Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nước và các mùa trong năm

- Khi chạy trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng

+ Chạy được 18m liên tục trong thời gian 5-7 giây.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi đi bước chéo sang ngang: giữ được thăng bằng, khi bước chéo sang ngang.

+ Chạy và vượt qua chướng ngại vật: mắt nhìn về phía trước, chân tay phối hợp nhịp nhàng, ko vấp, dẫm vào vật cản.

- Biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, tay và mắt trong 1 số hoạt động tự phục vụ cá nhân: tự cài, cởi cúc áo, buộc dây giày, cài quai dép.

 

doc67 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3980 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nước và các mùa trong năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: NƯỚC VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM
Thời gian thực hiện: 3 Tuần (Từ ngày 24/3/2014 đến ngày 11/04/2014)
Chủ đề nhánh: 
* Nhánh 1: Các mùa trong năm (1Tuần - Từ ngày 24/3/2014-> 28/3/2014)
* Nhánh 2: ích lợi của nước (1Tuần - Từ ngày 31/3-> 4/4/2014)
* Nhánh 3: Các hiện tượng tự nhiên (1Tuần - Từ ngày 7/4-> 11/4/2014)
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM
Thời gian thực hiện: 3 Tuần (Từ ngày 24/3/2014 đến ngày 11/04/2014)
Lĩnh vực phát triển
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Ghi chú
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Chỉ số 12: Chạy 18 m trong khoảng thời gian 5- 7 giây
- Trẻ thể hiện sự nhanh nhẹn, mạnh dạn trong các bài tập VĐCB: Đi bước chéo sang ngang; Chạy và vượt qua chướng ngại vật.
- Phối hợp tốt tay và mắt trong 1 số hoạt động tự phục vụ cá nhân. tự cài, cởi cúc áo, buộc dây giày, cài quai dép. 
- Có 1 số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh trong mùa hè. 
- Biết tự phòng tránh những nơi nguy hiểm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
- Trẻ thực hiện tốt được một số việc đơn giản trong việc vệ sinh cá nhân.
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
- Khi chạy trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng 
+ Chạy được 18m liên tục trong thời gian 5-7 giây.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi đi bước chéo sang ngang: giữ được thăng bằng, khi bước chéo sang ngang.
+ Chạy và vượt qua chướng ngại vật: mắt nhìn về phía trước, chân tay phối hợp nhịp nhàng, ko vấp, dẫm vào vật cản.
- Biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, tay và mắt trong 1 số hoạt động tự phục vụ cá nhân: tự cài, cởi cúc áo, buộc dây giày, cài quai dép. 
- Biết và không ăn, uống 1 số thứ có hại cho sức khỏe: có mùi hôi, chua, có màu lạ.
Vd: thức ăn ôi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch..
Hàng ngày tắm gội thường xuyên....
- Không chơi ở những nơi nguy hiểm: gần ao, hồ, sông, suối...
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tự rửa mặt và chải răng hàng ngày, chải vuốt lại tóc khi bị rối, xốc lại quần áo khi bị xộc xệch...
- Không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết: mặc quần áo cộc tay khi trời nóng, đi nắng phải đội nón, mũ...
Không ra nghịch khi trời mưa, đi trời mưa phải mặc áo mưa.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ
XÃ HỘI 
- Chỉ số 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
- Chú ý nghe khi cô và bạn nói, không ngắt lời người khác.
- Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận với bạn.
- Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi. 
- Tự làm một số việc đơn giản
- Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.
- Có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt, có ý thức bảo vệ môi trường nước.
- Có ý kiến về sự công bằng giữa các trẻ.
+ Nêu được cách tạo lại sự công bằng.
+ Có mong muốn lập lại sự công bằng.
- Biết chú ý nghe khi người khác nói, không ngắt lời cô và các bạn đang nói.
- Khi tham gia vào các hoạt động trẻ biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết trao đổi ý kiến và thỏa thuận với các bạn về 1 nội dung nào đó.
- Kể chuyện cho bạn về chuyện vui, buồn của mình.
- Sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm.
+ Vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn.
+ Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
- Trẻ làm được một số việc đơn giản: tự cất dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi, học...tự rửa tay trước khi ăn, đặt để giày, dép, quần áo đúng nơi qui định.
- Trẻ vui vẻ nhận công việc được giao và cố gắng hoàn thành, không tìm cách từ chối. 
- Biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường: rửa tay xong khóa vòi nước, rót nước đủ uống...
- Bỏ rác đúng nơi qui định, không vứt rác, vỏ kẹo... xuống ao, hồ, ra sân, lớp.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
- Chỉ số 63. Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi;
- Chỉ số 84. “Đọc” theo truyện tranh đã biết
- Chỉ số 87: Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân.
- Biết kể truyện theo tranh minh hoạ và kể sáng tạo. Đóng được vai của các nhân vật trong truyện
- Trẻ lắng nghe, biết trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn, kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
- Biết diễn cảm các bài thơ, ca dao, đồng dao theo chủ đề nước và các mùa trong năm.
- Biết cách đọc sách đúng cách.
- Nhận biết phân biệt và phát âm đúng các chữ cái: s, x có trong từ chỉ về nước và các mùa
 - Kể được tên các loại vật nuôi trong gia đình, các loại rau quả.
+ Nói được từ khái quát chỉ các vật (đồ vật) sau khi được xem tranh, vật thật (đồ vật) cùng loại và nghe nói mẫu từ khái quát chỉ các vật nào đó.
Vd: Các đồ vật: ca, cốc, chén... đây là đồ dùng để uống.
 Con cá, cua, ốc,... là con vật sống dưới nước.
 Cam, chuối, đu đủ... được gọi chung là gì? Các loại quả
+ Hiểu được nghĩa 1 số vốn từ với sự giúp đỡ của người khác. Vd: con chó là vật nuôi trong gia đình, là con vật có 4 chân.
- Có hành vi tự kể chuyện theo sách truyện đã được nghe đọc.
+ Trẻ đọc sách theo sáng kiến của mình và có các ý tưởng từ truyện tranh.
+ Khi nghe đọc truyện , trẻ có thể trả lời câu hỏi: cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Trẻ có thể viết lại những trải nghiệm của mình qua những bức tranh hay biểu tượng đơn giản và sẵn sàng chia sẻ với người khác.
+ Giả vờ đọc và sử dụng ký hiệu chữ viết và các ký hiệu khác để biểu lộ ý muốn, suy nghĩ
+ Yêu cầu người lớn viết lời chuyện do trẻ tự nghĩ dưới tranh vẽ.
+ Thể hiện sự cố gắng tự mình viết ra, cố gắng tạo ra những biểu tượng, những hình mẫu ký tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân.
- Nhìn vào tranh vẽ trong sách, trẻ có thể nói, kể theo nội dung mà tranh minh họa.
- Đóng được vai của các nhân vật trong truyện: Ngày và đêm, Giọt nước Tí Xíu...
- Biết trao đổi, thảo luận với mọi người xung quanh, kể lại được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.
Vd: Sáng nay trời lại mưa.
Hôm qua đến lớp con được làm gì? Hôm nay được học gì?
- Biết nói khẽ đi lại nhẹ nhàng khi người khác đang nghỉ hay bị ốm... thích thú reo lên khi thấy 1 bức tranh đẹp... 
- Đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề: Trời mưa trời gió, Mồng một lưỡi trai,...Cầu vồng, Gió, Mưa, Nắng bốn mùa...
- Trẻ đọc sách đúng cách: đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới quyển sách.
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng các chữ cái s, x chỉ về nước và các hiện tượng tự nhiên: buổi sáng, giọt sương, mùa xuân, nắng sớm,...
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 - Chỉ số 94. Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống;
- Chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. 
