Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 1: Nước
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề gia đình
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 1: Nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN I Chủ đề nhánh 1: Nước (Từ ngày 30/03/2015 đến ngày 03/04/2015) Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Mạng hoạt động 1. Lĩnh vực phát triển thể chất CS1: Bật xa tối thiểu 50cm - Bật xa 40 – 50 cm - VĐCB: Nhảy bật qua rãnh nước. - TC: Rồng rắn lên mây CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. - Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa. - Tự tô màu đều không chờm ra ngoài - Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề gia đình - HĐG: vẽ các bài trong chủ đề - HĐCMĐ: Tô chữ cái m, n, l in rỗng. CS 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn. - Kỹ năng phết hồ và kỹ năng khi dán. - Kỹ năng bôi hồ, xếp dán hình. - Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn. - Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu - HĐCMĐ: Cắt dán bầu trời đêm tối 2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội CS 46: Có nhóm bạn chơi thường xuyên - Cảm nhận niềm vui khi có bạn - Thích chơi với nhóm bạn có cùng sở thích. - Chơi hòa thuận với bạn. - Vị trí và trách nhiệm của mình trong nhóm bạn. - Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cảm xúc của mình với các bạn trong nhóm chơi. - Chơi tự do, chơi theo nhóm. - Hoạt động góc. - HĐNT: Quan sát thực hành tưới nước cho cây - HĐNT: Quan sát chơi thả thuyền vào nước. CS 56: Nhận xét được một số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường - Biết nhận xét và báy tỏ thái độ đối với các hành vi “đúng’ – “sai”, “tốt” – “xấu” của người khác. - Biết lên án với hành vi sai trái và bảo vệ những hành vi đúng - HĐCMĐ: Trò chuyện về các nguồn nước CS33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày - Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn như tự cất đồ dùng, đồ chơi, tự làm bài tập tạo hình, tập tô... - QS trong các hđ hàng ngày 3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi. - Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát. - HĐCMĐ: Trò chuyện về các nguồn nước CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. - Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện. - Các tình huống các nhân vật trong chuyện - Tên, tính cách của các nhân vật trong chuyện, đánh giá được tính cách của nhân vật trong chuyện. - Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non. - Thơ: Bình minh trong vườn. - TC: Rồng rắn lên mây CS 70: Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được. - Miêu tả hay kể mạch lạc, rõ ràng theo trình tự logic nhất định về một sự việc, hiện tượng mà trẻ biết hoặc nhìn thấy. - Chú ý đến thái độ của người nghe để kể chậm lại, nhắc lại hay nhắc lại lời kể của mình khi người nghe chưa rõ. - Trong các hoạt động CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt - Giới thiệu chữ cái - Cách phát âm chữ cái - Cấu tạo của chữ cái - Cách phát âm hoặc mô tả để nhận dạng chữ cái. - Nhận dạng được các chữ cái, nhận biết chữ in thường, in hoa, chữ viết thường. Phân biệt chữ cái, chữ số. - HĐCMĐ: Làm quen chữ cái m, n, l 4. Lĩnh vực phát triển nhận thức CS93: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên - Nhận ra và sắp xếp hoặc giải thích các tranh về sự phát triển theo trình tự - Xem tranh và đàm thoại về một số hiện tượng tự nhiên Chỉ số 94: Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống. - Đặc điểm của các mùa trong năm. - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa. - Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa. - Mô tả đặc điểm của các mùa - HĐCMĐ: Tìm hiểu về các mùa trong năm CS 95: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra - Tập trung quan sát tranh - Nhận xét được thời tiết, nội dung tranh về thời tiết. - Quan sát, đoán được hiên tượng thiên nhiên xảy ra tiếp theo. - HĐNT: Quan sát thời tiết trong ngày CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc - Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh. - Nghe hát: “Mưa rơi”; CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc. - Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích - Hát VĐ: “Cho tôi đi làm mưa với”; - TC: Tai ai tinh CS102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản - Lựa chọn vật liệu phù hợp để làm sản phẩm. - Biết đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi. - HĐCMĐ( tạo hình): Làm đám mây bằng bông. CS 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình - Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân. Vd: Dùng NVL tạo các sản phẩm đồ dùng trong gia đình và đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành - HĐCMĐ: Làm đám mây bằng bông; Cắt dán bầu trời đêm tối. - HĐG (góc tạo hình): vẽ và tô màu các bài liên quan đến chủ đề. CS 112: Hay đặt câu hỏi - Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ - Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh. - Nói rõ ràng, trọn câu. - Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh - Trong các hoạt động. CS 113: Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh - Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng. - Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng. - Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận - HĐNT: Làm thí nghiệm vật nào chìm, vật nào nổi CS 116: Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc. - Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình và thực hiện tiếp theo. Vd: Hình tròn, hình tam giác ,hình vuông, hình chữ nhật - Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó. - HĐCMĐ: So sánh và phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc. Nhận biết số thứ tự từ nhỏ đến lớn. I . THỂ DỤC BUỔI SÁNG * Tập theo nhịp đếm. - Hô hấp: Thổi bóng - Tay: 2 tay đưa trước lên cao. - Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối. - Thân: người cúi - Bật: Tách chụm. 1. Mục đích – yêu cầu - Trẻ có nề nếp thói quen tập thể dục buổi sáng. - Chú ý tập theo nhịp đếm. - Tập nhanh nhẹn, dứt khoát các động tác. - Phát triển tốt các cơ vận động tinh thần thoải mái. 2. Chuẩn bị : - Sân tập sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe trẻ. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. - Cờ, xắc xô, 3. Hướng dẫn : * Khởi động : Cho trẻ làm đoàn tàu thực hiện các kiểu đi về chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, dàn hàng về ba tổ. * Trọng động : - Cô giới thiệu bài tập. - Cô cho trẻ tập cùng cô các động tác theo nhịp đếm. Tập 2 lần x 8 nhịp (cô khuyến khích trẻ tập cùng cô). 3 . Hồi tĩnh : - Cô cùng trẻ hát bài “Trời nắng trời mưa” II. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Các góc chơi. a. Góc xây dựng: xây dựng xây ao cá, bể bơi. b. Góc phân vai: vai gia đình đi du lịch, bán hàng nước giải khát, nước uống các loại. c. Góc thiên nhiên: tưới cây, lau lá cho cây. d. Góc tạo hình: vẽ , tô màu các phương tiện giao thông trên sông nước. 2. Mục đích yêu cầu. a. Góc xây dựng: Trẻ biết phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. b. Góc phân vai: -Trẻ nhận biết được vai chơi, công việc của người bán hàng. - Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi, chơi theo đúng vai và biết xưng hô đúng mực; c. Góc thiên nhiên: - Trẻ biết một số thao tác chăm sóc cây xanh: tưới cây, nhổ cỏ,... d. Góc tạo hình: - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng vẽ đã học để tạo ra sản phẩm đẹp, bố cục, màu sắc hợp lý; 2. Chuẩn bị. - Góc phân vai: các loại nước uống, nước giải khát - Góc tạo hình: Tranh vẽ, màu, giấy vẽ, bút màu - Góc thiên nhiên: bình tưới nước, cây xanh,.... - Góc xây dựng: gạch, nút, cây xanh,... 