Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Tìm hiểu về công việc của bác nông dân

1/ Kiến thức

- Trẻ biết tên nghề nghiệp, biết 1 số đặc điểm của nghề như: nơi làm việc, một số công cụ lao động, đồ dung và một số sản phẩm của nghề nông.

- Trẻ biết quá trình làm ra lúa gạo của bác nông dân (gieo mạ, làm cỏ, bón phân, gặt.).

- Trẻ biết lúa, gạo có nhiều chất dinh dưỡng.

2/ Kĩ năng

- Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng.

- Trẻ có kĩ năng quan sát, bắt đầu tập cho trẻ đặt câu hỏi với cô và với bạn.

- Trẻ có kĩ năng làm việc theo nhóm.

3/ Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý bác nông dân.

- Giáo dục trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn.

 

docx3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 45334 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Tìm hiểu về công việc của bác nông dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG 20/11
Môn: Khám phá khoa học
Chủ điểm: Ngề nghiệp
Đề tài: Tìm hiểu về công việc của bác nông dân.
Lữa tuổi: Mẫu giáo lới (5-6 tuổi)
Số lượng: 25 -30 trẻ.
Thời gian: 25-30 phút.
Người dạy: 
I/ Mục đích – yêu cầu
1/ Kiến thức
Trẻ biết tên nghề nghiệp, biết 1 số đặc điểm của nghề như: nơi làm việc, một số công cụ lao động, đồ dung và một số sản phẩm của nghề nông.
Trẻ biết quá trình làm ra lúa gạo của bác nông dân (gieo mạ, làm cỏ, bón phân, gặt...).
Trẻ biết lúa, gạo có nhiều chất dinh dưỡng.
2/ Kĩ năng
Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng.
Trẻ có kĩ năng quan sát, bắt đầu tập cho trẻ đặt câu hỏi với cô và với bạn.
Trẻ có kĩ năng làm việc theo nhóm.
3/ Thái độ
Giáo dục trẻ biết yêu quý bác nông dân.
Giáo dục trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn.
II/ Chuẩn bị
Địa điểm tổ chức – đội hình dạy trẻ:
Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát đủ ánh sang.
Đội hình: Trẻ ngồi trên ghế theo hình chữ U
Đồ dùng:
Tranh về công việc của bác nông dân: cày ruộng, cấy lúa, gặt lúa
Một số dụng cụ lao động: cuốc, cày, bừa, xẻng, liềm (có thể vật thật, đồ chơi, tranh ảnh)
Một số sản phẩm lao động: gạo, lạc, đỗ, khoai, rau, củ, quả
1 số ảnh của các nghề khác. (nghề y, nghề giáo)
Lô tô về dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
III/ Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổng định tổ chức
Giáo viên tổ chức cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “lớn lên cháu lái máy cày”
- Ai đã làm hạt thóc, hạt gạo?
2. Quan sát và đàm thoại
* Quan sát và đàm thoại tranh:
- Cho trẻ quan sát Slide trên tivi: bác nông dân, công nhân, bác sĩ lên bảng, cho trẻ quan sát và chọn tranh về bác nông dân
+ Tranh nào là tranh về bác nông dân?
+ Con nhìn xem bác nông dân đang làm việc ở đâu?
* Bây giờ cô sẽ cố một trò chơi, cả lớp có muốn cùng chơi vơi cô không. Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội, mỗi đội cô sẽ phát cho một bức tranh:
- Đội Xanh sẽ chon bức tranh về công cụ lao động của bác nông dân.
- Đội Vàng sẽ chọn những bức tranh về sản phẩm của bác nông dân làm ra.
Sau khi hết thời gian từng đội sẽ cử một bạn nhóm trưởng lên nói kế quả của đội mình cho cả lớp nghe.
+ Bác đang làm gì? (kết hợp chỉ các tranh trẻ đã chọn)
+ Ngoài làm những việc trên bác còn làm gì?
