Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Một số loại côn trùng

- Hiểu biết được vòng đời phát triển của con bướm: bướm đẻ ra trứng, từ trứng nở thành sâu, sâu lớn thành kén nhộng, nhộng thành bướm.

- Mở rộng hiểu biết của trẻ về một số côn trùng khác có vòng đời gần giống bướm như: muỗi, chuồn chuồn.

- Những điều lợi và điều hại mà côn trùng mang lại.

- Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, suy luận.

- Sử dụng các từ sâu, bướm, kén, nhộng.

- Trẻ có thái độ đúng đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10059 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Một số loại côn trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG
Thứ hai, ngày 19 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, trò chuyện về sức khỏe đầu tuần của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Nhắc trẻ mặc áo ấm, đi dép trong lớp.
- Quan tâm đến trẻ, kịp thời giúp đỡ trẻ mọi hoạt động khi cần thiết.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Hoạt động: Khám phá khoa học
 ĐỀ TÀI: Vòng đời của bướm.
1. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu biết được vòng đời phát triển của con bướm: bướm đẻ ra trứng, từ trứng nở thành sâu, sâu lớn thành kén nhộng, nhộng thành bướm.
- Mở rộng hiểu biết của trẻ về một số côn trùng khác có vòng đời gần giống bướm như: muỗi, chuồn chuồn.
- Những điều lợi và điều hại mà côn trùng mang lại.
- Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, suy luận.
- Sử dụng các từ sâu, bướm, kén, nhộng. 
- Trẻ có thái độ đúng đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh
2. Chuẩn bị:
- Giáo án powerpoint.
- Trống lắc, rổ.
- Tranh ảnh về vòng đời của bướm
3.Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
- Trẻ đi vòng tròn hát múa theo nhạc bài “Kìa con bướm vàng”.
+Trò chuyện về nội dung bài hát 
+ Bài hát nói về con vật gì?
+ Các con đã được nhìn thấy những con bướm bao giờ chưa?
- Bài học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu quá trình phát triển của những chú bươm bướm xinh đẹp nhé!
b) Hoạt động 2:
Cô mời trẻ cùng đến xem với cô các slide về vòng đời của bướm trên máy tính.
- Trao đổi với trẻ về nội dung các slide mà trẻ vừa quan sát.
+ Đàm thoại về vòng đời của bướm:
+ Bướm đẻ ra gì?
+ Trứng nở ra con gì?
+ Sâu non có giống bướm không? Chúng khác nhau ở điểm nào?
+ Con sâu nở từ trứng bướm ăn gì để lớn lên? (Con sâu ăn lá)
+ Khi thành kén nhộng thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
- Cô cho trẻ xem tranh vòng đời phát triển của bướm và giải thích ngắn gọn hình ảnh trong tranh. 
 + Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con; khi sâu già sẽ nằm trong tổ kén nhộng; khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh.
+ Để có một chú bướm xinh đẹp ra đời thì cần trải qua mấy giai đoạn?
- Cô củng cố lại 1 lần nữa vòng đời của bướm.
+ Cô cho trẻ xem phim về các loài bướm
* Mở rộng:
- Chúng ta đã được học về vòng đời phát triển của bướm vậy thì có bạn nào biết trong môi trường xung quanh ta có những loài côn trùng nào có vòng đời gần giống với bướm không? 
- Giáo dục trẻ về những điều lợi và hại mà côn trùng đem lại, từ đó có thái độ đúng với côn trùng.
 - Trò chơi học tập:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”
+ CC: Cô chia lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội có một rổ tranh lô tô về vòng đời của bướm. Yêu cầu của trò chơi là mỗi đội phải vượt qua chướng ngại vật để lên chọn tranh dán đúng các giai đoạn phát triển theo sơ đồ vòng đời của bướm.
+ LC: Đội nào dán nhanh hơn và đúng 4 giai đoạn phát triển của bướm thì đội đó giành chiến thắng trong trò chơi.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi; nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Cũng cố nội dung bài học.
- Cho trẻ làm những chú bướm xinh đẹp vận động theo bài hát “ Kìa con bướm vàng”. kết thúc tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:	
- PV: Trò chơi “ Gia đình”
* Chuẩn bị: Bộ đồ chơi gia đình, bộ nấu ăn, bộ dinh dưỡng cho trẻ chơi.
- XD: Chơi với đồ chơi lắp ghép.
- HT: Xem tranh theo chủ đề.