3. Tiến hành. a. Thỏa thuận vai chơi (hình thành góc chơi) - Cô cùng trẻ lại gần cô cùng trẻ hát vang bài hát “Em đi chơi thuyền” cô cùng trẻ trò chuyện nội dung bài hát. Cô giới thiệu chủ đề mới đang thực hiện. Hỏi trẻ: + Nước có ở đâu? Các con biết những nguồn nước nào? + Nước có tác dụng gì? Cần phải làm gì để tránh nước bẩn? + Những nơi nguy hiểm như: ao, hồ, sông,. Các con có được tự ý đến gần không? => Cô chốt lại nội dung, sau đó dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động - Hỏi trẻ các góc chơi ở lớp? với chủ đề này các con sẽ chơi ở những góc chơi nào? + Góc xây dựng con sẽ xây gì trong chủ đề này? Con xây gì trước? + Ai là chủ công trình? Chủ công trình có nhiệm vụ gì? Để bể bơi có bóng mát các con phải làm gì ? + Còn góc phân vai? Các con chơi những vai chơi nào? + Ai đóng vai người bán hàng? Thái độ của người bán hàng như thế nào? + Ai đóng vai bố, vai mẹ, vai con? Gia đình đình đi du lịch cần chuẩn bị những đồ dùng gì? + Góc thiên nhiên: ai chơi ở góc thiên nhiên? Chăm sóc cây xanh cần có những dụng cụ nào? + Góc tạo hình: con vẽ gì? Con vẽ như thế nào? Tô màu ra sao? b. Quá trình chơi (cô bao quát chung). - Cô đi từng các góc chơi, gợi mở chủ đề, nếu trẻ còn lúng túng trong quá trình chơi. - Khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi. 3. Nhận xét, đánh giá. - Nhận xét ngay trong quá trình chơi. Kết thúc buổi chơi cho trẻ về góc xây dựng tham quan. - Cô gợi ý buổi chơi lần sau. - Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định và ra chơi. III. TRÒ CHƠI TRONG TUẦN - Trò chơi mới : “Chìm nổi”; “đong nước”. - Trò chơi cũ : “Trời mưa” ; “Rồng rắn lên mây”; “Nhảy vào nhảy ra”;“Lộn cầu vồng” ---------------------o0o------------------- Thứ hai, ngày 30 tháng 03 năm 2015 A. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC( MTXQ ) Trò chuyện về các nguồn nước I. Mục đích-yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết được các nguồn nước khác nhau: nước tự nhiên, nước nhân tạo có ở trong môi trường. - Biết được một số tính chất của nước: không màu, không mùi,trong suốt,.... - Trẻ biết một số ích lợi và tác hại của nước đối với con người. - Trẻ biết vòng tuần hoàn của nước. - Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường làm ô nhiễm môi trường nước. 2. Kĩ năng - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú học bài. - Qua đó giáo dục trẻ biết vai trò và ích lợi của nguồn nước và sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sạch. II. Chuẩn bị - Máy tính có hình ảnh: + Ao, hồ, sông, suối, mưa,... + Các loại nước do con người tạo ra: nước máy, nước ép hoa quả, nước giải khát. + Hình ảnh về thiên tai: bão, lũ lụt, thủy triều, hạn hán,... + Đoạn phim vòng tuần hoàn của nước + Cốc nước sạch, 01 viên bi, các trạng thái của nước. + 4 cái xô đựng nước, 02 cái cốc, thước đo. + Hình ảnh con người đang sử dụng nước + Một số hình ảnh ô nhiễm nguồn nước. - 02 cái bảng, lô tô về các nguồn nước khác nhau đủ cho mỗi trẻ. - Bài hát “Trời mưa”; câu chuyện “Giọt nước tí xíu”, III. Hướng dẫn. *HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú. - Cô cùng trẻ xúm xít lại gần, cùng trẻ chơi trò chơi “Trời mưa”. Hỏi trẻ: các con vừa chơi trò chơi gì? mưa cho ta cái gì? + Các con biết gì về nước? + Các con thường nhìn thấy nước có ở đâu? + Nước có vai trò gì đối với con người? - Cô cho trẻ quan sát trên màn hình máy tính một số hình ảnh về các nguồn nước tự nhiên, nước nhân tạo,... => Cô chốt lại nội dung- GD trẻ giữ nguồn nước sạch không chơi gần ao hồ... dẫn dắt trẻ vào bài. *HĐ2: Trò chuyện về các nguồn nước - Cho trẻ về 3 nhóm: Cô có tranh ảnh về các nguồn nước khác nhau các con hãy về bàn và chọn và chia thành 2 loại nhé. Cô cho trẻ về bàn và chọn tranh về các nguồn nước . + Cô cho trẻ nói về các nguồn nước: cho trẻ tìm các nguồn nước tự nhiên và nguồn nước nhân tạo . + Cô cho trẻ đem dính vào 3 bảng ở trong lớp. - Đàm thoại: + Hàng ngày chúng ta sử dụng những nguồn nước nào? - Giới thiệu cho trẻ biết về những nguồn nước uống được và không uống được. - Cho trẻ làm thí nghiệm về tính chất của nước. Cô cho một viên bi vào trong ly nước trong suốt trẻ nhận xét qua thí nghiệm, cho trẻ nếm, ngửi thử nước có vị, có màu gì không? => Qua thí nghiệm trẻ nói lên được nước trong suốt không màu, không mùi, không vị. - Cho trẻ làm thí nghiệm về trạng thái của nước. Cho trẻ cầm nắm nước ở thể lỏng và thể rắn, quan sát nước khi bay hơi). Qua thí nghiệm trẻ nói lên được