Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Bác sĩ của bé

- Bé tìm hiểu về những bệnh mà bác sĩ thường khám

- Bé biết yêu mến và kính trọng một số ngành nghề

- Bé tham gia biểu diễn diễn cảm những bài hát về ngành nghề

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 20350 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Bác sĩ của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2
BÁC SĨ CỦA BÉ
	Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/11/2010 đến ngày 19/11/2010.
I. Yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và mạnh dạn phát biểu.
- Hình thành và phát triển cho trẻ một số nề nếp, thói quen, hành vi tốt.
- Biết yêu quý lao động.
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu nhận xét về nghề bác sĩ.
II. Mạng nội dung:
Bác sĩ khám bệnh gì?
- Bé tìm hiểu về những bệnh mà bác sĩ thường khám
- Bé biết yêu mến và kính trọng một số ngành nghề
- Bé tham gia biểu diễn diễn cảm những bài hát về ngành nghề
Nơi làm việc của Bác sĩ
- Bé tìm hiểu về nơi làm việc của Bác sĩ, những người làm chung với Bác sĩ
- Khám phá ánh sáng có những màu sắc kì diệu 
Khi nào bé đi khám Bác sĩ
- Bé biết khi nào thì cần đến Bác sĩ khám
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt khi bé chơi đóng kịch.
Đồ dùng của Bác sĩ
- Bé tìm hiểu về một số đồ dung của Bác sĩ
- Bé biết phân loại tranh, nối đồ dùng đúng với ngành nghề
Công việc của bác sĩ
- Bé tìm hiểu công việc của bác sĩ
- Phát triển cho trẻ khả năng nghệ thuật và cảm nhận cái đẹp qua các sản phẩm.
Phát triển nhận thức
* Môi trường xung quanh:
Trò chuyện về bác sĩ khám những bệnh gì?
* Làm quen với toán:
So sánh chiều dài của 3 đối tượng.
Phát triển ngôn ngữ:
Thơ: “ làm bác sĩ”
Phát triển thẩm mỹ:
Vẽ thêm răng và tóc em bé.
Phát triển tình cảm xã hội:
- Trẻ kính trọng và biết ngồi ngay ngắn để bác sĩ khám bệnh.
- Trò chơi xây dựng: xây bệnh viện.
- Trò chơi phân vai: gia đình, bán hàng, bác sĩ, cô giáo.
- Trò chơi “Tung cao hơn nữa.”.
Phát triển thể chất:
Ném xa hai tay
II. Mạng nội dung:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 15/11/2010 đến ngày 19/11/2010.
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ nãm
Thứ sáu
Đón trẻ - Thể dục sáng
Trò chuyện với trẻ về nơi làm việc của bác sĩ.
Trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày của bác sĩ.
Trò chuyện về tên gọi, công dụng các dụng cụ, đồ dùng của bác sĩ.
Trò chuyện với trẻ về quan cảnh ở phòng y tế.
Trò chuyện với trẻ về ngày 20/11
Hô hấp 2; Tay vai 2; Bụng lườn 3; Chân 4; Bật 3
Hoạt động có chủ đích
- TRÒ CHUYỆN VỀ BÁC SĨ KHÁM NHỮNG BỆNH GÌ?
- HÁT: “CHÁU YÊU CÔ THỢ DỆT”.
VẼ THÊM RĂNG VÀ TÓC EM BÉ.
NÉM XA BẰNGHAI TAY
TH Ơ: “LÀM BÁC SĨ”.
SO SÁNH CHIỀU DÀI CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát tranh cô y tá chăm sóc người bệnh.
- Quan sát ống kim tiêm (ống chích). 
- Quan sát quần áo của bác sĩ.
- Quan sát hát: “cháu yêu cô thợ dệt”
- Quan sát thơ: “làm bác sĩ”.
Trò chơi vận động : Tung cao hơn nữa.
Trò chơi học tập: Ai đoán đúng.
Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
Hoạt động góc
Góc phân vai: chơi gia đình nấu ăn, bác sĩ khám sức khỏe, lớp học, bán đồ dùng của bác sĩ.
Bé tập làm nội trợ: cấm hoa, trang trí dĩa trái cây.
Góc xây dựng: xây bệnh viện.
Góc học tâp sách: chơi loto về thuốc, sách báo, tranh ảnh liên quan đến công việc của bác sĩ.
Góc nghệ thuật: vẽ, cắt, dán, các đồ dùng, dụng cụ nghề bác sĩ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
TÊN GÓC
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Góc phân vai
Góc xây dựng
Góc học tập sách
Góc nghệ thuật
- Biết thể hiện vai chơi.
- Lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Sử dụng nguyên vật liệu địa phương, xây bệnh viện, bố trí khung cảnh đẹp.
- Biết xem tranh, làm album các dụng cụ học tập.
- Biết vẽ, cắt, dán, các đồ dùng, dụng cụ nghề bác sĩ.
- Đồ chơi nấu ăn, cửa hàng, đồ chơi bác sĩ.
- Đồ chơi khối xây dựng, cây hoa.
- Tranh lôtô về thuốc, sách báo, tranh ảnh liên quan đến công việc của bác sĩ.
- Bút màu, giấy A4, tranh vẽ đồ dùng, dụng cụ nghề bác sĩ.
 * Giới thiệu: hát bài “cô và mẹ”. Hôm nay lớp mình hoạt động góc với chủ đề “bé thích nghề gì?” gồm các góc chơi: góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập sách, góc nghệ thuật,góc khoa học toán.
* Trẻ thỏa thuận vai chơi: trẻ thỏa thuận vai chơi và lấy ký hiệu của mình về góc chơi.
- Chơi gia đình: phân vai bố mẹ, các con. Phân công công việc từng người trong gia đình: nấu ăn, đi cửa hàng.
- Chơi bán hàng: bán đồ dùng của bác sĩ.
- Chơi bác sĩ: khám sức khỏe, khám bệnh.
- Trẻ xây vườn hoa, trang trí khung cảnh xung quanh.
- Chơi loto về thuốc.
- Xem sách tranh liên quan đến nghề giáo viên.
- Trò chơi học tập: Ai đoán đúng
- Vẽ, cắt, dán các đồ dùng, dụng cụ nghề bác sĩ.
* Nhận xét: cô nhận xét từng góc chơi.
TRÒ CHƠI CÓ LUẬT
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Hình thức tổ chức
Trò chơi vận động : tung cao hơn nữa 
Trò chơi học tập: Ai đoán đúng
Trò chơi dân gian:
Chi chi chành chành
Trẻ chơi đúng luật
- Trẻ chơi đúng luật và phát triển nhận thức của trẻ.
- Trẻ hiểu được luật chơi, cách chơi. 
- Mỗi trẻ một quả bóng.
- Sân chơi rộng, sạch.
- Trẻ biết tên các dụng cụ của các nghề.
- Sân chơi rộng, sạch.
* Luật chơi
Trẻ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 bàn tay, không được ôm bóng vào ngực.
* Cách chơi
- Mỗi trẻ cầm 1 quả bóng đứng ra chỗ rộng ở sân chơi. Trẻ tung bóng lên cao và cố gắng bắt bóng bằng 2tay.Vừa tung vừa đọc: 
Quả bóng con copn
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung, em đỡ
Tung cao cao nữa
Em bắt rất tài.
- Trò chơi được tiếp tục nhiều lần.
* Luật chơi
- Khi cô nêu tên một nghề, trẻ phải nêu tên 2 hoặc 3 dụng cụ lao động của nghề đó. Cô đếm “ M ột, hai, ba…”mà trẻ không nêu được thì loại khỏi lượt chơi. 
 *Cách chơi
- Cô nói một nghề như “ cô giáo” trẻ sẽ nêu những dụng cụ mà cô giáo thường dùng như: phấn, bảng, giấy bút… hoặc “công nhân” thì trẻ nói những dụng cụ mà cô chú công nhân thường dùng như: kìm, búa, máy móc…
- Trẻ nêu không đúng, cô hướng dẫn giải thích cho trẻ hiểu
* Luật chơi: khi nào cô và các bạn đọc đến từ “ập” thì người làm cái nắm tay vào bắt ngonsmtay của bạn.
* Cách chơi
- Khoảng 4-5 trẻ 1 nhóm. Một trẻ làm “cái” xòe bàn tay ra. Các trẻ khác đặt ngón tay vào lòng bàn tay của trẻ làm “cái”.Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay vừa gõ theo nhịp bài hát:
“ Chi chi chành chanh
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập.”
- Đến từ “ập” trẻ làm cái nắm tay vào để bắt các ngón tay của các bạn. Các bạn rút nhanh ngón tay ra khỏi bàn tay của trẻ làm “cái”. Ai bị “cái” bắt ngón tay thì xòe bàn tay ra cho các bạn chơi tiếp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
Thứ hai, 22/11/2010
1.Quan sát
TRANH CÔ Y TÁ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
2. Trò chơi có luật: 
tung cao hơn nữa
3. Vẽ theo ý thích
4. Chơi tự do
Thứ ba, 23/11/2010
1.Quan sát ống kim tiêm (ống chích). 
