Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Mục tiêu

* Phát triển vận động:

- Trẻ biết phối hợp tay – chân, tay – mắt nhịp nhàng khi thực hiện các vận động cơ bản : Tung bóng bằng 2 tay với người đối diện, đi trên dây đặt dưới sàn.

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động: cắt dán, luồn buộc dây, tự mặc và cởi quần áo; phát triển các tố chất thể lực: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo, dẻo dai qua các trò chơi vận động: người tài xế giỏi, ô tô chim sẻ, , chạy nhấc cao đùi, chạy đổi hướng ít nhất 3 lần, chuyền và bắt bóng 1 số trò chơi dân gian: kéo co, chèo thuyền, thả đĩa ba ba, đua ngựa

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

- Biết làm tốt một số công việc tự phuc vụ, thói quen vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày.

 

doc108 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9924 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Mục tiêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC TIÊU
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 10/3 - 28/3/2014)
1. Phát triển thể chất: 
* Phát triển vận động: 
- Trẻ biết phối hợp tay – chân, tay – mắt nhịp nhàng khi thực hiện các vận động cơ bản : Tung bóng bằng 2 tay với người đối diện, đi trên dây đặt dưới sàn.
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động: cắt dán, luồn buộc dây, tự mặc và cởi quần áo; phát triển các tố chất thể lực: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo, dẻo dai qua các trò chơi vận động: người tài xế giỏi, ô tô chim sẻ, , chạy nhấc cao đùi, chạy đổi hướng ít nhất 3 lần, chuyền và bắt bóng 1 số trò chơi dân gian: kéo co, chèo thuyền, thả đĩa ba ba, đua ngựa
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: 
- Biết làm tốt một số công việc tự phuc vụ, thói quen vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày.
* An toàn:
- Trẻ biết không được chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm: lòng, lề đường, không đi qua đường phải có người lớn dắt qua.Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm.
- Trẻ biết ngồi ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy.
2.Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật, nơi hoạt động, ích lợi, cách sử dụng một số phương tiện giao thông gần gũi. So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông . Phân nhóm, phân loại phương tiện giao thông qua dấu hiệu chung ( 2-3 dấu hiệu).
- Nhận biết được một số luật lệ giao thông đơn giản.
- Trẻ kể tên được một số địa điểm công cộng nơi trẻ sống: Trạm xăng, bưu điện, nhận ra, biết ý nghĩa mottj số ký hiệu, biểu tượng thông thường trong cuộc sống ( biển báo giao thông, đường cho người đi bộ, nơi nguy hiểm)
- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 10, mối quan hệ trong phạm vi 10, chia 10 thành 2 phần.
3.Phát triển ngôn ngữ: 
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu phức, câu mở rộng, các từ khái, trái nghĩa chỉ sự vật hiện tượng đơn giản gần gũi: phương tiện giao thông, bảng hệu, biển báo giao thông. Trả lời được các câu hỏi về các phương tiện giao thông như: Tại sao? Có gì giống và khác nhau?
- Nghe hiểu nội dung một số bài thơ, câu truyện, biết kể chuyện, đọc thơ diễn cảm về chủ đề phương tiện giao thông, biết kể lại nội dung câu truyện đã nghe theo trình tự nhất định.
- Nhận biết và phát âm các chữ cái p, q, chữ cái đã học có trong tên của các phương tiện giao thông, tập tô chữ cái p, q., chơi một số trò chơi với chữ cái.
4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội :
- Kính trọng người lái xe và người điều khiển .
- Biết được một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu đèn giao thông.
- Biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường.Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động( chờ đến lượt khi lên tàu, xe) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
- Biết tham gia chấp hành luật lệ giao thông và giữ gìn an toàn cho bản thân.Nhận ra việc mình làm có ảnh hưởng đến người khác: chạy ra đường, chơi trên đường phố, đi ngược đường làm ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện giao thông, dễ gây ra tai nạn. 
- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết ( khi qua đường một mình cần nhờ người lớn giúp đỡ)
5.Phát triển thẩm mĩ:
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời, hát diễn cảm phù hợp với giai điệu, sắc thái tình cảm của bái hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, vận động nhịp nhàng theo giai điệu nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc có nội dung liên quan đến chủ đề giao thông. Sử dụng dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu ( nhanh chậm, phối hợp).
-Biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé, dán, vẽ, nặn để tạo thành bức tranh phương tiện giao thông có màu sắc, bố cục hài hòa cân đối. 
- Thể hiện được cảm xúc tình cảm của mình về chủ đề .
CHUẨN BỊ
1. Đối với cô:
-Tranh ảnh, tạp chí cũ có hình ảnh phù hợp với chủ đề phương tiện và luật giao thông; 
-Tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
-Sưu tầm một số nguyên vật liệu phế thải, lá cây, hột hạt, vỏ sữa, vỏ thuốc lá, vỏ hộp kẹo
-Giấy,phấn, bút chì màu,hồ dán, kéo, đề can, xốp bi tít, len...
-Làm am bum về phương tiện và luật giao thông
-Tìm kiếm 1 số hình ảnh về động vật để xây dựng môi trường học tập của lớp.
2. Đối với trẻ và phụ huynh:
-Kiếm một số nguyên vật liệu phế thải: vỏ hộp bánh, vải vun, vỏ sò, sỏi...
-Phụ huynh đưa báo chí, tranh ảnh, sách vở cũ có hình ảnh phương tiên và biển báo giao thông.
-Phụ huynh cùng trẻ làm album về phương tiện giao thông của bé.
MẠNG NỘI DUNG
*Phương tiện giao thông:
-Trẻ biết các loại phương tiện giao thông quen thuộc:
+ Đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, phương tiện giao thông địa phương.
- Đặc điểm: Cấu tạo, màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động.
- Người điều khiển các loại phương tiện giao thông: tài xế, phi công, thuyền trưởng.
- Công dụng: Chở người, chở hàng.
-Các dịch vụ giao thông: Bán vé,sữa chữa xe.
* Luật giao thông:
- Một số qui định đơn giản của luật giao thông đường bộ.
- Hành vi văn minh khi đi trên xe, trên tàu.
- Một số biển hiệu giao thông.
- Chấp hành luật giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(3 tuần)
* Bé tham gia giao thông:
- Trẻ biết khi ra đường đi về phía bên tay phải, đi bộ trên vĩa hè.
- Trẻ biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, trên tàu.
- Trẻ biết khi muốn qua đường phải có người lớn dẫn qua
- Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại,đi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
 MẠNG HOẠT ĐỘNG
3.Phát triển ngôn ngữ:
* Hoạt động LQ văn học: 
- Đọc thơ: “. “Chiếc cầu mới” “Cô dạy con”
- Kể chuyện: “Phần thưởng của ba” “Qua đường”
- Đọc ca dao, đồng dao, giải câu đố về chủ đề
* Hoạt động LQ VCV: 
- Làm quen và tập tô chữ cái p,q.
-Các trò chơi phát triển ngôn ngữ
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
- Tung và bắt bóng với người đối diện
- Đi trên dây đặt dưới sàn
- TCVĐ: chuyền bóng, chạy nhấc cao đùi, chèo thuyền, phi ngựa
* GDDD và SK:
 - Làm tốt một số công việc tự phuc vụ, thói quen vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày.
* An toàn:
- Trò chuyện với trẻ không được chơi ở những nơi nguy hiểm
- Thực hiện một số luật lệ khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
2. Phát triển nhận thức:
* Hoạt động khám phá khoa học:
 - Một số phương tiện giao thông
* Hoạt động khám phá xã hội:
- Một số luật giao thông phổ biến.
* HĐ LQVBTBĐVT: 
Đếm,nhận biết số lượng trong phạm vi 10, nhận biết chữ số 10.
-Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 10 
-Chia nhóm đồ vật có số lượng 10 thành 2 phần 
- 
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
 (3 tuần)
5. Phát triển thẩm mỹ:
* Hoạt động tạo hình: 
Vẽ, năn, cắt dán về các PTGT. xé dán thuyền trên biển
-Làm đồ chơi bằng các vật liệu đã qua sử dụng về các ptgt.
- Làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên.
* Hoạt động âm nhạc: 
Hát vận động các bài hát “Đường em đi, Em đi qua ngã tư đường phố; em tập lái ô tô; Em đi chơi thuyền”
Nghe hát : Em đi trong tươi xanh , ngồi tựa mạn thuyền, Anh phi công oi
-TCÂN: Những nốt nhạc vui, nghe giai điệu đoán tên bài hát Nghe tiếng hát tìm đồ vật....
4. Phát triển tình cảm và quan hệ- xã hội:
- Chơi: Đóng vai bán vé tàu xe, gia đình tham gia giao thông,bác sĩ
- Xây dựng: xây bến xe khách
- Vẽ, nặn, xé dán , tạo hình PTGT.Hát múa cá bài hát về chủ đề giao thông, đóng kịch 
-Xem tranh ảnh, xem sách về PTGT, luật giao thông 
- Dạo chơi tham quan
Phân nhóm các phương tiện giao thông
 KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 10/3 - 28/3/2014)
 Tuần 
Thứ
Tuần 1
Tuần 2
 Tuần 3
2
HĐKPKH:
Một số phương tiện giao thông
HĐKPXH:
- Tìm hiểu, khám phá về luật giao thông
HĐPTVĐ:
Đi trên dây đặt dưới sàn
TCVĐ:chuyền và bắt bóng
3
HĐ LQCC: Làm quen chữ cái p, q
HĐTHỂDỤC: ném và bắt bóng bằng hai tay với người đối diện
TCVĐ: Chạy tiếp sức
:
HĐLQCC: Tập tô chữ cái p, q 
4
HĐLQVTOÁN:
- Đếm đến 10 , nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 10, nhận biết chữ số 10
HĐLQVBTBĐVT:
 Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 10 
HĐTẠO HÌNH:
Vẽ ô tô tải
5
HĐ LQVH
Thơ: Cô dạy con
HĐLQVH: Truyện “Thỏ con đi học”
HĐLQVBTTOÁN: 
Chia nhóm đối tượng có số lượng 10 thành 2 phần
6
HĐTẠOHÌNH: 
Xé dán thuyền trên biển
HĐGDAN:
- Hát vận vỗ tay theo TTPH bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố
- Nghe hát: Ngồi tựa mạn thuyền
TCAN:Nghe giai điệu đoán bài hát
HĐLQVĂN HỌC:
Thơ: Chú cảnh sát giao thông
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh 1: Bé với phương tiện giao thông
Thời gian thực hiện từ 18/2 / 2013 đến 22/2/ 2013
 Thứ Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thể dục sáng
- Thể dục sáng : Tập theo nhạc các động tác
+ Hô hấp: Làm còi tàu
+ Tay: Hai tay đưa ngang ,gập vào vai. 
+ Chân: Ngồi khuỵu gối
+ Bụng lườn: Đứng gập người về phía trước 
+ Bật: Bật tách khép chân
Hoạt động học có chủ định
HĐKPXH: Một số phương tiện giao thông
H Đ LQCC: 
làm quen chữ cái p, q
H ĐLQVH: 
Thơ: Cô dạy con
HĐLQVTOÁN:
- Đếm đến 10 , nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 10, nhận biết chữ số 10
HĐTạo hình: Xé dán thuyền trên biển
HĐ dạo chơi, ngoài trời
- Quan sát có chủ đích: Quan sát bầu trời, quan sát xe máy, xe đạp, cây xanh...
- Trò chơi vận động: Kéo co, chuyền bóng, lộn cầu vòng, rồng rắn lên mây, truyền tin, mèo đuổi chuột
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với vật liệu thiên nhiên...
