Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 3: Ngôi nhà gia đình ở
1. Mục đích, yêu cầu:
- Phát triển vận động cho trẻ.
- Trẻ nắm được kĩ năng, kĩ thuật cơ bản của động tác.
- Trẻ tập đều, đúng theo cô từng động tác.
- Giáo dục trẻ ngoan nghe lời cô tập nghiêm túc.
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ.
- Gậy vòng thể dục.
3. Tổ chức hoạt động:
a. Khởi động:
Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cả nhà thương nhau” thành vòng tròn sau đó về 4 hàng ngang tập BTPTC
b. Trọng động:
- Thứ 2, 4, 6 tập theo bài hát “Nhà của tôi”
- Thứ 3, 5 tập với các động tác thể dục
+ Hô hấp 1: Gà gáy ò ó o
+ Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân.
+ Chân 4: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng
+ Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên.
+ Bật 2: Bật tách chân, khép chân.
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở (Thời gian thực hiện 1 tuần: từ 3/11 đến 7/11/2014) I. Thể dục sáng: 1. Mục đích, yêu cầu: - Phát triển vận động cho trẻ. - Trẻ nắm được kĩ năng, kĩ thuật cơ bản của động tác. - Trẻ tập đều, đúng theo cô từng động tác. - Giáo dục trẻ ngoan nghe lời cô tập nghiêm túc. 2. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Gậy vòng thể dục. 3. Tổ chức hoạt động: a. Khởi động: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cả nhà thương nhau” thành vòng tròn sau đó về 4 hàng ngang tập BTPTC b. Trọng động: - Thứ 2, 4, 6 tập theo bài hát “Nhà của tôi” - Thứ 3, 5 tập với các động tác thể dục + Hô hấp 1: Gà gáy ò ó o + Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân. + Chân 4: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng + Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên. + Bật 2: Bật tách chân, khép chân. c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay, cò bay nhẹ nhàng quanh sân tập. II. Hoạt động góc: Nội dung chơi: * Phân vai: Gia đình,bán hàng, bác sĩ , nấu ăn. * Xây dựng: Xây dựng các kiểu nhà khác nhau. * Góc học tập, sách: Xem tranh, ảnh trò chuyện về các kiểu nhà khác nhau. * Góc nghệ thuật – tạo hình: Tô, vẽ, một số hình ảnh về chủ đề gia đình. Hát múa các bài hát về chủ đề. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá, nhổ cỏ. 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: + Biết thoả thuận vai chơi, nhập vai chơi. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây những kiểu nhà khác nhau - Biết mở sách, nói lên được các thành viên trong gia đình mình - Trẻ biết tô vẽ hình ảnh về gia đình, thể hiện các bài hát tự tin. - Trẻ biết chăm sóc cây, lau lá, nhặt cỏ b. Kĩ năng: - Củng cố và phát triển cho trẻ các kỹ năng: giao tiếp, quan sát, thoả thuận, hợp tác, phân biệt, giao lưu. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, chia sẻ gúp đỡ nhau khi chơi. 2. Chuẩn bị: - Góc phân vai; bộ đồ dùng gia đình, búp bê các loại, bộ đồ nấu ăn, hoa quả, quần áo - Góc xây dựng: gạch, sỏi, thảm cỏ, hàng rào - Góc học tập và sách: sách truyện về các kiểu nhà khác nhau. - Góc nghệ thuật, tạo hình; giấy màu, bút màu, bút chì, các bài hát về chủ đề, thẻ chữ cái và số. - Góc thiên nhiên; cây, nước, xô đựng nước, khăn lau. 3. Tiến hành: a. Thoả thuận, trò chuyện về góc chơi: - Cô cùng trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”. + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì? - Các con biết tuần này chúng mình học sang chủ đề gì không? - Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi trong các góc cho các con. - Bạn nào giỏi lên kể xem lớp mình có những góc chơi nào? - Không biết góc nghệ thuật ở đâu