Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp

- Trẻ thực hiện tập được các động tác: Hô hấp, tay, chân,bụng, bật theo lời bài hát theo chủ đề.

 -Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: Đi, chạy nhanh, bật nhảy. Bò, trườn phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong lao động của một số nghề.

- CS 12: Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây.

 

doc99 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5503 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Chủ đề Nghề Nghiệp
Thực hiện 5 tuần
(Từ ngày 10/11-12/12/2014)
Tuần 1 :Nghề truyền thống của địa phương 
(10/11-14/11/ 2014)
Tuần 2:Nghề dạy học (17/11-21/11/2014)
Tuần 3:Nghề sản xuất (24/11-28/11 /2014)
Tuần 4:Nghề dịch vụ (1/12-5/12/2014) 
Tuần 5:Một số nghề phổ biến trong xã hội (8/12-12/12/2014)
MỤC TIÊU-NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP
SỐ TT
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU
NỘI DUNG GIÁO DỤC
1
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
a. Phát triển vận động :
- Trẻ thực hiện tập được các động tác: Hô hấp, tay, chân,bụng, bật theo lời bài hát theo chủ đề. 
 -Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: Đi, chạy nhanh, bật nhảy. Bò, trườn phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong lao động của một số nghề.
- CS 12: Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây.
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: 
- Nhận biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gấy nguy hiểm.
- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khỏe con người 9 cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt...) Và có sức khỏe tốt để làm việc.
- Biết làm một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.
- CS 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;
- CS 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp;
a. Phát triển vận động
* Dạy trẻ tập các động tác tay, chân , bụng , bật và biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để tập các vận động cơ bản: Đi, chạy nhanh, bật nhảy. Bò, trườn 
+ -Chạy được 18m liên tục trong vòng 5 – 7 giây.
-Phối hợp tay chân nhịp nhàng.
-Không có biểu hiện mệt mỏi sau khi hoàn thành đường chạy.
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ 
- Trẻ lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
- Trẻ biết ăn uống đủ chất và điều độ sẽ giúp cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
+Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
-Khi rửa không vẫy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo.
-Rửa sạch tay không còn mùi xà phòng.
+ Lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, ngáp
2
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI
a. Phát triển về tình cảm. 
- Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng.
- Biết yêu quý người lao động. 
- CS 35: Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.
- CS 42: Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi
- Trẻ nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm
- Giữ thái độ chú ý trong giờ học
* Kỹ năng xã hội.
- Biết giữ gìn và sự dụng tiết kiệm những sản phẩm lao động.
- Trẻ biết tắt điện khi ra khỏi phòng, sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường.
- CS 43: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi .
- CS 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
- CS 55. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;
a. Phát triển tình cảm
+ Nhận ra và nói được trạng thái, cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh ảnh.
+Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm.
-Được mọi người trong nhóm tiếp nhận.
-Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái
b. Kỹ năng xã hội: 
- Trẻ biết chủ động đến nói chuyện, sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với những người gần gũi về các nghề
- Trẻ biết sẵn sàng giúp đỡ khi người khác, bạn bè gặp khó khăn. 
+ Chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện.
-Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp.
-Giao tiếp thoải mái, tự tin.
+ Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
-Phối hợp cùng với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
+ Biết tìm sự hỗ trợ từ người khác.
-Biết cách trình bày để người khác giúp đỡ.
3
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
a. Nghe.
- Nhận dạng một số chữ cái trong các từ chỉ tên nghề, dụng cụ sản phẩm của nghề.
- CS 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
- CS 62: Nghe hiểu và thực hiện một số chỉ dẫn liên quan đến 2 – 3 hành động.
* Nói
 Làm quen với chữ cái U, Ư
- Biết một số từ mới về nghề, có thể nói câu dài, kể chuyện về một số nghề gần gũi quen thuộc.
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương ( Tên dụng cụ, sản phẩm, ích lợi).
- CS 72: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.
- CS 87. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ về chủ đề nghề nghiệp để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
a. Nghe :
- Trẻ nhận ra thái độ khác nhau (âu yếm, vui vẻ hoặc cáu giận) của người nói chuyện với mình qua ngữ điệu khác nhau của lời nói.
+ Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ đệi lời nói của họ.
-Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói.
+ Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những hành dộng hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
-Thực hiện được lời chỉ dẫn 2 – 3 hành động liên quan liên tiếp, ví dụ khi cô nói: “Con hãy cất dép lên giá rồi đi rửa tay và lấy nước uống nhé” trẻ thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn mà cô đã nêu.
b. Nói: 
- Nhận biết và phát âm đúng rõ ràng nhóm chữ U,Ư 
- Nói được một số từ mới về nghề nghiệp.
