Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn.
-Giữ gìn vệ sinh quần áo sạch sẽ.
- Cầm lược khi chải tóc.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: (01 tuần) Tuần thứ 15; Thực hiện từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 12 năm 2014 Lĩnh vực phát triển Chỉ số Mục tiêu Nội dung Hoạt động PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1 9 14 18 - Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh - Trẻ vận động nhanh, nhẹn, khéo léo khi chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong 10 giây. - Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt trong một số hoạt động: Vẽ, , lắp ghép... - Trẻ thực hiện tốt một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt khi được nhắc nhở. - Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn, chân.... - Chạy chậm 60-80m - Lắp ghép các hình - Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng. - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. - Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn. -Giữ gìn vệ sinh quần áo sạch sẽ. - Cầm lược khi chải tóc. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Hoạt động có chủ đích và hoạt động thể dục sáng với dụng cụ: Cờ, nơ, bóng, kết hợp với nhạc. - Chạy chậm 60-80m +TCVĐ: Chuyền bóng qua 2 bên - Sử dụng bút vẽ, tô màu một số sản phẩm, công dụng của các nghề. - HĐG: Xếp hình- lắp ghép: Xếp những bức tranh về ngành nghề - lắp ghép đồ chơi, dụng cụ, sản phẩm của nghề. - Thực hiện rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt sau khi chơi và làm việc. - Có thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh - Khóa nước sau khi sử dụng - Giữ quần áo luôn sạch sẽ, biết thay khi bị bẩn, ẩm ướt. - Đầu tóc gọn gàng, chải tóc khi tóc rối, sau khi ngủ dậy. - Dội nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi quy định. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 32 42 - Trẻ kể tên, công việc, công cụ, sản phẩm / ích lợi của một số nghề phổ biến trong xã hội. - Trẻ biết so sánh và sắp xếp theo quy tắc ít nhất 3 đối tượng. - Nói được một số từ khái quát chỉ tên, công việc, công cụ , sản phẩm / ích lợi của một số nghề phổ biến trong xã hội. - Tên gọi, các hoạt động của các nghề gần gũi, quen thuộc. - Đặc điểm và sự khác nhau của các nghề - Nói được các từ dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất - Tìm hiểu nhận biết một số nghề trong xã hội: Nghề xây dựng - Xem tranh, xem phim ảnh về một số hoạt động của các nghề gần gũi. - Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề. + Trò chơi: Thi chọn đúng - So sánh sắp xếp thứ tự chiều dài 3 đối tượng. + Trò chơi: Ai mà tài thế; ai đếm đúng; có bao nhiêu đồ dùng... PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 57 63 - Trẻ biết đọc thơ, ca dao, đồng dao , tục ngữ, hò vè - Trẻ biết giữ gìn sách - Trẻ đọc thuộc thơ, ca dao, đồng dao , tục ngữ, hò vè - Trẻ nói được nội dung bài thơ, ca dao, đồng dao , tục ngữ, hò vè để người nghe có thể hiểu được - Biết giữ gìn sách cẩn thận. - Biết lật giở sách nhẹ nhàng, không làm nhăn, rách sách. - Biết đọc xong xếp lên giá sách gọn gàng - Đọc ca dao, đồng dao, câu đố, tục ngữ,vè về chủ đề * Thơ: Ước mơ của bé; . - Xem tranh, sách truyện các ngành nghề trong xã hội. - Kể chuyện sáng tạo: kể chuyện theo tranh, kể chuyện bằng kinh nghiệm của trẻ, kể về công cụ sản phẩm một số nghề. - Kể về nghề nghiệp của bố mẹ. - Trò chuyện, xem tranh một số nghề trong xã hội. - Lật sách nhẹ nhàng, xếp ngay ngắn sau khi đọc, biết giữ gìn sách. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 66 67 72 - Trẻ biết chú ý lắng nghe, tỏ ra thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc. - Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ, nặn, cách phối hợp các màu sắc tạo thành sản phẩm - Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm khi nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm. - Chú ý lắng nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát. - Tỏ ra thích thú khi nghe cô hát, hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc. - Hát đúng giai điệu, lời ca. - Hát rõ lời, thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét nặt, điệu bộ. - Hát tự nhiên thể hiện tình cảm của bài hát qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt - Biết sử dụng các kỹ năng vẽ các nét thẳng, xiên, ngang cong, tròn để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa. - Phối hợp các kỹ năng tô màu để tạo nên sản phẩm có màu sắc, kích thước, bố cục hợp lý. - Tô màu đều. Không chờm ra ngoài nét vẽ. - Nghe băng, đĩa nhạc hát các bài hát về một số nghề. - Cô hát cho trẻ nghe các bài hát ca ngợi về các nghề và sản phẩm một số nghề... - Trẻ hát đúng giai điệu, thuộc các bài hát trong chủ đề. - Dạy hát: Cháu yêu cô chú công nhân; - Trò chơi: Hãy hát tiếp; - Tô màu một số dụng cụ, sản phẩm nghề xây dựng. - Vẽ, nặn, , tô màu, một số hình ảnh, dụng cụ, sản phẩm các ngành nghề. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI 86 89 - Trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. - Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để thực hiện hoạt động chung (Chơi, trực nhật) - Chào hỏi lễ phép với mọi người. - Dùng lời nói cử chỉ lễ phép trong giao tiếp (Chào hỏi, cám ơn, xin lỗi..) - Nói lời cám ơn, nhận lỗi, xin lỗi khi có lỗi đúng nới, đúng lúc - Cùng nhau bàn bạc thỏa thuận để thống nhất thực hiện theo ý chung. - Cùng chơi chung với nhau vui vẻ trong một nhóm bạn. - Tự giác thực hiện công việc trực nhật được cô phân công. - Có thói quen chào hỏi lễ phép, khi có khách đến nhà ,đến lớp. - Có cử chỉ, lời nói kính trọng lễ phép đối với người lớn. Yêu quý các cô bác làm nghề khác nhau. - Cám ơn khi được người khác giúp đỡ, biết nhận, và xin lỗi khi có lỗi. - Mạnh dạn đề xuất ý kiến, cùng nhau thảo luận vì mục đích chung và thống nhất thực hiện trong giờ chơi + ĐV: Bán hàng; + XDLR: Xây các kiểu nhà; + TCDG: Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ, tập tầm vông; Thả đĩa ba ba, Giặt chiếu... - Phân công trực nhật trong nhóm và hoàn thành công việc với tinh thần tự giác. Chủ đề nhánh: (01 tuần) Tuần thứ 15; Thực hiện từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 12 năm 2014 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Trò chuyện Điểm danh - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ. - Cô cùng trẻ trò chuyện về một số nghề phổ biến quen thuộc. - Trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của bố mẹ mình. - Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh về nghề xây dựng. - Trò chuyện với trẻ công việc, dụng cụ và sản phẩm của nghề. - Trò chuyện về ước mơ của trẻ với nghề nghiệp - Gợi ý cho trẻ phát hiện xem hôm nay bạn nào vắng. Thể dục sáng * Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn bằng nhiều hình thức và kết hợp các kiểu chân * Bài tập phát triển chung: - Hô hấp 3: Thổi bóng bay - Tay vai 3 : Đưa tay ra trước gập khủyu tay - Chân 3 : Đứng khuỵu gối - Bụng 3 : Đứng