Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 1: Một số động vật nuôi trong gia đình
1. Chuẩn bị:
1.1: Cô:
Bút, viết; bảng mở
1.2: Trẻ:
-Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con; Bài Thơ: Em vẽ
* Câu hỏi hứng thú:
- Cháu hãy kể về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Cháu hãy kể về một số đặc điểm của con vật nuôi trong gia đình.
* Câu hỏi khám phá:
- Con vật thuộc nhóm gia súc?
- Con vật thuộc nhóm gia cầm?
Chủ đề nhánh 1: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thực hiện 1 tuần ( Từ ngày 10/ 12 đến 14/12) MỞ CHỦ ĐỀ 1. Chuẩn bị: 1.1: Cô: Bút, viết; bảng mở 1.2: Trẻ: -Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con; Bài Thơ: Em vẽ * Câu hỏi hứng thú: - Cháu hãy kể về một số con vật nuôi trong gia đình. - Cháu hãy kể về một số đặc điểm của con vật nuôi trong gia đình. * Câu hỏi khám phá: - Con vật thuộc nhóm gia súc? - Con vật thuộc nhóm gia cầm? KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi của các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết phân biệt được tiếng kêu của các con vật. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết đặc câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: + Đây là con gì? Tiếng kêu của nó như thế nào? có những đặc điểm nào? - Trẻ phân biệt được nhóm gia súc, nhóm gia cầm. 3. Giáo dục: - Biết yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. II. MẠNG NỘI DUNG - MẠNG HOẠT ĐỘNG * Nhóm gia súc - Cô cùng trẻ trò chuyện về con vật thuộc nhóm gia súc; có 4 chân và đẻ con. - Cô cho trẻ quan sát tranh về các con vật thuộc nhóm gia súc. - Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của các con vật - Bài hát: Chú mèo con MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH * Nhóm gia cầm - Cô cùng trẻ trò chuyện về con vật thuộc nhóm gia cầm; có 2 chân và đẻ trứng. - Cô cho trẻ quan sát tranh về các con vật thuộc nhóm gia cầm. - Vẽ con gà trống - Trò chơi: Rồng rắn lên mây - Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con KẾ HOẠCH TUẦN 1: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Không đi theo nhận quà của người là Thể dục sáng - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động - Đi bằng mép ngoài bàn chân * BTPTC: - Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiểng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. - Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, quay sang phải. - Chân: Nhảy lên đưa hai chân sang ngang, nhảy lên đưa một chân về phái trước, một chân về phái sau. - Bật: Chum và tách chân. Hoạt động ngoài trời Mở chủ đề - TC: Nu na nu nống - TC: Mèo đuổi chuột - TC: Bật qua vật cản - TC: Cây cao cỏ thấp - TC: Lộn cầu vồng. - TC: Rồng rắn lên mây - TC: Chi chi chành chành - TC: Bịt mắt bắt dê Hoạt động chung - TNTV: Gia súc ( t1) - TNTV: Gia súc ( t2) - TNTV: Gia cầm (t1) - TNTV: Gia cầm (t2) - TNTV: Luyện nói câu - LQVH: tập tô nhóm chữ b,d,đ - LQVT: Khối vuông - Khối chữ nhật - HĐTH: Vẽ con gà trống - LQVH: Thơ: Em vẽ - HĐÂN: Gà trống, mèo con và cún con ( t1) Hoạt động góc - Góc XD: Xây nhà, xếp đường về nhà bé (Nhà khói gỗ, hàng rào) - Góc NT: Vẽ con vật nuôi trong gia đình: Gà, mèo, chó, vịt (Giấy, bút màu,hồ dán) - Góc HT: Làm bộ sưu tập gia súc, gia cầm (Tranh, kéo, hồ dán) - Góc PV: Đi chợ nấu ăn, bán hàng mời khách (Bộ nấu ăn, đồ bán hàng) Đóng chủ đề Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa - Không nên ăn một số thức ăn có hại Hoạt động chiều - Ôn TNTV - LQCV: b,d,đ - Luyện viết b,d,đ đúng thư tự từ trái qua phải - Ôn: Toán Khối vuông - Khối chữ nhật - Ôn TNTV SHCM Nghỉ Trả trẻ ĐÓNG CHỦ ĐỀ - Trưng bày sản phẩm đã làm về chủ đề: Gia đình bé; cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của trẻ về chủ đề và những điều trẻ biết về chủ đề: Gia đình - Các thành viên trong gia đình - Công việc của những người trong gia đình - Cô đàm thoại với trẻ về những gì trẻ đã được khám phá ở chủ đề - Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát múa, đọc thơ kể chuyện về các bài trẻ đã học trong chủ đề - Trẻ biểu đạt tình cảm của mình đã khám phá qua chủ đề. Về gia đình và công việc của những người trong gia đình thường được trẻ thể hiện bằng kinh nghiệm qua trò chơi, giao tiếp với bạn và cô. - Giới thiệu chủ đề mới : ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH. - Gợi cho trẻ nhớ lại những điều trẻ đã biết về: Đồ dùng chung và đồ dùng riêng trong gia đình. Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2012 Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) (T1) I. Mục tiêu: - Trẻ hiểu và biết sử dụng các từ ngữ chỉ tên gọi của các con vật nuôi: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Trẻ có kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Đây là con gì? (Kia là con gì?Con gì đây?) Tiếng kêu của nó như thế nào? Nó có những đặc điểm gì? - Trẻ nghe, hiểu các câu mệnh lệnh: Cháu hãy kể!Cháu hãy bắt chước tiếng kêu của con! - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị: * Cho cô : - Tranh vẽ các con vật nuôi trong gia đình ( Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) * Cho cháu : - Tranh cho trẻ tô màu, bút màu đủ cho cả lớp. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt. - Cô hỏi: Bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Cháu hãy kể tên những con vật sống ở trong gia đình? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ, chăm sóc các con vật sống trong gia đình. *Cung cấp từ ngữ: - Cô sử dụng tranh để cung cấp từ ngữ nói về các con vật sống trong gia đình: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. - Cô giải thích cho trẻ hiểu đặc điểm của từng con vật và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. * Hoạt động 2: Luyện mẫu câu * Cho trẻ chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật - Cô giới thiệu và cho trẻ luyện nói và trả lời theo mẫu câu: Đây là con gì? (Kia là con gì?Con gì đây?) Tiếng kêu của nó như thế nào? Nó có những đặc điểm gì? - Cô hỏi cho cả lớp trả lời theo mẫu câu trên. - Cô cho trẻ hỏi - đáp cùng cô. - Cô cho từng cặp trẻ hỏi- đáp theo mẫu câu trên. - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ. - Trong quá trình tập nói cô nhấn mạnh và cho trẻ nói được đặc điểm chung là : Đều có 4 chân, đẻ con, thuộc nhóm gia súc. - Cô mở rộng cho trẻ biết về nhóm gia cầm. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật. - Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu của từng con vật. - Cô nói tên con vật, trẻ làm tiếng kêu của con vật. - Cô luyện cho tổ, nhóm, cá nhân làm tiếng kêu của con vật. * Kết thúc: - Cho trẻ tô màu tranh con vật nuôi trong gia đình. - Cho trẻ hát và ra chơi. Môn: Làm quen chữ viết Đề tài: TẬP TÔ NHÓM CHỮ: b, d, đ. I. Mục tiêu: - Trẻ ngồi đúng tư thế biết cách cầm bút, tô được chữ cái: b, d, đ. - Rèn cho trẻ kỹ năng tô, cầm bút, tư thế ngồi. Phát triển chú ý, ghi nhớ cho trẻ. - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, trọn câu. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô, bút dạ. - Vở bé tập tô, bút chì đủ cho số trẻ. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: - Cô kể cho trẻ nghe 1 đoạn truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày. - Cô hỏi tên truyện vừa kể? - Câu truyện nói về bánh gì? - Bánh chưng, bánh dày có vào ngày nào? - Cháu hãy kể về quang cảnh ngày tết? - Cô giáo dục trẻ thói quen văn minh trong ngày tết. *Giới thiệu bài: - Cô cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ tranh vẽ gì? - Cho trẻ đọc từ dưới tranh. - Mời trẻ tìm chữ b đã học trong từ: Cái bát, bánh chưng. - Cho trẻ đếm số lượng bát, bánh chưng. - Cô nói: Hôm nay cô cho các cháu tập tô nhóm chữ b, d, đ. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô. * Hướng dẫn trẻ tô chữ b: - Cho trẻ chơi trò chơi: Ngửi hoa. - Cô cho trẻ phát âm chữ b. - Cô giới thiệu chữ b viết thường và chữ b in thường - Cô hỏi trẻ hướng tô, cách cầm bút... - Cô nhắc lại và tô mẫu: Vừa tô cô vừa phân tích cách tô: Đặt bút theo chiều mũi tên chỉ, tô trùng khít lên nét in mờ, tô cẩn thận không tô chệch ra ngoài nét in mờ. - Tương tự tô hết hàng và tô chữ trong từ: bánh chưng. - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút lật vở. - Cô nhắc lại và cho trẻ thực hiện tô. - Cô quan sát nhắc trẻ tô đúng. * Hướng dẫn tô chữ d: - Cho trẻ chơi trò chơi: Trốn cô. - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát và hỏi trẻ tranh vẽ gì? - Cho trẻ đọc từ: Quả dứa. - Cho trẻ tìm chữ d trong từ. - Cô giới thiệu chữ đ viết thường và chữ d in thường. - Cô tô mẫu và nói cách tô: Tô theo chiều mũi tên chỉ, tô nét cong trước rồi tô nét sổ từ trên xuống hất sang phải. Tô hết hàng thứ nhất và tô hàng thứ 2. Sau đó tô các chữ còn thiếu trong từ: Quả dứa. - Cho trẻ thực hiện tô. - Cô quan sát nhắc trẻ tô đúng. * Hướng dẫn tô chữ đ: - Tương tự cô cho trẻ quan sát tranh và hỏi tranh vẽ gì? - Cho trẻ đọc từ và tìm chữ đ trong từ. - Cô giới thiệu chữ đ viết thường và chữ đ in thường. - Hướng dẫn trẻ tô theo chiều mũi tên chỉ, tô trùng khít lên nét in mờ. *- Nhận xét bài tô của trẻ: - Cô nhận xét bài tô của trẻ và nhắc nhở một số trẻ tô chưa đẹp Hoạt động 3: Củng cố - Cô hỏi trẻ vừa tô được chữ cái gì? - Nhắc trẻ về nhà tập viết lại chữ cái b, d, đ. - Cho trẻ hát và ra chơi. Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2012 Môn: Tập nói tiếng Việt Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) (T2) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Nhắc lại từ ngữ ở tiết 1. * Trò chuyện về chủ điểm: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt - Cô hỏi: Các cháu vừa hát bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Mèo có lợi ích gì? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi *Nhắc lại từ ngữ ở tiết 1: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ ở tiết 1: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Đây là con gì ? - Con chó có mấy chân ? - Con chó thuộc nhóm gia súc hay gia cầm ?... - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 2: Thực hành theo tình huống. * Cho trẻ đọc bài đồng dao: “Con gà cục tác lá chanh” - Cô làm tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình, trẻ nói tên con vật. - Cô cho trẻ làm tiếng kêu của con vật, trẻ khác nói tên con vật. - Cô theo dõi sửa phát âm cho trẻ. - Cô luyện cho tổ, nhóm, cá nhân chơi. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: “Về đúng con vật” - Cô cho trẻ cầm lô tô con vật trẻ thích. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng con vật của mình, thì trẻ cầm lô tô con gì thì chạy về tranh có con vật đó. Cô đi từng nhóm nhận xét, sửa sai, cho trẻ nói tiếng kêu và đặc điểm của con vật đó. - Cho trẻ đổi lô tô và chơi tiếp. * Hoạt động 4: Củng cố. - Cho trẻ tô màu tranh con vật thuộc nhóm gia súc, viết số tương ứng với số lượng con vật trong khoanh tròn. - Cô đi quan sát và hỏi trẻ về lợi ích của con vật - Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Kết thúc: - Cho trẻ hát và ra chơi. Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2012 Môn: Tập nói tiếng Việt Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con gà, con vịt) (T1) I. Mục tiêu: - Trẻ hiểu và biết sử dụng các từ ngữ chỉ tên gọi của các con vật nuôi: Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng. - Trẻ có kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Nhà bạn có nuôi con gì? Connhà bạn có những đặc điểm gì? - Trẻ nghe, hiểu các câu mệnh lệnh: Cháu hãy kể về con!Cháu hãy bắt chước tiếng kêu của con! - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị: * Cho cô : - Tranh vẽ về gia súc( Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con ) * Cho trẻ : - Tranh cho trẻ tô màu, bút màu đủ cho cả lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt. - Cô hỏi: Bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Cháu hãy kể tên những con vật sống ở trong gia đình? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ, chăm sóc các con vật sống trong gia đình. * Nhắc lại từ ngữ ở bài trước: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 2: Cung cấp từ ngữ - Cô cho trẻ quan sát tranh, cô hỏi trẻ và cung cấp cho trẻ các từ ngữ: Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng, cái mào. - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. - Cô giải thích cho trẻ hiểu đặc điểm của từng con vật và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. * Hoạt động 2: Luyện mẫu câu * Cho trẻ chơi: Trời tối - trời sáng - Cô cho trẻ quan sát tranh và nhận xét: Con gà trống có những đặc điểm gì? Con gà mái có những đặc điểm gì? Tiếng gáy của gà trống như thế nào? Tiếng kêu của gà mái như thế nào? Tiếng kêu của gà con như thế nào? Tiếng kêu của vịt như thế nào? - Cô hỏi cho cả lớp trả lời theo mẫu câu trên. - Cô cho trẻ hỏi - đáp cùng cô. - Cô cho từng cặp trẻ hỏi- đáp theo mẫu câu trên. - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ. - Cô cho trẻ nhắc lại thế nào là nhóm gia cầm và thế nào là nhóm gia súc. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: Bắt chước tiếng kêu của con gà trống, gà mái, con vịt, gà con. - Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu của từng con vật. - Cô nói tên con vật, trẻ làm tiếng kêu của con vật. - Cô luyện cho tổ, nhóm, cá nhân làm tiếng kêu của con vật. * Kết thúc: - Cho trẻ tô màu tranh con vịt, con gà. - Cho trẻ hát và ra chơi. MÔN :TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: VẼ CON GÀ TRỐNG ( Mẫu) I. Mục tiêu: - Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút, vẽ được hình con gà trống theo hướng dẫn của cô. - Rèn cho trẻ kĩ năng vẽ nét cong, nét thẳng . Rèn khả năng chú ý, quan sát cho trẻ. Phát triển trí tưởng tượng , óc sáng tạo cho trẻ. - Trẻ nói và trả lời rõ ràng, trọn câu. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị - Mẫu vẽ của cô. Tranh con gà trống, Giấy vẽ cho cô, trẻ; bút màu đủ cho cả lớp. II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Trò truyện về chủ đề: - Cho trẻ đọc thơ: Em vẽ. - Cô hỏi: Các cháu vừa đọc bài thơ gì? - Em bé đã vẽ được những gì? - Cháu hãy kể tên những con vật nuôi trong gia đình mà cháu biết? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Hoạt động 2: Quan sát , đàm thoại , làm mẫu - Cô cho trẻ quan sát tranh con gà trống và hỏi: Con gì đây? - Cô đàm thọai về đặc điểm của con gà trống. - Cô giới thiệu đề tài: Vẽ con gà trống - Cho trẻ tìm chữ đã học trong từ. - Cô tóm tắt lại cách vẽ và vẽ mẫu: + Vẽ đầu gà là hình tròn nhỏ, vẽ mỏ nhọn dài, vẽ mào ở trên đầu. +Vẽ mình gà hình bầu dục. + Vẽ đuôi gà là những nét cong dài. + Vẽ hai nét thẳng làm chân, hai chân có các ngón xòe ra ( có 3 ngón phía trước và 1 ngón phía sau), vẽ cựa. - Cô hỏi lại trẻ kỹ năng vẽ. - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút. - Cô nhắc lại và cho trẻ hát lên ghế ngồi vẽ con gà trống. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện vẽ. - Khi trẻ thực hành vẽ, cô đi quan sát, gợi ý giúp trẻ thực hiện đúng, sáng tạo ( vẽ gà đang mổ thóc, vẽ cỏ) * Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm: - Trẻ vẽ xong cho trẻ trưng bày lên giá. Mời trẻ giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn. - Cháu thích sản phẩm nào của bạn ? vì sao - Cháu không thích sản phẩm nào của bạn ? vì sao - Cô nhận xét: Tuyên dương những sản phẩm đẹp, sáng tạo. Nhắc nhở, bổ sung những sản phẩm còn yếu kém. - Giáo dục chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi.. * Kết thúc: - Trẻ hát và ra chơi. Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2012 Môn: Tập nói tiếng Việt Đề tài: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Con gà, con vịt) (T2) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: - Cho trẻ hát bài: “Một con vịt” - Cô hỏi: Các cháu vừa hát bài hát nói về con gì? - Con vịt sống ở đâu? - Con vịt có lợi ích gì? - Con vịt thuộc nhóm nào? - Cháu hãy kể tên những con vật thuộc nhóm gia cầm? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi *Nhắc lại từ ngữ ở tiết 1: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ ở tiết 1: Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng. nhóm gia cầm. - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 2: Thực hành theo tình huống. * Cho trẻ đọc bài đồng dao: “Con gà cục tác lá chanh” - Cô đọc câu đố: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng - Đố biết con gì? - Cho cả lớp nhắc lại câu đố và giải câu đố. - Cho trẻ vẽ, tô màu hình con vịt và nói tên các bộ phận của con vịt. - Cô theo dõi sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 3: - Cho trẻ quan sát tranh, nêu đặc điểm của các con vật (Con vịt, con gà trống, con gà mái, con gà con) nói lên sự khác nhau giữa con gà và con vịt. - Cô giúp trẻ nói được điểm chung giữa gà và vịt đều là những con vật có hai chân, đẻ trứng, thuộc nhóm gia cầm. * Hoạt động 4: Củng cố. - Cho trẻ tô màu tranh con vật thuộc nhóm gia cầm, viết số tương ứng với số lượng con vật trong khoanh tròn. - Cô cho trẻ nói về cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình - Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Kết thúc: - Cho trẻ hát và ra chơi. MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI : EM VẼ I. Mục tiêu: - Cháu hiểu nội dung bài thơ, nhớ được tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ: Em vẽ. - Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ, phát triển chú ý, ghi nhớ cho trẻ. - Trẻ đọc thơ rõ ràng , trọn câu. - Giáo dục trẻ không vẽ bẩn lên tường, lên bàn ghế II. Chuẩn bị: - Tranh: Con gà trống,con mèo, con bướm, mặt trăng, mái trường, cách đồng . - Tranh thơ chữ to có hình ảnh. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: - Cho trẻ vận động bài hát: Con gà trống. - Cô hỏi: Bài hát nói về con gì? - Con gà trống có lợi ích gì? - Con gà trống sống ở đâu? - Con gà trống thuộc nhóm nào? - Cháu hãy kể những con vật thuộc nhóm gia cầm? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi. * Giới thiệu bài: - Hình ảnh con gà trống được thể hiện trong bài thơ: Em vẽ của nhà thơ Hoàng Thanh Hà. - Cô cho trẻ đọc đồng thanh tên bài thơ và tên tác giả * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1. - Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 2. - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát đàm thoại về hình ảnh trên tranh và giảng giải nội dung bài thơ qua tranh. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 3 trên tranh thơ chữ to. - Đàm thoại theo nội dung bài thơ và giải thích từ khó: + Bay tung tăng: Bay từ chỗ này sang chỗ khác. + Đỏ tươi: Màu đỏ sáng rất đẹp. + Toả ánh sáng: Ánh sáng lan rộng ra khắp nơi. - Cô đàm thoại về cách đọc, ngắt nghỉ. * Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ. - Cho trẻ đọc thơ theo cô từng câu 1 đến hết bài thơ 1- 2 lần. - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. - Cô luyện cho lớp, tổ, cá nhân đọc. - Cô quan sát sửa phát âm cho trẻ. * Kết thúc: - Cô cùng trẻ hát bài: Em vẽ và ra chơi. Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2012 Môn: TNTV Đề tài: Luyện nói câu Bài: Gia súc I. Mục tiêu: - Trẻ hiểu và biết sử dụng các từ ngữ chỉ tên gọi của các con vật nuôi: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Trẻ có kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Đây là con gì? (Kia là con gì?Con gì đây?) Tiếng kêu của nó như thế nào? Nó có những đặc điểm gì? - Trẻ nghe, hiểu các câu mệnh lệnh: Cháu hãy kể!Cháu hãy bắt chước tiếng kêu của con! - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các con vật nuôi trong gia đình ( Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn) - Tranh cho trẻ tô màu, bút màu đủ cho cả lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: - Cho trẻ hát bài: Vì sao mèo rửa mặt - Cô hỏi: Các cháu vừa hát bài hát nói về con gì? - Con mèo sống ở đâu? - Mèo có lợi ích gì? - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ động vật nuôi * Ôn luyện từ ngữ, mẫu câu: - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con lợn, bốn chân, đẻ con, gia súc. - Đây là con gì ? - Con chó có mấy chân ? - Con chó thuộc nhóm gia súc hay gia cầm ?... - Cô hướng dẫn từng trẻ phát âm, sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 2: Ôn luyện theo tình huống. * Cho trẻ đọc bài đồng dao: “Con gà cục tác lá chanh” - Cô làm tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình, trẻ nói tên con vật. - Cô cho trẻ làm tiếng kêu của con vật, trẻ khác nói tên con vật. - Cô theo dõi sửa phát âm cho trẻ. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi: “Về đúng con vật” - Cô cho trẻ cầm lô tô con vật trẻ thích - Cho trẻ đổi lô tô và chơi tiếp. * Hoạt động 4: Củng cố. - Cho trẻ tô màu tranh con vật thuộc nhóm gia súc, viết số tương ứng với số lượng con vật trong khoanh tròn. - Cô đi quan sát và hỏi trẻ về lợi ích của con vật - Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo v
File đính kèm:
- mot so đông vật nuôi trong gia đinh - Copy.doc