- Biết trao đổi với bạn về nghề nghiệp của người thân trong gia đình mình hoặc công việc của một người mà trẻ quen biết.
+ Bắt chuyện với bạn bè hoặc người lớn bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: sử dụng thông tin của một câu chuyện, sự kiện hay câu hỏi).
-Cuộc trò chuyện được duy trì và phát triển.
+ Cố gắng tự mình viết ra, cố gắng tạo ra những biểu tượng, những hình mẫu ký tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân.
-“Đọc” lại được những ý mình đã “viết” ra.
4
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá khoa học :
- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.
- Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
- Phân loại dụng cụ sản phẩm của một số nghề.
- CS 97: Kể được 1 số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống.
- CS 98: Trẻ kể được 1 số nghề phổ biến nơi trẻ sống.
* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:
- Biết đo và so sánh các đơn vị đo khác nhau ( Rộng nhất/ hẹp hơn/ hẹp nhất) nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 7.
- Biết đếm, tách gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 7(đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm theo nghề)
CS 107: Chỉ khối cầu, khối trụ theo yêu cầu
CS 116: Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.
* Hoạt động khám phá: 
Trẻ kể được tên một số nghề phổ biến ở nơi trẻ sống; Sản phẩm của nghề đó; Công cụ để làm nghề đó.
- Dạy trẻ biết một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng của một số nghề quen thuộc như nghề dạy học, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt...
Trẻ kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống. 
+ Kể hoặc trả lời được câu hỏi của người lớn về một số điểm vui chơi công cộng/ công viên/ trường học/ nơi mua sắm/ nơi khám bệnh ở nơi trẻ sống hoặc đã được đến gần của trẻ (tên gọi, định hướng khu vực, không gian, hoạt đông của con người và một số đặc điểm nổi bật khác).
+ Kể được tên một số nghề phổ biến nôi trẻ sống.
 -Kể được một số công cụ làm nghề và sản phẩm của nghề.
 * Hoạt động Làm quen với Toán :
- Trẻ biết so sánh rông, hẹp,cao thấp với 3 mức.
- Tiếp tục dạy trẻ tách nhóm có số lượng 7 thành 2 phần theo các cách khác nhau
- Dạy trẻ biết chọn thẻ số tương ứng với số lượng đếm được
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt khối cấu, khối trụ.
+ Trẻ lấy được các khối cầu, khối trụ có màu sắc kích thước khác nhau khi nghe gọi tên.
- Trẻ lấy hoặc chỉ được một số vật quen thuộc có dạng hình hình học theo yêu cầu.
+Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình, dãy số, động tác vận độngvà thực hiện tiếp theo đúng quy tắc kèm theo lời giải thích. VD: xếp tiếp dãy búa- đinh- búa - đinh; hoặc cưa- búa- đinh cưa-búa- đinh
5
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
* Âm nhạc.
- Biết hát và vận động theo một số bài hát về nghề nghiệpHát đúng giai điệu các bài hát về chủ điểm “Nghề nghiệp”
Trẻ thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
- CS 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát trong chủ đề.
* Tạo hình.
- Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng có nội dung hình ảnh về các nghề.
a. Âm nhạc
- Trẻ nghe bản nhạc, bài hát về chủ đề nghề nghiệp nhận ra được bản nhạc,bài hát phân biệt được bài hát, bản nhạc đó nào là vui hoặc buồn
 - Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái , tình cảm của bài hát. Vận động nhịp nhàng theo giai điệu , nhịp điệu của bài hát : ước mơ, Cô giáo miền xuôi, Cháu thương chú bộ đội.... 
+Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hoành tráng, chậm hay nhanh
* Tạo hình
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm ra 1 sản phẩm đơn giản về chủ điểm nghề nghiệp.
- Trẻ biết làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác.
BẢNG CÔNG CỤ CHỦ ĐỀ:NGHỀ NGHIỆP
Lĩnh vực
Chỉ số
Minh chứng
Phương pháp 
Phương tiện 
Thời gian 
 Cách thực hiện 
Trẻ đạt 
Gv thực hiện 
Phát triển thể chất
- CS 12: Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây
- Phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Chạy được 18 mét liên tục trong vòng 5 giây - 7 giây.
