em”
-Cô đọc thơ cho trẻ nghe 2l.
-Cô vừa đọc bài thơ gì?do ai sáng tác? Bài thơ có nội dung như thế nào?
*HĐ3: Dạy trẻ tập đọc thơ
-Dạy trẻ đọc thơ từng câu 1cho đến khi thuộc lời bài thơ
Cô dạy trẻ đọc thuộc thơ dưới các hình thức như:Tổ ,nhóm,cá nhân
-Nhận xét tuyên dương trẻ.
Cho trẻ chơi tự do.
 * Đánh giá cuối ngày:
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010
Nội dung
M Đ-YC
 Chuẩn bị
 Hướng dẫn của cô
 Dự kiến tình huống
KPXH:
Trò chuyện và tìm hiểu về một số đặc điểm cá nhân (Họ, tên,tuổi, giới tính) 
- Trẻ biết tên, tuổi, giới tính của mình và nói cho các bạn cùng biết.
- Rèn kỹ năng diễn đạt rõ ràng, trọn câu, đủ ý cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, hoà đồng chơi cùng các bạn.
- Cô chuẩn bị 1 hình búp bê để tạo tình huống cho trẻ.
- Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho trò chơi
*HĐ1: Cho trẻ hát bài: “ Chơi trốn tìm”
Đàm thoại:
- Lớp mình vừa hát xong bài gì? Trong bài hát các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì? có thích không?
*HĐ2: Cô tạo tình huống có bạn búp bê đến thăm lớp:
Xin chào các bạn đố các bạn biết tôi là ai không nào? tôi xin tự giới thiệu tôi tên là năm nay tôi vừa tròn 3 tuổi, đố các bạn biết tôi là con gái hay là con trai nào? 
Vừa rồi tôi đã tự giới thiệu về bản thân của mình rồi vậy bây giờ các bạn có muốn giới thiệu cho tôi biết tên, tuổi, giới tính của các bạn được không nào?
- Cô mời từng trẻ đứng lên tự giới thiệu về bản thân mình, cô khuyến khích những trẻ mới đến trường giới thiệu.
- Cho trẻ nhắc lại họ, tên, tuổi, giới tính của mình một cách rỏ ràng.
- Hỏi lại cả lớp xem bạn nói có đúng không?
Các bạn đã giới thiệu về mình rất rỏ ràng, tôi rất vui vì hôm nay đã được làm quen với các bạn, bây giờ tôi muốn tổ chức một trò chơi,các bạn có thích chơi cùng tôi không nào?
* HĐ3: Trò chơi: “Đoán xem bạn là ai? ” Cô nói đặc điểm của một bạn trong lớp, nhưng không nói tên. Cả lớp sẽ quan sát và tìm xem bạn đó là ai?
Sau khi các bé đoán được tên người bạn đó, thì bạn đó tục đoán tên người kế tiếp. Cứ như vậy cho đến hết nhóm.
+ Trò chơi: "Kết bạn "
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát, hát xong khi có hiệu lệnh của cô thì chạy nhanh về về nhóm của mình theo yêu cầu của cô. Bạn nào về sai sẻ bị phạt nhảy
lò cò một vòng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Kết thúc, nhận xét, chuyển hoạt động.
*HĐNT
+HĐCĐ:QS cây rau khoai.
- Trẻ biết quan sát và phát hiện ra được những đặc điểm của cây rau khoai.
- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
- Trẻ biết lợi ích của cây rau và biết ăn rau xanh rất tốt cho cơ thể.
- Xắc xô
- Phấn
- Hột hạt, lá cây.
Đồ dùng chăm sóc cây.
* HĐ1: Dặn dò trẻ khi ra sân.
Cô nhắc nhở trẻ chuẩn bị trang phục, đầu tóc gọn gàng trước khi ra sân.
Giao nhiệm vụ: Hôm nay, cô cho lớp mình đi quan sát cây rau khoai.
* HĐ2: Quan sát vườn rau khoai.
Cho trẻ đi ra vườn, đến gần vườn rau khoai thì dừng lại. Cô hỏi:
- Lớp mình đang đứng ở đâu?
- Đây là cây gì?
 Cho trẻ chia nhóm để quan sát cây rau khoai, sau đó hỏi trẻ:
- Cây rau khoai có những đặc điểm gì? 