2. Trò chơi có luật: 
tung cao hơn nữa
3. Vẽ theo ý thích
4. Chơi tự do
Thứ tư, 24/11/2010
1.Quan sát quần áo của bác sĩ.
2. Trò chơi có luật: 
tung cao hơn nữa
3. Vẽ theo ý thích
4. Chơi tự do
Thứ năm, 25/11/2010
1.Quan sát 
 hát: “cháu yêu cô thợ dệt”.
2. Trò chơi có luật: 
tung cao hơn nữa
3. Vẽ theo ý thích
4. Chơi tự do
Thứ sáu, 26/11/2010
1. Quan sát thơ: “làm bác sĩ”.
2. Trò chơi có luật: 
tung cao hơn nữa
3. Vẽ theo ý thích
4. Chơi tự do
- Trẻ chú ý quan sát.
Trẻ chơi đúng luật,hiểu cách chơi.
- Trẻ có ý tưởng sáng tạo.
- Nhường nhịn bạn khi chơi.
- Trẻ chú ý quan sát.
Trẻ chơi đúng luật,hiểu cách chơi.
- Trẻ có ý tưởng sáng tạo.
- Nhường nhịn bạn khi chơi
- Trẻ chú ý quan sát.
Trẻ chơi đúng luật,hiểu cách chơi.
- Trẻ có ý tưởng sáng tạo.
- Nhường nhịn bạn khi chơi.
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ chơi đúng luật,hiểu cách chơi.
- Trẻ có ý tưởng sáng tạo.
- Nhường nhịn bạn khi chơi.
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ chơi đúng luật,hiểu cách chơi.
- Trẻ có ý tưởng sáng tạo.
- Nhường nhịn bạn khi chơi.
- Tranh cô y tá chăm sóc người bệnh.
- Mỗi trẻ một quả bóng.
- Sân chơi rộng, sạch.
- Phấn.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Ống kim tiêm.
- Mỗi trẻ một quả bóng.
- Sân chơi rộng, sạch.
- Phấn.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Quần, áo, nón của bác sĩ.
- Mỗi trẻ một quả bóng.
- Sân chơi rộng, sạch.
- Phấn.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Bài hát.
- Mỗi trẻ một quả bóng.
- Sân chơi rộng, sạch.
- Phấn.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Bài thơ.
- Mỗi trẻ một quả bóng.
- Sân chơi rộng, sạch.
- Phấn.
- Đồ chơi ngoài trời.
* Hát “ cháu yêu cô thợ dệt”. Trẻ ra sân cùng cô. Cô cho trẻ xem tranh cô y tá chăm sóc người bệnh. Hỏi trẻ: 
- Cô y tá trong tranh làm gì không?
- Cô y tá đang cầm cái gì?
- Cô y tá là người chăm sóc bệnh nhân và cũng là các con khi các con nằm ở bệnh viện. Vì thế các con phải biết yêu quý các cô y tá, khi các con nằm ở bệnh viện các con phải ngoan, phải vâng lời cô y tá, các con không khóc nhe.
- Thực hiện như đã soạn.
- Trẻ vẽ theo ý thích.
- Trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời, chơi an toàn.
* Hát “cô và mẹ”. Trẻ ra sân cùng chơi cùng cô. Cho trẻ xem ống kim tiêm thật (ống chích). Hỏi trẻ:
- Trên tay cô có cái gì?
- Ống kim tiêm được làm từ chất liệu gì? (nhựa).
- Ống kim tiêm dùng để làm gì? (để chích).
- Ở lớp mình ống kim tiêm chơi ở góc nào?(góc phân vai làm bác sĩ).
- Cho 1 vài trẻ chơi.
- Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, không quăng ném.
- Thực hiện như đã soạn.
- Trẻ vẽ theo ý thích.
- Trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời, chơi an toàn.
* Hát “ cháu yêu cô thợ dệt”. Trẻ ra sân cùng cô. Cho trẻ xem quần áo, nón của bác sĩ. Hỏi trẻ:
- Các con nhìn xem trên tay cô có cái gì đây?
- Đúng rồi, đây là đồ của bác sĩ.Các con xem đồ của bác sĩ gồm có gì? (quần, áo, nón).
- Quần, áo, và nón của bác sĩ có màu gì? (màu trắng).
- Bác sĩ là người khám bệnh cho các con khi các con bệnh, vì vậy các phải ngoan, phải vâng lời bác sĩ,các con không là bẩn đồ của bác sĩ.
- Thực hiện như đã soạn.
- Trẻ vẽ theo ý thích.
- Trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời, chơi an toàn.
* Trẻ ra sân chơi cung cô.
- Cô giới thiệu lại bài hát “cháu yêu cô thợ dệt”.
- Cả lớp cùng hát cả bài
- Tổ hát, nhóm hát, cá nhân .
- Thực hiện như đã soạn.
- Trẻ vẽ theo ý thích.
- Trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời, chơi an toàn.
- Cô giới thiệu lại bài thơ “làm bác sĩ”.
- Cả lớp cùng đọc bài thơ với cô.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
- Thực hiện như đã soạn.
- Trẻ vẽ theo ý thích.
- Trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời, chơi an toàn.
THỂ DỤC SÁNG
I. Mục tiêu
- Trẻ tập đều theo nhịp đếm của cô.
- Rèn luyện sự khéo léo của tay chân.
- Trẻ thích tập thể dục và biết tập thể dục có ích cho sức khỏe.
II. Chuẩn bị
- Phía cô: tập các đông tác đúng và đúng trình tự.
- Phía trẻ: sân (sàn lớp) an toàn cho trẻ.
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Cùng nhau khởi động
- Cô điều khiển trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu khởi động tay và các kiểu đi.
2. Hoạt động 2: Cùng nhau tập thể dục
* Hô hấp 2: Thổi bóng bay.
- Tư thế chuẩn bị: đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
- Thực hiện: hai tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa hai tay ra ngang.
* Tay vai 2: Hai tay đưa ngang, đưa lên cao.
- Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay thả xuôi.
- Nhịp 1: bước chân trái sang ngang một bước, đồng thời hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 2: hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 3: như nhịp 1.
- Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
* Bụng lườn 3: đứng nghiêng người sang 2 bên.
- Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Nhịp 1: bước chân trái sang ngang một bước, hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: nghiêng người sang bên trái.
- Nhịp 3: nghiêng người sang bên phải.
- Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
* Chân 4: bước một chân ra phía trước, khuỵu gối.
- Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay chống hông.
- Nhịp 1: Bước chân trái ra trước 1 bước, khuỵu gối, chân phải thẳng. Tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa. 
- Nhịp 2: về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 3: Bước chân phải ra trước - như nhịp 1.
- Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
* Bật 3: bật bước đệm trên một chân, đổi chân.
- Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, tay thả xuôi. 
- Thực hiện: bật đệm trên chân phải, chân trái co gối, sau đổi chân, tay vung tự nhiên. Bật theo nhịp 
1 -2.
3. Hoạt động 3: hồi tĩnh.
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu khởi động tay và các kiểu đi: đi thường, đi kiểng got, đi khom, chạy, hai tay lên cao, xoay bắp vai.
- Thực hiện 4 lần 4 nhịp.
- Thực hiện 4 lần 4 nhip.
- Thực hiện 2 lần 4 nhip.
- Thực hiện 2 lần 4 nhip.
- Thực hiện 2 – 3 lần.
- Hít thở nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
ĐỀ TÀI: “TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ NHỮNG BỆNH GÌ?”
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết được bác sĩ là người khám bệnh, nhận biết được tất cả các bệnh.
- Trẻ trả lời to rõ, mạch lạc câu hỏi của cô, trẻ biết được môi trường làm việc của bác sĩ là ở bệnh viện, ở trạm y tế.
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng bác sĩ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh bác sĩ đang khám bệnh.
- Bài hát “cháu yêu cô thợ dệt” – Nhạc và lời: Thu Hiền.
III. Tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1:Ổn định – giới thiệu
- Nghe cô hát “cháu yêu cô thợ dệt” – nhạc và lời: Thu Hiền.
- Cô vừa hát bài gì? Của ai?
- Đó là bài hát nói về nghề dệt, nghề may. Cô cũng có 1 nghề để nói đến đó là nghề bác sĩ, nghề chữa bệnh.
2. Hoạt động 2: Bác sĩ khám những bệnh gì?
- Các con nhìn xem, cô có tranh gì đây?
- Bác sĩ đang làm gì?
- Khi các con bệnh, các con đi đến đâu để khám bệnh?
- Ai là người khám bệnh cho các con?
- Vậy bác sĩ làm việc ở đâu?
