Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Nhận biết sáng, trưa, chiều, tối - Nguyễn Thị Minh Thảo

1. Kiến Thức:

- Trẻ biết các khoảng thời gian trong ngày ( sáng, trưa, chiều, tối) thông qua hình ảnh thiên nhiên và các hoạt động của con người.

- Trẻ biết thứ tự thời gian trong ngày: sáng - trưa - chiều - tối thông qua bảng màu thời gian(xanh, trắng, vàng, tím)

- Bước đầu hình thành cho trẻ khái niệm về thời gian ( ngày. giờ ), các khái niệm: "bình minh", "hoàng hôn", "cả ngày"

- Trẻ biết trình tự lịch sinh hoạt một ngày ở trường mầm non và ở nhà.

2. Kỹ năng:

- Trẻ trả lời, phân biệt được các buổi trong ngày thông qua các hoạt động trải nghiệm.

- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ thời gian: buổi sáng, buổi chiều, buổi trưa, buổi tối, cụm từ khái quát: "Cả ngày"

- Trẻ biết mô tả đặc điểm các buổi trong ngày thông qua cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12192 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Nhận biết sáng, trưa, chiều, tối - Nguyễn Thị Minh Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện
Hoạt động phát triển nhận thức
Môn học: Làm Quen Với Toán
Chủ đề: Nước và Các Hiện Tượng Tự Nhiên
Đề tài: Nhận Biết Sáng, Trưa, Chiều, Tối
Độ tuổi: MGL (5 - 6 tuổi)
Ngày dạy: 11- 03- 2011 
Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Thảo
Đơn vị: Trường Mầm Non Thanh Thùy - Thanh Oai 
Năm học: 2010 - 2011
I. Mục Đích - Yêu Cầu:
1. Kiến Thức:
- Trẻ biết các khoảng thời gian trong ngày ( sáng, trưa, chiều, tối) thông qua hình ảnh thiên nhiên và các hoạt động của con người.
- Trẻ biết thứ tự thời gian trong ngày: sáng - trưa - chiều - tối thông qua bảng màu thời gian(xanh, trắng, vàng, tím)
- Bước đầu hình thành cho trẻ khái niệm về thời gian ( ngày. giờ ), các khái niệm: "bình minh", "hoàng hôn", "cả ngày"
- Trẻ biết trình tự lịch sinh hoạt một ngày ở trường mầm non và ở nhà.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời, phân biệt được các buổi trong ngày thông qua các hoạt động trải nghiệm.
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ thời gian: buổi sáng, buổi chiều, buổi trưa, buổi tối, cụm từ khái quát: "Cả ngày"
- Trẻ biết mô tả đặc điểm các buổi trong ngày thông qua cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người. 
- Trẻ sắp xếp được thứ tự các buổi trong ngày theo yêu cầu.
- Trẻ biết dùng kí hiệu màu sắc, kí hiệu ’ để lập trình tự thời gian trong ngày.
3. Thái độ:
- Biết thực hiện đúng các công việc theo từng buổi của một ngày. 
- Biết quý trọng thời gian
II. Chuẩn bị:
1. Của cô:
- Giáo án
- Các side trình chiếu: Cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người tương ứng với các buổi trong ngày.
- Máy tính; Màn chiếu.
- CD bài hát: Tiếng chú gà trống gọi; Thật đáng yêu; Chào ngày mới.
2. Của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: 
+ 04 lô tô về các hoạt động tương ứng với các buổi trong ngày: sáng - trưa - chiều - tối (có kí hiệu chữ cái đã học )
+ 04 hình màu: Xanh - Trắng - Vàng - Tím (có kí hiệu chữ số 1, 2, 3, 4).
+ 01 bảng bìa.
- 03 tranh có hình ảnh mô tả các buổi trong ngày được sắp xếp trật tự khác nhau.
- Bút dạ màu.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo hứng thú:
- Cô và trẻ cùng hát, vận động theo nhạc bài hát: "Tiếng chú gà trống gọi".
- Đàm thoại: Chú gà trống thường gáy vào buổi nào? 
- Chú gà trống gáy ò ó o... gọi những ai thức dậy?
"Sau một đêm tối, khi chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi ông mặt trời và mọi người cùng thức dậy, đó là bắt đầu một ngày mới. 
- Để biết thứ tự các buổi trong ngày các con về chỗ để cùng tìm hiểu.
2. Nội dung:
’Hoạt động 1: Nhận biết các buổi trong ngày qua các hoạt động trải nghiệm:
- Đàm thoại:
** Khi ông mặt trời thức dậy, các chú gà trống gáy vang gọi các con thức giấc, đó là buổi gì?
+ Hỏi ý kiến trẻ về cảnh thiên nhiên buổi sáng.
+ Buổi sáng con dậy mấy giờ?Làm gì vào buổi sáng?
+ Mấy giờ con đến trường? Có những hoạt động nào ở trường diễn ra vào buổi sáng?
"Buổi sáng mặt trời to, có màu đỏ, lúc mặt trời lên còn được gọi là "Bình minh"; có nhiều hoạt động diễn ra trong buổi sáng: bố mẹ đi làm, các con đến trường, được học bài cùng các bạn....4 Buổi sáng kết thúc vào khoảng thời gian10h của ngày.