Quan sát ,bài tập 
Sân sạch sẽ bằng phẳng 
30 phút 
Tuần 2
Cho trẻ thực hiện ở ngoại sân .Trong tiết học
Cô Vân
- CS 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Khi rửa không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo.
- Rửa sạch tay không còn mùi xà phòng.
Trò chuyện;
Phân tích;
 Thực hành;
Xà phòng, bồn rửa tay, nước, khăn lau tay
Hoạt động vệ sinh trước khi ăn 
1 phút /1 trẻ
Tuần 1
Quan sát trẻ thực hiện trong hoạt động vệ sinh, trước khi ăn.
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô ở mọi lúc mọi nơi
Trò chuyện trao đổi với phụ huynh
Cô Mỵ 
- CS 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp;
- Lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
Quan sát
Các hoạt động của cô và trẻ ở lớp
Thực hiện Tuẩn 2
Quan sát trẻ trong hoạt động trò chuyện sáng và trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi ở lớp.
Trò chuyện trao đổi với phụ huynh.
Cô Vân
Phát triển tình cảm xã hội
- CS 35: Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác
cần thiết;
Trẻ nhận biết và nói được một số trạng thái cảm xúc của người khác : Vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp, hoặc qua tranh, ảnh.
.
Trực quan ,đàm thoại 
Tranh truyện, bài giảng điện tử câu truyện: Thần Sắt. 
30 phút
 Tuần 3
Trong tiết học. Kể chuyện Thần Sắt
Cô Mỵ
- CS 42: Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi
Trẻ hoà đồng với các bạn trong lớp.
Chơi vui vẻ, thoải mái 
 Biết sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận) của bản thân khi giáo tiếp với bạn bè 
- Quan sát
- Trò chuyện 
- Tạo tình huống. 
.- Thông qua bạn bè trong nhóm chơi
- Qua các hoạt động trong ngày.
 Thực hiện đáng giá ở tuần 1 
Quan sát trẻ qua hoạt động góc ,ở mọi lúc ,mọi nơi
Cô Vân
CS 43: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi .
- Chủ động đến nói chuyện, 
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với những người gần gũi.
-Trò chuyện
- Quan sát
- Tạo tình huống
- Quan sát trẻ trong giờ đón trẻ Thực hiện 
- Quan sát trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ đón trả trẻ (Tuần 1)
Cô Mỵ
- CS 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Cùng với bạn thực hiện công việc nào đó với rất ít xung đột hoặc không có xung đột
- Quan sát,tạo tình huống 
. Kệ các đồ dung đồ chơi ở các góc chơi.
- Khăn lau
.Hoạt động vệ sinh tập thể .Thực hiện đánh giá vào tuần 1
- Quan sát trẻ thực hiện nhiệm vụ lao động theo nhóm trong hoạt động lao động cuối tuần. 
Cô Vân
- CS 55. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
- Tự đề nghị người lớn hoặc bạn giúp đỡ khi gặp khó khăn
- Biết tìm sự hỗ trợ từ những người lớn trong cộng đồng (cô giáo, bác bảo vệ, bác hàng xóm, bác bán hàng).
- Thể hiện sự hiểu biết khi nào thì cần nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn.
- Hỏi người lớn trước khi vi phạm các quy định chung.
Trò chuyện;
Tạo tình huống 
Chuẩn bị nhóm chơi
 Thực hiện đánh giá khi trả trẻ tuần 2 
Quan sát hành vi của trẻ trong các hoạt động
-Yêu cầu trẻ thực hiện 
- Cô tạo tình huống 
Cô để đồ chơi ,hoạc mũ nón vào một cái giá cao quá tầm tay của trẻ và yêu cầu trẻ lấy xuống giúp cô 
Trò chuyện trao đổi với phụ huynh
Cô Mỵ
Phát triển ngôn ngữ
CS 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
.
- 
- Nhận ra thái độ khác nhau (âu yếm, vui vẻ hoăc cáu giận ) của người nói chuyện với mình qua ngữ điệu khác nhau của lời nói
- Nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái, ngữ điệu lời nói của các nhân vật trong các câu chuyện ( ví dụ chuyện Bác gấu Đen và hai chú thỏ, Cây táo thần)
- Biết sử dụng giọng điệu của các nhân vật khác nhau khi kể lại chuyện hoặc kể lại một sự kiện.
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói
- Quan sát
-Trò chuyện 
Tranh truyện.
Bài giảng điện tử.
Thực hiên trong giờ học.
- Quan sát tranh truyện 
-Trong câu truyện Cây rau của Thỏ út. 