nhỉ? + Hôm nay, ai muốn chơi ở góc nghệ thuật? + Con thích chơi cùng bạn nào? - Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng? + Hôm nay, con sẽ xây gì? + Ai sẽ chơi cùng bạn ở góc xây dựng? - Hôm nay, ai muốn chơi bán hàng? + Người bán hàng phải như thế nào thì mới bán được nhiều hàng? + Bác sĩ khám bệnh cho mọi người phải ra sao? - Hôm trước con chơi ở góc nào vậy? - Hôm nay, con muốn chơi ở góc đó nữa không? - Góc nghệ thuật những bạn nào muốn chơi? - Góc đó con sẽ chơi gì? - Khi chơi chúng mình phải như thế nào? - Chơi xong các con phải làm gì? - Các con sẵn sàng chơi chưa? - Cô chúc các con chơi vui vẻ! b. Tiến hành chơi: - Cô cho trẻ về góc chơi đã thoả thuận từ trước. - Cô đến góc chơi quan sát trẻ xem trẻ đã thoả thuận được vai chơi chưa, nếu chưa cô giúp trẻ thoả thuận vai chơi. - Cô quan sát số trẻ ở góc chơi sao cho hợp lý. - Cô hỏi ý tưởng chơi của trẻ và góp thêm ý tưởng cho trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi và xử lý tình huống xảy ra. c. Kết thúc: - Cô đến từng góc chơi nhận xét. - Hôm nay, các bác bán hàng bán được nhiều hàng không? - Các bác cấp dưỡng nấu được những món gì vậy? - Những họa sĩ tí hon vẽ được tranh rất đẹp đấy, các hoạ sĩ tí hon hãy giới thiệu về sản phẩm của mình nào? - Cô tạo tình huống cho trẻ đến góc xây dựng quan sát, nhận xét: + Ai là kĩ sư trưởng vâỵ? + Bác hãy giới thiệu về công trình của mình cho mọi người biết không? + Chúng mình thấy công trình của các bác thế nào? - Cô nhận xét chung - Cô cho trẻ hát bài “cả nhà thương nhau”. III. Hoạt động học: Thứ hai, ngày 03 tháng 11 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC PTNT: Trò chuyện về các kiểu nhà khác nhau I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhận biết một số kiểu nhà (nhà cấp 4, nhà tầng, nhà sàn). - Trẻ biết quan sát, so sánh về các kiểu nhà. - Biết ngôi nhà là nơi gia đình chung sống và sum họp, ngôi nhà rất cần thiết cho mỗi gia đình. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Khả năng ghi nhớ, quan sát, trí tưởng cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ biết yêu quý ngôi nhà giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. - Mọi người sống chung một ngôi nhà đều phải chăm sóc,quan tâm, giúp đỡ, nhau khi gặp khó khăn. II. Chuẩn bị. - Tranh ảnh về các kiểu nhà khác nhau. - Hệ thống câu hỏi đàm thoại. - Que chỉ III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi” - Cô và các con vừa hát bài gì? Trong bài hát có nhắc đến điều gì? 2. Nội dung 2.1. Trò chuyện về các kiểu nhà khác nhau. * Nhà sàn: - Cô có bức tranh gì đây? - Ngôi nhà trong tranh thuộc kiểu nhà gì? Kiểu nhà đó được làm từ nguyên vật liệu gì? - Nhà sàn có đặc điểm gì? - Có nhà bạn nào cũng là nhà sàn không? - Con nhìn thấy nhà sàn ở đâu? - Nhà sàn có mái như thế nào? Nhà sàn là nhà được làm bằng gỗ, mái được lợp bằng lá, nhà sàn được dựng bằng các khối gỗ lớn, nhà có cửa sổ, cửa ra vào, nhà sàn thường có ở các vùng núi các con ạ. * Nhà cấp 4: - Ngôi nhà trong tranh có đặc điểm gì? Có màu sắc như thế nào? - Ngôi nhà được lợp mái gì? Được ngọi là ngôi nhà gì? - Nhà bạn nào cũng là nhà cấp 4? Nhà cấp 4 là nhà được lợp bằng mái ngói, không có tầng, cúng có cửa sổ, cửa ra vào. * Nhà cao tầng: - Ngôi nhà trong tranh có đặc điểm gì? Màu sắc như thế nào? - Ngôi nhà có mấy tầng? (cô cho trẻ đếm) - Ngôi nhà trong tranh được gọi là ngôi nhà gì? - Nhà bạn nào cũng giống ngôi nhà trong tranh? Nhà cao tầng là nhà có 2 tầng trở lên, đều có cửa sổ, cửa ra vào, mỗi nhà được sơn bằng màu khác nhau. * So sánh: - Trong 3 kiểu nhà mà các