** Lúc Ông mặt trời lên cao, là buổi nào?
+ Hỏi ý kiến trẻ về bầu trời, mặt trời buổi trưa.
" Khi ông mặt trời lên cao, bầu trời xanh trong, có nắng"đó là buổi trưa.(Mở rộng những ngày không có nắng).
+ Buổi trưa ở trường mầm non có hoạt động gì?
** Sau khi các con ngủ trưa dậy là hết buổi trưa, các con được làm gì? Đó là bước sang buổi nào trong ngày?
+ Buổi chiều các cô tổ chức những hoạt động gì ?
+ Lúc nào được bố mẹ đón về?
+ Hỏi ý kiến trẻ về cảnh thiên nhiên khi chiều tối.
Ư Lúc mặt trời lặn còn gọi là lúc "Hoàng hôn"
** Khi nào là buổi tối?
+ Hỏi ý kiến trẻ về bầu trời, các hoạt động của trẻ và gia đình vào buổi tối. 
\+ Buổi tối có chương trình gì dành cho trẻ em?Sau chương trình"Chúc bé ngủ ngon" con và mọi người làm gì?
"Buổi tối bầu trời có màu đen, có trăng, sao... và muốn nhìn rõ mọi vật phải dùng đèn thắp sáng. Sau khi trẻ và mọi người đi ngủ, lúc đó gọi là đêm.
Ư Ngày gồm 1giai đoạn trời sáng (ban ngày) và 1giai đoạn trời tối (ban đêm). Và đó cũng là một quá trình nối tiếp của sáng, trưa, chiều, tối.
- Trải nghiệm của trẻ qua chơi lô tô: Sắp xếp thứ tự các buổi trong ngày.
+ Cô cho trẻ lấy đồ dùng, hỏi trẻ hình ảnh nào nói về buổi sáng (buổi trưa, buổi chiều, buổi tối)? Tại sao?(lồng phát âm chữ cái trong các hình ảnh)
+ Cô giới thiệu bảng màu tương ứng các buổi trong ngày: màu xanh - buổi sáng; màu trắng - buổi trưa; màu vàng - buổi chiều; màu tím - buổi tối.
+ Yêu cầu trẻ sắp xếp kí hiệu màu tương ứng với các buổi và nêu kết quả.
ƯMột ngày có bao nhiêu buổi? Đó là những buổi nào? ƯSự lặp lại một quá trình sáng, trưa, chiều, tối gọi là "Cả ngày".
’Hoạt động 2: Đàm thoại qua các hình ảnh trên Power point.
- Cho trẻ xem các hình ảnh về các buổi trong ngày qua cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người.
- Hỏi ý kiến trẻ đó là cảnh nói về thời gian buổi nào trong ngày? Vì sao?
’Hoạt động 3: Vận động chuyển tiếp theo bài hát "Thật đáng yêu"
- Giáo dục: Buổi sáng thức dậy làm gì? Muốn người khỏe mạnh phải chăm tập thể dục, ăn khỏe, thực hiện đúng lịch sinh hoạt một ngày ở trường mầm non, cũng như ở nhà.
’Hoạt động 4: Trò chơi "Truyền tin"
- Luật chơi: Truyền tin theo đúng thứ tự các buổi trong một ngày.
- Cách chơi:Cô nói một buổi bất kì trong ngày, trẻ tiếp theo sẽ nói buổi đứng sau buổi đó, cứ như vậy đến hết.(2lần)
’Hoạt động 5: Trò chơi "Nối tranh theo thứ tự thời gian"
- Luật chơi: Nối cảnh sinh hoạt của con người theo đúng thứ tự thời gian.
- Cách chơi: Trẻ về 3 nhóm, dùng bút dạ nối cảnh sinh hoạt trong ngày theo đúng thứ tự thời gian: sáng - trưa - chiều - tối.
+ Nhận xét kết quả.
3. Kết thúc: 
- Một ngày gồm 4 buổi: Sáng - Trưa - Chiều - Tối, các buổi đều có sự sinh hoạt khác nhau, cần thực hiện đúng lịch sinh hoạt để có một sức khỏe tốt, học giỏi.....
- Hát "Chào ngày mới", ra chơi.
- Giờ học kết thúc.
- Trẻ đứng quanh cô, vận động theo nhạc.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về đội hình chữ U
- Trẻ đàm thoại cùng cô theo ý hiểu.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ sắp lô tô theo yêu cầu và trả lời theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ sắp kí hiệu màu tương ứng các buổi và nêu kết quả
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cất đồ dùng và về ngồi quanh cô theo dõi hình ảnh và trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ đứng và vận động cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi truyền tin: sáng - trưa - chiều - tối.....(2l) 
- Trẻ lắng nghe luật chơi
- Trẻ về nhóm nối tranh theo thứ tự thời gian một ngày.
- Nhận xét kết quả cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Hát, ra chơi.
phòng giáo dục thanh oai
trường mầm non thanh thuỳ
****************************
Giáo án
Hoạt động phát triển nhận thức
Làm quen với toán
chủ đề: nước và các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: nhận biết sáng - trưa - chiều - tối.
Độ tuổi: 5 -6 tuổi
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thảo
Đơn vị: Trường Mầm Non Thanh Thùy
Năm học: 2010 - 2011

File đính kèm:

  • docnhan biet sang trua chieu toi.doc