- Các bộ phận của cây rau? (Thân, lá, rễ...) lá rau dùng để làm gì?.
SHC
- Ôn trò chơi: “Thi ai nhanh”.
- HĐ xem băng đĩa.
- Phát triển trí nhớ cho trẻ.
- Rèn phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết tập thể.
- Thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ.
- Phát triển tình cẩm thẫm mỹ cho trẻ.
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ.
* HĐ1: Ôn TCDG: “Thi ai nhanh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Mời trẻ nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi.
*HĐ2: Chơi trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ1:Cô giới thiệu về đoạn phim.
* HĐ2: Xem băng đĩa.
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung xem.
- Trẻ xem cô chú ý thông qua nội dung được xem lồng ghép giáo dục trẻ.
- Sau khi xem xong cô đàm thoại với trẻ về nội dung vừa xem.
- Nhận xét tuyên dương trẻ. Cho trẻ chơi tự do.
 * Đánh giá cuối ngày:
.
.
.
.
\
Thứ 4 ngày 29 tháng 9 năm 2010
Nội dung 
MĐ-YC
 Chuẩn bị
 Hướng dẫn của cô
DK tình huống
LQVT:
Phân biệt hình tam giác, hình vuông.
- NDTH
- Trẻ biết phân biệt về đặc điểm rỏ nét của hình tam giác và hình vuông.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp học. Có ý thức tự giác, đoàn kết trong học tập.
- Mỗi trẻ có một hình tam giác và một hình vuông..
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
* HĐ1: Chơi trò chơi.
Cho trẻ chơi trò chơi ô cửa bí mật. Trẻ gọi tên màu ở các ô cửa.
* HĐ2: Phân biệt hình tam giác, hình vuông.
- Cho trẻ gọi tên hình xuất hiện sau ô cửa.
+ Hình tam giác: có ba cạnh, ba góc, không lăn được. Cô cho trẻ gọi tên, đếm số lượng các cạnh, các góc. cô chú ý gọi cá nhân trẻ
+ Hình vuông: có bốn cạnh dài bằng nhau, bốn góc và củng không lăn được.
- Cô gọi cá nhân trẻ nói.
- Cho trẻ so sánh về sự giống và khác nhau giữa hai hình: Giống: đều có các cạnh, các góc, không lăn được. Khác: tam giác có ba cạnh, hình vuông có bốn cạnh đều bằng nhau.
* HĐ3: Chơi TC: Ghép hình:
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
HĐNT
+HĐCĐ: QS cây hoa sam.
- Trẻ biết tập trung chú ý quan sát và khám phá về cây hoa sữa.
 ( tên gọi, đặc điểm, công dụng)
- Rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ khi tham gia các trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ những đồ chơi trong trường mầm non.
- Xắc xô
- Trẻ đọc thuộc bài đồng dao “ Thả đĩa ba ba”
- Hột hạt, lá cây khô.
- Đồ dùng chăm sóc cây.
* HĐ1: Dặn dò trẻ khi ra sân.
Cô nhắc nhở trẻ chuẩn bị trang phục, đầu tóc gọn gàng trước khi ra sân.
Giao nhiệm vụ: Hôm nay, cô cho lớp mình đi quan sát cây hoa sữa.
* HĐ2: Quan sát hoa sữa.
Cho trẻ đi ra sân, đến gần cây hoa sữa thì dừng lại. Cô hỏi:
- Lớp mình đang đứng ở đâu?
- Đây là cây gì?
 Cho trẻ chia nhóm để quan sát cây hoa sữa, sau đó hỏi trẻ:
- Cây hoa sữa có những đặc điểm gì? 
- Các bộ phận của cây? ( Thân, lá, rễ...).
- Các bộ phận của cây (lá, thân, rễ) dùng để làm gì? 
- Đứng dưới bóng cây con thấy như thế nào?
- Không đứng dưới bóng cây con thấy thế nào? Có nhìn lên trời được không? Vì sao?
- Trồng cây có những lợi ích gì?
- Nếu không có cây xanh con người sẽ như thế nào?
- Để có nhiều cây xanh, chúng ta phải làm gì?
Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây.
* HĐ3: TCVĐ: “ Thả đĩa ba ba”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ đọc lại lời của bài đồng dao “ Thả đĩa ba ba”.
- Cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ4: Chơi tự do
- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi trẻ thích.
- Cô bao quát, theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi vừa sức.