- Để làm những công việc đấy thi bác nông dân cần chuẩn bị nhữn đồ dung gì?
+ Giáo viên đưa 1 khay đồ dung cho trẻ chọn các đồ dùng của nghề nông.
+ Giáo viên đưa tranh có cái cầy, cái bừa dùng để làm gì?
=> Cái cầy cái bừa dùng để làm cho đất tơi xốp lên. Bác nông dân thường nhờ con trâu đi cầy cùng. (Trâu ơi ta bảo trâu này). Ngày nay cái cầy cái bừa được làm bằng máy để bác nông dân đỡ mệt hơn.
+ Giáo viên đưa cái liềm (vật thật). Đố các con biết đây là cái gì? Dùng để làm gì? (Nếu trẻ không biết cô có thể giới thiệu).
+ Bác nông dân sử dụng cái liềm như thế nào? (kết hợp cô làm động tác cầm liềm bằng tay phải, cắt lúa).
+ Giáo viên cho trẻ chọn tranh cái cuốc, cái bình tưới cây. Đây là gì? Dùng vào việc gì?
- Giới thiệu cho trẻ biết quá trình làm ra lúa gạo:
 + Để làm ra các hạt lúa, hạt thóc thì bác phải làm rất nhiều các công việc. Các con thử nhìn xem bác làm những công việc đó như thế nào?
 + Giáo viên treo các tranh theo thứ tự. (cầy, bừa, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc [nhổ cỏ, bón phân, lấy nước] gặt lúa, đập lúa, phơi thóc, cho vào máy sát)
 + Giáo viên đưa cho trẻ xem, sờ 2 giá: 1 giá thóc, 1 giá gạo. Các con thấy hạt thóc, hạt gạo như thế nào?
- Ngoài việc làm ra lúa, gạo bác nông dân còn làm ra những sản phẩm gì?
=> Mọi công việc của bác nông dân người ta gọi đó là nghề nông.
- Giáo viên hỏi trẻ: con có thể giúp bác nông dân được không, giúp được những việc gì?
=> Nhờ có bác nông dân mà tất cả mọi người chúng ta có thóc gạo, rau quả, thức ăn hàng ngày. Chúng ta phải biết ơn các bác nông dân.
(Giáo viên bật cho trẻ nghe bài “cháu yêu bác nông dân”
* Luyện tập
Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh
- Cô chia lớp thành 3 đội: Nắng sớm, lúa mới và thóc vàng. Cô có tranh vẽ công việc, dụng cụ, sản phẩm của bác nông dân. Nhiệm vụ của các đội là chọn theo đúng yêu cầu của cô. Đội nào chọn nhanh, đúng sẽ là đội thắng . Ví dụ: Đội thóc mới sẽ chon cho cô những sản phẩm mà bác nông dân làm ra.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần (đưa ra yêu cầu lựa chọn khác nhau)
Trò chơi 2:Ai tinh mắt.
- Cô có bức tranh về quá trình làm ra hạt lúa, gạo của bác nông dân. Nhiệm vụ của các đội sẽ sắp xếp theo thứ tự công việc.
Kết thúc.
 Cho trẻ nghe bài hát
Trẻ vừa hát vừa vỗ tay đi về chỗ
- Bác nông dân.
- Trẻ chú ý nhìn, xem, chỉ.
- 3-4 trẻ tìm các tranh bác nông dân đang gặt lúa, bó thóc
- Trẻ tự trả lời: bác nông dân đang làm việc ngoài đồng, ngoài ruộng, ngoài vườn
- Trẻ tự trả lời: bác nông dân đang rắc phân đang phơi thóc, đang cầy ruộng
- Trồng rau, tưới cây, cuốc đất
- Trẻ tự trả lời: cầy, cuốc
- Trẻ chọn đồ dùng: cầy, cuốc, bừa, liềm
- Trẻ tự trả lời: làm đất, cầy ruộng.
- Trẻ trả lời: cái liềm, dùng để cắt lúa.
- Trẻ trả lời: cầm liềm bằng tay phải và cắt lúa
- Trẻ trả lời: cái cuốc, cái bình tưới cây. Dùng để cuốc đất, tưới cây.
- Trẻ nhìn, xem cô treo tranh theo thứ tự.
- Trẻ nhìn tranh nói thứ tự các việc.
- Trẻ nhìn, sờ Hạt gạo thì trơn, hạt thóc sần, rát, có vỏ
- Bác trồng rau, nuôi lợn, gà
- Trẻ tự trả lời: Cháu có thể giúp bác, giúp bác tưới cây, rót nước mời bác, khi ăn không làm rơi vãi.
- Trẻ thực hiện chơi từ 2-3 lần theo yêu cầu của cô.
Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docxHoi giang 2011.docx