quay người sang hai bên - Bật 3 : Bật tiến về phía trước * Hồi tỉnh: - Hít thở nhẹ nhàng không khí trong lành. Hoạt động có chủ đích - Vẽ, tô màu một số dụng cụ của nghề xây dựng. - Trò chuyện về nghề xây dựng. - So sánh sắp xếp thứ tự chiều dài 3 đối tượng - PTVĐ: Chạy chậm 60-80 m - Thơ: “ Ước mơ của bé” - Dạy hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” Hoạt động ngoài trời * Quan sát tranh vẽ về nghề xây dựng. * Trò chuyện về những vật liệu xây dựng. * Trò chuyện về nghề xây dựng. * Trò chuyện về những dụng cụ của nghề xây dựng. * Chơi hát nối tiếp các bài hát về chủ đề + TCVĐ: Kéo co, Lăn bóng, Ai ném xa nhất. + TCDG: Lộn cầu vồng, Dung dăng dung dẻ, Giặt chiếu Hoạt động góc * Góc phân vai : Cửa hàng vật liệu xây dựng. 1. Mục đích yêu cầu: - Cháu biết và thể hiện được công việc của nhân viên bán hàng. Biết tên các loại vật liệu dùng để xây dựng và công dụng của chúng. - Trẻ có kỹ năng mời chào khách mua hàng, biết cách sắp xếp các loại vật liệu. - Giáo dục cháu biết giữ trật tự khi chơi, không chen lấn xô đẩy nhau. 2. Chuẩn bị: - Một số dụng cụ, nguyên liệu của chú thợ xây : bay, bàn chà, lưới sản cát, gạch, bao xi măng, tiền bằng giấy. 3. Hướng dẫn: * Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. - Muốn xây nhà được thì phải cần có gì? Vậy các con có thích chơi ở cửa hàng vật liệu xây dựng không? - Cửa hàng bán vật liệu xây dựng, trưng bày các loại nguyên vật liệu nào? Gợi ý cùng trẻ về tên gọi của những vật liệu dùng để xây dựng và công dụng của chúng. - Công việc của người bán hàng là gì? Người bán hàng phải biết làm gì khi khách đến mua hàng? - Muốn mua hàng thì phải làm sao? Cần có gì? Còn khách hàng khi mua xong phải làm gì? * Cháu bàn bạc phân vai chơi và về góc chơi. - Bao quát trong quá trình trẻ chơi, nhắc trẻ thái độ, hành vi văn minh lịch sự trong khi chơi. * Cô tập trung trẻ và nhận xét - Cô hỏi trẻ: các con vừa chơi gì? Cô gợi ý cho cháu nói . - Cô và trẻ nhận xét vai chơi và nhóm chơi: khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. * Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết ngôi nhà có mái nhà, bức tường, cửa ra vào, hàng rào - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu như: Gạch, hàng rào, cây xanh, hộp sữa, mái nhàđể xây ngôi nhà, xung quanh có hàng rào, cây xanh. Biết phối hợp cùng bạn để xây ngôi nhà. - Giáo dục cháu biết nhường bạn, giúp đỡ nhau trong khi chơi. 2. Chuẩn bị: Hộp giấy, hủ sữa, cây xanh, bông hoa, bộ lắp ghép nhà 3. Hướng dẫn: * Chơi trò chơi: Những ngòn tay nhúc nhích. - Xây nhà cháu xây những gì? - Cháu cần những nguyên vật liệu gì để xây? - Cháu xây như thế nào? * Cháu nhận vai chơi theo ý thích. - Cô cho cháu vào góc chơi. - Cô bao quát hướng dẫn trẻ sáng tạo khi chơi - Trẻ phối hợp nhịp nhàng với nhau để giúp hoàn thành vai chơi của mình. * Cô cùng cháu tập trung vào góc xây dựng - Lớp nhận xét góc chơi. Đóng góp ý kiến cho nhóm xây dựng. - Cô nhận xét chung lại, bổ sung những hạn chế để lần sau xây tốt hơn. * Góc nghệ thuật: Nặn, vẽ, tô màu dụng cụ nghề xây dựng: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết vẽ, nặn 1 số dụng cụ nghề xây dựng và công dụng của dụng cụ nghề xây dựng đó. - Trẻ biết dùng kỹ năng vẽ các nét cong, thẳng, xiên,tô màu không lem. Và kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt để nặn một số dụng cụ nghề xây dựng. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình. 2. Chuẩn bị: - Giấy, bút màu, đất nặn, bảng con, khăn lau tay. 3. Hướng dẫn: * Hát bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Chú công nhân thì làm gì? Muốn xây nhà được thì chú cần những gì? - Cô gợi ý và cho trẻ xem tranh và mẫu nặn 1 số dụng cụ nghề xây dựng. - Cho trẻ gọi tên các dụng cụ - Cô hướng dẫn cháu cách vẽ, tô màu, và nặn các dụng cụ nghề xây dựng. - Trẻ dùng đất nặn sử dụng kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt nặn dụng cụ nghề xây dựng. - Sử dụng kỹ năng gì để vẽ? Tô màu đẹp phải tô như thế nào? - Nhắc cháu ngồi đúng tư thế, cầm bút tay phải. * Cho cháu về góc chơi, cô bao quát trẻ chơi - Cô bao quát giúp trẻ sáng tạo khi nặn, vẽ. - Khuyến khích tô đều, sử dụng nhiều màu để tô. * Cô gợi ý để trẻ nêu nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. - Cô nhận xét kỹ năng và khen cháu. - Khi làm được sản phẩm con phải làm sao? - Cô nhắc cháu thu dọn đồ chơi. * Góc học tập: Đếm số lượng dụng cụ nghề.Lắp ghép dụng cụ nghề 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đếm và lắp ghép dụng cụ các nghề và biết được đặc điểm của mỗi nghề. - Trẻ nói và đặt được số lượng tương ứng sau khi đếm dụng cụ nghề. Trẻ lắp ghép được các mảnh rời dụng cụ nghề với nhau. - Trẻ tích cực tham gia luyện tập và tập trung chú ý làm đúng theo yêu của cô. 2. Chuẩn bị: - Một số dụng cụ các nghề tô màu bằng bìa cứng cắt rời thành nhiều mảnh; Lô tô một số dụng cụ các nghề đủ cho trẻ chơi. 3. Hướng dẫn: * Đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” - Vậy lớn lên các con thích làm nghề gì? - Vậy bây giờ mình cùng lắp ghép và đếm dụng cụ của các nghề nha! - Cô gợi ý cho trẻ đếm và đặt số tương ứng. - Biết chọn và đếm các dụng cụ cùng nghề với nhau. - Hướng dẫn cho trẻ lắp ghép các mảnh rời lại với nhau. * Cháu chọn vai và vào góc chơi. - Trẻ xếp số dụng cụ nghề và đếm, đặt số tương ứng. - Trẻ lắp ghép các mảnh rời cho đúng hình dụng cụ nghề. - Cô quan sát và giúp trẻ thực hiện đúng. - Nhắc cháu tập trung chú ý làm đúng theo yêu của cô. * Cô gợi ý cho cháu nhận xét sản phẩm của mình, của bạn - Cô nhận xét lại buổi chơi, vai chơi và khen trẻ kịp thời. * Góc thư viện: Xem sách, tranh truyện về nghề xây dựng. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tranh truyện của chủ đề, biết được các dụng cụ, công dụng và ý nghĩa của nghề xây dựng. - Trẻ nêu được công việc, dụng cụ, công dụng của nghề. Biết lật sách nhẹ nhàng khéo léo không làm gấp góc sách, cầm sách đúng chiều. - Biết yêu thương quý trọng các cô chú công nhân. biết giữ gìn sách truyện cẩn thận và nhường nhịn bạn khi xem. 2. Chuẩn bị - Góc thư viện có đầy đủ sách truyện về chủ đề. 3. Hướng dẫn +Hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Bài hát nói về gì vậy các con? - Các chú công nhân thì làm gì? - Vậy để xây được nhà cao tầng thì các chú cần những dụng cụ gì? - C/c có biết công dụng của cái bay ( bàn chà, xẻng,) không? - Vậy c/c có yêu quý các chú công nhân xây dựng không? Vì sao? - Khi chọn sách tranh truyện, con chọn chủ đề gì? - Lật sách xem phải làm sao? - Xem xong con phải như thế nào? - Cô cũng chuẩn bị rất nhiều sách, tranh truyện về nghề xây dựng các con có muốn xem không? + Cháu nhận vai chơi theo ý thích - Cháu vào góc chơi - Cô bao quát cháu. - Khi cháu đang xem cô gợi ý hỏi trẻ: Xem gì? Cai1 này dùng để làm gì?... + Cô cho trẻ nhận xét góc chơi - Cô nhận xét lại buổi chơi, giúp trẻ chơi tốt hơn ở lần chơi sau * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cây xanh có lợi cho sức khỏe, giúp cho trường lớp thêm đẹp. - Trẻ biết tỉa lá vàng, tưới cây gọn gàng không vung vãi nước tung tóe - Biết chăm sóc cây, hoa cẩn thận, giữ gìn bảo vệ cây xanh. 2. Chuẩn bị - Cây xanh trong góc thiên nhiên. - Dụng cụ để tưới: Xô, nước, ca, kéo 3. Hướng dẫn * Chơi: “ Gieo hạt ” - Con vừa gieo hạt trồng được gì ? - Cây xanh, bông hoa... giúp gì cho ta? - Để cây xanh, bông hoa luôn đẹp, phải giữ gìn, bảo vệ như thế nào? - Khi chăm sóc cây, con chăm sóc như thế nào? - Để cây xanh tốt không bị héo con làm gì? - Khi lau lá dơ, để lá không bị hư con lau làm sao? - Con dùng gì để tỉa lá vàng? - Khi tưới nước cho cây con có làm vung vãi nước ra nhà không? * Cháu nhận vai chơi theo ý thích - Cháu vào góc thực hiện chăm sóc - Cô bao quát giúp đỡ, gợi ý cháu thực hiện * Cô gợi ý cho trẻ nhận xét cách chăm sóc - Cô nhận xét lại cách chăm sóc, giúp trẻ thực hiện lần sau tốt hơn. Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa. - Vệ sinh : Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh có thói quen chải răng sau khi ăn cơm . - Ăn trưa : Trẻ ăn ngon miệng, sau khi ăn biết tự đi đánh răng, đi vệ sinh rồi đi ngủ. - Ngủ trưa : Trẻ ngủ ngon giấc, dậy đúng giờ, không nói chuyện. - Ăn phụ chiều: Trẻ ăn hết xuất, không bỏ thừa . Hoạt động chiều - Trò chuyện về công việc của chú công nhân xây dựng. + Ôn kỹ năng vẽ, tô màu dụng cụ xây dựng. - So sánh sắp xếp thứ tự chiều dài 3 đối tượng + Ôn trò chuyện về công việc của chú công nhân xây dựng - Bé tập làm nội trợ: Dạy trẻ cách pha nước cam. + Thực hành vở bé vui học toán - Dạy thơ: “ Ước mơ của bé” + Nha học đường: Ôn thao tác chải răng - Dạy hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Giáo dục lễ giáo: Dạy trẻ biết quí trọng các sản phẩm do người lao động làm ra. + Ôn các bài hát trong chủ đề động làm ra. Vệ sinh trả trẻ - Biết vệ sinh tắt nước trước khi ra về. - Biết kiểm tra đồ dùng cá nhân khi ra về. Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch Đoàn Kim Nhung Nguyễn Thị Thanh Hưởng KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ hai ngày 08 tháng 12 năm 2014 1. Đón trẻ, trò chuyện: - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp hướng trẻ cất đồ dùng cá nhân. ◦ Trò chuyện cùng trẻ về nghề xây dựng. + Cô gợi ý cho trẻ kể về công việc của nghề xây dựng . + Thế trong gia đình con, ba con làm gì? 2. Hoạt động có chủ đích: TẠO HÌNH: (chỉ số 72) Mẫu I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ gọi tên và biết các dụng cụ và công dụng của nghề xây dựng. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học: nét cong tròn, nét xiên, nét thẳng, nét ngang để vẽ một số dụng xây dựng. Tô màu đều không lem ra ngoài. - Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng các chú công nhân. II.Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô và cháu : Mẫu của cô, máy hát. + Đồ dùng của cháu: Bút màu, tập. + Tích hợp - Bài hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Trò chuyện về nghề xây dựng. III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động trẻ 1. Ổn định: - Lớp hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - C/c vừa hát bài hát gì? - Bài hát nhắc đến ai? - Chú công nhân làm gì? - Để xây được thì các chú cần có những gì? 2. Nội dung 2.1 Hoạt động 1:Quan sát mẫu + Đàm thoại À, đó được gọi là các dụng cụ xây dựng. Cô cũng có bức tranh vẽ một số dụng cụ xây dựng c/c cùng xem nha! + Cô giới thiệu mẫu: - Trong bức tranh của cô có những gì? - Cô chỉ và hỏi trẻ: Cái gì đây? Dùng để làm gì? - C/ c có nhận xét