SHC
* LQ bài thơ: “Cô dạy”
- Bước đầu giúp trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ.
- Rèn khả năng đọc thơ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tình yêu đối với cô giáo.
- Cô đọc thuộc bài thơ và đọc thơ diễn cảm.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
* HĐ1: Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?
- Đến trường mầm non thì các con được chơi với những ai?
- Hôm nay, cô sẽ cho các con làm quen với bài thơ “Bạn của bé”, tác giả Vương Trọng sáng tác.
* HĐ2: LQ bài thơ: Cô dạy.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe (2 lần)
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ có nội dung như thế nào?
* HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ.
Dạy trẻ đọc thơ từng câu 1 cho đến khi trẻ thuộc lời bài thơ.
- Cô dạy trẻ đọc thuộc thơ dưới các 
hình thức như: tổ, nhóm, cá nhân...
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cho trẻ chơi tự do.
 * Đánh giá cuối ngày :
..
..
..
..
..
..
Thứ 5 ngày 30 tháng 9 năm 2010
Nội dung 
MĐ-YC
 Chuẩn bị
 Hướng dẫn của cô
DK tình huống
LQVH
thơ: “Cô dạy” (Phạm Hổ)
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung của bài thơ.
- Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn những đồ vật xung quanh bé
- Tranh thể hiện nội dung bài thơ.
- Cô đọc thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
* HĐ1: Cho trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”. 
Đàm thoại:
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Cho trẻ chơi trò chơi lật mỡ ô cửa, khám phá xem đằng sau ô cửa sẻ có những gì?
- Cô và trẻ cùng khám phá.
- Có bài thơ nào cô đã cho các con làm quen cũng nói về một cái bát và một cái mà các con thường sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nhỉ? Bài thơ do ai sáng tác?
* HĐ2: Dạy trẻ đọc bài thơ “Cô dạy”.
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Không sử dụng tranh.
+ Lần 2: Đọc diễn cảm kết hợp sử dụng tranh.
- Đàm thoại nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về điều gì?
- Cô khái quát lại các câu trả lời của trẻ.
- Cô và trẻ cùng đọc thơ.
- Cho trẻ đọc thơ dưới các hình thức: tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý động viên và sửa sai cho trẻ về cách ngắt nhịp lời bài thơ sao cho diển cảm.
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ.
*HĐ3: Chơi trò chơi “Thi ai nhanh”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ4: TC “ Bát thìa tìm nhau”
- Cô chia lớp ra thành 2 nhóm, cô chuẩn bị hai bức tranh, một bức tranh có gắn sẳn những cái bát hoặc những cái thìa, nhiệm vụ của hai đội trong vòng các bạn đọc lời của bài thơ thì các bạn chọn những cái bát và thìa ghép đôi lại với nhau, sao cho một cái bát sẻ có một caí thìa và ngược lại. Đội nào xếp nhanh, đẹp và đúng thì đội đó sẻ thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát đông viên trẻ thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động
HĐNT
+HĐCĐ:
Dạo chơi vườn trường
- Trẻ biết chú ý tập trung quan sát về những sự vật hiện tượng quanh sân trường (cây cối, đồ dùng đồ chơi...).
- Rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ khi tham gia các trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ những đồ chơi trong trường mầm non.
- Xắc xô
- Hột hạt, lá cây khô.
- Đồ dùng chăm sóc cây.
* HĐ1: Dặn dò trẻ khi ra sân.
Cô nhắc nhở trẻ chuẩn bị trang phục, đầu tóc gọn gàng trước khi ra sân.
- Giao nhiệm vụ: Hôm nay, cô sẻ cho lớp mình đi tham quan, dạo chơi quanh sân trường. Các con nhớ khi đi dạo chơi thì các con hãy quan sát xem quanh sân trường có những cây gì? đồ dùng đồ chơi gì? Công dụng?
* HĐ2: Cho trẻ đi ra sân dạo chơi, quan sát quanh vườn trường (trẻ chia thành nhiều nhóm).
- Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ các con vừa dạo chơi quanh vườn trường vậy các con hãy kể cho cô và các bạn biết các con đã nhìn thấy những gì?
- Cây xanh trồng để làm gì? vậy các con phải làm gì để bảo vệ cây xanh?
- Còn những đồ chơi thì để làm gì? Khi chơi trên các đồ chơi đó thì các con chơi như thế nào? 