- Các con cho cô biết, bác sĩ khám những bệnh gì?
- Khi đi ngoài nắng, các con phải làm gì? 
3. Hoạt động 3:Bé làm ca sĩ
- Các con học giỏi và ngoan lắm. Để thưởng cho các con, cô sẽ dạy các con hát bài “cháu yêu cô thợ dệt”, nhạc và lời: Thu Hiền.
- Cô hát lần 1: to, rõ, nhịp nhàng.
- Lần 2: cô hát + vỗ tay theo nhịp.
- Lần 3: cả lớp cùng hát + vỗ tay theo nhịp cùng cô.
- Mời tổ hát + vỗ tay theo nhịp.
- Mời nhóm hát + vỗ tay theo nhịp.
- Mời cá nhân hát + vỗ tay theo nhịp.
* Kết thúc: cả lớp cùng hát + vỗ tay theo nhịp lại bài bài hát “cháu yêu cô thợ dệt”.
- Trẻ nghe cô hát.
- “Cháu yêu cô thợ dệt” – nhạc và lời: Thu Hiền.
- Trẻ chú ý nghe cô nói.
- Tranh bác sĩ khám bệnh.
- Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.
- Bệnh viện, trạm y tế.
- Bác sĩ.
-Ở bệnh viện, trạm y tế.
- Nóng, ho, sổ mũi, nhức đầu.
- Phải đội nón, mặc áo tay dài.
- Trẻ chú ý nghe cô nói.
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ chú ý nghe cô hát và xem cô vỗ tay theo nhịp.
- Tổ hát + vỗ tay theo nhịp.
- Nhóm hát + vỗ tay theo nhịp.
- Cá nhân hát + vỗ tay theo nhịp.
- Trẻ thực hiệ cùng cô.
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2010
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
ĐỀ TÀI: “VẼ THÊM RĂNG VÀ TÓC EM BÉ”.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Phát triển sự khóe léo của đôi bàn tay.
- Trẻ biết sử dụng màu để tô màu bức tranh, biết vẽ thêm răng và tóc cho em bé.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, biết giữ vệ sinh răng miệng.
II. Chuẩn bị:
- Bút màu, vở.
- Tranh bác sĩ đang khám bệnh.
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1:Ổn định – quan sát tranh mẫu
- Chơi “trời tối, trời sáng”..
- Cho trẻ xem tranh mẫu của cô.
- Hỏi trẻ:
Trong tranh vẽ gì?
Em bé bị làm sao mà bác sĩ khám răng? 
Các con biết tại sao em bé bị đau răng không? Tại vì bạn ấy không giữ vệ sinh răng miệng nên răng bạn ấy bị đau.
- Bức tranh em bé bị thiếu răng và tóc, các con cùng vẽ thêm răng và tóc em bé rồi cùng cô tô màu bức tranh cho đẹp nha.
2. Hoạt động 2:Cô làm mẫu
- Cô vẽ mẫu, cô vẽ thêm răng và tóc em bé cho trẻ xem.
- Cô phân tích cách vẽ: tay phải cầm bút, tay trái đè nhẹ mép vở, lưng thẳng… 
3.Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát, gợi ý giúp trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Con vẽ cái gì trước?
- Làm thế nào để vẽ răng em bé đều hơn? 
*Nhận xét sản phẩm: 
- Cô gọi vài trẻ đem bài lên trưng bài.
- Hỏi trẻ:
 Con thấy bài nào đẹp?
Con thích bài nào nhất?
Vì sao?
- Cô nhận xét chung: cô thấy bạn nào vẽ cũng đẹp hết, nhưng còn 1 số bạn vẽ chưa đẹp, lần sau các bạn vẽ đẹp hơn.
* Kết thúc: Cả lớp cung cất đồ dùng với cô.
- Trẻ ngủ.
- Trẻ chú ý quan sát tranh.
- Bác sĩ khám răng.
- Bị đau răng.
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ chú ý xem cô vẽ mẫu.
- Chú ý nghe cô nói cách vẽ.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đem bài lên trưng bày.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời theo ý của mình.
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ cùng cất đồ dùng với cô.
Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2010
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
ĐỀ TÀI: “NÉM XA BẰNG HAI TAY”.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Dạy trẻ kỹ năng ném xa bằng hai tay. Khi ném trẻ biết hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu hơi ngã người ra sau, dùng sức của thân và ném bóng đi xa.
- Phát triển cơ tay và cơ mắt. Rèn luyện sức bền, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị:
- Hai túi cát vừa.