- 	
Cô Vân
- CS 62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động.
- Trẻ hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của giáo viên, hiểu được những câu phức và phản ứng lại bằng những hành động hoặc phản hồi tương ứng..
- Biểu hiện sự cố gắng quan sát, nghe và thực hiện các qui định chung trong chế độ sinh hoạt của lớp (giơ tay khi muốn nói, chờ đến lượt, trả lời câu hỏi, chăm chú lắng nghe...).
- Khi đến lớp giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện chỉ dẫn và trẻ thực hiện được (ví dụ cất balô lên giá, cởi giầy và vào lớp chơi cùng các bạn khác).
Quan sát, trò chuyện, đặt câu hỏi.
Một số đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động góc.
Không gian: Trong lớp.
Hoạt động góc 
Trò chuyện với trẻ khi phân công cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích, đàm thoại với trẻ về công việc của góc đó.
- Góc bác sỹ làm gì?
- Công việc của góc xây dựng là làm gì
Cô Mỵ
- CS 72: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện
- Mạnh dạn, chủ động giao tiếp với mọi người xung quanh,
- Sẵn sàng bắt đầu nói chuyện với người khác
- Biết khởi xướng cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau (nói một câu hoặc hỏi câu hỏi).
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói để thiết lập quan hệ và hợp tác với bạn bè.
- Quan sát
- Trò chuyện
- Tạo tình huống
- Hoạt động trong ngày
Tuần 4 
- Quan sát trẻ qua trò chuyện buổi sáng, qua giờ học,HĐG,mọi lúc,mọi nơi
Cô Mỵ
CS87: Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân
- Trẻ có thể viết lại những trải nghiệm của mình qua những bức tranh hay biểu tượng đơn giản và sẵn sàng chia sẻ với người khác.
- Giả vờ đọc và sử dụng ký hiệu chữ viết và các ký hiệu khác để biểu lộ ý muốn, suy nghĩ
- Yêu cầu người lớn viết lời chuyện do trẻ tự nghĩ dưới tranh vẽ.
- Thể hiện sự cố gắng tự mình viết ra, cố gắng tạo ra những biểu tượng, những hình mẫu ký tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân.
Quan sát - Trò chuyện 
-Thực hành
- Biểu bảng, tranh ảnh
 Không gian trong lớp 
Góc nghệ thuật
tuần 1
- Quan sát trẻ thực hành ở mọi lúc ,mọi nơi.
Cô Vân
Phát triển nhận thức
CS 97: Kể được 1 số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống.
.
Kể hoặc trả lời được câu hỏi của người lớn về một số điểm vui chơi công cộng /công viên/trường học/nơi mua sắm /nơi khám bệnh ở nơi trẻ sống hoặc đã được đến gần nhà của trẻ ( tên gọi,định hướng khu vực ,không gian ,hoạt động của con người và một số đặc điểm nổi bật khác
- Quan sát
- Tạo tình huống
- Trò chuyện với trẻ.
- Tranh ảnh 
- Các hình ảnh về các địa điểm công cộng của địa phương. Trường học, trạm xá 
-Trò truyện với trẻ 
2 phút /1 trẻ 
Tuần 4 
Trò chuyện với trẻ trong hoạt động sáng 
Cô đặt câu hỏi 
Những nơi nào là địa điểm công cộng ?
Cô Vân
- CS 98: Trẻ kể được 1 số nghề phổ biến nơi trẻ sống
- Trẻ kể được tên một số nghề phổ biến ở nơi trẻ sống; Sản phẩm của nghề đó; Công cụ để làm nghề đó
- Trò chuyện.
- Quan sát
- Bài tập
 Tranh ảnh về một số nghề phổ biến của địa phương
30 phút
Trong lớp
Cô cho trẻ kể tên một số nghề phổ biến ở địa phương.
 Cho trẻ xem hình ảnh, video công việc và đồ dùng của các nghề đó
 ( Nghề ấp trứng, nghề làm ruộng)
Cô Mỵ
- CS 107 Chỉ khối cầu, khối trụ theo yêu cầu
+ Trẻ lấy được các khối cầu, khối trụ có màu sắc kích thước khác nhau khi nghe gọi tên.
- Trẻ lấy hoặc chỉ được một số vật quen thuộc có dạng hình hình học theo yêu cầu.
- Quan sát
- Bài tập
- Đánh giá
Một số khối cầu, khối trụ có kích thước khác nhau.
- Những đồ vật có hình dạng khối cầu, khối trụ
30 phút.
