Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động âm nhạc

- Trẻ biết phối hợp các động tác: tay, chân, hông, để tạo ra các vận động phù hợp với lời ca của bài hát “Nhà mình rất vui”

- Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát “Nhà mình rất vui”

- Trẻ biết vận động theo lờii ca bài hát: “Nhà mình rất vui”.

- Biết chuyển đội hình đứng so le nhau như đội hình tâp thể dục khi vận động cả lớp theo hiệu lệnh của cô.

Biết lắng nghe và nghe trọn vẹn bản nhạc, hưởng ứng theo giai điệu nhẹ nhàng êm dịu của bản nhạc không lời “I have a dream” (Em có một ước mơ).

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 14926 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG MẦM NON HOA HÔNG
Giáo án
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề : Gia đình
Nội dung trọng tâm : Dạy vận động “Nhà mình rất vui”
 Sáng tác: Lê Đức Hùng
Nội dung kết hợp : Nghe nhạc không lời: “I have a dream” 
(Em có một ước mơ) - Nhạc sĩ: Richard Clayderman
Lứa tuổi : Trẻ 5 – 6 tuổi
Số trẻ : 24 – 26 trẻ
Thời gian : 30 – 35 phút
Ngày dạy : 5/11/2014
 Năm học 2014-2015
Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
Trẻ biết vận động minh họa cho bài hát: “Nhà mình rất vui”.
Biết tạo một số vận động minh họa cho lời bái hát.
Trẻ biết bản nhạc nghe nước ngoài nói về ước mơ đẹp, biết mỗi người đều ước mơ có một gia đình hạnh phúc yêu thương nhau
Kỹ năng:
Trẻ biết phối hợp các động tác: tay, chân, hông,để tạo ra các vận động phù hợp với lời ca của bài hát “Nhà mình rất vui”
 Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát “Nhà mình rất vui”
Trẻ biết vận động theo lờii ca bài hát: “Nhà mình rất vui”.
Biết chuyển đội hình đứng so le nhau như đội hình tâp thể dục khi vận động cả lớp theo hiệu lệnh của cô.
Biết lắng nghe và nghe trọn vẹn bản nhạc, hưởng ứng theo giai điệu nhẹ nhàng êm dịu của bản nhạc không lời “I have a dream” (Em có một ước mơ).
3. Thái độ
Trẻ tự tin phối hợp các động tác với nhạc nhịp nhàng.
Trẻ mạnh dạn, hào hứng với tranh cát cô vẽ và không khí âm nhạc của lớp.
Trẻ biết nói lên cảm xúc yêu quý, dành tình cảm yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình qua hoạt động gắn ảnh của gia đình mình lên trái tim yêu thương.
Chuẩn bị
Đàn, đài, đĩa nhạc bài hát: “Nhà mình rất vui”, nhạc không lời: “I have a dream”.
Khung tranh cát, cát, máy quay, máy chiếu.
Các dụng cụ âm nhạc tự tạo: Nơ, mic.
 Cách tiến hành:
Các hoạt động
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
1-2 phút
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Gia đình tôi”
- Hỏi trẻ tên những bài hát về gia đình?
- Trẻ chơi
- Trẻ kể tên các bài hát trẻ biết.
2. Nội dung chính:
a. HĐ 1
NDTT: Vận động theo nhạc bài hát: “Nhà mình rất vui” – Nhạc sĩ: Lê Đức Hùng
(16-18 phút)
b. HĐ 2:
NDKH: Nghe nhạc không lời: “I have a dream”
 ( Em có một ước mơ) - Nhạc sĩ: Richard Clayderman 
(11-12 phút)
3.Kết thúc
2-3 phút
* Cô cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát, tác giả.
- Cô cho cả lớp hát và vỗ tay đi về chỗ ngồi. Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả. 
- Cô thấy các con vừa hát kết hợp vỗ tay, nhún nhảy trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. 
- Cô có một ý tưởng: Các con hãy thảo luận theo nhóm và cùng nghĩ ra các vận động minh họa phù hợp với nội dung bài hát các con có đồng ý không?
- Cô cho trẻ về 3 nhóm và thảo luận.
- Cô cho từng nhóm lên biểu diễn vận động của nhóm mình (3 nhóm - Từng nhóm hát + vận động trên nền nhạc) 
- Cô và trẻ cùng nhận xét vận động của nhóm bạn.
- Cô khen ngợi động viên trẻ.
- Trong các phần vận động của các nhóm cô thấy mỗi nhóm đều có những vận động đẹp, phù hợp với lời bài hát, cô đã lựa chọn được các động tác của cả 3 nhóm ghép thành bài vận động hoàn chỉnh theo lời của bài hát “Nhà mình rất vui”.
- C« vận động mÉu 2 lÇn. 
+ LÇn 1: C« lµm trän vÑn c¶ bµi kết hợp với nh¹c.
+ Lần 2: Cô cho cả lớp vận động cùng cô.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân lên hát + vận động.
- Cô mời cả lớp hát + vận động lại 1 lần.
(Cô lưu ý sửa sai cho trẻ)
- Các con vừa được vận động theo giai điệu bài hát nào? Tình cảm của gia đình của bạn nhỏ trong bài hát này như thế nào?
=> GD: Gia đình nhà bạn nhỏ trong bài hát rất yêu thương nhau, mỗi người trong nhà như những bông hoa đẹp, Và khi hát những bài hát về gia đình các con thấy yêu thương và quý trọng gia đình mình hơn.
* Có 1 bản nhạc của Richard nhạc sỹ nổi tiếng của nước Pháp, bản nhạc nói về một giấc mơ đẹp. 
Lần 1: Cô cho trẻ nghe nhạc.
(Cô nói chậm dẫn dắt giúp trẻ tưởng tượng tới những hình ảnh của gia đình: “Các con hãy nhắm mắt lại và ngồi thật thoải mái, cô sẽ đưa các con đến một thế giới đầy màu sắc. Các con hãy thả lỏng cơ thể để hòa mình vào một thế giới đầy tình yêu thương và tưởng tượng có một luồng ánh sáng lung linh, ánh sáng đó thật nhẹ nhàng, dịu dàng dịu dàng, các con hãy tưởng tượng mình đang trong vòng tay yêu thương của cha mẹ đang ôm ấp, vuốt ve mình. Chúng ta hãy hít một hơi thật sâu hơi ấm đang lan tỏa khắp cơ thể”) Và cùng cảm nhận giai điệu của bản nhạc này nhé
* Lần 2: Vẽ tranh cát trên nền nhạc không lời.
- Các con cảm nhận được gì khi nghe giai điệu của bản nhạc? Và các con mơ thấy những hình ảnh gì về gia đình của mình? 
- C« c¶m nhËn ®ưîc giai ®iÖu cña b¶n nh¹c rÊt nhÑ nhàng, du dương và cô mơ thấy một gia đình thật hạnh phúc và ấm áp, một gia đình luôn tràn ngập những tiếng cười, yêu thương, quan tâm đến nhau. Cô có một điều bất ngờ muốn dành tặng cho các con đấy các con cùng đón xem nhé. 
- Với nội dung của bản nhạc này cô đã mơ một giấc mơ ngọt ngào về một gia đình hạnh phúc, nơi đó có những người thân yêu của mình luôn biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương nhau bằng những nét vẽ trên cát. Các con chú ý lắng nghe và quan sát nhé.
- Cô thể hiện cảm xúc bằng vẽ tranh cát trên nền nhạc.
- Hỏi trẻ thấy những hình ảnh gì khi cô vẽ trên cát
(Cô cho trẻ xem lại các hình ảnh, kết hợp với lời dẫn)
* Cô khái quát và giáo dục trẻ: Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà mọi người biết yêu thương, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nhau. Còn các con, các con biết yêu thương vâng lời ông bà, bố mẹ như vậy mới là những em bé ngoan đấy.
* Cho trẻ xem clip của gia đình các bạn trong lơp
- Trẻ xúm xít quanh cô lắng nghe.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ thảo luận với bạn và cùng nghĩ ra các động tác minh họa cho bài hát.
- Nhóm trẻ vận động
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ hát + vận động cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nói lên cảm xúc của mình
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.

File đính kèm:

  • docAm nhac.doc
Giáo Án Liên Quan