- NT: Xâu hạt, kết cườm.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Quan sát các loại côn trùng( bướm, chuồn chuồn, châu chấu) có trong vườn trường
- Trò chơi “ Bắt bướm”
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều
- Trò chuyện, xử lý một số tình huống giúp bé biết cách đề phòng nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật.
- Chơi tự do ở các góc.
VII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ:
- Trẻ vệ sinh sạch sẽ, vui chơi tự do chuẩn bị ra về.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG
Thứ ba, ngày 20 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, trẻ ăn bữa sáng
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ.
- Cô hướng trẻ đến với các góc chơi mà trẻ thích.
- Quan tâm đến trẻ, kịp thời giúp đỡ trẻ mọi hoạt động khi cần thiết.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG: 
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 Hoạt động học 1:
 Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ 
 Hoạt động học: Làm quen chữ cái 
 Đề tài: Bé vui học những chữ cái m, n, p, q
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái m, n, p, q
- Nhận ra chữ cái m, n, p, q trong tiếng, từ chỉ các loại côn trùng.
- Thông qua các TC, rèn luyện khả năng nhận biết, phát âm.
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Cháu tham gia chơi sôi nổi, tích cực.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án làm quen chữ cái trên Powerpoint.
- Tranh lô tô các loại côn trùng kèm từ minh họa.
- Ngôi nhà mang chữ cái, hột hạt, giấy rooky, bóng có gắn chữ cái, cột ném bóng cho trẻ chơi trò chơi.
3. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát « Vui học chữ cái ».
+ Trò chuyện về những chữ cái bé đã được học trong tuần.
2. Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu lần lượt từng chữ cái n, m, p, q cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ phát âm từng chữ cái.
- Nêu lại cấu tạo nét của mỗi chữ.
- TC 1: “ Ai nhanh hơn”
+ CC: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, các đội chơi thi đua chọn những quả bóng mang chữ cái m, n, p, q ném bóng vào rổ. Đội nào ném được nhiều quả bóng mang chữ cái m, n, p, q hơn thì đội đó chiến thắng.
+ LC: Những quả bóng không mang đúng chữ cái và rơi ra ngoài sẽ không được tính điểm.
- TC 2: “ Đôi tay khéo léo”
+ CC: Cô chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi đội tương ứng với mỗi chữ cái m, n, p, q. Nhiệm vụ của mỗi đội là xếp nhanh các hột hạt để tạo thành chữ cái của đội mình.
+ LC: Đội nào xếp nhanh hơn thì đội đó chiến thắng.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi. Nhận xét tuyên dương kết quả chơi của trẻ.
- TC 3: “ Về đúng nhà”
+ CC: Mỗi trẻ chọn 1 tranh lô tô về 1loại côn trùng có mang chữ cái m, n, p, q; trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Về đúng nhà”, trẻ có tranh lô tô về loại côn trùng mang chữ cái nào thì về đúng ngôi nhà đó. Ai về sai nhà sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3: 
- Củng cố, tuyên dương hoạt động của trẻ.
- Cháu hát “ Kìa con bướm vàng” kết thúc tiết học.
* Hoạt động học 2:
 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
 Hoạt động học: Hoạt động tạo hình
 Đề tài : Nặn theo ý thích.
1. Mục đích, yêu cầu :
-Trẻ tự hào về sản phẩm của mình làm ra.
- Cảm nhận được vẽ đẹp của sản phẩm.
- Rèn cho cháu kỹ năng xoay tròn, ấn bẹt, véo đất, phát triển các cơ tay.
- Biết yêu quý bảo vệ các loại động vật.
2. Chuẩn bị:
- Đất nặn, bảng con cho mỗi trẻ.
- Vật thật; vật nặn mẫu của cô.
- Đĩa nhạc nhẹ cho trẻ nghe
3. Tiến hành hoạt động: 
a) Hoạt động 1:
 - Cháu hát và vận động “ Chị ong nâu và em bé”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ đến với nội dung bài học.
b) Hoạt động 2:
* Cô cho trẻ quan sát một số vật thật: cây xanh, hoa, lá, côn trùng( bướm, chuồn chuồn, sâu non)
- Trò chuyện về những vật thật trẻ vừa quan sát.
- Trao đổi với trẻ về ý tưởng của trẻ khi nhìn thấy những đối tượng vừa xem.
+ Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nặn những vật mà mình yêu thích nhé !
* Quan sát vật mẫu:
- Cô cho trẻ quan sát 3 mẫu nặn của cô; trao đổi với trẻ về nội dung, cách nặn từng đối tượng.
* Cháu thực hành:
- Cô mở nhạc nhẹ, cho cháu về bàn thực hiện nặn theo ý thích.
