Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: So sánh cao thấp của 3 đối tượng - Nguyễn Thị Tiền

- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 3 đối tượng

- Trẻ biết cách so sánh cao- thấp của 3 đối tượng.

- Biết cách sắp xếp 3 đối tượng từ thấp đến cao và ngược lại theo các cách khác nhau: Xếp hàng ngang, xếp hàng dọc

- Hiểu được khái niệm: Cao nhất- Thấp hơn- Thấp nhất.

- Trẻ hiểu cách chơi các trò chơi ôn luyện so sánh chiều cao của 3 đối tượng

 

docx8 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 20927 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: So sánh cao thấp của 3 đối tượng - Nguyễn Thị Tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Chủ đề: Gia Đình
Đề tài : so sánh cao thấp của 3 đối tượng.
Đối tượng: trẻ 4-5 tuổi
Số lượng: 20- 25 trẻ
Ngày dạy .
Thời gian dạy:30-35 phút.
Người dạy: Nguyễn Thị Tiền
I.YÊU CẦU CHUẨN BỊ
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 3 đối tượng
- Trẻ biết cách so sánh cao- thấp của 3 đối tượng.
- Biết cách sắp xếp 3 đối tượng từ thấp đến cao và ngược lại theo các cách khác nhau: Xếp hàng ngang, xếp hàng dọc
- Hiểu được khái niệm: Cao nhất- Thấp hơn- Thấp nhất.
- Trẻ hiểu cách chơi các trò chơi ôn luyện so sánh chiều cao của 3 đối tượng
2.Kỹ năng:
- Xếp búp bê đúng theo thứ tự ( Từ cao đến thấp, từ thấp đến cao)bằng các cách khác nhau: Hàng ngang, hàng dọc
- Nói được từ : Cao hơn, thấp hơn, thấp nhất đúng theo đối tượng .
- Nói được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 3 đối tượng.
- Hinh thành ở trẻ kỹ năng so sánh chiều cao của 3 đối tượng.
- Trẻ tìm được đúng đối tượng có chiều cao tương ứng theo yêu cầu của cô.
- Phát hiện đồ dùng đồ chơi của lớp có chiều cao khác nhau.
- Biết chơi được các trò chơi ôn luyện củng cố kiến thức
*Thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
- Trẻ lắng nghe, mạnh dạn phát biểu, tích cực vận động.
II.CHUẨN BỊ
 - Đồ dùng của cô:
+ Phòng học sạch sẽ thoáng mát.
- Hình ảnh gia đình 3 người có chiều cao khác nhau.
+ 3 búp bê làm bằng xốp, có chiều cao và màu sắc khác nhau.
+ Nhạc bài hát “ tìm bạn” “ cả nhà thương nhau” “Niềm vui gia đình”
- Đồ dùng của trẻ:
+ Mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ dùng trong đó có 3 búp bê.(váy đỏ, váy xanh, váy vàng)
+ Hộp sữa cho trẻ chơi trò chơi xếp nhà.(hộp sữa đã trang trí cửa sổ, mái nhà)
+ Rổ đựng hộp sữa cho trẻ chơi trò chơi xếp nhà.
III.TIẾN HÀNH
HĐ của cô
HĐ của trẻ
1.Ôn định tổ chức lớp: GTcho trẻ chào khách
* Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
- Cho trẻ cho trẻ chơi trò chơi “tìm bạn”
- Con tìm được bạn nào? Là bạn trai hay bạn gái?
- Ai có nhận xét gì về 2 bạn này?
- Vì sao con biết bạn cao hơn?
{ khi 2 bạn đứng cạnh nhau, cô quan sát thấy bạn A chỉ đứng đến tai bạn B cho nên bạn B cao hơn còn bạn A thấp hơn.
- Ai cũng tìm được bạn thân của mình rồi, bay giờ các con cùng cô kiểm tra xem mình và bạn ai cao hơn ai thấp hơn nhé?
- Con như thế nào với bạn? ( cô hỏi 2,3 nhóm trẻ)
(Cô cho trẻ ngồi xúm xít quanh cô)
=>Vừa rồi, các con đã được chơi trò chơi tìm bạn, cô thấy trong lớp mình có bạn thì cao hơn, có bạn thì lại thấp hơn một chút xíu đấy. Thế các con có biết trong gia đình nhà các con ai là người cao nhất không? Ai là người thấp hơn?