Chơi và HĐ góc
Góc phân vai: Bán vé tàu xe,Gia đình tham gia giao thông 
Góc nghệ thuật: 	Vẽ, xé dán,nặn các loại phương tiện giao thông
 Múa hát về phương tiện giao thông
Góc xây dựng – Lắp ghép: Bến xe
Góc học tập: Xem sách tranh ảnh về phương tiện giao thông; Đọc thơ, kể chuyện về phương tiện giao thông; Ôn chữ cái, tập tô, nối hình,viết số
Góc cát, nước: Chăm sóc cây xanh,chơi cát và nước
Hoạt động chiều
Ôn thơ “Chiếc cầu mới”
Hoạt động góc
.
Tập trò chơi mới “Chèo thuyền”
Hoạt động góc
.
Ôn chữ cái p,q
Hoạt động góc
.
Làm vở bé vui học toán
Hoạt động góc
.
Tổng vệ sinh
Hoạt động góc
.
MỤC TIÊU
Chủ đề nhánh 1: Bé với phương tiện giao thông
Thời gian thực hiện từ 18/2 / 2013đến 22/2/ 2013
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của một số pgương tiện giao thông.Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau giữa các loại phương tiện giao thông. Biết phân nhóm các phương tiện giao thông theo dấu hiệu chung.Biết được ích lợi của các loại phương tiện giao thông
 - Biết đọc thơ, kể chuyện về các loại phương tiện giao thông 
- Biết múa hát, vẽ xé dán các loại phương tiện giao thông
- Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 10, biết đếm đến 10, nhận biết chữ số 10. Nhận biết, phân biệt chữ cái p,q
. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng, so sánh , phân loại ,phân nhóm các loại phương tiện giao thông.
 - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kỹ năng diễn đạt mạch lạc thông qua trò chuyện, nhận xét sản phẩm tạo hình. 
 - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Rèn kỹ năng múa hát, vận động theo nhạc.
 - Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi học đúng tư thế. Kỹ năng phát âm chữ cái p,q
- Rèn kỹ năng phối hợp, vận động để thực hiện các vận động cơ bản.
- Rèn kỹ năng phát âm chữ cái p, q. Kỹ năng đếm đến 10
3. Thái độ: 
 - Trẻ biết ngồi ngay ngắn khi đi trên các loại phương tiện giao thông. 
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người.Biết nhường chổ cho người già và em nhỏ khi ngồi trên xe
II. Thể dục sáng:
 - Hô hấp: Làm còi tàu 
 - Tay: Tay đưa ngang gập vào vai
 - Chân: 	Ngồi khuỵu gối
- Bụng: 	Cúi gập người về phía trước
- Bật: 	Bật tách chân khép chân
III. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Chơi bán hàng : bán vé tàu xe. Gia đình tham gia giao thông
- Góc xây dựng – Lắp ghép: Đến góc phân vai mua xe, cây để về xây bến xe khách
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, cắt dán, nặn một số phương tiên giao thông. Đọc thơ, kể chuyện, câu đố về một số phương tiện giao thông. Hát múa về phương tiện giao thông
- Góc học tập: Chơi lô tô, gạch nối từ chữ cái, chữ số p, q.
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát và nước, chăm sóc cây, chơi thử nghiệm.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC: HĐKPKH: Các loại phương tiện giao thông
1. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ thích thú tham gia và hoạt động khám phá các loại PTGT, biết đòan kết phối hợp với bạn khi tham gia vào trò chơi. Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn khi đi trên các loại phương tiện giao thông, không vứt rác xuống đường. 
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh , chú ý, ghi nhớ có chủ định ,nhận xét ,phân loại.Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông. Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông ( cấu tạo, đông cơ, nơi hoạt động) phân loại, phân nhóm được nhóm phương tiện giao thông đường bộ, ptgt đường thuỷ, đường hàng không. Trẻ biết lợi ích của cá loại phương tiện giao thông.
2. Chuẩn bị:
	- Cô: Máy vi tính có các slide hình ảnh các loại phương tiện giao thông: Xe đạp, xe máy, xe ôtô, tàu thuỷ, thuyền buồm, tàu vũ trụ, máy bay, tàu hỏa.
	- Trẻ: Tranh lô tô các loại phương tiện giao thông.
	- Tranh cho trẻ chơi trò chơi, phân loại, phân nhóm.
3. Phương pháp tiến hành: 
 * Hoạt động 1: Ổn định - Trò chuyện
 Cho trẻ hát vận động theo bài hát “đi tàu lữa”. Trò chuyện với trẻ về các loại phương tiện giao thông: 
 + Các con vừa đi bằng phương tiện gì? Ngoài tàu lữa ra các con còn biết các phương tiện gì nữa?
 + Khi ngồi trên các phương tiện giao thông thì các con thì phải như thế nào?
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương tiện giao thông.
Cho trẻ hát bài “Em tập lái ôtô” và về chổ ngồi
-Hỏi trẻ: Các con vừa tập lái xe gì về chổ ngồi đó?Vậy các con biết gì về xe ô tô?
Cô xuất hiện tranh cho trẻ quan sát và nhận xét
-Đọc câu đố về xe đạp cho trẻ đoán: Xe gì 2 bánh 
 Đạp chạy bon bon
Cô xuất hiện tranh xe đạp và mời trẻ nhận xét: Các con biết gì về xe đạp?xe đạp chạy bằng cách nào?Xe đạp là loại PTGT đường gì?
 -Cô làm tiếng còi xe máy cho trẻ đoán xem đó là xe gì?
Xuất hiện tranh xe máy cho trẻ quan sát
- Cho trẻ quan sát tranh xe đạp, xe máy, xe ôtô và cho trẻ nhận xét. Các con biết xe đạp, , ôtô giống nhau ở điểm nào? Khác nhau ở điểm nào? ( xe đạp có hai bánh chạy chậm, , xe ôtô có 4 bánh và chạy bằng động cơ ). Các loại xe này chạy ở đâu? Là phương tiện giao thông gì?
- Đọc câu đó về thuyền buồm cho trẻ đoán.Xuất hiện tranh thuyền buồm cho trẻ nhận xét:Thuyền buồm hoạt động ở đâu? Vậy nó là PTGT đường nào?Ngoài thuyền buồm ra con còn biết PTGT đường thuỷ nào nửa?
-Xuất hiện tranh ôtô và thuyền buồm cho trẻ quan sátvà nhận xét điểm giống và khác nhau giữa hai loại PTGT này.
* Cô đọc câu đố: “ Chẳng phải là chim mà bay trên trời ” đó là pt giao thông gì? Các có nhận xét gì về máy bay? Máy bay bay ở đâu? Được gọi là phương tiện giao thông gì? Cho trẻ xem tranh về tàu vũ trụ, khinh khí cầu. 
* Cho trẻ so sánh: ôtô, tàu thủy và máy bay. Các phương tiện trên giống và khác nhau ở điểm nào? 
-Ngoài 3 loại PTGT trên các con còn biết loại PTGT nào nửa
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
- Cho trẻ chơi phương tiện nào biến mất
-Cho trẻ chơi “Nghe đồng giao đoán tên phương tiện” Cho trẻ vừa đi vừa nghe cô đọc đồng dao, câu đố đẻ chọn phương tiện giao thông đưa lên
- Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm phương tiện giao thông không cùng nhóm”.Chia trẻ làm 3 nhóm ngồi thành 3vòng tròn hội ý và tìm PTGT không cùng nhóm để ra và giải thích vì sao?
-Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”:+ Đội 1 :Chọn PTGT đường bộ
 +Đội 2: Chọn PTGT đường thuỷ
 +Đội 3: Chọn PTGT đường hàng không
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Quan sát có chủ đích: Bầu trời 
 - Trò chơi vận động: Người tài xế giỏi, Chi chi chành chành
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời, hứng thú tham gia vào các trò chơi trẻ và thích chơi cùng nhau,không xô đẩy, la hét. 
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi, chơi hứng thú, kỹ năng quan sát, nhận xét, chú ý có chủ định 
- Thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động được hoạt động ngoài trời để phát hiện và dự đoán các dấu hiệu về thời tiết trong ngày hôm nay.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi cho trẻ mang ra: Sỏi, phấn màu, dây nhảy, bóng
3. Phương pháp tiến hành:
 * Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước khi ra sân:
	+ Dặn dò trẻ trước khi ra sân. Giới thiệu nội dung hoạt động : Quan sát bầu trời, chơi trò chơi : người tài xế giỏi, chi chi chành chành; chơi tự do. gợi ý cho trẻ mang đồ chơi ra sân. 
* Hoạt động 2: Hoạt động
- Quan sát bầu trời
 Dẫn trẻ vừa ra sân vừa hát bài “ Em tập lái ô tô” ra sân gợi ý cho trẻ quan sát bầu trời. Đàm thoại với trẻ: 
	+ Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
	+ Trên bầu trời có gì? Có dấu hiệu gì khác?
	+ Đây là mùa nào? Màu này các con phải mặc áo quần như thế nào?
- Trò chơi vận động:
- TCVĐ: Người tài xé giỏi	
 Cô nêu tên trò chơi. Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
 - TCVĐ: Chi chi chành chành
	+ Cô nêu tên trò chơi.
 + Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
 + Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Chơi tự do
	- Cô cho trẻ chơi theo ý thích
	- Cô bao quát trẻ, gợi ý cho trẻ chơi với những đồ chơi trẻ chọn mang ra
* Hoạt động 3:Kết thúc
Cô đến các nhóm nhận xét và nhắc nhơ trẻ thu dọn đồ chơi
Cô tuyên dương những trẻ chơi tốt và động viên những trẻ chưa chơi tốt
SINH HOẠT CHIỀU: - Tập trò chơi: Chèo thuyền.
 - Đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ
 - Hoạt động tự chọn 
1. Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ biết cách chơi, luật chơi và chơi được trò chơi “ Chèo thuyền”.
 - Biết nhận xét và biết sắp xếp đồ chơi gàng vào góc sau khi chơi xong 
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Xắc xô, đồ chơi ở các góc
3. Phương pháp tiến hành:
*Hoạt động 1: Tập trò chơi mới ”Chèo thuyền ”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi của trò chơi “ Chèo thuyền”.
- Tổ chức cho trẻ chơi theo tập thể, tổ, nhóm, cá nhân 3 - 4 lần.
* Hoạt động 2: Đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ
* Hoạt động 3: Hoạt động tự chọn ở các góc
- Tổ chức cho trẻ về hoạt động ở các góc
- Cô bao quát, hỗ trợ góc xây dựng: Xây bến xe khách
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC: HĐLQVCV: Làm quen chữ cái p,q.
1. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết đoàn kết, phối hợp khi tham gia vào các trò chơi. Giáo dục trẻ biết nghe lời cô, chú ý trong giờ hoạt động.
 - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định ,luyện phát âm chữ cái p,q
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p,q. Biết phân biệt, so sánh chữ cái p,q
2. Chuẩn bị: 
	Thẻ chữ cái cho trẻ và cô :p,q
	Thẻ chữ rời gắn từ “xe đạp”. Tranh “bé qua đường”.
	Các khổ thơ có chữ cái p,q 
3. Phương pháp tiến hành:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ cái p,q
- Cho trẻ hát vận động bài em tập lái ôtô. Trò chuyện về các PTGT
- Cô đọc câu đố về xa đạp cho trẻ đoán
 Xuất hiện tranh “ xe đạp” đọc từ dưới tranh. Xuất hiện tranh bé qua đường có từ dưới tranh
- Cho trẻ chia làm 2 đội thi nhau gắn chữ cái rời thành từ “xe đạp” và “bé qua đường”nhận xét và đọc từ vừa gắn được
- Cho trẻ chọn chữ cái đã học và phát âm chữ a,e,b, đ,u, ư, ơ. Chọn chữ cái cuối cùng trong từ xe đạp từ trái sang phải. Chọn chữ cái thứ 3 trong từ bé qua đườngtừ trái sang
- Cô giới thiệu cho trẻ cách phát âm chữ p
- Cô phát âm chữ p, tổ chức cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm. Nêu cấu tạo chữ p có một nét sổ t

File đính kèm:

  • docPhuong tien giao thong 56 tuoi.doc