Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nhánh 3: Nghề bác sĩ - Vũ Ngọc Mến

a.Dạy hát:Cô giáo miền xuôi. Ns Mộng Lân

-Cô hát mẫu lần 1: kết hợp cử chỉ, điệu bộ

+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?

-Cô hát lần 2: kết hợp với nhạc

+Bài hát nói về điều gì?

+Giảng nội dung: Bài hát nói về cô giáo là người chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, cô còn dạy các con hát, kể chuyện nữa. Vì vậy các con phải yêu quí, kính trọng cô giáo.

-Cô hát mẫu lần 3: kết hợp nhạc

+Mời trẻ hát cùng cô lần 1 không nhạc.

+Cô mời trẻ hát lần 2,3 kết hợp nhạc đệm.

+Cô mời từng tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, các nhóm, cá nhân lên hát.( Trong khi hát cô chú ý sửa sai cho trẻ).

+Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả bài hát?

b. Nghe hát: Bác đưa thư vui tính. Ns Hoàng Lân

-Cô hát lần 1: không nhạc

+Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?

+Cô giảng nội dung: Bài hát nói về công việc của bác đưa thư. Em bé rất là ngoan đã biết cảm ơn khi Bác đưa thư cho bố mình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5847 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nhánh 3: Nghề bác sĩ - Vũ Ngọc Mến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN NHÁNH 3: Nghề bác sĩ
 Thời gian thực hiện : (Từ 1/12 đến 6/12)
 Người thực hiện: Vũ Ngọc Mến
Thời gian
Tên bài
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
 Cách tiến hành
Thứ 2
(1/12)
HĐÂN:
DH:Cô giáo miền xuôi. Ns Mộng Lân
NH: Bác đưa thư vui tính. Ns Hoàng Lân
TC: “Ai nhanh nhất”
KT
:-Trẻ thuộc tên bài hát, tác giả bài hát.
-Trẻ thuộc lời bài hát.
KN:
 -Trẻ hát đúng, rõ lời theo nhịp bài hát.
-Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ giai điệu bài hát.
-Thể hiện tình cảm khi hát, thể hiện điệu bộ minh họa theo bài hát. 
TĐ: 
-Giáo dục trẻ có tình cảm kính trọng các cô giáo và người lớn.
*MTNL: Trang trí theo chủ điểm.
Địa điểm: Trong lớp học
Đội hình: Trẻ ngồi hình chữ U
CB của cô: Đĩa nhạc bài hát “Cô giáo miền xuôi, Bác đưa thư vui tính”.
HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
-Cô và trẻ trò chuyện về nghề bác sĩ.
HĐ2: Nội dung
a.Dạy hát:Cô giáo miền xuôi. Ns Mộng Lân
-Cô hát mẫu lần 1: kết hợp cử chỉ, điệu bộ
+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
-Cô hát lần 2: kết hợp với nhạc 
+Bài hát nói về điều gì?
+Giảng nội dung: Bài hát nói về cô giáo là người chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, cô còn dạy các con hát, kể chuyện nữa. Vì vậy các con phải yêu quí, kính trọng cô giáo. 
-Cô hát mẫu lần 3: kết hợp nhạc
+Mời trẻ hát cùng cô lần 1 không nhạc.
+Cô mời trẻ hát lần 2,3 kết hợp nhạc đệm.
+Cô mời từng tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, các nhóm, cá nhân lên hát.( Trong khi hát cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả bài hát?
b. Nghe hát: Bác đưa thư vui tính. Ns Hoàng Lân
-Cô hát lần 1: không nhạc
+Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
+Cô giảng nội dung: Bài hát nói về công việc của bác đưa thư. Em bé rất là ngoan đã biết cảm ơn khi Bác đưa thư cho bố mình. 
-Cô hát lần 2:kết hơp minh họa
+Các con có yêu quí bác đưa thư không?
