Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng và chim

- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước.

- Trẻ biết ích lợi của mặc trang phục phù hợp phù hợp với thời tiết.

- Thể dục sáng: Hô hấp 3, tay 4, chân 3, bụng 1, bật 2.

Tập kết hợp bài hát: "Chị ong nâu và em bé"

 

doc30 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9777 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng và chim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÔN TRÙNG VÀ CHIM
Thời gian: Từ 29/12/2014 - 02/01/2015
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước.
- Trẻ biết ích lợi của mặc trang phục phù hợp phù hợp với thời tiết. 
- Thể dục sáng: Hô hấp 3, tay 4, chân 3, bụng 1, bật 2.
Tập kết hợp bài hát: "Chị ong nâu và em bé"
Hoạt động học
THỂ DỤC
- Bật liên tục về phía trước.
- Trò chơi vận động: "Múa công"
(Dạy bù 
vào thứ bảy ngày 27/12/2014)
KPKH
Một số côn trùng, chim. (Dạy bù 
vào thứ hai ngày 29/12/2014)
TẠO HÌNH
Tô màu một số con vật.
(Dạy bù 
vào thứ ba ngày 30/12/2014)
VĂN HỌC
- Truyện: "Dê con nhanh trí"
(Dạy bù 
vào sáng thứ tư ngày 31/12/2014)
TẠO HÌNH
Vẽ con bướm.
(Dạy bù 
vào chiều thứ tư ngày 31/12/2014)
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán các loại cám chim, nguyên vật liệu làm lồng chim.
- Góc chơi xây dựng: Lắp ghép lồng chim
- Âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài trong chủ đề động vật, chơi với dụng cụ âm nhạc.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách tranh về các con vật.
- Tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán các con vật. 
Chơi ngoài trời
* Hoạt động có mục đích:
- Quan sát tranh các loại côn trùng có lợi.
- Quan sát tranh các loại côn trùng có hại
- Xếp hình bằng que, hột, hạt các con vật.
- Quan sát thời tiết.
- Dạo chơi quanh sân trường, chơi trò chơi: Thả đỉa ba ba
* Trò chơi vận động: Đi như gấu, bò như chuột; bắt vịt trên cạn; gấu và người thợ săn; sói và dê, múa công.
* Chơi tự do.
Vệ sinh, ăn, ngủ
- Vệ sinh: Dạy trẻ biết tự lau mặt, đánh răng.
- Ăn: Tự cầm bát, thìa xúc cơm ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Ngủ: Cho trẻ nghe hát dân ca, nhắc trẻ ngủ nhanh, không nói chuyện, điều chỉnh giọng nói cho phù hợp.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Dạy trẻ múa: "Con chim non"
- Nghe kể chuyện: “Mèo lại hoàn mèo”. 
- Dạy trẻ đọc thơ: “Chim chích bông”
- Dạy trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng, đủ chất qua trò chơi: "Trả lời đúng"
- Chơi, hoạt động ở các góc.
- Cho trẻ đọc đồng dao: "Vè loài vật"
- Cho trẻ múa, hát, đọc thơ, trưng bày những sản phẩm trong chủ đề nhánh: Côn trùng và chim
- Bình cờ, nêu gương cuối ngày.
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi chủ đề nhánh: Côn trùng và chim.
và chuẩn bị đồ chơi cho chủ đề: Thực vật.
- Chuẩn bị đồ cùng cá nhân cho trẻ ra về.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Dạy trẻ tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Trẻ biết tập các động tác theo cô một cách nhịp nhàng.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt.
2. Chuẩn bị:
- Các động tác thể dục
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn
- Bài hát: "Chị ong nâu và em bé"
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
3.1. Khởi động:
- Cô cho trẻ ra sân kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó xếp thành 3 hàng ngang, dãn cách đều.
- Khởi động các khớp.
3.2. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Chị ong nâu và em bé”.
+ Hô hấp 3: Làm tiếng gà gáy ò ó o.
+ Động tác tay 4: Đưa 2 tay ra trước, về phía sau.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
- Nhịp 1, 3: Đưa 2 tay ra trước
- Nhịp 2: Đưa 2 tay về sau
- Nhịp 4: Đưa tay về, hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người.