con quan sát, bạn nào nói cho cô biết 3 kiểu nhà: nhà sàn, nhà cấp 4, nhà cao tầng có điểm gì khác nhau? - Ngoài những điểm khác nhau thì 3 kiểu nhà có điểm gì giống nhau? * Mở rộng: Ngoài các kiểu nhà trên ta còn có những kiểu nhà nào nữa? Cô cho trẻ xem hình ảnh khu chung cư, nhà lá, + Trò chuyện về ngôi nhà của bé: - Nhà con thuộc kiểu nhà gì? - Nó có đặc điểm gì? - Con sống ngôi nhà đó cùng với ai? - Người sống chung một ngôi nhà phải thế nào? * Kết luận: Có nhiều kiểu nhà mỗi kiểu nhà có đặc điểm khác nhau. Nhưng đều là nơi gia đình sinh sống và sum họp. Người sống chung một ngôi nhà phải biết quan tâm giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.Ngôi nhà rất cần thiết đối với con người.Các con phải biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà của mình. 2.2. Trò chơi: Vẽ các kiểu nhà. - Cô phát đồ dùng cho trẻ - Hướng dẫn trẻ vẽ, hỏi ý tưởng và bổ sung ý tưởng cho trẻ - Cho trẻ vẽ - Nhận xét, khen trẻ 3. Kết thúc Cô cùng trẻ hát bài “cháu yêu bà” Trẻ hát cùng cô Nhà của tôi ạ Trẻ trả lời Trẻ trả lời Nhà sàn, làm bằng gỗ Trẻ trả lời Trẻ trả lời Mái bằng lá Trẻ nghe Trẻ trả lời Mái ngói Trẻ trả lời Trẻ nghe Trẻ trả lòi Trẻ đếm Nhà cao tầng Trẻ giơ tay Trẻ nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ xem Trẻ trả lời Cùng ông bà, bố mẹ Trẻ nghe Trẻ nhận đồ dùng Trẻ vẽ Trẻ hát HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. QSCMĐ: Quan sát các khu nhà cạnh trường: - Cô cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài gì? - Các con quan sát ngôi nhà trước mặt mình và nói cho cô biết ngôi nhà đó có đặc điểm gì? - Ngôi nhà có màu như thế nào?? - Ngôi nhà đó có mấy tầng? - Ngôi nhà được lợp mái gì? - Xung quanh nhà có những gì? - Nhà bạn nào có ngôi nhà 2 tầng giống như thế này không? - Bạn nào giỏi lên kể về ngôi nhà của mình cho cô và các bạn cùng nghe? * Giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà của mình 2. TCVĐ: Chạy tiếp cờ, chi chi chành chành: - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Cô phổ biến lại cách chơi, luật chơi cho trẻ - Tổ chức chơi 2-3 lần - Nhận xét, khen trẻ 3. Chơi tự do với đồ chơi mang theo và đồ chơi ngoài trời: - Cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm 11 đến 12 trẻ. - Cô chia đồ chơi và khu vực chơi cho trẻ - Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Hết giờ chơi cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, về lớp. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Vận động nhẹ, ăn quà chiều: 2. Hoạt động học: Hướng dẫn trẻ thay quần áo - Cô cùng trẻ trò chuện về cách ăn mặc hợp thời tiết. - Khi quần áo bẩn thì các con phải làm gì? - Để các con biết tự thay áo khi áo bẩn, khi trời lạnh cô sẽ hướng dẫn các con tự thay áo. - Cô hướng dẫn trẻ thay áo - Cho 1 trẻ thực hiện - Cho cả lớp thực hiện - Cô hướng dẫn, nhận xét, khen trẻ 3. Hoạt động góc: 4. Hoạt động nêu gương: 5. Vệ sinh, trả trẻ: 6. Nhận xét sau buổi học: HĐH:.................................................................................................................................................................................................................................................................. HĐG:............................................................................................................................ HĐkhác:.......................................................................................................................