Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Trần Thị Minh Nhựt
I.Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ vỗ tay đúng theo tiết tấu chậm bài hát: “ Yêu Hà Nội”.
- Cảm nhận được giai điệu bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ qua trò chơi âm nhạc.
- Lắng nghe bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác”.
c. Thái độ:
- Hưởng ứng cùng cô qua bài hát
II. Chuẩn bị:
a.Cho cô:
- Bài giảng giáo án điện tử.
- Trang phục.
b. Cho trẻ:
- Phách.
- Xắc xô cho 3 đội.
- Hình ảnh cho trò chơi.
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: - NỘI DUNG TRỌNG TÂM: VỖ TAY THEO TIẾT TẤU CHẬM BÀI HÁT “ YÊU HÀ NỘI ” - NỘI DUNG KẾT HỢP: NGHE HÁT “ TỪ RỪNG XANH CHÁU VỀ THĂM LĂNG BÁC ” - TRÒ CHƠI: NHỮNG NỐT NHẠC XINH ĐỘ TUỔI: MẪU GIÁO LỚN GIÁO VIÊN DẠY: TRẦN THỊ MINH NHỰT I.Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ vỗ tay đúng theo tiết tấu chậm bài hát: “ Yêu Hà Nội”. - Cảm nhận được giai điệu bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ qua trò chơi âm nhạc. - Lắng nghe bài hát: “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác”. c. Thái độ: - Hưởng ứng cùng cô qua bài hát II. Chuẩn bị: a.Cho cô: - Bài giảng giáo án điện tử. - Trang phục. b. Cho trẻ: - Phách. - Xắc xô cho 3 đội. - Hình ảnh cho trò chơi. III. Tiến hành tổ chức hoạt động: 1.Mở đầu hoạt động: - Lớp mình cùng chơi với cô trò chơi: Trời tối trời sáng. - Các con hãy nhìn lên màn hình xem có cảnh gì nào? ( Chùa Một Cột, Hồ Gươm ). - Các con có biết Chùa Một Cột, Hồ Gươm nằm ở đâu không? - Chùa Một Cột, Hồ Gươm nằm ở thủ đô Hà Nội và thủ đô Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp, có một bài hát nói về tình cảm yêu quí của các bạn nhỏ đối với thủ đô Hà Nội. Đó là bài hát “ Yêu Hà Nội” nhạc và lời của chú Bảo Trọng. 2. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Dạy vận động : “Yêu Hà Nội” - Cô cùng trẻ hát lại bài hát 1-2 lần. - Để cho bài hát thêm phần sinh động và rộn ràng hơn hôm nay cô sẽ dạy các con vỗ tay theo tiết tấu chậm cùng với lời của bài hát này. - Các con hãy chú ý lắng nghe và quan sát cô thực hiện một lần. + Cô thực hiện lần 1: - Bây giờ lớp mình trật tự và nghe cô thực hiện lại một lần nữa. + Cô thực hiện lần 2: Phân tích. - Bạn nào giỏi cho cô biết, cô vừa vỗ tay như thế nào nào? - À cô vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm, vậy bạn nào cho cô biết thế nào là vỗ tay theo tiết tấu chậm. - Tiết tấu chậm gồm co 3 phách: 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ. Trong bài hát này thì phách mạnh rơi vào chữ yêu, và chúng ta sẽ vỗ 1,2,3 nghỉ. - Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội. x x x x x x - Bây giờ lớp mình vỗ tay cùng cô theo nhịp 1,2,3 nghỉ. - Dạy cả lớp vỗ từng câu từ đầu cho đến hết bài hát 1 lần. - Dạy tổ, nhóm vỗ từng câu từ đầu đến hết bài hát 1 lần. - Cả lớp, tổ, nhóm dùng phách vỗ cùng cô 1 lần. - Cả lớp cùng cô vỗ lên vai, lên đùi theo lời bài hát 1 lần. - Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân tự vỗ và hát thuộc bài hát. ( Cô quan sát, sửa sai cho trẻ). * Hoạt động 2: Nghe hát : “ Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác” - Các con biết không Lăng Bác ở tại thủ đô Hà Nội, hằng ngày có rất nhiều người đến viếng Lăng Bác. Sau đây cô mời các con lắng nghe tâm sự của một bạn nhỏ từ vùng núi xa xôi khi được đến viếng Lăng Bác qua lời bài hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” Nhạc và lời của chú Hoàng Long và Hoàng Lân. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: + Tóm tắt nội dung: Với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm bài hát cho các con thấy một bạn nhỏ từ vùng núi tây nguyên đã không ngại xa xôi để được đến viếng Lăng Bác Hồ, bạn đã thể hiện được niềm vui tươi phấn khởi của mình khi đến Lăng Bác. - Lần 2: Hát kết hợp phụ họa, cháu hưởng ứng theo bài hát. * Giáo dục : Như vậy để ghi nhớ công ơn của Bác các con phải chăm ngoan học giỏi, vâng lời cô giáo, vâng lời ông bà, cha mẹ. * Hoạt động 3: Trò chơi: “ Những nốt nhạc xinh”. + Cách chơi: Cô chia trẻ ra 2 vòng tròn, cử 1 bạn làm đội trưởng. Cô chuẩn bị một số tranh có nội dung phù hợp với lời bài hát trong các nốt nhạc. Lần lượt 2 đội sẽ chọn những nốt nhạc theo yêu cầu của cô, khi nốt nhạc mở ra 2 đội cùng nhau chú ý lắng nghe và có thời gian hội ý để chọn ra bức tranh phù hợp với nội dung bài hát. Sau khi hội ý xong nghe có tín hiệu của cô thì bạn đội trưởng sẽ lắc xắc xô, đội nào lắc xắc xô trước, đội đó sẽ được giơ bức tranh mà đội mình đã chọn lên. Nếu trả lời đúng thì đội đó sẽ nhận được 1 nốt nhạc, nếu trả lời sai, lượt chơi sẽ được nhường lại cho đội bạn. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh của cô thì đội trưởng của mỗi đội mới được lắc xắc xô. Hết thời gian chơi, đội nào có được nhiều nốt nhạc hơn, đội đó sẽ chiến thắng. - Cô quan sát, nhận xét và tuyên dương trẻ. 3. Hoạt động kết thúc: - Cô cùng trẻ hát và vỗ tay lại bài “ Yêu Hà Nội ” 1 lần. - Nhận xét tuyên dương cuối tiết học.
File đính kèm:
- giao an am nhac(1).docx