- Cô gợi ý, trao đổi với trẻ về ý tưởng, quan sát hướng dẫn trẻ hoàn thành sản phẩm.
* Trưng bày sản phẩm:
- Cô và cháu cùng thăm quan khu trưng bày sản phẩm, cho trẻ lần lượt nhận xét ; cô nhận xét, tuyên dương sản phẩm của trẻ.
c) Hoạt động 3: 
- Nhận xét giờ học, lồng ghép nội dung giáo dục trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- PV: Trò chơi “ Cô bán hàng
- XD: Chơi với đồ chơi lắp ghép
- HT: Chơi với cờ Đôminô
- NT: Tô màu theo tranh
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
- Nghe cô kể chuyện cổ tích.
- Rèn lễ giáo cho trẻ.
VI. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ:
- Trẻ vui chơi tự do, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trước khi ra về. 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG
Thứ tư, ngày 21 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp.
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Chơi tự do ở các góc chơi
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Hoạt động: Làm quen với toán
 Đề tài: So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết sắp xếp xen kẽ 3 đối tượng theo quy tắc.
- Trẻ nhận ra quy tắc và biết sắp xếp theo quy tắc.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, sắp xếp theo quy tắc.
- Biết chơi trò chơi một cách thành thạo.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định trong quá trình học.
- Giáo dục cháu biết hợp tác, chia sẻ, tham gia hoạt động cùng bạn.
2. Chuẩn bị: 
- Máy vi tính.
- Các slide về các hình ảnh có liên quan.
- 2 tấm bảng lớn cho trẻ chơi trò chơi .
- Con giống về các loại côn trùng cho trẻ chơi trò chơi.
- Một số đồ chơi được sắp xếp theo quy tắc bày quanh lớp.
3. Tiến hành hoạt động: 
a) Hoạt động 1:
Trò chơi “Dung dăng, dung dẻ”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề mà trẻ đang học trong tuần.
- Mời trẻ đến xem bức tranh về các loại côn trùng.
b) Hoạt động 2:
* Ôn cách sắp xếp xen kẽ của 2 đối tượng.
 + Sắp xếp xen kẽ 1 con ong - 1 con bướm
 Cô trò chuyện về các con vật có trong bức tranh; tên gọi.
- Trong bức tranh của cô có những loại côn trùng nào?
- C/C có nhận xét gì về cách sắp xếp vị trí của các loại côn trùng trong bức tranh?
- Trẻ nhận ra cách sắp xếp xen kẽ 1 con ong và 1 con bướm.
- Cô nhắc lại : cách sắp xếp 1 con ong và 1 con bướm được gọi là sắp xếp xen kẽ 2 đối tượng theo quy tắc 1-1.
* So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc.
- Cho trẻ quan sát trên các slide.
+ Cô có những con vật gì nào?
- 2 tranh có điều gì khác nhau?( Tranh thứ nhất có 2 loại côn trùng, tranh thứ hai có 3 loại côn trùng)
+ C/c nhận ra điều gì trong cách sắp xếp vị trí các con vật?( Sắp xếp xen kẽ 1 con ong,1 con bướm, 1 con chuồn chuồn)
- Như vậy ở cách sắp xếp này cô đã xen kẽ mấy đối tượng?( 3 đối tượng)
+ Cô tóm ý: Cách sắp xếp 1 con ong, 1 con bướm, 1 con chuồn chuồn được gọi là sắp xếp xen kẽ 3 đối tượng theo quy tắc sắp xếp .
- Cô cho trẻ quan sát một số slide sắp xếp xen kẽ 3 đối tượng khác.
+ Cho trẻ nêu tên các đối tượng được sắp xếp trong tranh.
* Luyện tập:
- TC “ Dấu tay”
+ Hãy dấu tay ra phía sau! Phía sau c/c có gì nào?( Rổ đồ chơi)
- Trẻ thao tác sắp xếp theo quy tắc với các đồ chơi về các loại côn trùng theo yêu cầu của cô.
+ Cho trẻ thực hành xếp theo quy tắc cùng cô với các loại côn trùng.
* Trò chơi học tập:
- TC1: “ Ai nhanh hơn”
+ CC: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, các thành viên trong đội chơi lần lượt lên chọn các loại côn trùng có trong rổ của đội mình gắn lên bảng theo quy tắc.
Đội nào gắn lên bảng được nhiều và sắp xếp theo đúng quy tắc đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ LC: Mỗi lượt chơi mỗi bạn chỉ được chọn một đối tượng để lên gắn.