Làm thế nào để biết ai cao hơn, ai thấp hơn, ai thấp nhất. Hôm nay cô sẽ dạy các con so sánh chiều cao của 3 đối tượng nhé.
2. Bài mới : So sánh chiều cao của 3 đối tượng.
- Giới thiệu gia đình bạn búp bê có 3 bạn búp bê xinh sắn rất muốn làm quen với các con {cô mở hình ảnh trên máy tính}
- Cô giới thiệu lần lượt 3 bạn búp bê, búp bê váy xanh, búp bê váy vàng, búp bê váy đỏ. 
- Cho trẻ đếm bạn búp bê, cho trẻ nhận xét về 3 bạn búp bê này?
- Con có nhận xét gì về chiều cao của 3 bạn búp bê này?
- Búp bê nào cao nhất? vì sao?( có còn búp bê nào cao hơn búp bê màu vàng không?)
- Búp bê nào thấp hơn? Vì sao?( búp bê màu đỏ thấp hơn búp bê nào? Cao hơn búp bê nào?)
- Búp bê nào thấp nhất? vì sao?( có còn búp bê nào thấp hơn búp bê màu xanh không?
- Vậy búp bê nào cao nhất? búp bê nào thấp hơn? Búp bê nào thấp nhất?
=> Vì không có búp bê nào cao hơn búp bê màu vàng nên búp bê màu vàng là cao nhất. Búp bê màu đỏ thấp hơn búp bê màu vàng và cao hơn búp bê màu xanh nên nó là búp bê thấp hơn, vì không có búp bê nào thấp hơn búp bê màu xanh nên búp bê màu xanh là thấp nhất đấy?
( hoặc trong gia đinh búp bê, búp bê vàng cao nhất vì không có ai cao hơn búp bê vàng. Búp bê đỏ thấp hơn búp bê vành nhưng cao hơn xanh thì gọi là thấp hơn. Búp bê xanh thấp hơn búp bê vàng và búp bê đỏ nên gọi là thấp nhất.)
 - Cô chỉ vào từng búp bê và cho trẻ nhắc lại cụm từ cao nhất- thấp hơn- thấp nhất.
* Trẻ trải nhiệm cùng cô.
- Vừa rồi các con được làm quen với gia đình bạn búp bê? Đó là búp bê nào?
- Bây giờ các con có muốn chơi cùng gia đình các bạn ý không? Cho trẻ đi vòng tròn lên lấy rổ đựng búp bê về chô ngồi.
- Đê biết chính xác bạn búp bê nào cao nhất bạn nào thấp hơn, và bạn nào thấp nhất cô mời các con cùng nhau so sánh nhé.
* Lần 1: Cho trẻ xếp gia đình búp bê ra ngoài theo hàng ngang( xếp cạnh nhau)
- Muốn biết bạn nào cao nhất thì các con phải làm thế nào? Cô sẽ dùng thước để đo, cô sẽ đặt thước lên trên đầu búp bê cao nhất (là búp bê nào) các con thấy búp bê màu đỏ và bup bê màu xanh như thế nào?
- Các con thấy đầu của búp bê màu đỏ và búp bê màu xanh có chạm tới thước không? Như vậy kết luận búp bê vàng là búp bê cao nhất.
- Tiếp tục đo 2 búp bê còn lại.
+ Cô dặt thước đo lên đầu búp bê màu đỏ. Các con thấy thước đo của cô có chạm được vào búp bê màu vàng không? Vì sao?
Cô tiếp tục như vạy với búp bê màu xanh.
- Qua cách so sánh vừa rồi các con thấy bạn búp bê nào cao nhất, bạn nào thấp hơn, và bạn nào thấp nhất.
* Lần 2: Cho trẻ xếp theo hàng dọc từ cao tới thấp {xếp búp bê màu vàng đứng trước, đỏ đứng giữ và xanh đúng sau.
- Con nhìn thấy búp bê nào?
- Con có nhìn thấy búp bê đỏ và xanh không? Vì sao?
- Vậy gia đình bạn búp bê nào cao nhất? bạn nào thấp hơn, bạn nào thấp nhất.
* Lần 3: cho trẻ xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:xanh- đỏ vàng.
- Con nhìn thấy ai?
- Vì sao con nhìn thấy búp bê màu vàng ?
- Vì sao còn nhìn thấy búp bê màu đỏ?
- Vì sao còn nhìn thấy búp bê màu xanh?
- Gia đình bạn búp bê ai cao nhất- ai thấp hơn và ai thấp nhất?