----------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 04 tháng 11 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC PTTC: Nhảy xuống từ độ cao 40cm I. Mục đích và yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết nhảy xuống từ độ cao 40cm 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhảy cho trẻ - Phát triển cơ chân, rèn sự khéo léo nhanh nhẹn ở trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tập luyện. II. Chuẩn bị: - Bóng thể dục, sân tập sạch sẽ. - Bục nhảy. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi thường- đi mũi chân - đi gót chân- đi thường về đội hình hàng ngang tập BTPTC. 2. Trọng động: 2.1. BTPTC: * ĐT tay : Đưa tay ra phía trước gập trước ngực - TTCB: Đứng thẳng khép chân để tay dọc thân - N1: Bước chân trái lên một bước nhỏ trọng tâm dồn về chân trái, chân phải kiễng gót (tì mũi chân) đưa tay ra trước lòng bàn tay sấp - N2: hai tay gập trước ngực, khuỷu tay ngang vai - N3: như N1 - N4: về TTCB - N5,6,7,8: đổi chân và thực hiện như trên * ĐT chân: ngồi khuỵu gối hai tay đưa cao lên trước - TTCB: đứng thẳng hai tay thả xuôi - N1: hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, chân kiễng - N2: ngồi khuỵu gối lưng thẳng không kiễng chân tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp - N3: như N1 - N4: về TTCB - N5,6,7,8 : như trên * ĐT bụng : đứng quay người sang hai bên - TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi - N1: bước chân trái sang bên một bước tay chống hông - N2: quay người sang phải 900 - N3: như N1 - N4: về TTCB - N5,6,7,8: như trên( đổi chân) quay người sang phải. * ĐT bật: bật về phía trước , bật hai chân về phía trước sau đó quay ra sau bật về chỗ cũ. 2.2. Vận động cơ bản: - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động “ Nhảy xuống từ độ cao 40cm”. - Để thực hiện đúng vận động các con chú ý xem cô làm trước - Cô làm mẫu: + Lần 1: không giải thích. + Lần 2: vừa làm vừa giải thích. TTCB: Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát, cô bước chân lên bục. Tư thế “chuẩn bị” cô đứng thẳng, tay đánh ra sau đồng thời khuỵu gối, khi có hiệu lệnh “nhảy” cô nhảy xuống, tiếp đất bằng 2 bàn chân, sau đó cô trở về cuối hàng. + Lần 3: Nhấn mạnh vận động chính - Mời 2 trẻ khá lên thực hiện - Cô bao quát sửa sai cho trẻ * Trẻ thực hành - Mỗi trẻ thực hiện 2- 3 lần. - Cho 2 tổ thi đua nhau bật. - Cô bao quát sửa sai động viên, khuyến khích trẻ. - Củng cố: + Cho trẻ nhắc lại tên bài tập + Cho 1 trẻ khá lên tập lại vận động 2.3. Trò chơi vận động: Chuyền bóng: - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: cô chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội 1 rổ bong, bạn đầu hàng sẽ lấy bong chuyền qua đầu cho bạn đứng sau, cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng, bạn cuối hàng lấy bong để vào rổ của đội mình, hết thời gian đội nào được nhiều bong hơn sẽ thắng cuộc. - Luật chơi: Nếu làm bong rơi phải chuyền quả bong đó laij từ đầu. - Tổ chức cho trẻ chơi TC - Cho trẻ chơi TC 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân. Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô Trẻ tập cùng cô Trẻ tập cùng cô Trẻ tập cùng cô Trẻ lắng nghe Trẻ quan sát. Quan sát, lắng nghe. Trẻ thực hiện Trẻ thực hành Trẻ nhắc lại Trẻ lên tập Trẻ lắng nghe Trẻ nghe Trẻ chơi TC Trẻ đi lại nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. QSCMĐ: Quan sát đồ dùng làm bằng gỗ. - Cho trẻ quan sát tranh cái bàn, cái ghế, cái giường gỗ. - Cô có bức tranh gì đây? - Cái bàn có đặc điểm gì? - Làm từ nguyên liệu gì? - Cái bàn dùng để làm gì? - Cái ghế có đặc điểm gì? Dùng để làm gì? - Cái giường có đặc điểm gì? - Dùng để làm gì? - Cái bàn, cái ghế, cái giường đều được làm từ nguyên liệu gì? - Nhà bạn nào sử dụng cái bàn, cái ghế, cái giường làm từ gỗ? 2. TCVĐ: Mèo đuổi chuột, chi chi chành chành. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơ mỗi trò chơi 2 – 3 lần. - Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi. 3. Chơi tự do với bóng. - Cô phát đồ chơi cho trẻ chơi. - Cô phân nhóm trẻ chơi để dễ bao quát - Cô bao quát trẻ trong quá trình chơi. - Trong khi trẻ chơi, cô chơi cùng với trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Vận động nhẹ, ăn quà chiều: 2. Hoạt động học: PTTM: Cắt, dán ngôi nhà I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết cắt, dán ngôi nhà theo mẫu 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Ngồi đúng tư thế, kỹ năng cầm kéo để cắt. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực trong giờ học. - Giáo dục trẻ sử dụng kéo an toàn II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô. - Giấy màu, kéo, hồ dán - Vở tạo hình, bàn ghế cho trẻ ngồi vẽ. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề “Gia đình’. 2. Nội dung: a. Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện: - Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng”. - Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện - Cô có bức tranh gì đây? - Ngôi nhà có những đặc điểm gì? - Mái nhà có hình gì? - Thân nhà có dạng hình gì? Và màu sắc ra sao? - Còn cửa ra vào và cửa sổ thì sao? Màu sắc của ngôi nhà như thế nào? - Cô còn trang trí gì xung quanh ngôi nhà nữa? - Ngôi nhà cô thể hiện bằng chất liệu gì? - Ngôi nhà này thuộc kiểu nhà gì? - Nhà bạn nào có ngôi nhà giống bức tranh không? - Ngôi nhà là nơi để làm gì? * Cô hướng dẫn trẻ thực hiện: - Để cắt dán được ngôi nhà giống của cô các con hãy chú ý quan sát cô làm mẫu nhé - Đầu tiên cô lấy giấy có màu vàng, cô cầm kéo cắt thật thẳng theo đường kẻ để tạo thành hình chữ nhật, sau đó cô cắt các hình tam giác màu đỏ làm mái nhà, cô lấy giấy màu xanh da trời cắt thành hình chữ nhật nhỏ để làm cửa ra vào, cô cắt hình vuông nhỏ để làm cửa sổ - Sau khi cô đã cắt xong, bây giờ cô sẽ xếp thử, và sau đó cô nhấc từng phần của ngôi nhà lên dán vào chỗ đã xếp thử. - Cô lấy ngón tay trỏ chấm hồ và bôi vào mặt sau của giấy. (cô làm đến đâu, giải thích đến đó) - Cô đã cắt dán được ngôi nhà rồi, để bức tranh thêm đẹp chúng mình trang trí những gì nữa? - Chúng mình có thể lấy giấy màu xé dán thành ông mặt trời, cây xanh và dán vào bức tranh. Nếu bạn nào không xé dán các con có thể vẽ thêm cây xanh và tranh trí cho đẹp. - Cô hỏi lại trẻ cách thực hiện - Nhắc trẻ cách cầm kéo an toàn, và dán ngôi nhà vào giữa tờ giấy b. Trẻ thực hiện: - Trẻ vào bàn ngồi thực hiện(cô mở nhạc cho trẻ nghe trong khi thực hiện) - Cô bao quát, giúp đỡ trẻ còn lúng túng. - Cô quan sát trẻ, sửa tư thế ngồi cho trẻ 2.3. Nhận xét sản phẩm: - Trẻ cầm sản phẩm của mình vừa cắt dán được và đứng thành vòng tròn. - Cô hướng dẫn trẻ nhận xét + Đây là tranh bạn nào? + Các con thấy bức tranh nào đẹp nhất? Bạn cắt dán ngôi nhà như thế nào? - Cô nhận xét chung - Khen trẻ 3. Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” Trò chuyện cùng cô. Trẻ chơi trò chơi cùng cô. Trẻ trả lời Hình tam giác Trẻ trả lời Trẻ trả lời Cây, ông mặt trời Nhà cấp 4 Trẻ giơ tay Chung sống, sum họp Trẻ quan sát cô làm mẫu Trẻ lắng nghe và quan sát Trẻ thực hiện Trẻ giơ bài của mình Trẻ trả lời Trẻ nhận xét Trẻ nghe Trẻ hát 3. Hoạt động góc: 4. Hoạt động nêu gương: 5. Vệ sinh, trả trẻ: 6. Nhận xét sau buổi học: HĐH:............................................................................................................................................................................................................................................................... HĐG:.......................................................................................................................... HĐKhác:....................................................................................................................... -------------------------------------------------------------------------- Thứ tư, ngày 05 tháng 11 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC PTTM: Dạy hát “Nhà của tôi” Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh” TCAN: Tai ai tinh I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ cảm nhận được giai điệu nhanh, nhịp nhàng của bài hát “nhà của tôi ”. - Trẻ cảm nhận được giai điệu tha thiết, tình cảm của bài hát “ba ngọn nên lung linh”. - Phát triển tai nghe cho trẻ qua trò chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ hát thuộc lời đúng giai điệu của bài hát “nhà của tôi” - Trẻ hiểu được nội dung bài hát và hưởng ứng cùng cô. - Trẻ chơi thành thạo trò chơi. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc. - Thể hiện các bài hát tự tin. II. Chuẩn bị: - Nhạc bài hát: nhà của tôi, ba ngọn nên lung linh - Xắc xô. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: Cô cùng trẻ trò chuyện về các kiểu nhà. 2. Nội dung: 2.1. Dạy hát “Nhà của tôi” - Có một bài hát nói về ngôi nhà của bạn nhỏ đấy, để biết ngôi nhà đó như thế nào, các con hãy nghe cô hát bài “nhà của tôi” do cô Thu Hiền sáng tác. - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 2: Kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa. - Cô vừa hát bài gì? - Bài hát có giai điệu như thế nào? Các con ạ, ngôi nhà là nơi để chúng mình chung sống, ngôi nhà nào cũng rất gần gũi yêu thương đấy. - Khi thể hiện bài hát các con nhớ phải thật tự tin, vui tươi lên nhé. - Cô cùng trẻ hát 2-3 lần. - Cô cho trẻ thể hiện theo hình thức: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ. - Động viên, khuyến khích trẻ. - Cho cả lớp hát lại lần nữa. - Nhận xét, khen trẻ 2.2. Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh Cô dẫn dắt vào nội dung bài hát. - Hát lần 1: giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Hát lần 2: Kết hợp động tác minh họa. - Lần 3: Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết rửa tay khi tay bẩn. 2.3. Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh. - Cô giới thiệu cách chơi: Cho trẻ A đứng ở giữa lớp, đầu đội mũ che kín mắt. Cô chỉ định 1 bạn hát. Trẻ A phải đoán được bạn hát là bạn nào và vừa hát bài gì - Luật chơi: Nếu nói đúng được cả lớp khen, nói sai thì phải hát lại bài hát đó. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi. 3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”. Trẻ trò chuyện cùng cô. Trẻ nghe Trẻ nghe cô hát Nhà của tôi Nhanh, nhịp nhàng Trẻ nghe Vâng ạ Trẻ hát cùng cô Trẻ thể hiện Trẻ hát cùng cô. Lắng nghe Quan sát, lắng nghe. Hưởng ứng cùng cô. Lắng nghe. Lắng nghe. Trẻ chơi trò chơi. Trẻ hát cùng cô. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. QSCMĐ: Dùng phấn vẽ các kiểu nhà: - Cô cùng trẻ trì chuyện về các kiểu nhà - Cô cho trẻ vẽ các kiểu nhà mà trẻ thích - Cô hướng dẫn trẻ vẽ, gợi ý cho trẻ - Nhận xét, khen trẻ 2. TCVĐ: Kéo co, lộn cầu vồng: - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Cô phổ biến lại cách chơi, luật chơi cho trẻ - Tổ chức chơi 2-3 lần - Nhận xét, khen trẻ 3. Chơi tự do với vòng, g
File đính kèm:
- giao an 5 tuoi.docx