-Lần 3: Cô mở nhạc có lời cho trẻ nhún theo nhịp bài hát.
+Giáo dục: chúng mình phải yêu quí, kính trọng bác đưa thư vì bác đã rất vất vả mới mang được thư đến cho mọi người. 
*TC:”Ai nhanh nhất”
-Cách chơi: Cô để 5 ghế và mời 5 bạn lên chơi.Yêu cầu khi nghe xong một bản nhạc, có tín hiệu là tiếng xắc xô trẻ chạy nhanh vào ghế, trẻ nào không tìm thấy ghế là thua cuộc.(Mỗi lần trẻ hát cô cất dần ghế) 
-Luật chơi: Bạn thua phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp.
-Nhận xét, tuyên dương trẻ.
HĐ3: Kết thúc
Động viên, khen trẻ. Chuyển hoạt động khác.
Nhật ký trong ngày
.
Thứ 3
(2/12)
Tiết 1
HĐTD:
VĐ: Bật xa 30 cm
TC: Kéo co
Tiết 2
HĐVH:
Thơ: “Làm bác sĩ”. St Lê Ngân
KT:
-Trẻ nhớ tên VĐCB, tên TC
-Trẻ hiểu cách nhún bật bằng 2 chân, phối hợp vung tay để lấy đà bật nhảy và chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 nửa bàn chân trên
KN:
-Trẻ thể hiện động tác rõ ràng, khéo léo, chính xác.
-Rèn kĩ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập.
-Phát triển, rèn luyện các tố chất thể lực: khỏe, bền, nhanh, khéo.
TĐ:
 -Rèn tính mạnh dạn cho trẻ, hứng thú tham gia mọi hoạt động.
-Rèn tính tự lập,ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết.
KT:
-Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
-Hiểu nội dung bài thơ
KN:
-Trẻ đọc thuộc bài thơ, thể hiện tình cảm, xúc cảm qua từng câu thơ.
TĐ:
-Trẻ tích cực đọc thơ
-Trẻ yêu quí, kính trọng bác sĩ và người lớn
*MTNL: Trang trí theo chủ điểm
*Địa Điểm: Trong lớp, sàn sạch sẽ
*Đội hình: Vòng tròn, 6 hàng dọc, 2 hàng ngang đối diện nhau
Chuẩn bị của cô:
-Xắc xô, đề can dán 2 vạch song song cách nhau 30 cm
-Còi, một sơi dây thừng dài dài, khăn đỏ
Chuẩn bị của trẻ:
-Trang phục gọn gàng
*MTNL: Trang trí theo chủ đề
*Địa điểm: Trong lớp học
*Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U
*Chuẩn bị của cô:
Máy tính hình ảnh minh họa
HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
-Cô trò chuyện với trẻ về nghề bác sĩ
-Bạn nào đã từng đến bệnh viện để bác sĩ khám bệnh? 
-Vậy để có một cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải làm gì?
-Phải thường xuyên tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cơ thể và ăn hết phần cơm của mình.
HĐ2: Nội dung
a.Khởi động:
-Cho trẻ đi vòng tròn hát bài” Cháu yêu cô chú công nhân”. Kết hợp các kiểu đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, chạy chậm chạy nhanh rồi về hàng.
 b. Trọng động:
*BTPTC: Tập trên nền nhạc bài” Cháu yêu chú công nhân”
-ĐT tay: 2 tay đưa lên cao(2l x 4 nhịp)
-ĐT chân: 2 tay chống hông, co duỗi chân
-ĐT lườn: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người
-ĐT bật: bật lên cao
*VĐCB:Bật xa 30 cm
-Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
-Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích và phân tích động tác.
+ Đứng nghiêm trước vạch xuất phát. Mũi bàn chân sát mép vạch.Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” 2 tay đưa thẳng về phía trước. Khi có hiệu lệnh” bật” 2 tay đưa từ trước ra sau, đồng thời hơi khuỵu gối, nhún bật mạnh về phía trước qua vạch chuẩn. Sau đó đi về cuối hàng.( Chú ý tiếp đất nhẹ nhàng, mũi bàn chân tiếp đất trước, rồi đến cả bàn chân).