* Lần 4 xếp : hàng ngang: búp bê xanh- vàng- đỏ.
- Con nhìn thấy ai?
- Vì sao con nhìn thấy búp bê màu vàng ?
- Vì sao còn nhìn thấy búp bê màu đỏ?
- Con có nhìn thấy búp bê màu xanh không? Vì sao?
- Sau nhiều lần so sánh các con cho cô biết gia đình bạn búp bê bạn nào cao nhất- bạn nào thấp hơn, và bạn nào thấp nhất? vì sao?
=> Có ai cao hơn búp bê màu vàng không? vì vậy nên búp bê màu vàng cao nhất. Búp bê màu đỏ thấp hơn búp bê màu vàng và cao hơn búp bê màu xanh nên búp bê màu đỏ thấp hơn. Có búp bê nào thấp hơn búp bê màu xanh không? Vì vậy nên búp bê màu xanh là búp bê thấp nhất.
- Vừa rồi cô cùng các con đã xếp theo nhiều các khác nhau để so sánh chiều cao của gia đình búp bê, và bây giời cô mời các con cùng xếp theo ý thích của mình nhé để tìm ra trong gia đình bạn búp bê ai là người cao nhất- ai thấp hơn- và ai thấp nhất.
( cô quan sát hỏi trẻ cách xếp? con xếp ai đứng trước- ai đứng sau? Con nhìn thấy ai? Vì sao nhìn thấy?)
- Vậy gia đình búp bê bạn nào cao nhất- bạn nào thấp hơn, và bạn nào thấp nhất. 
* Liên hệ thực tế: con hãy tìm xung quanh lớp mình xem có đồ dùng đồ chơi gì cao hơn, thấp hơn
3. Luyện tập: 
* Trò chơi: ai nhanh nhất
Cách chơi: Có 3 ngôi nhà dành cho 3 em búp bê, ngôi nhà thấp nhất dành cho em búp bê váy đỏ, nhà cao hơn dành cho em búp bê váy xanh, nhà cao nhất dành cho em búp bê váy vàng. Các con hãy cùng nhau tìm nhà cho 3 em búp bê nhé.
Luật chơi: chơi trong một bản nhạc cho mỗi lần, khi có nhạc các con sẽ bế em búp bê đi tìm nhà, khi nào nhạc kết thúc hãy đi nhanh về nhà của em.
trò chơi “ xếp nhà” 
 CC: Vừa rồi cô thấp lớp mình học rất giỏ nên cô thưởng cho các con một trò chơi. Đó là trò chơi xếp nhà, ở đây cô đã chuẩn bị rất nhiều các rổ đựng hộp sữa mỗi hộp sẽ tựơng trưng cho một tầng của ngôi nhà, yêu cầu các con sẽ phối hợp cùng với bạn chơi trong nhóm xếp thành những ngôi nhà cao thấp khác nhau.
LC: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội. Thời gian để các con thực hiện trong vòng 1 bản nhạc đội nào xếp được nhiều ngôi nhà nhất đội đó sẽ dành chiến thắng.
 Kết thúc: cô nhận xét kết quả của 3 đội chơi.
Các con xếp được mấy ngôi nhà?
Ngôi nhà nào cao nhất?
Ngôi nhà nào thấp hơn?
Ngôi nhà nào thấp nhất?
Ngôi nhà cao nhất có mấy tầng? cô cho trẻ đếm.
Cô đến từng nhóm kiển tra, nhận xét kết quả của từng đội ,động viên khen trẻ. 
Trẻ chào khách
- Trẻ hát “tìm bạn thân” và chơi trò chơi “tim bạn”.
Bạn B cao hơn vì bạn A chỉ đứng đến tai bạn B.
Trẻ tự kiểm tra.
Trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời theo ý của trẻ
Trẻ đếm số búp bê, và đưa ra nhận xét.
Màu vàng
Màu đỏ
Màu xanh
Trẻ nhắc lại búp bê vàng cao nhất- đỏ thấp hơn- xanh thấp nhât.
Trẻ trả lời
Trẻ đi vòng tròn lên lấy rổ, hát bài “ cả nhà thương nhau”
Trẻ trả lời
Trẻ xếp 
Trẻ trả lời
Không 
Trẻ trả lời
Búp bê vàng cao nhất- đỏ thấp hơn- xanh thấp nhất.
Trẻ xếp
Trẻ trả lời
Màu vàng cao nhất 
Màu đỏ thấp hơn 
Màu xanh thấp nhất
Trẻ trả lời
Màu vàng cao nhất
Màu đỏ thấp hơm
Màu xanh thấp nhất
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ xếp theo ý thích của mình
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đếm

File đính kèm:

  • docxgiao an(2).docx