- Các bộ phận của cây? ( Thân, lá, rễ, quả...) dùng để làm gì? 
- Cô lồng ghép giáo dục trẻ.
* HĐ3: TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ4: Chơi tự do
- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi trẻ thích.
- Cô bao quát, theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi vừa sức.
- HĐ xem băng đĩa
- Phát triển trí nhớ cho trẻ.
- Rèn phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết tập thể.
* HĐ1: Ôn TCDG: “Rồng rắn lên mây”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
- Mời trẻ nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi.
*HĐ2: Chơi trò chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
*HĐ1: Cô giới thiệu về tên đoạn phim trẻ xem.
* HĐ2: HĐ xem băng đĩa.
- cô đàm thoại với trẻ về nội dung xem.
- Trẻ xem cô chú ý thông qua nội dung được xem lồng ghép giáo dục trẻ.
- Sau khi xem xong cô đàm thoại với trẻ về nội dung vừa xem.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do.
 * Đánh giá cuối ngày:
Thứ 6 ngày 1 tháng 10 năm 2010
Nội dung 
MĐ-YC
 Chuẩn bị
 Hướng dẫn của cô
DK tình huống
GDAN
- NDTT: Hát và vổ tay theo nhịp: “Tìm bạn thân”
- NDKH:
+ NH:Ru con
+ TCAN: Ai đoán giỏi
- Trẻ biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp bài “Tìm bạn than”.
- Tham gia tích cực vào TCAN.
- Trẻ biết biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung của bài hát.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Xắc xô, thanh gõ, vòng.
.
- Máy catset.
* HĐ1: Đọc thơ “Cô dạy”.
- Đàm thoại với trẻ:
+ Lớp mình vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về điều gì?
- Cô khái quát lại các câu trả lời của trẻ và dẫn dắt giới thiệu hoạt động.
* HĐ2: Hát và vỗ tay theo nhịp bài “Tìm bạn thân”.
- Cô la giai điêuh bài hát cho trẻ đoán xem là bài hát gì?
 - Cho cả lớp hát cùng cô. Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? Và đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
- Cho cả lớp hát và vổ tay theo nhịp bài hát.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
* HĐ3: TCAN: Ai đoán giỏi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
 - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ hát và vổ tay theo nhịp bài hát “Tìm bạn thân”.
*HĐ4: Nghe hát “Ru con”.
- Ở nhà các con sẻ được mẹ ru những lời ru ngọt ngào để đưa các com vào giấc ngủ, và bây giờ cô sẻ hát tặng cho các con nghe bài “ru con” các con có thích không nào?
- Cô hát cho trẻ nghe
- Cô mở băng ca sĩ hát, cô mời trẻ múa phụ hoạ theo lời bài hát.
- Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động.
Nội dung 
MĐ-YC
 Chuẩn bị
 Hướng dẫn của cô
DK tình huống
HĐNT
* HĐCĐ
QS cây ổi.
- Trẻ biết tập trung chú ý quan sát và khám phá về đặc điểm, cấu tạo của cây ổi:
( Rể, thân, cành, lá, quả..)
- Rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ khi tham gia các trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ những đồ chơi trong trường mầm non
- Xắc xô
- Phấn
- Hột hạt, lá cây.
- Đồ dùng chăm sóc cây.
* HĐ1: Dặn dò trẻ khi ra sân.
Thảo luận nội dung và mục đích của buổi đi dạo.
- Hôm nay, cô cho lớp mình đi quan sát cây ổi.
- Cô nhắc nhở trẻ chuẩn bị trang phục, đầu tóc gọn gàng trước khi ra sân.
* HĐ2: Quan sát cây ổi.
- Cho trẻ chia thành nhiều nhóm để quan sát cây ổi.
- Các con vừa được qs gì?
- Cây ổi có đặc điểm như thế nào (Rể, thân, cành, lá, quả..)?
- Quả ổi dùng để làm gì?
- Các con phải làm gì để chăm sóc bảo vệ cây để cây cho nhiều quả ngọt?
Cô khái quát lại. Lồng ghép giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loài cây.
* HĐ3: TCVĐ: Kéo co.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ nhắc lại
- Cho trẻ chơi
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ4: Chơi tự do
- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi mà trẻ th

File đính kèm:

  • docGiao an MGN Chu de nhanh Toi la ai.doc