- Chỉ số 110. Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày;
- Chỉ số 113. Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh 
- Trẻ tò mò, tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như: đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng, làm các thí nghiệm.
- Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật và hiện tượng, thảo luận về đặc điểm của nước và các mùa trong năm.
- Biết sử dụng 1 số dụng cụ để đo, đong và so sánh kết quả đo.
- Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng là 10, nhận biết số 10.
- Sắp xếp theo thứ tự to- nhỏ 
- Biết phân biệt nặng - nhẹ
- Gọi tên và nêu được đặc điểm đặc trưng của các mùa trong năm: mùa hè nóng, mùa đông lạnh, mùa xuân có nhiều mưa phùn, mùa thu có lá vàng rơi.
+ Nêu được khác biệt cơ bản giữa hai mùa (hè với đông; mùa mưa với mùa khô).
- Nêu hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo.
+ Giải thích dự đoán của mình
Vd: Dự đoán 1 số hiện tượng thời tiết đơn giản sắp xảy ra: sắp mưa vì bầu trời có nhiều mây đen kéo đến, 
Hôm nay trời nắng vì có nhiều mây xanh... 
- Trẻ nói được hôm nay là thứ mấy và hôm qua, ngày mai là thứ mấy.
+ Nói được hôm qua đã làm việc gì, Trẻ có một trong những biểu hiện: hôm nay làm gì và cô dặn/ mẹ dặn ngày mai làm việc gì.
- Thích những cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới)
+ Hay hỏi về những thay đổi / mới xung quanh.
+ Hay đặt câu hỏi “Tại sao?”
+ Có thể có những hứng thú riêng (thích ô tô/ thích 
robot, thích búp bê) 
- Trẻ thích tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như: đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng: làm các thí nghiệm về nước, ánh sáng, nóng- lạnh, chìm- nổi, gió... 
+ Tại sao miếng xốp thì nổi- viên sỏi lại chìm.
+ Tại sao cốc nước lại có vị mặn...
- Trẻ biết phối hợp các giác quan: tay, mắt, da... để xem xét, quan sát thảo luận về đặc điểm của nước: có thể hòa tan 1 số chất, nước ở cả thẻ rắn và thể lỏng...
+ Đặc điểm của các mùa: mùa đông thì rét - lạnh, mùa hè nóng, mùa xuân có mưa phùn...
- Dạy trẻ đo lượng nước bằng một đơn vị đo và so sánh kết quả đo: trẻ biết sử dụng 1 cái cốc (chai...) để đong nước vào các vật khác nhau và nói kết quả đo.
- Trẻ biết Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng là 10, nhận biết số 10. Đếm chính xác, đếm theo các cách khác nhau.
- Dạy trẻ biết sắp xếp các đồ vật có kích thước to- nhỏ khác nhau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. và nói được từ to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất.
- Dạy trẻ biết phân biệt nặng - nhẹ
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
- Thích nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức khác nhau, biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
- Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên, phối hợp các kỹ năng để tạo ra sản phẩm tạo hình vê thiên nhiên.
- Biết đặt tên cho sản phẩm của mình và của bạn, nói lên ý tưởng của sản phẩm tạo hình theo ý thích. Trân trọng, giữ gìn sản phẩm làm ra.
- Biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng, bố cục.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát: Cho tôi đi làm mưa, Mùa xuân đến rồi, Mây và gió...
- Thích nghe âm thanh gợi cảm của gió, tiếng chim hót...Thích ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa, của bầu trời hoặc một bức tranh đẹp.
- Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức khác nhau, biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn như: múa minh họa bài "Nắng sớm", Vỗ tay theo nhịp bài "Cho tôi đi làm mưa với", Vận động minh họa "Trời nắng, trời mưa"......
- Biết lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên: lá cây, len...và phối hợp các kỹ năng: vẽ, nặn, cắt, dán ...để tạo thành bức tranh về thiên nhiên có màu sắc hài hòa bố cục cân đối: Xé dán mưa và bầu trời, Vẽ cầu vòng sau mưa, cắt xé dán đồ dùng phù hợp với người sử dụng khi trời mưa....
- Trẻ đặt được tên cho sản phẩm của mình và của bạn, nói lên ý tưởng của mình khi vẽ, xé dán theo ý thích. 
Vd: sản phẩm, bức tranh...có tên là gì? Con vẽ về cái gì? Bạn vẽ gì?
Biết trân trọng giữ gìn sản phẩm làm ra.
- Trẻ nhận xét được sản phẩm tạo hình của mình và của bạn: Tô màu không chờm ra ngoài, mịn, nét cắt thẳng, bố cục cân đối, bức tranh không bị lệch...
 Tam Hưng, ngày..tháng.năm..
 Người duyệt
KẾ HOẠCH TUẦN I
Tên chủ đề nhánh: Các mùa trong năm 
Từ ngày : 24/03 đến 28/03/2014
Người thực hiện: ĐÀO THÙY HƯƠNG
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ TDS
- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, xem tranh ảnh. Nghe các bài hát về các mùa trong năm 
- TDS: Tập theo đĩa nhạc các động tác: + Hô hấp: Đưa hai tay lên cao mắt nhìn theo tay, hít vào thở ra
+ Động tác tay: Hai tay sang ngang, gập tay trước ngực + Bụng: cúi gập người
+ Chân: Đá từng chân một về phía trước + Bật: Tách chụm chân - Điểm danh chấm cơm.
Trò chuyện
- Trò chuyện về các mùa trong năm
HĐ học
 Tạo hình:
Xé dán hoa mùa xuân.
Thể dục:
- Bò thấp chui qua cổng
- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7giây.( ĐGCS 12)
LQCC: S-X
 Toán:
Đo lượng nước bằng một đơn vị đo và so sánh kết quả đo.
KPKH:
- Tìm hiểu về gió
Âm nhạc:
- Vận động múa minh họa: Nắng sớm.
- NH: Tia nắng hạt mưa.
- TC: Tai ai tinh.
Văn học: 
Kể chuyện cho trẻ nghe: Ngày và đêm.
H Đ N T
- HĐCCĐ: Trò chuyện về các mùa.
( ĐGCS 94-> Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống)
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa.
- HĐLĐ: Nhổ cỏ các bồn cây.
- HĐCCĐ: Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên
- TCVĐ: Mưa to mưa nhỏ.
- Chơi với đc ngoài trời
- HĐCCĐ: Đọc đồng dao “ Trời mưa”.
- TCVĐ: Mưa to- mưa nhỏ
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Quan sát cây cối xung quanh sân trường.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Trò chuyện về mùa xuân.
- TCVĐ: Tập tầm vông
- Chơi theo ý thích.
HĐ góc
- Góc phân vai: CB: các loại rau củ, quả, các loại quàn áo...bán hàng, nấu ăn
- Góc XD: Xây dựng công viên mùa xuân. CB: Các loại cây, hoa, cá, đồ chơi, gạch, khối hình...
- Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán tranh về các mùa trong năm.(CB: giấy màu, bút màu, hò dán...)
- Góc học tập: đọc các chữ cái, thêm bớt, chia tách trong phạm vi 10.(CB: thẻ chữ cái, quần áo, ô, hoa quả..)
- Góc thiên nhiên: chơi với cát và nước (chuẩn bị: bể cát, nước, chai, lọ, phễu nhựa, cốc)
(ĐGCS 60-> Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn)
HĐ chiều
Vận động sau ngủ dậy bài: Trời nắng trời mưa. - Nghe dân ca: Mưa rơi
- Lau dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp
Cắt, xé dán đồ dùng phù hợp với người sử dụng khi trời mưa
- Hát bài: Nắng sớm
Đọc truyện cho trẻ nghe: Cô con út của ông mặt trời.