-Cô làm mẫu lần 3: Cô thực hiện lại động tác chậm, rõ và nhấn mạnh các động tác khó.
+Cô mời 1- 2 trẻ lên tập thử: Cả lớp quan sát và nhận xét
+Mời lần lượt trẻ lên tập 2- 3 lần( cô quan sát sửa sai cho trẻ)
+Cô cho 2 đội cùng thi đua với nhau 1-2 lần.
+Cô mời 1- 2 trẻ lên tập
+Cô khuyến khích, khen ngợi trẻ.
-Hỏi trẻ tên VĐCB là gì?
c. TCVĐ:Kéo co
-Cách chơi:Cô chia lớp làm 2 đội đứng về 2 phía của vạch, các con nắm chặt sợi dây. Khi có tiếng còi cất lên, tất cả thành viên trong đội kéo sợi dây về phía đội mình. Đội nào kéo cờ đỏ qua vạch về phía đội mình thì đội đó chiến thắng.
-Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần.
HĐ3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng xung quanh lớp vỗ tay theo nhịp bài”Cháu yêu cô chú công nhân”
HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
-Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp
+Hỏi trẻ mai lớn lên con muốn làm nghề gì?
HĐ2: Nội dung
-Cô có một bài thơ rất hay nói về một em bé muốn làm bác sĩ. Đó là bài thơ” Làm bác sĩ”của nhà thơ Lê Ngân.
-Cô đọc thơ cho trẻ nghe
+Lần 1: Cô đọc diễn cảm
+Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
+Bài thơ nói về ai?
-Giảng nội dung: Bác sĩ là người khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, giúp mọi người chữa khỏi bệnh. Vì vậy các con phải luôn yêu quí và kính trọng bác sĩ.
+Lần 2:Cô đọc kết hợp máy tính hình ảnh minh họa
-Đàm thoại:
+Cô vừa đọc bài thơ gì?
+Trong bài thơ nói về ai?
+Bác sĩ chuẩn đoán bệnh như thế nào?
+Nếu đi nắng không đội mũ sẽ bị làm sao?
+Khi ốm cần phải làm gì?
+Em bé đã kê đơn thuốc và động viên bệnh nhân uống thuốc như thế nào?
+Làm bác sĩ còn gọi làm nghề gì?
+Ngoài ra còn có ai làm nghề y nữa?
+Công việc của nghề y làm việc gì? (Khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn thuốc)
-Cô cho cả lớp đọc bài thơ 2- 3 lần.
+Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ.(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
HĐ3: Kết thúc
-Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.
-Cô cho trẻ hát bài” Cháu yêu cô chú công nhân”
Nhật ký trong ngày
.....................................................................................................................................................................................................................
..
.
.
.
.
Thứ 4
(3/12)
KPKH:
Tìm hiểu về nghề bác sĩ
KT:
-Trẻ hiểu được bác sĩ là nghề chữa bệnh, chăm sóc cho mọi người.
-Trẻ biết được nơi làm việc và công việc, đồ dùng của bác sĩ.
KN:
-Trẻ nhận biết được bác sĩ qua trang phục, lời nói, qua các trò chơi.
TĐ:
-Trẻ biết kính trọng bác sĩ, yêu quí nghề bác sĩ
*MTNL:
Trang trí theo chủ đề
*Địa điểm:
Trong lớp học
*Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U
*Cb của cô:
Máy tính hình ảnh đồ dùng, công việc, dùng của bác sĩ
*Cb của trẻ:
Mỗi trẻ có lô tô về công việc, đồ dùng của bác sĩ.
HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
-Xúm xít” Các con nghe cô đọc bài thơ “Thỏ Bông bị ốm”
+Ai cho cô biết bạn thỏ Bông trong đoạn thơ cô vừa đọc bị làm sao?
+Mẹ bạn Thỏ Bông đã đưa bạn đi đâu?Để gặp ai?
Đúng rồi bạn Thỏ Bông bị ốm nên mẹ đã đưa bạn đi đến bệnh viện để bác sĩ khám. Bác sĩ là người khám và chữa bệnh cho bạn Thỏ Bông.