+ Động tác bụng 3: Đứng cúi người về trước
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 4: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi
- Nhịp 1, 3: Đứng thẳng 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
- Nhịp 2: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân.
* Động tác chân 1: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng 2 tay chống hông.
- Nhịp 1: Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 2: Co chân phải lại, đứng thẳng
- Nhịp 3: Đưa chân trái lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 4: Co chân trái lại, đứng thẳng
+ Động tác bật 2: Bật chụm, tách chân
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 2, 4: Đứng tự nhiên, 2 tay chống hông.
- Nhịp 1, 3: Bật 2 chân rộng bằng vai, tay sang ngang.
3.3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh sân, làm chim bay cò bay.
- Trẻ ra sân.
- Trẻ khởi động
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Cửa hàng bán các loại chim, nguyên vật liệu để làm lồng chim.
1.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ thể hiện tốt vai chơi làm chủ cửa hàng bán các loại chim, nguyên vật liệu để
làm lồng chim và người mua hàng, cố gắng thực hiện được công việc được giao đến cùng.
- Trẻ biết chờ đến lượt để hợp tác.
- Trẻ biết quan tâm giúp đỡ bạn. Phối hợp tốt với bạn trong khi chơi.
1.2. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu về cửa hàng bán các loại chim, nguyên vật liệu để làm lồng chim
- Các loại chim đồ chơi.
- Thẻ số bỏ làm tiền.
1.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem tranh về cửa hàng bán các loại chim, nguyên vật liệu để làm lồng chim, hỏi ý định của trẻ: Ai định chơi ở góc phân vai? Con sẽ chơi như thế nào? Công việc của chủ cửa hàng là gì? Thái độ của chủ cửa hàng và người mua hàng như thế nào? Khi chơi các con chơi như thế nào? Khi chơi xong các con phải làm gì?
* Quá trình chơi:
- Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm chơi.
- Động viên quan sát trẻ chơi, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
- Kết hợp với các nhóm chơi khác.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Gợi ý để trẻ nói về ý nghĩa của trò chơi.
- Cô nhận xét chung và giáo dục trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Góc xây dựng: Lắp ghép lồng chim
2.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các loại các nút ghép lớn, nhỏ, que tính để lắp ghép được lồng chim.
- Trẻ thực hiện được công việc được giao đến cùng, trẻ biết chờ đến lượt để hợp tác.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn và phối hợp với các nhóm chơi khác.
2.2. Chuẩn bị:
- Các nút ghép lớn nhỏ, que tính.
- Tranh lồng chim.
2.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô tập trung trẻ cho trẻ xem tranh lồng chim và thỏa thuận với trẻ về góc chơi và để trẻ tự phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
* Quá trình chơi:
- Cô quan sát trẻ ghép lồng chim, nếu trẻ chưa biết cách chơi thì cô gợi ý để trẻ thực hiện. 
- Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
- Trẻ biết phối hợp, quan tâm giúp đỡ bạn trong quá trình chơi.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cho các nhóm chơi nhận xét sản phẩm của nhau.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
3. Góc âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài trong chủ đề.
3.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát mà trẻ yêu thích.
3.2. Chuẩn bị:
- Các bài hát trong chủ đề động vật, loa, đầu đĩa, ti vi.
3.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về các bài hát trong chủ đề động vật.
- Cô cho trẻ về góc chơi
* Quá trình chơi:
- Trẻ hát, biểu diễn các bài trong chủ đề động vật.
- Cô bao quát trẻ.
- Trẻ thể hiện tình cảm khi hát, múa.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét chung.
4. Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách tranh về các con vật.
4.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết xem tranh ảnh và nêu lên nhận xét về các con vật.
- Biết dùng các kỹ năng đã học để làm sách tranh về các con vật.
- Phối hợp tốt với bạn trong khi chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các con vật.
4.2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các con vật, bàn ghế.
- Giấy A4, kéo, bút sáp, hồ dán, tranh ảnh các con vật cũ.
4.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô cho trẻ xem tranh về các con vật, sách tranh về các con vật, trò chuyện với trẻ về các các con vật. Cô cho trẻ tự nhận vai chơi, trẻ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
- Cô cho trẻ về góc chơi
* Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ tự chơi.
- Cô quan sát trẻ, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ giao lưu với các nhóm chơi khác.
5. Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán các con vật.
3.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ, tô màu, xé dán các con vật.
- Trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào hoạt động.
- Phối hợp tốt với bạn trong nhóm chơi.
3.2. Chuẩn bị:
- Bàn ghế, giấy A4, giấy màu, bút sáp, tranh các con vật chưa tô màu, hồ dán.
- Tranh mẫu vẽ, tô màu, xé dán các con vật.
3.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem tranh vẽ, tô màu, xé dán các con vật và thỏa thuận với trẻ về góc chơi và để trẻ tự phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
- Trò chuyện cùng trẻ về một số con vật sau đó hướng cho trẻ vào góc chơi.
* Quá trình chơi:
- Cô quan sát trẻ chơi, giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn.
- Động viên, khuyến khích trẻ chơi hứng thú và sáng tạo.
- Trẻ biết phối hợp, quan tâm giúp đỡ bạn trong quá trình chơi.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô cho các nhóm chơi nêu ý kiến nhận xét về nhóm chơi của mình, của bạn.
- Cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
KẾ HOẠCH NGÀY:
Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014.
1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng:
- Đón trẻ: Cô tươi cười đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ vào lớp dạy trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước.
- Trẻ biết ích lợi của mặc trang phục phù hợp phù hợp với thời tiết. 
- Chơi với các đồ chơi trong lớp.
- Điểm danh:............... 
- Thể dục sáng: Hô hấp 3, tay 4, chân 3, bụng 1, bật 2.
Tập kết hợp bài hát: "Chị ong nâu và em bé"
2. Hoạt động học:
THỂ DỤC BẬT LIÊN TỤC VỀ PHÍA TRƯỚC
 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: MÚA CÔNG
2.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ thực hiện được vận động bật liên tục về phía trước.
- Giúp trẻ rèn luyện các nhóm cơ bắp của chân và sự phối hợp khéo léo trong vận động. 
- Trẻ hứng thú với trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi tập luyện.
2.2. Chuẩn bị:
- Sân bãi an toàn, sạch sẽ. 
- Bài hát: “Chị ong nâu và em bé”.
- Vẽ vạch chuẩn, 1 ống cờ làm đích.
2.3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
2.3.1. Khởi động:
- Cô cho trẻ ra sân đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó xếp thành 2 hàng ngang, dãn cách đều.
- Khởi động các khớp.
2.3.2. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Chị ong nâu và em bé”.
+ Động tác tay 4: Đưa 2 tay ra trước, về phía sau.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
- Nhịp 1, 3: Đưa 2 tay ra trước
- Nhịp 2: Đưa 2 tay về sau
- Nhịp 4: Đưa tay về, hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người.
+ Động tác bụng 3: Đứng cúi người về trước
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 4: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi
- Nhịp 1, 3: Đứng thẳng 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
- Nhịp 2: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân.
* Động tác chân 1: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng 2 tay chống hông.
- Nhịp 1: Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 2: Co chân phải lại, đứng thẳng
- Nhịp 3: Đưa chân trái lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 4: Co chân trái lại, đứng thẳng
+ Động tác bật 2: Bật chụm, tách chân
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 2, 4: Đứng tự nhiên, 2 tay chống hông.
- Nhịp 1, 3: Bật 2 chân rộng bằng vai, tay sang ngang.
* Vận động cơ bản: Bật liên tục về phía trước.
- Đội hình: Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3,5 - 4m. Ở giữa có vạch chuẩn, 1 ống cờ làm đích.
- Cô giới thiệu bài thể dục: Bật liên tục về phía trước.
- Cô làm mẫu 2 lần: 
 + Lần 1: Không giải thích
 Hỏi trẻ tên bài vận động?
 + Lần 2: Vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
 Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên sát vạch chuẩn.
 Thực hiện: Đứng sát vạch chuẩn khi có hiệu lệnh nhún chân lấy đà bật liên tục về phía trước đến chỗ có ống cờ thì dừng lại và đi về đứng cuối hàng.
- Cho 2 trẻ lên tập mẫu.
(Cô khen ngợi và sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ thực hiện: 
 + Cho lần lượt trẻ 2 tổ lên thực hiện 2 lần
 + Cho 2 tổ thi đua nhau 1 lần
 + Cô sửa sai và động viên khen ngợi trẻ.