nước có 3 trạng thái rắn, lỏng, khí - Cô hỏi trẻ nước có ích lợi gì cho đời sống con người? - Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch sẽ? - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện "Giọt nước tí xíu" - Cô giới thiệu về vòng tuần hoàn của nước + Nước có tác dụng gì? + Một số tác hại do nước gây ra? => Cô chốt lại nội dung-GD trẻ không tự ý đến gần các khu vực ao, hồ, sông,... rất nguy hiểm. * HĐ3: Luyện tập, củng cố - TC1: “Chọn lô tô hành vi đúng sai” + Cách chơi, luật chơi: trẻ chọn lô tô những hành vi sử dụng và bảo vệ tiết kiệm các nguồn nước sang bên trái, lô tô gây ô nhiễm môi trường sang bên phải - TC2: “Chọn vật chìm nổi” + Cách chơi, luật chơi: Cô bỏ những vật chìm và nổi trong nước cho hai đội tìm vật theo yêu cầu cô. - TC3: “Thi xem ai nhanh” + Cách chơi, luật chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi nhiệm vụ của các đội phải vận chuyển nước về đội của mình, thời gian trong vòng một bản nhạc đội nào mang được nhiều nước về đội mình là đội thắng cuộc. * Kết thúc : - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, tránh xa những nơi nguy hiểm như: ao, hồ, sông,... biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm. * Kết thúc: Cô cùng trẻ hát vận động bài "Cho tôi đi làm mưa với" -------------------------- B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Quan sát thực hành tưới nước cho cây Trò chơi: Trò chơi mới: Chìm nổi Trò chơi: Lộn cầu vồng Chơi tự do. 1. Mục đích-yêu cầu. * Kiến thức. - Trẻ biết vai trò và tác dụng của nước đối với con người, cây cối và động vật. - Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Trẻ biết chơi tự do theo ý thích. * Kĩ năng. - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. * Thái độ. - Qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm các nguồn nước. - Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt. - Chơi đoàn kết với bạn. 2. Chuẩn bị : - Nơi thực hành, bình tưới nước, nước. - Câu hỏi đàm thoại, chỗ ngồi. - Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát,. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động. - Đồ chơi lớn (xích đu, cầu trượt...), vòng, bóng, phấn. 3. Hướng dẫn *HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ hít thở không khí trong lành. Cô hỏi trẻ chủ đề đang thực hiện yêu cầu trẻ kể tên các nguồn nước và nói những hiểu biết của mình về vai trò và tác dụng của nước đối với đời sống con người, cây cối, động vật,... => Cô chốt lại nội dung- GD trẻ giữ nguồn nước sạch không chơi gần ao hồ... dẫn dắt trẻ vào bài. Hôm nay cô sẽ cùng các con thực hành tưới nước cho cây xanh *HĐ2: Quan sát thực hành tưới nước cho cây - Đàm thoại: + Vì sao phải thường xuyên tưới nước cho cây xanh? + Cây xanh được chăm sóc và tưới nước thường xuyên sẽ như thế nào? + Điều gì sẽ xảy ra nếu cây xanh không được tưới nước và chăm sóc? + Các con hãy nói những hiểu biết của mình về vai trò của nước đối với con người, cây cối, động vật? + Khi sử dụng nước chúng ta phải làm gì? + Nếu một ngày trái đất không có nước thì điều gì sẽ xảy ra? => Cô chốt lại nội dung sự cần thiết của nước đối với con người, cây cối, động vật -GD trẻ biết sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn nước sạch. Sau đó cho trẻ thực hành tưới nước cho cây xanh theo nhóm. *HĐ3: Trò chơi: - TC1: Cô giới thiệu tên trò chơi mới “Chìm nổi’’ Luật chơi, cách chơi: chọn một bạn làm “cái’’ bạn làm cái sẽ phải đuổi các bạn chạy trốn. Khi cô giáo hô “bắt đầu’’ thì các bạn sẽ phải chạy tản ra xung quanh sân chơi. Bạn làm “cái’’ sẽ phải đuổi và cố gắng chạy nhanh để chạm tay vào người các bạn. Bạn bị chạm vào người sẽ bị chết và phải đứng ra ngoài hoặc phải làm “cái’’ ở lượt chơi sau. Các bạn khác phải chạy thật nhanh để bạn làm “cái’’ không chạm được vào người, khi bạn làm “cái’’ chuẩn bị chạm vào người thì bạn đó ngồi xuống thật nhanh và nói to “chìm’’ lúc đó bạn làm cái không được chạm vào người bạn đó nữa. Khi bạn làm cái đuổi bắt những bạn khác thì bạn “chìm’’đứng lên và nói “nổi’’. Cô chơi mẫu 1 lần sau đó tiến hành cho trẻ chơi 5-6 lần (động viên trẻ). - Trò chơi 2: “Lộn cầu vồng’’ yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi 3-4 lần (khuyến khích trẻ chơi) *HĐ4: Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo nhóm. Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi --------------------------- C. HOẠT ĐỘNG GÓC Cô chuẩn bị đồ chơi, chỗ chơi cho các góc và tiến hành cho trẻ chơi -------------------------------- D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chơi: “Chìm nổi”. Hát các bài hát trong chủ đề Nêu gương cuối ngày 1. Mục đích-yêu cầu. - Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề. - Trẻ nói được luật chơi, cách chơi của trò chơi. - Hứng thú tham gia chơi trò chơi. 2. Chuẩn bị. - Các bài hát trong chủ đề: Mây và gió, cho tôi đi làm mưa với, em đi chơi thuyền,... - Sân chơi rộng. 3. Hướng dẫn. - Cô nói tên trò chơi: “Chìm nổi” yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, các chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi tùy vào hứng thú của trẻ. - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát các bài hát trong chủ đề. * Nêu gương cuối ngày. ---------------------o0o------------------- Thứ ba, ngày 31 tháng 03 năm 2015 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục) VĐCB: Nhảy qua rãnh nước TC: Rồng rắn lên mây I. Mục đích-yêu cầu 1. Kiến thức - Giúp trẻ phát triển cơ bắp và biết kết hợp nhún chân để bật qua suối. - Trẻ biết tập các động tác theo cô. - Trẻ hiểu được sâu hơn về lợi ích của nước đối với con người. - Hứng thú chơi trò chơi tốt cùng bạn. 2. Kĩ năng - Rèn sự phối hợp các nhóm cơ đùi, chân khỏe, khéo của đôi chân. - Tinh thần thoải mái khi luyện tập. 3. Thái độ - Trẻ chú ý tập luyện và tham gia trò chơi tốt. II. Chuẩn bị - Bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với - 3 rãnh nước có khoảng cách 40-50- 60cm; vạch chuẩn, xắc xô. - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. - Kiểm tra sức khỏe trẻ, trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. Hướng dẫn. *HĐ1: Gây hứng thú. - Cô cùng trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát. Cô yêu cầu trẻ kẻ tên các nguồn nước mà trẻ biết. Ích lợi của nước đối với con người, cây cối và động vật như thế nào? ( 2-3 trẻ kể) => Cô chốt lại nội dung- GD trẻ giữ nguồn nước sạch, vai trò của nước đối với môi trường xung quanh, không chơi gần ao hồ... dẫn dắt trẻ vào bài. *HĐ2: Nội dung. a. Khởi động. Cho trẻ thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi về chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, dàn hàng về ba tổ. b. Trọng động. * Bài tập phát triển chung: + Tay: 2 tay đưa trước lên cao. + Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối. + Thân: Cúi người + Bật: Tách chụm. - Cho trẻ tập các động tác cùng cô 2 lần x 8 nhịp. (Nhấn mạnh động tác chân tập 3 lần x 8 nhịp) * Vận động cơ bản: “Nhảy qua rãnh nước ” - Cô giới thiệu với trẻ về bài tập - Cho 1 trẻ làm thử + Lần 1: cô làm mẫu cho trẻ quan sát - phân tích động tác + Lần 2: cô làm mẫu + phân tích động tác sâu hơn - TTCB: Chân rộng bằng vai, 2 tay chống hông đứng sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh “Bật” chân nhún xuống lấy đà bật qua rãnh nước chú ý chân không chạm vào vạch. - Cô cho cả lớp thực hiện (mỗi trẻ 2-3 lần) => Động viên, sửa sai cho trẻ . - Lần 3 nâng cao hơn cô cho trẻ bật qua rãnh nước rộng 60cm - Mời 1 trẻ làm tốt lên thực hiện lại * Trò chơi “Rồng rắn lên mây”: Cô phổ biến luật chơi, cách chơi của trò chơi sau đó tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần (khuyến khích trẻ chơi). c. Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh sân trường. -------------------------- B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCMĐ: Làm quen với bài thơ: "Bình minh trong vườn" của TG: Nguyễn Ngọc Hương Trò chơi: Trò chơi: Chìm nổi (TT). Trò chơi: Bạn nào hát. Trò chơi: Lộn cầu vồng. Chơi tự do. 1. Mục đích-yêu cầu. * Kiến thức. - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung
File đính kèm:
- chu de nhanh Nuoc va cac hien tuong tu nhien mn5 tuoi.doc