Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp

- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.

- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài

- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề gia đình

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6438 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP( 4 tuần)
(Thời gian: Từ ngày 24/11/2014 đến 22/12/2014)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Mạng hoạt động
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
CS1: Bật xa tối thiểu 50cm
- Bật xa 40 – 50 cm chọn 
- VĐCB: Bật chụm tách chân.
- TC: Tạo dáng các nghề
- VĐCB: Bò theo đường dích dắc
- TC: Truyền bóng
CS 3: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m
- Ném trúng đích bằng 2 tay.
- VĐCB: Ném xa bằng hai tay
- TC: Kéo co
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề gia đình
- HĐG: Vẽ các bài trong chủ đề nghề nghiệp
- HĐCMĐ: Tô chữ cái g, y
- Tạo hình: Vẽ bác sĩ
CS 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- Kỹ năng phết hồ và kỹ năng khi dán.
- Kỹ năng bôi hồ, xếp dán hình.
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
- HĐCMĐ: Xé dán cái kéo
CS10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;
- Đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp.
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay
- VĐCB: Đập và bắt bóng bằng hai tay
2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
CS 31: Cố gắng thực hiện công việc đến cùng.
- Đặc điểm của công việc
- Công việc phù hợp với trẻ
- Ích lợi của công việc
- Tự hoàn thành công việc được giao
- Vui vẻ khi nhận công việc được giao
Nhanh chóng thực hiện công việc, tự tin khi thực hiện, không chán nản hoặc chờ đợi sự giúp đỡ của người khác.
- Trong các hoạt động học tập, vui chơi, HĐG, lao động vệ sinh lớp học
CS 44: Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi
- Kể cho bạn về chuyện vui, buồn của mình
- Trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm
- Vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn.
- Chơi các hoạt động góc, chơi với đồ chơi ngoài trời.
CS 49: Trao đổi ý kiến của mình với các bạn
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với các bạn trong nhóm hoặc người lớn gần gũi.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác hoặc nhóm bạn.
- Mọi lúc, mọi nơi.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát.
- Các từ khái quát trong chủ đề nghề nghiệp.
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện.
- Các tình huống các nhân vật trong chuyện
- Tên, tính cách của các nhân vật trong chuyện, đánh giá được tính cách của nhân vật trong chuyện.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non.
- Thơ: Hạt gạo làng ta
- Chuyện: Bác sĩ chim
- Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề.
- Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa
CS 66: Sử dụng các từ chỉ tên gọi hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng đúng các danh từ, tính từ, động từ, từ biểu cảm trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Sử dụng các danh từ, tính từ, dộng từ biểu cảm phù hợp trong chủ đề nghề nghiệp.
CS 74: Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;
- Lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói.
- Trả lời câu hỏi, đáp lại bắng cử chỉ, điệu bộ, nét mắt để người nói biết rằng  mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói.
- Trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi.
CS 80: Thể hiện sự thích thú đối với sách
Trẻ thích thú khi được đọc sách truyện, biết giữ gìn sách khi sử dụng. Biết sử dụng sách cho những vai chơi khác nhau, ví dụ như vai cô giáo và học sinh. trẻ linh hoạt, sáng tạo khi đọc truyện tranh, rủ bạn cùng đọc với mình để có thể sáng tạo ra những tình tiết hay cho câu chuyện
- Góc học tập: xem tranh sưu tầm các nghề phổ biến trong xã hội.
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức
CS 98: Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.
- Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Tên gọi một số nghể phổ biến ở địa phương
- Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương 
- Mô phỏng được một số thao tác của nghề ở địa phương.
- KPKH: Trò chuyện về công việc của chú công nhân, nông dân.
- KPKH: Trò chuyện xem tranh về nghề bộ đội, công an, giáo viên, bác sĩ
- KPKH: Trò chuyện làm quen với nghề thợ mộc, thợ xây.
- KPKH: Phân loại đồ dùng theo từng nghề phổ biến
CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh.
- Nghe hát: “Đưa cơm cho mẹ đi cày”; “Cô giáo miền xuôi”; “Bài ca xây dựng”; 
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
- Hát VĐ: “Lớn lên cháu lái máy cày”; “Cô và mẹ”; “Cháu yêu cô chú công nhân”; bài ca người giáo viên nhân dân
- TC: Đoán tên bạn hát; Tiếng hát ở đâu; Tai ai tinh;
Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để làm sản phẩm.
- Lựa chọn và sử dụng một số (khoảng 2-3 loại) vật liệu để làm ra 1 loại sản phẩm: VD: sử dụng ống giấy để làm mặt chú hề, dùng râu ngô để làm râu tóc, dùng đất màu để đích mắt, mũi, mồm; dùng bẹ chuối, que và giấy để làm một chiếc bè,..
- Biết đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi.
- HĐCMĐ: Nặn cái búa
- HĐCMĐ: Tạo hình bác nông dân.
CS 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
Vd: Dùng NVL tạo các sản phẩm đồ dùng trong gia đình và đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành
- HĐCMĐ: Tạo hình bác nông dân; xé dán cái kéo; nặn cái búa; vẽ bác sĩ
- HĐG (góc tạo hình): vẽ và tô màu các bài liên quan đến chủ đề.
CS 106: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.
- Mục đích của phép đo
- Thể hiện đúng thao tác đo độ dài; Nói kết quả đo
- Phân biệt vật đo và đối tượng đo
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Toán: Đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo
CS 116: Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình và thực hiện tiếp theo.
- Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó.
- Toán: ghép đồ dùng tương ứng 1:1 của nghề sản xuất, ghép thành từng cặp những đối tượng có mối liên quan của các nghề cho phù hợp.
* NHIỆM VỤ CỦA CÔ:
- Soạn bài đầy đủ trước tuần dạy.
- Làm đồ chơi bổ sung chủ đề.
- Nhắc nhở trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Tập cho trẻ và tổ chức kịch bản: “ Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam”
* NGÀY HỘI – NGÀY LỄ
NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Mục đích- yêu cầu:
Trẻ biết được ngày TLQĐNDVN và ngày quốc phòng toàn dân là ngày hội của các chú bộ đội
Các cháu biết ơn các chú bộ đội, muốn múa hát tặng quà mừng ngày hội của các chú
 Chuẩn bị:
Địa điểm: Khu tập trung thôn 4 Nho Lâm
Hình thức tổ chức: 3 lớp khu tập trung
Cảnh trí: Biểu tượng ngày TLQĐNDVN
Trang phục: Trẻ sơ- vin gọn gàng, gậy thể dục
 III. Tiến hành tổ chức ngày TLQĐNDVN:
 Cô giáo dẫn chương trình nói ý nghĩa ngày 22/12. Cô làm chỉ huy tập hợp xếp mỗi lớp làm 2 hàng dọc sau đó nối đuôi nhau làm 2 hàng đi hành quân xung quanh sân trường 2-3 vòng vừa đi vừa đọc bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, sau đó dồn về hàng biểu diễn văn nghệ
Tập thể biểu diễn bài: “Làm chú bộ đội”
Một nhóm biểu diễn “ Chú bộ đội”
Cô hỏi 1 trẻ có bố( Chú, bác) là bộ đội: Tết đến bố con có về nhà ăn Tết cùng gia đình không? Con có thương bố không? Hãy thể hiện tình cảm của mình với bố qua bài: “Chú bộ đội đi xa”
Cô giáo hát tặng bài: “Con muốn làm bộ đội”. xong cô hỏi trẻ: “ Lúc trước bạn A đã gửi tặng bố mình bài: “Chú bộ đội đi xa” rồi còn con con có thương các chú bộ đội không?
Múa hát: “ Cháu thương chú bộ đội”
Một tốp trẻ đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, “Chú giải phóng quân”
Tiếp theo cô và trẻ múa bài: “Màu áo chú bộ đội”.TG: Nguyễn Văn Tý
Cô hỏi: các con biết chú bộ đội cần những đồ dùng(Vũ khí) nào không? Hãy kể cho cô và các bạn nghe!
Con đã nhìn thấy các chú dùng lựu đạn để giết giặc chưa? ở đâu? Các con có muốn lớn lên được trở thành chú bộ đội không?
( Tổ chức chơi trò chơi)
Trò chơi: “Ai ném xa nhất”. Ai ném xa nhất được phong làm “Chú bộ đội tí hon”
Chuẩn bị nhiều túi cát cho trẻ ném
Hát bài: “Làm chú bộ đội” và kết thúc

File đính kèm:

  • docgiao an ke hoach chu de nghe nghiep mn5 tuoi.doc