gì về bức tranh? - Vậy các con có thích vẽ những dụng cụ này không? - Để vẽ được những dụng cụ này thật đẹp c/c chú ý xem cô vẽ nha! + Cô hướng dẫn cách vẽ: - Để vẽ cái bay: trước tiên cô vẽ 1 nét xiên xuống từ trái qua phải, tiếp theo cô vẽ thêm 1 nét xiên lên nữa ở dưới cách nét xiên thứ 1 một đoạn dính liền với nét xiên thứ 1. Cô vẽ 1 nét thẳng từ trên xuống dưới nối 2 nét xiên lại với nhau. C/c thấy giống cái gì? Kế tiếp cô vẽ 1 nét ngang ngắn từ trái qua phải dính với nét thẳng, rồi cô vẽ thêm 1 nét thẳng ngắn từ trên xuống xuống dính với nét ngang. C/c đoán xem còn thiếu gì nữa? ( Cái cán cầm). Để vẽ cái cán cô vẽ 1 nét ngang từ trái qua phải dính với nét thẳng cô vừa vẽ, cô cũng vẽ tiếp 1 nét ngang thứ 2 ở dưới song song với nét thứ 1, Sau đó cô nối lại với nhau bằng 1 nét thẳng. - Đây là cái gì? - Hướng dẫn cách vẽ cái bàn chà, cái xẻng với các kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng,nét ngang,.. - C/c thấy cô vẽ có khéo không? - Để các dụng cụ thêm đẹp, cô sẽ tô màu, cô tô màu đều tay, tô khéo không lem ra ngoài. Cô đã vẽ và tô màu xong các dụng cụ rồi nè, các con thấy có đẹp không? - Vậy để vẽ được các dụng cụ xây dựng các con sử dụng kỹ năng gì? - Bây giờ chúng ta cùng về bàn vẽ nhé! 2.2 Hoạt động 2: Cháu thực hiện - Cháu vào bàn cô nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, cách cầm bút. - Động viên trẻ vẽ đẹp và tô màu không lem ra ngoài. - Báo sắp hết giờ. - Hết giờ. 2.3 Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm - Cô gợi hỏi để trẻ nêu nhận xét về tranh của mình và của bạn. - Cô nhận xét kỹ năng và khen cháu. - Các con vừa vẽ về gì nè? - Các chú công nhân xây dựng đã dùng những dụng cụ này để xây nên những ngôi nhà, công trình thật đẹp và chắc chắn cho chúng ta ở, chúng ta học và vui chơi, Vậy c/c có yêu quý các chú công nhân xây dựng không? Vì sao? 3. Kết thúc: - Đọc thơ : “ Bé làm thợ xây” - Lớp hát - Cháu trả lời - Cháu kể: cái bay, cái bàn chà, xẻng, - Cháu trả lời. - Cháu trả lời. - Cháu chú ý quan sát, lắng nghe. - Cháu trả lời. - Cháu trả lời. - Cháu trả lời. - Cháu hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” về bàn vẽ. - Cháu vẽ - Trẻ nêu nhận xét. - Cháu trả lời. - Cháu trả lời theo hiểu biết. - Lớp đọc thơ vào nghỉ. 3. Hoạt động chuyển tiếp: - Trò chơi: Tập tầm vông 4. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát tranh vẽ một số dụng cụ nghề xây dựng. - TCVĐ: Lăn bóng. - TCDG Tập tầm vông. - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. 5. Hoạt động góc: * Góc trọng tâm: + Góc phân vai : Cửa hàng vật liệu xây dựng. (chỉ số 89) 1. Mục đích yêu cầu: - Cháu biết và thể hiện được công việc của nhân viên bán hàng. Biết tên các loại vật liệu dùng để xây dựng và công dụng của chúng. - Trẻ có kỹ năng mời chào khách mua hàng, biết cách sắp xếp các loại vật liệu. - Giáo dục cháu biết giữ trật tự khi chơi, không chen lấn xô đẩy nhau. 2. Chuẩn bị: - Một số dụng cụ, nguyên liệu của chú thợ xây : bay, bàn chà, lưới sản cát, gạch, bao xi măng, tiền bằng giấy. 3. Hướng dẫn: * Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Chú công nhân làm gì? - Muốn xây nhà được thì phải cần có gì? Vậy các con có thích chơi ở cửa hàng vật liệu xây dựng không? - Cửa hàng bán vật liệu xây dựng, trưng bày các loại nguyên vật liệu nào? Gợi ý cùng trẻ về tên gọi của những vật liệu dùng để xây dựng và công dụng của chúng. - Công việc của người bán hàng là gì? Người bán
File đính kèm:
- Nghe nghiep hnghe xay dung.docx