- Củng cố: Cô hỏi trẻ tên bài vận động và mời trẻ thực hiện tốt lên thực hiện lại.
* Trò chơi vận động: Múa công 
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Trò chơi này không hạn chế số người chơi, cô cho trẻ xếp hàng và đi theo vòng tròn, vừa đi vừa nhảy múa nhịp nhàng theo lời bài đồng dao.
 Tập tầm vông Nó đậu cành đa
 Con công hay múa Nó kêu cây cái
 Nó múa làm sao Nó nói nồi bung
 Nó đậu hàng rào Nó đậu cây sung
 Nó xòe cánh ra Nó kêu "tố hộ".
Múa đến chữ "tố hộ" tất cả cùng làm động tác chồm người, vung tay biểu hiện con công đập cánh, rồi quay ngược vòng trở lại.
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Nhận xét sau khi chơi
2.3.3. Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân.
- Sau đó cho trẻ đi rửa tay, chân bằng xà phòng và nhắc trẻ tiết kiệm nước.
- Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, xếp 2 hàng ngang.
- Khởi động các khớp. 
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ đứng 2 hàng đối diện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát 
- Bật liên tục về phía trước.
- Trẻ quan sát, lắng nghe
- 2 trẻ tập mẫu.
- 2 tổ lần lượt thực hiện 
- 2 tổ thi đua nhau 
- Trẻ trẻ lời và thực hiện lại
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi vận động.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
3. Chơi, hoạt động ở các góc.
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán các loại cám chim, nguyên vật liệu làm lồng chim.
- Góc chơi xây dựng: Lắp ghép lồng chim
- Âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài trong chủ đề động vật, chơi với dụng cụ âm nhạc.
4. Chơi ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh các loại côn trùng có lợi.
- Trò chơi vận động: Đi như gấu, bò như chuột.
- Chơi tự do
4.1. Mục đích - Yêu cầu: 
- Tạo cho trẻ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên.
- Trẻ biết quan sát tranh các loại côn trùng có lợi và nêu lên nhận xét của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động.
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Qua trò chơi vận động rèn phản xạ nhanh, khéo léo cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loại côn trùng có lợi.
4.2. Chuẩn bị:
- Tranh các loại côn trùng có lợi.
- 4 cổng thể dục. Sân bãi an toàn sạch sẽ.
4.3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
4.3.1. Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh các loại côn trùng có lợi.
- Mời trẻ ra sân hát và vận động bài: "Chị ong nâu và em bé".
- Bài hát nói về con vật gì?
+ Cô đưa tranh con ong trẻ quan sát và hỏi trẻ:
- Tranh có gì?
- Con ong có đặc điểm như thế nào?
- Con ong làm ra cái gì cho con người hưởng?
- Vậy con ong thuộc nhóm côn trùng nào?
=> Con ong có 2 cánh mỏng, biết bay, đi hút phấn hoa để làm ra mật ngọt, ong thuộc loài côn trùng có lợi.
+ Cho trẻ quan sát tranh con chuồn chuồn, con bướm: Tương tự như con ong.
- Giáo dục trẻ biết bảo bệ côn trùng có lợi.
4.3.2. Trò chơi vận động: Đi như gấu, bò như chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Đi như gấu, bò như chuột.
- Cô phổ biến luật chơi: Bò qua không được chạm cổng.
- Cô phổ biến cách chơi: Đặt 4 cổng thể dục thành 2 hàng, cái nọ cách cái kia 1m. Chia trẻ thành 2 đội. Lần lượt cho từng cháu lên chui qua 2 cổng. Cổng thứ nhất phải bò bằng bàn chân, bàn tay. Cổng thứ 2 bò qua bằng cẳng tay và cẳng chân. Sau đó chạy về cuối hàng, các bạn khác tiếp tục bò. Đội nào xong trước và ít người chạm vào vòng sẽ thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi vận động.
(Cô bao quát trẻ).
- Động viên khen ngợi trẻ.
- Nhận xét sau khi trẻ chơi trò chơi.
4.3.3. Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích.
- Trẻ hát, vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
- Con ong
- Trẻ nhận xét
- Mật ong
- Côn trùng có lợi
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Chơi theo ý thích
5. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa:
- Vệ sinh: Dạy trẻ biết tự lau mặt, đánh răng.