-Thế các con có biết bác sĩ làm việc ở đâu?
-Hôm nay cô sẽ giới thiệu về nghề bác sĩ cho các con biết nhé.
HĐ2: Nội dung:Tìm hiểu về nghề bác sĩ. 
*Công việc của bác sĩ:
-Thế các con có biết nghề bác sĩ làm công việc gì?
-Để biết nghề bác sĩ làm những công việc gì chúng mình hướng lên màn hình(đưa hình ảnh bác sĩ đang khám răng, khám bệnh, đang tiêm)
*Bác sĩ làm công việc khám bệnh và chữa bệnh cho bệnh nhân.
+Tại sao các con biết là bác sĩ?( qua trang phục của bác sĩ)
+Trang phục bác sĩ có đặc điểm gì?
+Bác sĩ làm việc ở đâu?
-Đúng vậy nơi làm việc của bác sĩ là bệnh viện và trạm y tế. 
*Dụng cụ khám bệnh của bác sĩ:
-Khi bác sĩ khám bệnh cần những dụng cụ gì?
(ống nghe, cặp nhiệt độ, kim tiêm.)
-Đúng rồi bác sĩ sử dụng ống nghe, kim tiêmđể khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
-Bác sĩ dùng những dụng cụ đó như thế nào?
-Cô cho trẻ mô tả về các dụng cụ ytế đó.
-Bạn nào đã từng đến bệnh viện để bác sĩ khám bệnh?
-Bác sĩ khám bệnh cho con như thế nào?
-Con thấy khi khám bệnh cho con bác sĩ có thái độ như thế nào?
+Bác sĩ sẽ hỏi con đau chỗ nào, đau đã lâu chưa và sau đó bác sĩ khám bệnh cho con bằng những dụng cụ y tế đúng không nào?
*Bác sĩ ân cần thăm hỏi, động viên, nhiệt tình với mọi người.
-Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì? Vì sao?
- Nếu bệnh nhân đến khám bệnh con sẽ nói với bệnh nhân như thế nào?
-Khi khám bệnh bác sĩ phải như thế nào?
Vậy con có biết nghề khám chữa bệnh cho mọi người gọi là nghề gì không?
-Các con ạ. Đó là nghề bác sĩ hay còn gọi là nghề y đấy?
*Giáo dục: Hàng ngày bác sĩ làm việc ở bệnh viện. Khi làm việc bác sĩ mặc áo blu trắng, đội mũ trắng có chữ thập đỏ. Công việc hàng ngày là khám chữa bệnh cho tất cả mọi người để chúng mình nhanh khỏi bệnh đấy. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quí và kính trọng bác sĩ, y tá.
-Muốn trở thành bác sĩ các con phải làm gì?
(Chúng mình phải học giỏi, chăm ngoan)
*TC:Hình gì biến mất
 Cô có nhiều hình ảnh đồ dùng của bác sĩ, các con quan sát kỹ xem đồ dùng gì biến mất nhé.
*TC: Ai nhanh hơn
Trong rổ có rất nhiều lô tô về công việc, đồ dùng của bác sĩ. Khi cô yêu cầu các bạn chọn đồ dùng gì thì các con phải chọn nhanh đồ dùng đó giơ cao và nói tên đồ dùng đó.
Nhận xét, động viên trẻ.
HĐ3: Kết thúc
Nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.
Nhật ký trong ngày
.....................................................................................................................................................................................................................
....
..
Thứ 5
(4/12)
LQVT:
Ôn nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông.
KT:
-Trẻ nhận biết, phân biệt và gọi tên các hình vuông, hình tròn.
-Trẻ nhận biết đồ vật theo dấu hiệu hình dạng.
KN: 
-Trẻ phân biệt được các hình tròn, hình vuông qua các đặc điểm nổi bật của đường bao.
-Phát triển vận động và ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt các thuật ngữ: lăn được hay không lăn được, có góc hay không có góc.
TĐ:
-Giáo dục trẻ ngoan, tập trung chú ý trả lời các câu hỏi .
*MTNL:
Trang trí theo CĐ
*Địa điểm:
Trong lớp học
*Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U
*Cb của cô:
Máy tính,
một hộp quà, đồng hồ dạng hình vuông, hình tròn.
*Cb của trẻ:
Mỗi trẻ 1 hình vuông, hình tròn
HĐ1:Ổn định tổ chức, gây hứng thú
-Các con ơi, lại đây với cô nào. Cô và các con chơi một trò chơi”Đồng hồ quả lắc”
-Cô và trẻ đọc to. Vừa rồi cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất giỏi nên cô mang đến lớp mình một món quà rất đặc biệt đấy. 
-Cô có gì đây? Trong hộp quà có gì đây?
a, Ôn nhận biết, gọi đúng tên hình tròn, hình vuông 
-Cô mời một bạn lên mở hộp quà cùng cô.
+Con giúp cô lấy ra nào. 
+Đây là cái gì?
+Đồng hồ của cô có dạng hình gì?
-Còn đây là đồng hồ có dạng hình gì?
-Con thấy đường bao của 2 đồng hồ này như thế nào?
* Hình tròn có đường bao cong, tròn còn hình vuông có đường bao thẳng có góc, cạnh.
 b, Phân biệt hình tròn, hình vuông
-Đố các con biết hình vuông, hình tròn .hình nào lăn được?
-Cô và các con cùng thử lăn hình tròn, các con thấy thế nào?
+Hình tròn của các con có lăn được không?(2-3 trẻ trả lời)
+Thế hình tròn của cô đang như thế nào?
Như vậy tất cả hình tròn của cô cháu mình đều lăn được, các con cùng cất hình tròn vào và lấy hình vuông ra lăn thử nào?
+Hình vuông của con có lăn được không?
+Cô lăn hình vuông của cô: hình vuông của cô cũng không lăn được.
Như vậy tất cả hình vuông của chúng mình đều không lăn được.
-Tại sao hình tròn lăn được ,hình vuông lại không lăn được?
-Đường bao hình tròn đâu, các con sờ đường bao của hình tròn, các con thấy thế nào?
-Đường bao hình vuông. Ai có nhận xét gì về đường bao hình vuông?
*Kết luận: Hình tròn có đường bao cong, tròn, lăn được. Hình vuông có đường bao thẳng, không lăn được.
b, Luyện tập củng cố
*TC1: Chơi lăn hình
Cách chơi: Mỗi trẻ có một rổ hình. Trẻ sẽ thi lăn các hình trong rổ thời gian là 10 tiếng tích tắc. Hết thời gian trẻ phải giơ hình theo yêu cầu của cô.
+Hình lăn được: Trẻ giơ hình tròn và nói tên hình tròn.
+Hình không lăn được: Trẻ giơ hình vuông và nói tên hình vuông.
*TC2:Ai nhanh nhất
-Cho trẻ tìm xung quanh trong lớp mình các đồ vật, đồ chơi có dạng hình vuông, hình tròn.Hết một bản nhạc trò chơi kết thúc.
- Nhận xét, động viên trẻ
HĐ3: Kết thúc
Nhận xét, tuyên dương trẻ
Nhật ký trong ngày
.
.
.
.
 Thứ 6
(5/12)
HĐTH:
Vẽ những cuộn len màu
KT:
-Trẻ sử dụng 3 màu bút sáp để tô, vẽ
KN:
-Trẻ tập vẽ được nét xoáy tròn theo cử động của bàn tay
TĐ:
-Trẻ hứng thú vẽ
*MTNL:
Trang trí theo CĐ
*Địa điểm:
Trong lớp học
*Đội hình:
-Trẻ ngồi hình chữ U
Chuẩn bị của cô:
-Bút sáp màu đủ cho trẻ
-Áo len, tranh vẽ những cuộn len
Chuẩn bị của trẻ:
-Bút sáp màu, bàn ghế, vở vẽ 
HĐ1:Ổn định tổ chức, gây hứng thú
-Cô trò chuyện với trẻ về những chiếc áo ấm.
+Mùa lạnh, bố mẹ thường mặc gì cho các con khỏi lạnh?
+Cho trẻ xem áo len. Hỏi trẻ cô có cái gì đây?
+Các con nhìn xem áo len làm bằng gì?
HĐ2:Nội dung :Vẽ cuộn len
-Cô cho trẻ xem cuộn len màu hoặc tranh vẽ .
+Hỏi trẻ cuộn len dùng để làm gì?
 -Cô vẽ mẫu lần 1:
-Cô vẽ mẫu lần 2:
+ Giải thích: cô cầm bút bằng tay phải và cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, tay trái cô giữ giấy, có 2 cách vẽ xoay tròn vào trong hoặc xoay tròn ra ngoài.Cô vẽ nhiều vòng tròn liên tục để thành cuộn len bằng nhiều loại bút màu khác nhau.( màu xanh, đỏ,vàng)
+Cô vẽ cuộn len lên bảng cho trẻ xem.
+Hỏi trẻ cô vẽ gì đây?
+ Trẻ cùng cô miêu tả lên không trung cách xoay tròn cuộn len.
Trẻ thực hiện:
-Cô khuyến khích, vẽ dùng nhiều màu và vẽ nhiều cuộn len
-Cô động viên những trẻ chưa làm được.
HĐ3 :Kết thúc
-Nhận xét bài của trẻ, động viên, giáo dục trẻ: con vẽ những cuộn len để làm gì? (Để mẹ đan áo ấm cho con mặc khi trời lạnh. Mẹ rất thương yêu các con. Các con phải vâng lời mẹ nhé)
-Trưng bày bài của trẻ ra góc bài đẹp.
Nhật ký trong ngày
..
..
..
..
 Cự Khê ngày 27 tháng 11 năm 2014
 PHT ký duyệt
Bác sĩ mặc trang phục: áo blu trắng, đội mũ màu trắng và thường đeo khẩu trang khi làm việc.
-Thế các con có biết bác sĩ làm việc ở đâu?
Ngoài làm việc ở các bệnh viện ra. Bác sĩ còn làm việc tại các phòng khám tư nhân( gọi là bác sĩ tư nhân ), Bác sĩ còn đến tận nhà để khám bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân( gọi là bác sĩ gia đình). Ngoài ra bác sĩ còn làm việc tại các trường học để chăm sóc sức khỏe cho chúng mình đấy.
*Hình ảnh về công việc của bác sĩ
-Đố cả lớp biết bác sĩ làm những công việc gì?
Bác sĩ làm công việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân
-Bạn nào đã từng đến bệnh viện để bác sĩ khám bệnh?
-Bác sĩ khám bệnh cho con như thế nào?
Đầu tiên chúng mình đứng xếp hàng chờ khám bệnh.Tiếp đến bác sĩ hỏi chúng mình bị đau chỗ nào, đau đã lâu chưa? Sau đó bác sĩ khám bệnh cho chúng mình bằng những dụng cụ khám bệnh đúng không?
-Con thấy khi bác sĩ khám bệnh cho con, bác sĩ có thái độ như thế nào?
Bác sĩ ân cần thăm hỏi động viên, nhiệt tình với mọi người.
-Vậy các con có thái độ như thế nào đối với bác sĩ?
(Các con phải kính trọng , yêu quí bác sĩ)
*Hình ảnh dụng cụ khám bệnh của bác sĩ
-Hỏi trẻ bác sĩ dùng những dụng cụ gì để khám bệnh cho bệnh nhân ?
Bác sĩ sử dụng ống nghe, kim tiêm để khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
Kể chuyện sáng tạo: Bác Gấu muốn về thăm ông bà. Bác Gấu mang nhiều đồ dùng đến để biếu cho ông bà nên phải dùng một chiếc ô tô để chở. Vì đường gồ ghề và vì bác Gấu không cẩn thận nên đã làm cho bánh xe văng ra. Bác Gấu không thể tiếp tục đi được. Bây gìơ các con hãy giúp bác Gấu gắn lại bánh xe để bác tiếp tục đi.
-Cô mời một bạn lên chọn bánh xe hình vuông gắn cho xe.
+Xe có chạy được không? Tại sao?(cho trẻ thực hiện kỹ năng lăn)
+Vậy thì phải lấy bánh xe hình gì thì mới lăn được? Tại sao?
*Để chiếc xe chuyển bánh được thì các con phải dùng bánh xe hình tròn thì mới lăn đượ
TC1:”Tìm cái gì biến mất”
-Các con nhìn lên màn hình xem hình gì biến mất nhé.
+Trời tối, trời sáng
+Hình gì biến mất?
TC:” Sắp xếp công việc của bác sĩ”
-Cách chơi: cô chia lớp làm 2 đội: đội bác sĩ và đội y tá. 2 đội bật qua 1 con suối, chọn đồ dùng nghề y. Đội nào chọn được nhiều đồ dùng và đúng nhất thì đội đó sẽ chiến thắng.
-Luật chơi:Đội nào chọn nhầm thì không được tính.
Nhận xét, động viên trẻ.
TC3:Bác Gấu có rất nhiều đồ dùng có dạng hình tròn, hình vuông. Bác nhờ các con tìm giúp những đồ dùng dạng hình tròn, hình vuông

File đính kèm:

  • docGiao an chu de Nghe Nghiep nhanh Nghe bac si.doc
Giáo Án Liên Quan