+ Cho trẻ chơi - nhận xét tuyên dương trẻ.
- TC2: “ Ai thông minh nhất”
+ CC: Cô chia trẻ chơi thành 3 nhóm, mỗi nhóm một tấm tranh có các dãy côn trùng được sắp xếp theo các quy tắc sắp xếp nhưng bị khuyết các đối tượng.Yêu cầu bé hãy tìm ra quy tắc sắp xếp trong bức tranh và nối đúng các đối tượng bị khuyết vào chỗ trống để hoàn thành quy tắc sắp xếp đó.
+ LC: Đội nào nối nhanh hơn và nói đúng quy tắc sắp xếp của đội mình thì đội đó chiến thắng trong trò chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Củng cố nội dung trẻ vừa học.
+ Nhận xét , tuyên dương trẻ.
+ Cháu thể hiện bài hát “ Con chuồn chuồn” kết thúc tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- PV: Trò chơi “ Cửa hàng bán đồ lưu niệm”, bán hàng tạp hóa...
- XD: Xây tháp.
* Chuẩn bị: Gạch xây dựng, bay, bàn chà, thước kẻ
* Trẻ tiến hành xây, cô hướng dẫn trẻ đặt thêm cây xanh, cách xây các tầng tháp cao không bị đổ.
- NT: Vẽ , nặn theo ý thích. 
- ÂN: Biểu diễn văn nghệ với các nhạc cụ mà bé thích.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Quan sát trò chuyện về thời tiết, cách bảo vệ sức khỏe khỏi bị nhiễm lạnh trong mùa đông.
- Vận động tự do một số bài hát “ Cùng hát khúc đồng dao”; “ Xúc sắc xúc sẻ”...
- Chơi tự do với cát, nước.
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Cung cấp kiến thức mới : Tập đọc thơ , hát các bài hát theo chủ đề.
- Xem hoạt hình vui nhộn.
VII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, nêu gương cuối ngày 
- Trẻ vui chơi tự do, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trước khi ra về. 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
.......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG
Thứ năm, ngày 22 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về các hoạt động của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG: 
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
* Hoạt động học 1: 
 Lĩnh vực: Phát triển thể chất
 Hoạt động: Thể dục
 Đề tài: Đập và bắt bóng bằng 2 tay.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đập bóng xuống sàn và đón bắt bóng bằng 2 tay.
- Biết đón bắt bóng chính xác, không ôm bóng vào ngực.
- Thực hiện bài tập phát triển chung theo nhịp điệu bài hát.
- Luyện tập sự khéo léo, nhanh mạnh của đôi tay.
- Phát triển khả năng phối hợp của tay và mắt.
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì, biết tập trung chú ý cao khi luyện tập. 
2. Chuẩn bị:
- Bóng tập cho trẻ.
- Vạch mức, rổ đựng bóng.
- Nhạc các bài hát “ Chị ong nâu và em bé”; “Kìa con bướm vàng”
- Trò chơi “ Bắt bướm”
- Sân tập bằng phẳng.
3.Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
* Khởi động: 
- Trẻ tập trung theo hiệu lệnh của cô . Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi kiễng gót -> đi thường -> gót chân -> đi thường -> khom lưng -> chạy.
- Sau đó tập trung 4 hàng ngang tập BTPTC 
b)Hoạt động 2:
* Trọng động: 
- Bài tập phát triển chung:
+ Trẻ tiến hành tập bài tập PTC trên nền nhạc bài hát “ Chị ong nâu và em bé”
+ Tay 2: Hai tay đưa ngang, lên cao.
+ Chân 1: 2 tay chống hông, quay người sang trái, sang phải đồng thời nhón chân.
+ Bụng 1: Tay dang ngang, quay người sang trái, sang phải.
- Vận động cơ bản :
+ Cô cho trẻ xem rổ đựng các quả bóng trao đổi với trẻ về các trò chơi với bóng mà trẻ thích.
+ Cô giới thiệu bài tập mới " Đập và bắt bóng bằng 2 tay ".
* Cô làm mẫu hai lần:
            + Lần 1: Không giải thích.
            + Lần 2: Cô thực hiện kết hợp phân tích động tác.
* TTCB : Cầm bóng bằng hai tay sau đó đập bóng xuống sàn, khi bóng nảy lên thì đón bắt bóng bằng 2 tay, chú ý không ôm bóng vào người.
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện. Nhắc trẻ cầm chắc bóng, không làm rơi bóng, không ôm bóng vào ngực.
- Sau đó cho cả lớp thực hiện. 