- Ăn: Tự cầm bát, thìa xúc cơm ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Ngủ: Cho trẻ nghe hát dân ca, nhắc trẻ ngủ nhanh, không nói chuyện, điều chỉnh giọng nói cho phù hợp.
6. Chơi và hoạt động theo ý thích:
- Dạy trẻ múa: "Con chim non"
- Nghe kể chuyện: “Mèo lại hoàn mèo”. 
- Bình cờ, nêu gương cuối ngày.
7. Trẻ trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ cùng cá nhân cho trẻ ra về.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Số lượng trẻ trong ngày........................................................................................
- Số trẻ ăn bán trú:...................................................................................................
- Tình trạng sức khoẻ trẻ:........................................................................................
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:.................................................................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
(DẠY BÙ VÀO THỨ BẢY NGÀY 27/12/2014)
Thứ ba, ngày 30 tháng 12 năm 2014.
1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng:
- Đón trẻ: Cô tươi cười đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ vào lớp dạy trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trẻ biết ích lợi của mặc trang phục phù hợp phù hợp với thời tiết. 
- Chơi với các đồ chơi trong lớp.
- Điểm danh:............... 
- Thể dục sáng: Hô hấp 3, tay 4, chân 3, bụng 1, bật 2.
Tập kết hợp bài hát: "Chị ong nâu và em bé"
2. Hoạt động học:
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
MỘT SỐ CÔN TRÙNG, CHIM
2.1. Mục đích - Yêu cầu: 
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, vận động, môi trường sống của một số loài côn trùng, chim.
- Phát triển óc quan sát, so sánh, phân biệt một số loại côn trùng, chim.
- Trẻ biết một số côn trùng có ích, một số loài côn trùng có hại đối với đời sống con người.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ một số loài chim, côn trùng có lợi và phòng tránh một số loài côn trùng có hại.
2.2. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô.
- Tranh ảnh về một số loài chim, côn trùng có lợi (ong, bướm, chuồn chuồn) và một số loài côn trùng có hại (ruồi, muỗi, bọ cánh)
- Lô tô về các con côn trùng, chim.
* Đồ dùng của trẻ.
- Lô tô về các con côn trùng, chim.
- Đường hẹp
2.3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trò chuyện gây hứng thú
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: "Con chuồn chuồn".
- Hỏi trẻ bài thơ nói về con gì?
* Quan sát, đàm thoại:
+ Quan sát tranh con chuồn chuồn:
- Các con thường nhìn thấy con chuồn chuồn ở đâu? 
- Con chuồn chuồn vận động như thế nào? 
- Con chuồn chuồn có đặc điểm gì?
- Đôi cánh của chuồn chuồn như thế nào?
- Đôi cánh chuồn chuồn có tác dụng gì?
- Các con thường thấy chuồn chuồn bay ở đâu?
=> Con chuồn chuồn có 2 cánh dài, mỏng, trên cánh có những đường vân đen nhẵn, mắt chuồn chuồn to, đầu nhỏ, thân chuồn chuồn nhỏ, đuôi dài có nhiều đốt, răng to và sắc.
- Khi thấy chuồn chuồn bay cao, bay thấp thì báo hiệu điều gì?
- Trẻ đọc cùng cô:
 Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
 Bay cao thì nắng
 Bay vừa thì râm.
- Vậy chuồn chuồn là loại côn trùng có lợi hay có hại?
- Cho trẻ hát bài: “Con chuồn chuồn”
+ Quan sát tranh con muỗi:
- Tranh con gì?
- Con muỗi có đặc điểm gì?
- Muỗi thường xuất hiện vào thời gian nào trong ngày?
- Muỗi thường ăn gì?
- Khi bị muỗi đốt chúng ta dễ bị thế nào?
- Muỗi là côn trùng có lợi hay có hại? 
- Vì vậy chúng ta phải làm sao để không mắc bệnh truyền nhiễm?
=> Muỗi là một loại côn trùng có hại, khi chúng ta bị muỗi đốt rất dễ lây các bệnh truyền nhiễm....vì thế hàng ngày chúng ta đi ngủ nhớ phải mắc màn, xung quanh nhà p

File đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc
Giáo Án Liên Quan