- Cho trẻ đọc các chữ cái: p,q, h,k,s, x...
- Hoàn thiện bài: Vật nào nặng hơn? Trong vở toán.
- Liên hoan văn nghệ
- Bình bầu bé ngoan cuối tuần
 Giáo viên thực hiện Tam Hưng, ngày......thángnăm 2014 
 Người duyệt
 Đào Thùy Hương.
Thø..ngµy.th¸ng.n¨m 2014
Tªn ho¹t ®éng
Môc ®Ých - yªu cÇu
ChuÈn bÞ
C¸ch tiÕn hµnh
TH:
 Xé dán hoa mùa xuân
* Kiến thức: 
Trẻ biết vận dụng các kỹ năng xé dán đã học để xé giấy theo dải, xé thành các hình tròn... để tạo thành các cánh hoa. Biết hoa để trang trí làm đẹp cho các ngày hội, ngày lễ
- Kỹ năng: 
TrÎ biÕt xé c¸c nÐt kh¸c nhau, biết sắp xếp tạo thành hình bông hoa, biết phết hồ vào mặt sau dán và tạo thành bông hoa, bố cục tranh hợp lý.
- Thái độ: 
Trẻ hứng thú học.
Trẻ nghe lời cô.
- Đồ dùng của cô: hình ảnh các loại hoa trên máy tính. Đầu đĩa có bài “Mùa xuân” 
- ĐD của trẻ: Vở, Bàn ghế, giấy màu hồ dán, khăn lau tay cho trẻ.
* HĐ 1: Ổn định tổ chức lớp.
- Cô cùng trẻ hát bài “Mùa xuân”
* HĐ2 : Quan sát đàm thoại
- Cho trẻ quan sát trên máy tính
(Cho trẻ quan sát tranh của cô)
- Về các cánh hoa xé như thế nào, màu sắc ra sao. Sắp xếp bố cục tranh...
 - Trao ®æi vÒ ý t­ëng cña trÎ:
+ Con ®Þnh xé hoa gì? Cánh hoa như thế nào, màu sắc ra sao? 
- Con xé thêm cành lá (Cho 3-4 trÎ nªu ý t­ëng cña m×nh)
* HĐ 3: Trẻ thực hiện.
- Trong khi trẻ làm cô bao quát sửa tư thế ngồi cho trẻ. Nhắc nhở động viên những trẻ còn yếu.
* HĐ 4: Trưng bày sản phẩm 
- Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn.Cho 2-3 trÎ lªn giíi thiÖu bµi cña m×nh .
- Cô nhận xét chung.
- Giáo dục trẻ mùa xuân đến trăm hoa đua nở, nó làm đẹp thêm cho cuộc sống các con hãy chăm sóc bảo vệ hoa.....
* HĐ 5: h¸t “Màu hoa” ra ch¬i
Đánh giá cuối ngày:
.................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................
Thứ.ngày.tháng.năm 2014
Tªn ho¹
®éng
Môc ®Ých - yªu cÇu
ChuÈn bÞ
C¸ch tiÕn hµnh
TD:
- Bò thấp chui qua cổng
- Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây => (ĐGCS 12)
- Kiến thức: 
- Trẻ biết tên vận động, hiểu cách bò thấp chui qua cổng và chạy 18m trong khoảng 5-7 giây. 
 - Kỹ năng: 
Trẻ bò không chạm vào cổng, biết phối hợp chân nọ tay kia. Chạy được 18m liên tục trong khoảng thời gian 5-7 giây.phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Thái độ : Trẻ hứng thú học và tham gia hoạt động. 
Sân tập bằng phẳng. bạt thể dục, cổng chui đầu đĩa có bài hát; “trời nắng trời mưa, cho tôi đi làm mưa...”
* HĐ1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú: 
- Cô và trẻ hát bài “Mây và gió”
 * H Đ2: Khởi động
- Tập theo bài “Trời nắng, trời mưa”
Chuyển đội hình hai hàng ngang, điểm danh chuyển 4 hàng ngang.