+ Cô cho trẻ tập luyện theo nhóm, tổ, cá nhân.(Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ).
* Trò chơi vận động: "Bắt bướm"
- Cô giới thiệu trò chơi «  Bắt bướm »
+ CC : 5 trẻ đi bắt bướm, những trẻ còn lại làm bướm. Trẻ hát «  Kìa con bướm vàng » đồng thời làm động tác bướm bay, khi có hiệu lệnh « bắt bướm » những người bắt bướm sẽ đuổi bắt những chú bướm đang bay.
+ LC : Những chú bướm nào bị bắt sẽ đổi vai làm người bắt bướm.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi 3- 4 lượt.
- Nhận xét, tuyên dương kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Củng cố.
+ Hồi tĩnh:
Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập, hít thở sâu 1-2 vòng sân.
- kết thúc tiết học.
Hoạt động học 2:
 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 Hoạt động học: Làm quen văn học
 Đề tài: Truyện “Ve sầu và kiến”.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện .
- Thông qua nội dung câu chuyện trẻ biết được tính cách các nhân vật trong truyện.
- Rèn kỹ năng chú ý và tham gia trả lời câu hỏi
- Trẻ hiểu được các giá trị, thành quả do lao động mang lại. Biết yêu lao động.
2. Chuẩn bị:
 - Slie hình ảnh minh họa cho câu chuyện.
 - Hệ thống câu hỏi.
 - Mũ , áo quần các nhân vật cho trẻ đóng kịch.
3. Tiến hành hoạt động: 
a) Hoạt động 1: 
- Cô cho trẻ nghe âm thanh của tiếng ve.
+ Cô giới thiệu nội dung câu chuyện “ Ve sầu và kiến”
b) Hoạt động 2:
* Cô kể chuyện:
+ Cô kể diễn cảm lần 1
* Tóm tắt nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về sự chăm chỉ của đàn kiến lo làm việc để có lương thực, thức ăn dự trữ cho mùa đông, còn ve sầu thì không có gì để ăn vì không chịu lao động.
+ Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
* Trích dẫn: 
- Cô trích dẫn nội dung từng đoạn truyện thông qua các slide tranh minh họa trên máy tính.
* Giảng từ khó: “ Nắng rực rỡ” là nắng nhiều; “ tích trữ” là để dành lại.
* Đàm thoại :
+ Các con vừa nghe câu chuyện có tên là gì ?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Khi các bạn trong khu rừng đang vui chơi ca hát thì Kiến vẫn làm gì?
- Ve sầu đã nói gì với Kiến? Thái độ của Ve sầu như thế nào?
- Kiến đáp lại Ve sầu như thế nào? Thái độ làm việc của Kiến như thế nào?
- Mùa đông đến gia đình Kiến sống như thế nào?
- Còn ve sầu thì như thế nào? Khi bị đói và rét thì Ve sầu nhớ đến ai?
- Thái độ của Ve sầu như thế nao?
- Qua câu chuyện chúng mình noi gương ai?
- Câu chuyện dạy chúng ta điều gì?
* Giáo dục :
- Lao động giúp chúng ta có của cải, vật chất nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta phải biết yêu lao động, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuy theo sức của mình.
* Trò chơi cũng cố:
- Cô cho trẻ thể hiện lại nội dung câu chuyện thông qua trò chơi “đóng kịch”
- Cho trẻ chọn vai diễn, đạo cụ phù hợp để tham gia trò chơi; cô là người dẫn chuyện.
- Cô cháu hướng dẫn, giúp đỡ trẻ thể hiện lời thoại, giọng điệu, tích cách của từng nhân vật trong truyện. 
- Cho trẻ tiến hành chơi.
- Nhận xét tuyên dương kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Cũng cố lại nội dung câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương lớp học
- Cháu hát “ Chú kiến con” kết thúc tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- PV: Trò chơi “ bán hàng”
- XD: Xây công viên.
- NT: Nặn con bướm
- Chơi kidsmart: Cô chia 2 nhóm chơi.
* Nhóm 1: Chơi trò làm quen căn phòng “ Đười ươi Oranga”
* Nhóm 2: Trò chơi ứng dụng “ Gõ theo tiết tấu”.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
- Thuwcj hành dọn vệ sinh các góc chơi.
- Chơi tự do với đồ chơi ở các góc. 
VI. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, nêu gương cuối ngày 
- Trẻ vui chơi tự do, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trước khi ra v

File đính kèm:

  • docgiao an dong vat.doc
Giáo Án Liên Quan