- Mũ Cáo và Thỏ.
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Cùng nhau khởi động
- Cô điều khiển trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu khởi động tay và các kiểu đi.
2. Hoạt động 2: Cùng nhau tập đều
* Tay vai 2: Hai tay đưa ngang, đưa lên cao.
* Bụng lườn 3: đứng nghiêng người sang 2 bên.
* Chân 4: bước một chân ra phía trước, khuỵu gối.
* Bật 4: bật luân phiên chân trước, chân sau.
3. Hoạt động 3: Ném xa bằng hai tay
- Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "ném xa bằng hai tay" 
- Cô làm mẫu
+Lần 1: Không giải thích
+Lần 2: vừa làm vừa giải thích 
- TTCB: cô đứng hai chân giang rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu. Khi có hiệu lệnh ném cô hơi ngã người ra sau dùng sức của thân và tay để ném bóng đi xa.
- Mời một trẻ khá lên làm lại
- Sau đó cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần
 Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
4.Hoạt động 4: Trò chơi “Cáo và thỏ”
- Để thưởng cho lớp mình cô cho các con chơi trò chơi " Cáo và Thỏ" 
- Bạn nào còn nhớ trò chơi này làm sao ? Nói cho cô và các bạn cùng nghe.
- Cô nói lại cách chơi, luậ chơi rõ ràng.
- Cho lớp chơi 2-3 lần. Cô khuyến khích trẻ làm Thỏ đi ăn xa và chạy nhanh khi thấy Cáo xuất hiện.
- Nhắc trẻ không được chen lấn xô đẩy nhau.
3. Hoạt động 3: hồi tĩnh.
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu khởi động tay và các kiểu đi: đi thường, đi kiểng got, đi khom, chạy, hai tay lên cao, xoay bắp vai.
- Thực hiện 4 lần 4 nhịp.
- Thực hiện 4 lần 4 nhip.
- Thực hiện 2 lần 4 nhip.
- Thực hiện 2 lần 4 nhip.
- Trẻ chú ý nghe cô.
- Trẻ xem cô thực hiện.
- Trẻ xem cô thực hiện và nghe cô giải thích.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Hít thở nhẹ nhàng.
Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2010
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
ĐỀ TÀI: THƠ “LÀM BÁC SĨ”.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Nghe và thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Cảm nhận được vần điệu bài thơ, diễn cảm khi đọc thơ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe để không bị bệnh.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa.
- Tranh chữ to.
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu
- Hát “cháu yêu cô thợ dệt”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Cô cũng có 1 bài thơ nói về nghề bác sĩ, nghề chữa bệnh. Cô sẽ dạy các con đọc nha.
2. Hoạt động 2: Trẻ đến với thơ
- Cô đọc thơ lần 1lời to rõ và thật diễn cảm.
- Bài thơ “ làm bác sĩ ” của tác giả
- Cô giải thích nội dung bài thơ cho cháu hiểu. Bài thơ nói về 1 em bé thích làm khám bệnh, bé mời mẹ làm bệnh nhân để bé khám bệnh, đó cũng là ước mơ của bé trong tương lai sẽ làm bác sĩ.
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh minh họa.
3.Hoạt động 3: Cùng nhau thảo luận
- Cô đọc bài thơ gì? Của ai?
- Em bé mời ai làm bệnh nhân để khám bệnh?
- Bác sĩ là em bé nói mẹ bị bệnh gì?
- Tại sao mẹ lại bệnh?
- Bác sĩ cho uống thuốc gì?
- Mẹ hỏi bác sĩ chuyện gì?
- Bác sĩ cho uống gì?
- Như vậy các con phải biết giữ gìn sức khỏe, không đi đầu nắng để không bị bệnh.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ cùng cô diễn cảm.
- Cô cho trẻ minh họa bài thơ.
* Kết thúc: chơi “con thỏ” và cùng cô thu dọn đồ dùng.
- Trẻ hát cùng cô.
- “ Cháu yêu cô thợ dệt”
- Trẻ chú ý nghe cô.
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Trẻ nghe cô nói tê tác giả và giảng nội dung bài thơ.
- Trẻ nghe cô đọc thơ và xem tranh minh họa
- Trẻ trả lời.
- Mời mẹ
- Bệnh ho.
- Đầu đi nắng.
- Thuốc ngọt với nước sôi.
- “ Sổ mũi uống thuốc gì?”
- Uống sữa với bánh mì
-
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010
HOẠT ĐỘNG 

File đính kèm:

  • docchu de nhe nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan