Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông - Đào Thùy Hương

- Lấy đà và bật nhảy xuống.

+ Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân.

+ Giữ được thăng bằng khi chạm đất.

- Tập đúng và thực hiện được thuần thục các động tác bài tập thể dục sáng, các vận động cơ bản theo hiệu lệnh hoặc theo bản nhạc, bài hát trong chủ đề giao thông.

- Trẻ biết tập chính xác các bài tập vận động:

+ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát: giữ được thăng bằng khi đi trên ghế, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, người giữ thẳng, không làm dơi túi cát.

+ Ném xa bằng hai tay: Biết đứng chân trước chân sau hoặc hai chân rộng bằng vai, 2 tay cầm túi cát đưa cao lên đầu dùng sức của thân và tay, ném túi cát đi xa.

 

doc77 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4062 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông - Đào Thùy Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 4 Tuần Từ ngày 2/3/2015 đến ngày 27/03/2015)
Giáo viên thực hiện: ĐÀO THÙY HƯƠNG
 TÀO THỊ HẰNG
 TRỊNH THỊ THU
Chủ đề nhánh: 
* Nhánh 1: PTGT đường thủy (1Tuần - Từ ngày 2/03/2015-> 06/03/2015)
* Nhánh 2: PTGT đường hàng không, đường sắt (1Tuần - Từ 09/3-> 13/03)
* Nhánh 3: Bé vui học luật giao thông (1Tuần- Từ 16/03-> 20/03)
* Nhánh 4: PTGT đường bộ (1 Tuần- Từ 23/3->27/3)
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG
(Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 2/3 đến 27/3/2015)
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Ghi chú
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40cm
- Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc, bài hát. 
- Tập chính xác các động tác của các bài tập vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát; Ném xa bằng hai tay; Lăn bóng và di chuyển theo bóng trong đường hẹp.
- Có ý thức giữ gìn sức khoẻ của bản thân. 
- Biết chấp hành một số luật lệ giao thông quen thuộc. Biết phòng tránh những nơi nguy hiểm.
- Thực hiện thuần thục các thao tác vệ sinh cá nhân.
- Chỉ số 22: Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm
- Lấy đà và bật nhảy xuống.
+ Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân. 
+ Giữ được thăng bằng khi chạm đất. 
- Tập đúng và thực hiện được thuần thục các động tác bài tập thể dục sáng, các vận động cơ bản theo hiệu lệnh hoặc theo bản nhạc, bài hát trong chủ đề giao thông. 
- Trẻ biết tập chính xác các bài tập vận động:
+ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát: giữ được thăng bằng khi đi trên ghế, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, người giữ thẳng, không làm dơi túi cát.
+ Ném xa bằng hai tay: Biết đứng chân trước chân sau hoặc hai chân rộng bằng vai, 2 tay cầm túi cát đưa cao lên đầu dùng sức của thân và tay, ném túi cát đi xa.
+ Lăn bóng và di chuyển theo bóng trong đường hẹp: Trẻ biết cúi người cầm bóng bằng hai tay lăn bóng theo đường hẹp và đi theo bóng, bóng không đi lệch ra ngoài đường hẹp.
- Trẻ biết giữ gìn sức khỏe: khi trời rét mặc áo ấm, đi tất, đi nắng thì đội mũ, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn hết xuất để khỏe mạnh.
- Chấp hành một số luật lệ giao thông: Không đi một mình trên đường, đi bộ bên phải đường, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy cùng người lớn, không chạy ngang qua đường khi có xe đi qua
- Biết thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân thuần thục: rửa tay, rửa mặt, đánh răng
- Biết được tác hại của số việc nguy hiểm: trèo tường, chạy ngang qua đường.
+ Biết cách tránh các đồ vật dao, ổ điện, bếp ga nhờ người lớn làm giúp
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ
XÃ HỘI 
- Chỉ số 41: Biết kiềm chế cảm xúc khi được an ủi, giải thích. 
- Chú ý nghe khi cô và bạn nói, không ngắt lời người khác.
- Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận với các bạn trong các hoạt động.
- Chỉ số 59: Chấp nhận sự khác biệt của người khác với mình
- Có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn bảo vệ môi trường biết nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi về chấp hành luật lệ giao thông. Yêu quý, trân trọng những ngưòi làm trật tự giao thông.
- Biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ
- Chỉ số 33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày
- Chỉ số 53: Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác
- Biết trấn tĩnh lại và kiềm chế những hành vi tiêu cực khi có cảm xúc thái quá (như đánh bạn, cào cấu, cắn, gào khóc, quăng quật đồ chơi,... ) với sự giúp đỡ của người lớn. 
+ Biết sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận) của bản thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân để giải quyết một số xung đột trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết chú ý nghe khi người khác nói, không ngắt lời cô và các bạn đang nói
- Khi tham gia vào các hoạt động trẻ biết lắng nghe cô và các bạn nói, trao đổi ý kiến và thỏa thuận với các bạn với cô.
- Gọi được tên và chấp nhận các sở thích giống và khác nhau giữa mình và các bạn khác (sở thích về món ăn, sở thích về các đồ chơi, trò chơi,...).
+ Không chê bai bạn về: sản phẩm hoạt động hoặc quần áo, đồ dùng của bạn,... 
+ Nhận ra rằng mọi người có thể sử dụng các từ khác nhau để chỉ cùng một vật (ví dụ như từ Mẹ ở các địa phương hoặc nơi có các dân tộc khác nhau có thể gọi bằng má, u...) 
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra đường, ra sân trường. Thấy người khác vứt rác bừa bãi biết phê bình và nhắc nhở.
- Tích cực tham gia vào các trò chơi về chấp hành luật lệ giao thông: trò chơi đèn xanh đèn đỏ, trò chơi tín hiệu giao thông, ô tô và chim sẻ Trẻ biết khi tham gia giao thông không đúng luật sẽ ảnh hưởng đến người khác
+ Chấp hành luật lệ giao thông, đi bên phải lề đường, khi đi đến ngã tư có đèn đỏ dừng lại 
- Biết biểu lộ cảm xúc phù hợp với tình huống: Khi làm sai, đánh bạn cô phê bình biết xấu hổ, buồn. Khi làm bài đẹp được cô khen vui.
- Tự thực hiện hoạt động mà không chở sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn:
+Tự cất dọn đồ chơi sau khi chơi.
+ Tự rửa tay trước khi ăn. 
+ Tự chuẩn bị đồ dùng/ đồ chơi cần thiết cho hoạt động.
 - Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác.
+ Giải thích được phản ứng của bản thân đối với cảm xúc hoặc hành vi của bạn khác (con cho bạn ấy con khủng long vì con thấy bạn ấy buồn).
+ Đoán được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây ra phản ứng như thế nào.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
- Chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề PT giao thông.
- Chỉ số 69: Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động;
- Trẻ kể rõ ràng có trình tự về những từ chỉ các PTGT để người nghe hiểu.
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, công dụng của các phương tiện giao thông.
- Kể lại được những sự việc theo trình tự xảy ra ở trên đường.
- Đóng được vai của các nhân vật trong truyện theo chủ điểm.
- Chỉ số 82: Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống;
- Phát âm rõ ràng được các chữ cái: p,q; g, y. Nhận biết các chữ cái trong tiếng và từ trọn vẹn.
- Chỉ số 71: Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định
- Trẻ kể lại được những truyện đồng thoại, ngụ ngôn ( truyện cười ) ngắn, đơn giản ( ví dụ: Rau thì là, Tại sao đuôi thỏ lại ngắn, Hai gấu con qua cầu, Chú dê đen)
+ Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của truyện.và tính cách nhân vật chính trong câu chuyện ngắn không quen thuộc sau khi được nghe kể chuyện. 
+ Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao... đã nghe biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên và qua các hoạt động vẽ, đúng kịch, hát, vận động và kể lại chuyện theo đúng trình tự...
- Đọc diễn cảm các bài thơ, bài ca dao trong chủ điểm: Giúp bà, Cô dạy con, Đàn kiến nó đi, Mẹ đố bé, Đèn giao thông.
- Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi, trong hoạt động học.
- Kể được rõ ràng có trình tự về những từ chỉ các PTGT: Đây là tàu hỏa là PTGT đường sắt.
- Sử dụng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, công dụng của các PTGT: Đây là máy bay, bay được trên trời, là PTGT đường hàng không, dùng để chở người và hàng hóa.
- Khi đi trên đường thấy một sự việc nào đó xảy ra trẻ kể lại được: ví dụ 2 xe máy va vào nhau trẻ có thể nói được ai không đội mũ bảo hiểm, ai đi trái đường
- Đóng kịch, nhập vai các nhân vật trong truyện: Truyện Qua đường. Ví dụ như chú công an thì nghiêm nghị, hai chị em thỏ thì giọng nhí nhảnh...
- Nhận biết được các ký hiệu về đồ dùng của trẻ như: khăn mặt, tủ đựng quần áo, 
+ Biết được kí hiệu về thời tiết, 
+ Biết và tạo được tên của trẻ,
+ Nhận biết được ý nghĩa của các ký hiệu quen thuộc trong cuộc sống (bảng hiệu giao thông, quảng cáo, chữ viết, cấm hút thuốc, cột xăng...).
+ Nhận biết được các nhãn hàng hóa.
+ Trẻ có khả năng liên tưởng sau khi xem truyện tranh hay các biểu tượng thông dụng và hiểu được nghĩa mà chúng truyền tải.
- Trẻ nhận biết phất âm rõ rang được các chữ cái: g-y, p-q. Nhận dạng các chữ cái g-y, p-q có trong từ chỉ các phương tiện giao thông: qua đường, xe đạp
- Kể lại chuyện đã được nghe cho bố mẹ hoặc bạn và vào các trang của truyện theo đúng trình tự.
+ Trẻ hiểu được các yếu tố của một câu chuyện như các nhân vật, thời gian, địa điểm, phần kết và nói lại được nội dung chính của câu chuyện sau khi được nghe kể hoặc đọc chuyện đó.
+ Thích thú sáng tạo chuyện theo tranh, đồ vật và kinh nghiệm của bản thân.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Chỉ số 112. Hay đặt câu hỏi
- Chỉ số 114. giải thích được mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
- Chỉ số 115. Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.
- Biết đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông phổ biến - Biết ý nghĩa của một số biến báo giao thông quen thuộc.
- Biết so sánh phân loại các phương tiện giao thông theo các dấu hiệu khác nhau.
- Biết chấp hành và thực hiện một số quy định - luật lệ giao thông đường bộ.
- Biết ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau và so sánh.
- Chia gộp nhóm có số lượng 9 thành 2 phần bằng các cách khác nhau
- Nhận biết được chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 9.
- Biết sắp xếp quy tắc 3 đối tượng và sao chép lại.
- Trẻ có một trong những biểu hiện:
+ Hay phát biểu khi học.
+ Hay đặt câu hỏi để tìm hiểu hoặc làm rõ thông tin.
+ Tập trung chú ý trong khi học.
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. 
+ Giải thích bằng mẫu câu “Tại vì... nên...”: Vì bạn sang đường không chú ý quan sát nên đã bị xe va vào, Vì bác.đã vượt đèn đỏ nên mới xảy ra tai nạn giao thông.
- Nhận ra sự giống nhau của 2 hoặc một nhóm đối tượng: 
+ Nhận ra sự khác biệt của 1 đối tượng trong nhóm so với những cái khác như: Nhận ra sự khác biệt của tàu thủy so với xe đạp, ô tôTàu thủy hoạt động dưới nước còn ô tô, xe đạphoạt động trên đường bộ.
+ Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó.
- Biết đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông: xe máy 2 bánh, chạy được là nhờ có xăng và người điều khiển, dùng để chở người và hàng hóa
Biết ý nghĩa của một số biển báo giao thông: Biển tròn màu đỏ viền đỏ là biển cấm, Biển tam giác viền đỏ là biển nguy hiểm.
- So sánh sự giống và khác nhau của một số phương tiện giao thông theo các dấu hiệu khác nhau: xe đạp có 2 bánh chạy bằng sức người, xe ô tô có 4 bánh chạy bằng xăng có người điều khiển
- Chấp hành và thực hiện một số quy định giao thông đường bộ: đi bộ đi trên vỉa hè, đi bên phải, đèn đỏ dừng lại
- Biết ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: là ngày hội của các bà, các mẹ, các bạn gái.
- Dạy trẻ đo dộ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau: Đo độ dài của băng giấy (xốp) bằng các loại thước đo dài, ngắn khác nhau.
 - Biết chia gộp nhóm có số lượng 9 thành 2 phần bằng các cách khác nhau, cách chia 1-8; 2-7; 3-6;4-5.
- Nhận biết được các chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 9. Sắp xếp được lần lượt các nhóm có số lượng từ 1 đến 9 và đặt số tương ứng. Ví dụ: Nhận biết được nhóm có số lượng là 1 thì tương ứng với số 1 và là số nhỏ nhất trong dãy số ừ 1 đến 9.
- Biết sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng theo các cách sắp xếp: 1 máy bay -1 ô tô -1 thuyền,1 máy bay – 2 ô tô – 1 thuyền; 2 máy bay – 2 ô tô- 2 thuyền;. (hoặc đảo vị trí khác đồ dùng)
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Chỉ số 103: Nói được ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát trong chủ điểm.
- Vận động nhịp nhàng phù hợp theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc và tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo bài hát, bản nhạc.
- Phối hợp các kỹ năng xếp hình, nặn để tạo thành các PTGT có kiểu dáng, màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để vẽ, xé dán, nặn, tô màu tranh  tạo ra các sản phẩm về giao thông có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
- Nói lên các ý tưởng và tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích, biết nhận xét bài của mình, của bạn.
- Đặt tên cho sản phẩm
+ Trả lời được các câu hỏi con vẽ/nặn/xé dán cái gì? Tại sao con lại làm như thế?
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái vui tươi, tình cảm của bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu, Em đi qua ngã tư đường phố, Em đi chơi thuyền, Đi đường em nhớ, Đi trên vỉa hè bên phải, Nhớ lời cô”
- Vận động nhịp nhàng phù hợp với bài hát, bản nhạc: Hát vận động minh họa: Đoàn tàu nhỏ xíu, Em đi qua ngã tư đường phố, Em đi chơi thuyền.
Dạy hát: Đường em đi. Đi trên vỉa hè bên phải”
- Biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm để tạo ra âm thanh, vận động theo bài hát: để vỗ theo nhịp, tiết tấu nhanh, chậm, phối hợp.
- Biết lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên: lá cây, len để vẽ, nặn, cắt, dán, tạo thành bức tranh về PTGT có màu sắc hài hòa bố cục cân đối : xé dán thuyền trên biển, vẽ máy bay, vẽ PTGT đường bộ
`
- Nói được ý tưởng của mình: con vẽ thuyền trên biển, con vẽ ô tô.Nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn về màu sắc, hình dáng, đường nét, cách tô màu mịn, không chờm ra ngoài, vẽ sáng tạo, bố cục cân đối.
 Tam Hưng, ngày......thángnăm 2015
 Người duyệt
KẾ HOẠCH TUẦN I
Tên chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy
Từ ngày : 2/03 đến 6/03/2015 
Giáo vên thực hiện: ĐÀO THÙY HƯƠNG
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ TDS
- Đón trẻ vào lớp, quan sát trẻ và trao đổi với phụ huynh (ĐGCS 41)
- TDS: Khởi động: Tập theo đĩa nhạc các bài về phương tiện giao thông.
Bài tập phát triển chung tập với vòng theo hiệu lệnh trống các động tác:
+ Hô hấp: Làm gà gáy. 
+ Động tác tay: Hai tay đưa ra trước ngực – Lên cao.
+ Chân: Đưa vòng ra phía trước – Ngồi khụy gối 
+ Bụng: Nghiên người sang trái, sang phải. 
+ Bật: Tách chụm chân
Trò chuyện
- Điểm danh chấm cơm.
- Hỏi trẻ hôm nay đến lớp được đi bằng phương tiện gì?
- Kể cho cô và các bạn nghe các PTGT mà con biết?
HĐ học
 Tạo Hình:
Xé dán thuyền trên biển 
(Đề tài)
TD: 
VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
TCVĐ: Bò khéo chui qua cổng
LQCC:
Làm quen chữ cái g-y
Toán: 
Dạy trẻ Sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng
KPKH:
Quan sát so sánh các loại PTGT đường thủy (thuyền buồm, ca nô, Tàu thủy) 
(ĐGCS 112) 
ÂN:
- Nghe hát: Nơi đảo xa
- NDTT: Dạy vận động theo nhạc bài: Em đi chơi thuyền
- TC: Sự kỳ diệu của âm thanh
Văn Học:
Dạy trẻ đọc thơ: Giúp bà
H Đ N T
- HĐCCĐ: 
Xem tranh ảnh các loại PTGT đường thủy
- TCVĐ: Đi đúng luật
- HĐLĐ: nhổ cỏ, tưới cây
- HĐCCĐ: 
Kể cho trẻ nghe câu chuyện: Những tấm biển biết nói
- TCVĐ: Thuyền về bến
- Chơi với đc ngoài trời
- HĐCCĐ: 
Hướng dẫn trẻ gấp thuyền
- TCVĐ: Đi đúng luật.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- HĐCCĐ: 
Đọc bài đồng dao "Dung dăng dung dẻ"
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: 
Chơi giải các câu đố về tàu thủy, tàu hỏa, xe tắc xi.
- TCVĐ: Về đúng đường
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
HĐ góc
- Góc phân vai: Cửa hàng bán tàu thủy, ca nô, thuyềnNấu một số món ăn hàng ngày: cơm, rau luộc, nem rán (Chuẩn bị: các loại rau củ, quả, các PTGT)
- Góc XD: Xây dựng bến tàu (Chuẩn bị: các loại cây hoa, các khối gạch, hàng rào, biển báo, ptgt, sa bàn giao thông)
- Góc nghệ thuât: + Tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán các loại thuyền (Chuẩn bị: giấy màu, bút sáp,.)
- Góc học tập: đọc các chữ cái, g y, tìm chữ g,y trong bài thơ chúng em chơi giao thông. thêm bớt, chia tách theo ý thích trong phạm vi 9,(Chuẩn bị: thẻ chữ cái, chữ số, lời bài thơ chúng em chơi giao thông: lô tô các loại PTGT)
- Góc thiên nhiên: nhổ cỏ, nhặt lá rụng, tưới cây (Chuẩn bị: xô, bình tưới)
HĐ chiều
Vận động sau ngủ dậy bài: Đèn xanh đèn đỏ
 Dung dăng dung dẻ
- Lau dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Hát bài: Nhớ lời cô
- Cho trẻ kể lại truyện “Gấu con đi xe đạp”
(ĐGCS 71)
- Cho trẻ hát các bài trong chủ đề “Đường em đi, Đi đường em nhớ...”
- Làm bài 11 trong vở toán
- Liên hoan văn nghệ
- Bình bầu bé ngoan cuối tuần
 Giáo viên thực hiện TTCM Tam Hưng, ngày......thángnăm2015
 Người duyệt
 Đào Thùy Hương
Thứ 2 ngày 2 tháng 3 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
TẠO HÌNH
Xé dán thuyền trên biển
(đề tài )
* Kiến thức:
Trẻ biết vận dụng những kỹ năng xé của mình để xé giấy thành các hình: tam giác, chữ nhậtđể tạo thành thuyền. Biết thuyền là PTGT đường thủy.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết xé các nét khác nhau, biết sắp xếp các hình tạo thành chiếc thuyền. Biết phết hồ vào mặt sau và dán. Sắp xếp bố cục tranh cân đối, hợp lý.
* Thái độ:
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
 Trẻ biết giữ gìn sản phẩm.
* Đồ dùng của cô:
- Hình ảnh 1 số thuyền trên máy tính.
- Bài hát: Em đi chơi thuyền. Thuyền và biển
- 2- 3 tranh xé dán thuyền trên biển các kiểu khác nhau. 
* Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế, giấy màu hồ dán, khăn lau tay, vở tạo hình, giá trưng bày sản phẩm
1. Ổn định lớp – gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền”
- Nơi hoạt động của thuyền là ở đâu? Thuyền hoạt động được là nhờ gì?
 2. Nội dung bài:
* Quan sát và đàm thoại
- Cho trẻ quan sát thuyền trên biển
- Các con cùng quan sát lên màn hình xem cô có hình ảnh gì đây? Thuyền là PTGT gì? Nơi hoạt động của thuyền ở dâu?
- Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và nhận xét về đường nét xé, bố cục tranh: khung cảnh, hình dáng của thuyền, cánh buồm ntn? Thuyền ở gần, xa ntn?...
- Hôm nay chúng mình cùng xé dán bức tranh thuyền trên biển. 
- Hỏi ý tưởng của trẻ: 
- Con định xé dán thuyền ntn? Cánh buồm con xé thành hình gì? Thân thuyền như thế nào?....
* Trẻ thực hiện:
- Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát, động viên và giúp đỡ gợi ý trẻ để trẻ xé được nhiều thuyền, các hình ảnh mây, mặt trời
* Trưng bày sản phẩm 
- Cho trẻ lên giới thiệu bài của mình.
- Cô nhận xét các sản phẩm. Cô và trẻ cùng bàn cách sửa bài cho bạn (nếu có bài chưa hoàn thiện và chưa cân đối)
3. Kết thúc: 
- Củng cố bài. Nhận xét tuyên dương
GD Trẻ biết thực hiện đúng luật lệ giao thông khi tham gia giao thông cùng người lớn
- Trẻ hát bài: Em đi chơi thuyền. 
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 3 ngày 3 tháng 3 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
THỂ DỤC:
- VĐCB: Đi trên ghế TD đầu đội túi cát
- TCVĐ: Bò khéo chui qua cổng
* Kiến thức: 
- Trẻ biết tên vận động “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” biết cách đi trên ghế TD đầu đội túi cát: giữ được thăng bằng, không làm rơi túi cát. Biết cách chơi trò chơi “Bò khéo chui qua cổng.
* Kỹ năng: 
- Trẻ giữ được thăng bằng khi đi trên ghế TD, không làm rơi túi cát, Chơi được trò chơi “Bò khéo chui qua cổng” không chạm vào cổng
*Thái độ:
-Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. 
- Có ý thức tổ chức, kỉ luật trong giờ học.
*Đồ dùng của cô 
Sân tập bằng phẳng
- Bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu, Em đi qua ngã tư đường phố, Đường em đi. Xắc xô
* Đồ dùng của trẻ:
- 20 túi cát 
- 2 ghế TD
- 4- 6 cổng TD.
1. Ổn định tổ chức – gây hứng thú: 
 - Khởi động: Cho trẻ hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, chuyển đội hình 4 hàng ngang-> Tập bài tập phát triển chung
2. Nội dung bài: 
* Trọng động:
+ BTPTC: Tập với vòng theo nhạc bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Tay: Hai tay cầm vòng đưa trước lên cao (2 lần- 8 nhịp)
- Chân: đá từng chân về phía trước (3 lần- 8 nhip)
- Bụng: nghiêng người sang trái, sang phải.(2 lần- 8 nhịp)
- Bật: Bật tách, chụm chân .(2 lần- 8 nhịp)
+ Vận động cơ bản: Đi trên ghế TD đầu đội túi cát
- Cô làm mẫu 2 lần + phân tích động tác: Cô bước lên ghế, đặt túi cát lên đầu, 2 tay chống hông hoặc dang ngang đi ghế mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, đi nhẹ nhàng trên ghế, hết ghế cô bước xuống từng chân một. Sau đó cầm túi cát để vào rổ.
- Cho trẻ khá làm, cô nhận xét – khen động viên trẻ
+ Lần 1 cho 2 trẻ từng hàng lên thực hiện.Cô quan sát sửa sai cho trẻ
+ Lần 2: Cho trẻ thực hiện theo nhóm (4 trẻ)
+ Lần 3: Cho những trẻ yếu lên tập lại (nếu có)
- Củng cố: Hỏi tên vận động, cho trẻ khá làm lại động tác.
* TCVĐ: Bò khéo chui qua cổng
- Mời một trẻ thực hiện động tác bò
- Cách chơi: Khi bò phải bò bằng bàn tay và cẳng chân. khi bò kết hợp tay nọ chân kia, không làm đổ cổng.
- Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần. (Lần 

File đính kèm:

  • docgiao an chu de giao thong nam 1415.doc
Giáo Án Liên Quan