*H Đ3: Trọng đông: 
* BTPTC: Động tác tay: Hai tay sang ngang, gập tay trước ngực
- Chân: Đá từng chân về phía trước
- Bụng: Cúi gập người 
- Bật: Bật tách chụm
(Các động tác tập 2 lần- 8 nhịp)
* Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng, chạy nhanh 18m trong khoảng 5-7 giây: 
- Cô làm mẫu 2 lần. L 2 vừa làm vừa phân tích động tác: Cô cúi người xuống bò phối hợp chân tay nhịp nhàng chui qua cổng, mắt nhìn thẳng, không chạm vào cổng. Sau đó cô đứng lên và chạy nhanh về phía trước.
- Cho trẻ khá làm trước
- Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện.Cô quan sát sửa sai cho trẻ.( mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Cho 2 đội thi đua nhau bò, đội nào hết số bạn trước đội đó thắng.
- Củng cố: cho trẻ khá làm lại động tác.
* HĐ4: Hồi tĩnh: đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng hát “Cho tôi đi làm mưa”
* HĐ5: Nhận xét tuyên dương- giáo dục.
Đánh giá cuối ngày:
........................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................
 Thø.... ngµy.th¸ng.n¨m 2014.
Tªn ho¹t ®éng
Môc ®Ých - yªu cÇu
ChuÈn bÞ
 C¸ch tiÕn hµnh
LQCC: 
Làm quen chữ cái s-x
* Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết được các chữ cái: s-x.Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo của chữ cái: s,x 
- Biết cách phát âm chữ cái: s,x. Biết một số hiện tượng tự nhiên.
* Kỹ năng: 
- Trẻ biết và phân biệt được sự giống, khác nhau giữa chữ s và x
- Trẻ phát âm đúng cc: s,x trẻ biết tạo dáng các chữ cái s,x
-Thái độ: 
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
* Đồ dùng của cô: 
- Giáo án điện tử.
- Thẻ cc s,x
 Băng nhạc có bài hát "Trời nắng trời mưa, Mùa xuân đến rồi...:
* Đồ dùng của trẻ: 
- Thẻ chữ cái: s,x, bảng, khăn lau tay và đất nặn, dây thép, chữ cái s,x in rỗng, các chấm tròn.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cô cùng trẻ hát “Mùa xuân đến rồi"
* Hoạt động 2: Làm quen chữ cái: s-x
+ Làm quen chữ: s
- Cho trẻ quan sát tranh “nắng sớm” 
 Cô giới thiệu từ “nắng sớm”
- Cô đọc mẫu từ “nắng sớm” 2 lần
- Trẻ đọc từ “nắng sớm” 2-3 lần
- Cô giới thiệu: từ “nắng sớm”, cho trẻ lên tìm chữ cái đã học. 
- Cho trẻ tìm chữ cái đứng thứ 5. Hỏi trẻ “Chữ s” Con biết đây là chữ gì không?
- Giới thiệu chữ cái “s”.Cô phát âm “s”.
- Cô yêu cầu trẻ phát âm”s” (cả lớp, cá nhân)
- Các con có nhận xét gì về chữ “s” ?
-> đặc điểm của chữ “s”: là một nét cong....................
- Cô giới thiệu các loại chữ s: in hoa, in thường, viết thường...
* Tương tự cô giới thiệu chữ “x” với từ “Xế chiều”
- Cô phát âm, cho trẻ phát âm
- Cho trẻ tìm chữ cái đứng đầu tiên. Cô giới thiệu chữ cái x.
- Cô phát âm, cho trẻ phát âm. 
- Cho trẻ nx về cấu tạo của chữ x
- Cô kết luận đặc điểm của chữ "x"
* S

File đính kèm:

  • docgiao an chu de nuoc va cac mua nam 1314.doc