Trong lớp
Hoạt động học
Cô Vân
CS 116: Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.
- Nhận ra quy luật sắp xếp (hình ảnh, âm thanh, vận động)
- Tiếp tục đúng quy luật ít nhất được 2 lần lặp lại.
- Nói tại sao lại sắp xếp như vậy.
Trß 
chuyÖn 
- Một số sản phẩm của các nghề: Thợ may, thợ gốm.
 35 phút
Hoạt động học .
Cô Mỵ
Phát triển thẩm mỹ 
- CS 99: Nhận ra giai điệu của bài hát
Nghe bản nhạc/ bài hát vui hay buồn gần gũi và nhận ra được bản nhạc/ bài hát nào là vui hoặc buồn.
Quan sát 
Các dụng cụ âm nhạc 
35 phút 
Thực hiện ở tuần 1
 Hoạt động học: Vận động VTTTTC: Cháu yêu cô chú công nhân
Cô Vân
KẾ HOẠCH TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Thời gian thực hiện: 10/11-14/11/2014
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ-thể dục sáng 
1.Đón trẻ.
Cô ân cần đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ,cất túi xách mũ nón vào đúng nơi quy định. ĐGCS 43: (Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi)
2.Thể dục sáng:Cho trẻ thể dục theo nhạc ,theo cô các bài hát về chủ đề nghề nghiệp
ĐT hô hấp: Thổi bóng bay.
ĐT Tay : Hai tay giang ngang gập vào vai.
ĐT Bụng : Hai tay đưa lên cao cúi gập người.
ĐT chân : Hai tay đưa trước khuỵu gối.
ĐT Bật : Bật chân trước chân sau.
Trò chuyện đầu tuần 
Cô và trẻ trò chuyện về nghề truyền thống của địa phương : Nghề ấp trứng.
Hoạt động học
PTTM
Tạo hình
Vẽ một số đồ dùng của nghề ấp trứng.
( Đề tài)
PTNT
KPKH
Khám phá nghề ấp trứng ( Nghề truyền thống của địa phương.)
- ĐGCS 98: (Trẻ kể được 1 số nghề phổ biến nơi trẻ sống)
PTTC
Thể dục 
VĐCB: Bò cao 4-5m.
Ôn :Chạy chậm 120m.
TCVĐ: Đồng hồ tích tắc.
PTNN
LQCC
Làm quen chữ cái u,ư
PTTM
Âm nhạc: 
NDTT: Dạy hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
NDKH:Nghe hát: Lý chiều chiều.
TCÂN: Ai nhanh hơn
PTNT
Toán
Số 7 ( Tiết 1)
PTNN
Văn học 
Thơ: Hạt gạo làng ta.
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ
Quan sát tranh về chủ đề nghề nghiệp
TCVĐ
 Kéo co
 Chơi tự do
-
HĐCCĐ
Quan sát bầu trời
TCVĐ
Rồng rắn lên mây.
Chơi tự do
HĐCCĐ
Quan sát cây trong vườn trường 
TCVĐ
Chạy tiếp sức
Chơi tự do
HĐCCĐ
Quan sat thời tiết
TCVĐ
Lộn cầu vồng
Nhặt lá rơi sân trường
HĐCCĐ
Đọc thơ về chủ đề.
TCVĐ
Cáo ơi ngủ à?.
Chơi tự do
Hoạt động góc
- ĐGCS 42: (Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi)
Tên góc
Chuẩn bị
Kỹ năng chính của trẻ
Góc phân vai: 
Trò chơi “Bán hàng,nấu ăn, bác sĩ
Đồ chơi ở các góc phù hợp: Đồ dùng nấu ăn, bán đồ dùng cử một số nghề, đồ dùng học tập, đồ dùng bác sĩ
-Nội dung:
+Biết chế biến một số món ăn quen thuộc.
+ Giao tiếp trong khi bán hàng, chơi cùng các bạn, kỹ năng mua sắm.
- Yêu cầu: 
+ Trẻ biết chơi theo nhóm nhỏ, phân vai chơi cùng với nhau,không tranh giành quăng ném đồ chơi, lấy và cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
Góc học tập:
Gạch chân các chữ cái vừa học u,ư
Tranh chủ đề nghề nghiệp phía dưới có từ ghép: Cái đục, cái cưa.
- Nội dung:
+ Quan sát , nhận ra chữ cái đã học trong từ 
+ Gạch ngang phía dưới chữ cái

File đính kèm:

  • docGiao an chu de nghe nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan