Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Mở chủ đề

 Chủ đề tết và mùa xuân mở ra giúp cho trẻ hiểu biết về cây cối mùa xuân, có các loại hoa màu sắc rực rở, đẹp mắt, nhiều màu đỏ vàng.Thời tiết mùa xuân có mưa lất phất, gió nhẹ mát, nắng ấm áp.

 Biết được mùa xuân có ngày tết cổ truyền của dân tộc ta đón chào năm mới, một mùa xuân vui vẻ, có hoa quả, bánh mứt, kẹo, trang trí nhà cửa, may quần áo mới, vui vẻ, vui chơi giải trí và chức tết cho nhau.

 Từ đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.Biết về ngày truyền thống, di tích lịch sử văn hóa của địa phương và biết trân trọng văn hóa dân tộc.

 

doc23 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 14902 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Mở chủ đề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ
*-*-*-*
* TẾT VÀ MÙA XUÂN *.
 Chủ đề tết và mùa xuân mở ra giúp cho trẻ hiểu biết về cây cối mùa xuân, có các loại hoa màu sắc rực rở, đẹp mắt, nhiều màu đỏ vàng.Thời tiết mùa xuân có mưa lất phất, gió nhẹ mát, nắng ấm áp.
 Biết được mùa xuân có ngày tết cổ truyền của dân tộc ta đón chào năm mới, một mùa xuân vui vẻ, có hoa quả, bánh mứt, kẹo, trang trí nhà cửa, may quần áo mới, vui vẻ, vui chơi giải trí và chức tết cho nhau.
 Từ đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.Biết về ngày truyền thống, di tích lịch sử văn hóa của địa phương và biết trân trọng văn hóa dân tộc.
Chủ đề: Tết và Mùa xuân.
Mục tiêu: 
 1.Phát triển nhận thức:
 Có một số kiến thức sơ đẳng về ngày Tết nguyên đán của người việt Nam. (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết)
 Biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân ( thời tiết, cây cối, con vật)
 Biết được một số lễ hội trong ngày Tết tại các địa phương ( kéo co, đô vật mùa xuân)
 2.Phát triển thể chất:
 Phát triển một số vận động cơ bản: Chuyền bắt bóng bên trái, bên phải.Nhảy và tách chụm chân..
 Phối hợp tốt sự vận động và các giác quan (vận động thô và vận động tinh)
 Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba
 Dinh dưỡng: Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng,mứt, dưa món, chả lụa
 3.Phát triển ngôn ngữ:
 Biết sử dụng các từ chỉ mùa trong năm.
 Biết cách chúc Tết, chào hỏi mọi người khi có khách đến nhà.
 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tập kể chuyện sáng tạo theo tranh, kể tiếp đoạn của câu chuyện
 Nhận biết nhóm chữ cái p, q, g ,y qua từ, câu bài thơ, qua môi trường chữ xung quanh lớp
 4.Phát triển tình cảm xã hội:
 Có tình cảm,thái độ kính trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ trong ngày Tết.
 Tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày Tết của gia đình, trường lóp.
 Tôn trọng các truyền thống di tích văn hóa, lịch sử của địa phương
 5.Phát triển thẩm mỹ:
 Cảm nhận được sự gọn gàng, ngăn nắp của nhà cửa khi được dọn dẹp, trang trí mỗi dịp xuân về.
 Thể hiện được vẻ đẹp của cây cối, hoa quả,thời tiết mùa xuân.
KẾ HOẠCH TUẦN 1(Từ ngày 29/12/2008 đến ngày 02/01 năm 2009)
CHỦ ĐỀ:
 MÙA XUÂN (lá 2)
J : J
NGÀY
HOẠT
ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN
TRẺ
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất nón dép.
- Trò chuyện với trẻ về mùa xuân.
THỂ
DỤC
SÁNG
*Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi.
*Trong động: vận động theo nhạc.
- Hô hâp: ngửi hoa
- ĐT tay: hai tay đưa trước lên cao
+ Nhịp 1: Chân Trái bước sang ngang,hai tay đưa ra trước
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 3: như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8 đổi chân thực hiện như trên.
- ĐT chân: ngồi khuỵu gối
+ Nhịp 1: 2 tay đưa ra ngang, lòng bàn tay hướng lên trên.
+ Nhịp 2: ngồi xổm, tay đưa ra trước.
+ Nhịp 3: như nhịp 1
+ Nhịp 4: về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên.
- ĐT bụng: Đứng cúi gặp người về trước
+ Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước, 2 tay đưa lên cao.
+ Nhịp 2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân.
+ Nhịp 3: như nhịp 1.
+ Nhịp 4: về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8 đổi chân thực hiện như trên.
- ĐT bật: bật tiến về trước.
+ TTCB: hai tay chống hông.
+ Thực hiện: Bật tiến về trước 1,2,3,4.
+ Nhịp 5,6,7,8 quay lại bật về chổ củ.
HOẠT
ĐỘNG
CHUNG
MTXQ
Tìm hiểu mùa xuân
TDCB
- Ném trúng đích nằm ngang
LQVT
- Đo một đơn vị bằng các phép đo khác nhau.
Tạo Hình
- Vẽ hoa mùa xuân
GDAN
Mùa xuân
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- Quan sát: các ngôi nhà xung quanh trường.
- LQBM: dạy cháu thao tác đi bước dồn ngang trên ghế TD.
- TC: Nhảy tiếp sức.
- Quan sát: các ngôi nhà.
- LQBM: dạy cháu thêm bớt trong phạm vi 6.
- TC: Nhảy tiếp sức.
- Quan sát: tranh ảnh về các ngôi nhà.
- LQBM: cho cháu vẽ về ngôi nhà.
- TC: Nhảy tiếp sức.
- Quan sát: xung quanh sân trường.
- LQBM: dạy cháu đọc đồng dao ca dao có chữ a, ă, â.
- Quan sát: nhà cao tầng.
-LQBM: trò chuyện về đồ dùng trong gia dình của cháu.
- TC: Nhảy tiếp sức.
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
I/- yêu cầu:
 Trẻ biết chơi các loại đồ chơi, trò chơi tự nguyện hứng thú, qua trò chơi, đồ chơi, trẻ biết phong cảnh mùa xuân, biết các phong tục, tậ6p quán trong mùa xuân, biết yêu quí cây, cảnh thiên nhiên, thích ngày tết.
II/- Tích hợp:
MTXQ: mùa xuân.
GDAN: sắp đến tết rồi.
III/- Chuẩn bị:
- Góc học tập: Tranh ảnh về mùa xuân, đominô, các chấm tròn, tranh so hình.
- Góc phân vai: quà bánh, kẹo, các loại quả, cửa hàng bánh kẹo.
- Góc xây dựng: hoa, cây xanh,hàng rào, cổng, ghế đá, cây kiểng.
- Góc nghệ thuật: Kéo, hồ, giấy màu, nhạc cụ.
- Góc thiên nhiên: thùng tưới, đồ chơi cho góc thiên nhiên.
IV/- tiến hành:
- Cả lớp hát bài “ mùa xuân”
- Các con vừa hát bài về mùa xuân. Mùa xuân đến là tết sắp đến rồi.Mùa xuân có nhiều hoa đua nở, nhiều bánh kẹo, trái cây.các con cói thích mùa xuân không? vậy hôm nay cô cho các con chơi chủ điểm tết và mùa xuân nhé!
*Góc xây dựng: xây dựng công viên ngày tết, có hàng rào,hoa, cây kiểng, đèn, ghế đá.
*Góc nghệ thuật: làm thiệp chúc xuân, vẽ tranh về hoa mùa xuân, múa đọc thơ chào mừng mùa xuân.
*Góc học tập: chơi đôminô về hoa quả, đọc thơ, kể chuyện về mùa xuân, trang trí mâm quả ngày tết.
*Góc phân vai: chơi đóng vai ông bà và các cháu chúc tết, mừng tuổi, gói bánh, báng cửa hàng bánh kẹo, hoa quả ngày tết.
*Góc thiên nhiên: chăm sóc hoa kiểng xung quanh trường, chăm sóc cây xanh, nhặt lá vàng, in hình trên cát.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
- Hát, múa “Múa cho mẹ xem”
- Dạy cháu đi bước dồn ngang trên ghế thể dục.
- Đọc thơ “yêu mẹ”.
- Dạy cháu thêm bớt trong phạm vi 6.
- Hát “ngôi nhà đẹp nhất”.
- Cho cháu vẽ ngôi nhà của bé.
- Đọc đồng dao ca dao có chữ a, ă, â.
- Cho cháu đọc chữ a, ă, â.
- Đọc cho trẻ nghe chuyện “hai anh em”.
- Cho cháu viết chữ a, ă, â.
NÊU
GƯƠNG
- Hát “hoa bé ngoan”
- Nhận xét cháu ngoan trong ngày, chấm vào sổ bé ngoan.
- Động viên cháu chưa đạt.
- Nhận xét cháu ngoan trong ngày, chấm vào sổ bé ngoan.
- Động viên cháu chưa đạt.
- Nhận xét cháu ngoan trong ngày, chấm vào sổ bé ngoan.
- Động viên cháu chưa đạt.
- Nhận xét cháu ngoan trong ngày, chấm vào sổ bé ngoan.
- Động viên cháu chưa đạt.
- Hát “hoa bé ngoan”
- Nhận xét cháu ngoan trong ngày, trong tuần.chấm vào sổ bé ngoan.
- Phát phiếu bé ngoan.
- Động viên cháu chưa đạt.
HỌAT ĐỘNG CHUNG
MTXQ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MÙA XUÂN.
I/- YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân, về quang cảnh thời tiết, sinh họat xã hội.
- Giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.
II/- TÍCH HỢP:
- GDAN: Mùa xuân.
III/- CHUẨN BỊ:
- Tranh về mùa xuân.
IV/- CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ TRẺ
*Họat động 1:
- Cả lớp hát “mùa xuân”
- Trong năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
Cô đố cô đố “mùa gì ấm áp,
 Mưa phùn nhẹ bay.
- Muốn biết mùa xuân thế nào, cảnh vật ra sao, thì hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về mùa xuân nhé!
*Họat động 2:
- Bây giờ lớp chúng ta chia làm 3 nhóm, cùng thảo luận xem có gì? thời tiết, khí hậu thế nào, có hoa gì nở.
- Cô quan sát và đến từng nhóm gợi ý cho trẻ thảo luận
 + Các con vừa thảo luận xong, vậy các con nghe cô hỏi.
- Tranh vẽ cảnh gì?
- các con xem tranh gì? vậy hoa gì đang nở, hoa mai màu gì?
- Hoa mai có mấy cánh?
- Hoa mai nở vào mùa nào?
- Khi các con thấy hoa mai nở thì mùa gì lại đến?
- Mùa xuân đến, ở miền nam có hoa mai nở màu vàng rất đẹp, còn ở miền bắc có hoa gì nở?
- Vào mùa xuân phong cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Các con xem tranh còn có những ai?
- Mọi người đang làm gì vậy?
- Mùa xuân còn có các loại hoa nào?
- Ngoài hoa mai ở miền nam, hoa đào ở miền bắc, mùa xuân còn có hoa nào khác nữa.?
- Cả lớp hát “ cùng hát mừng xuân”
- các con hát rất hay, vậy bầu trời mùa xuân như thế nào?
- cây cối mùa xuân ra sao?
- mùa xuân còn có các lọai hoa quả nào?
- Vào mùa xuân thời tiết mát mẻ khí hậu ấm áp làm cho con người cảm thấy dễ chịu, cây cối xanh tươi đâm chồi, muôn hoa đua nở rất đẹp.
- Mùa xuân có mưa không?
- Các con có thích mùa xuân không?
- Tại sao các con thích mùa xuân?
- Mùa xuân đến là tết đến các con được làm gì?
- Ở nhà các con có gì mới?
*Họat động 3: trò chơi: lộn cầu vòng.
- Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng bắt đầu lộn nữa vòng quay lưng vào nhau( hoặc đối mặt nhau)
- Cách chơi: từng đôi một đứng vung tay nhau, vừa đọc thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp, cứ khi đọc đến tiếng cuối cùng chui qua tay về phía quay lưng vào nhau.
Tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới tiếp tục vừa đọc vừa vòng tay như lần trước đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay lộn trở lại về tư thế ban đầu.
*Họat động 4:
- Chúng ta vừa tìm hiểu về gì?
+ GDTT: Mùa xuân thời tiết mát mẻ, mọi vật đều vui tươi, cây đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết quả thật đẹp.Vì vậy các con phải biết chăm sóc hoa, cây kiểng, không ngắt lá phá cây để cây phát triển tốt vào mùa xuân nhé!
- Cho trẻ kể các loại hoa mùa xuân mà trẻ thích.
- Các con vừa tìm hiểu về mùa xuân có nhiều loại hoa. Vậy các con hãy vẽ những lọai hoa nào nở vào mùa xuân mà mình thích nhé!
- Cho trẻ về góc vẽ hoa mùa xuân.
- chọn tranh đẹp, nhận xét tuyên dương.
*Nhận xét - cắm hoa
- Lớp hát.
- 4 mùa( xuân, hạ, thu. đông)
- mùa xuân
- đồng thanh đề tài.
- Lấy tranh về nhóm thảo luận.
- mùa xuân.
- hoa mai, màu vàng.
- Trẻ kể.
- mùa xuân.
- Hoa đào, màu hồng.
- Vui tươi, ấm áp, mát mẻ.
- Nhiều người.
- Trẻ nói.
- Trẻ kể.
- Múa hát tự do.
- Trong lành và tỏa những tia nắng ấm áp.
- Tươi tốt, đâm chồi nảy lộc.
- Trẻ kể.
- Có mưa phùn.
- thích.
- trẻ nói suy nghỉ của mình.
- Đi chơi, mặc quần áo mới, chúc tết, được lì xì
- sửa sang lại nhà cửa, trang trí quét dọn sạch sẽ.
- Trẻ đọc thơ :
“ lộn cầu vòng
nước sông đang chảy
thằng bé lên bảy
con bé lên ba
đôi ta cùng lộn”
chơi 3-4 lần
- mùa xuân.
trẻ về góc thực hiện.
- Cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
GDAN
ĐỀ TÀI: 
MÙA XUÂN
- Vận động: nhịp.
- Nghe hát: ru con.
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết đặc điểm của mùa xuân, có hoa mai hoa đào, trẻ hát với tình cảm thiết tha.
- Trẻ biết hát gõ nhịp đúng bài hát.
II/ TÍCH HỢP:
- MTXQ: mùa xuân
- LQVH: thơ “ hoa cúc vàng”
III/ CHUẨN BỊ:
- Đàn, nhạc cụ.
IV/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
DỰ KIẾN HĐ TRẺ
*Hoạt động 1:
Cả lớp đọc thơ “hoa cúc vàng”
- Con vừa đọc bài thơ nói về hoa gì?
- Ngoài hoa cúc ra các con còn biết hoa gì nữa.
- Hoa mai nở vào mùa nào?
- Mùa xuân phong cảnh rất đẹp có nhiều hoa đua nở vậy cô và các con hãy ca hát về mùa xuân qua sáng tác của Hòang Văn Yến với bài “ mùa xuân’
*Hoạt động 2: 
- Cô cháu hát 2 lần
+ Đàm thoại:
- Cô và con vừa hát bài hát gì? Của tác giả nào?
- Bài hát nói về gì?
+ Mùa xuân đến trăm hoa đua nở ở miền nam có hoa mai, miền bắc có hoa đào hồng tươi, khắp đất trời hương hoa ngào ngạt như đón chào một mùa xuân mới, mỗi người thêm một tuổi, cùng ca hát đón chào mùa xuân.
*Hoạt động 3: 
- Bài hát sẽ càng hay hơn nếu các con biết vận động theo nhịp bài hát này. Hôm nay cô sẽ dạy con vận động theo nhịp bài hát này con thích không?
Cô vận động mẫu.
- Cô cùng cả lớp vận động 1 lần
*Hoạt động 4: 
- Lắng nghe lắng nghe.
- Cô hát cả bài một lần trên nền nhạc dạo, bài hát dân ca Nam Bộ “lý con sáo gò công” thật êm ả, nói lên tình cảm của những người thân thiết với nhau rất buồn khi cách xa nhau, than trách cho số phận của mình.
- Cô vừa hát bài hát nào?
- Bài hát của làn điệu dân ca nào?
Cô hát lần 2 (làm động tác minh hoạ)
Nhận xét tiết học.
- Cả lớp đọc thơ
- Nói về hoa cúc
- Trẻ kể
- Mùa xuân
- Đồng thanh đề tài
- Cả lớp hát 2 lần
- Từng tổ
- Bài hát mùa xuân, của Hoàng Văn Yến.
- Bài hát nói về mùa xuân có hoa mai,hoa đào nở
- Cả lớp vận động 1 lần.
- Tổ, nhóm trai, gái
- Cá nhân.
- Cả lớp vận động lần cuối.
- Nghe gì nghe gì
- Lý con sáo gò công
- Dân ca nam bộ.
- Cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
 LQVH
ĐỀ TÀI: 
HOA CÚC VÀNG
I- YÊU CẦU:
- Trẻ cảm nhận được âm điệu vui vẻ, chậm rãi của bài thơ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
II TÍCH HỢP:
GDAN: Sắp đến tết rồi, mùa xuân.
MTXQ: mùa xuân
III/- CHUẨN BỊ:
- Tranh từ các loại hoa: hoa mai, hoa cúc, hoa đào.
- Cô đọc thơ diễn cảm bài thơ, bút chì màu vẽ.
IV/- TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CHÁU
*Hoạt động 1:
- Trò chơi bốn mùa.
- Các con vừa chơi trò chơi bốn mùa.Vậy cô đố các con, mùa gì tiết trời ấm áp?
- Vì khí hậu mùa xuân ấm áp nên có nhiều hoa nở rất đẹp, các con biết mùa xuân có các loại hoa nào không?
- Cô gắn tranh từ hoa mai, hoa đò hoa cúc.
- mùa xuân có rất nhiều hao đua nhau khoe sắc rực rở muôn màu nhất là hoa cúc. Để xem hoa cúc đẹp như thế nào cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ “hoa cúc vàng” của tác giả Nguyễn Văn Chương.
*Hoạt động 2:
- Cô đọc lần 1 diễn cảm làm động tác minh họa.
+Giảng nội dung: Bài thơ mô tả sự lạnh lẽo của mùa đông làm cây cối khô cằn trụi lá và khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân tràn về, muôn hoa đua nhau khoe sắc, hoa cúc nở vàng rực rở cả sân như màu nắng mới mang đến niềm vui cho mọi người, mọi nhà.
- Cô đọc lần 2: giảng nội dung từng đọan:
 + Đoạn 1: “từ đầuchịu rét” :mô tả cảnh mùa đông tiết trời lạnh lẻo, cây cối khô cằn, trời không nắng chỉ có những đám mây to như những tấm chăn.
 + Đọan 2: “Phần còn lại” :Khi mùa xuân đến muôn hoa đua nở nhất là màu vàng rực rỡ của hoa cúc như màu nắng ấm áp tỏa khắp sân nhà mang niềm vui ngày tết đến cho mọi người.
Đàm thoại:	
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (cô ghi tên bài thơ lên bảng) cho trẻ đọc lại.
- Tác giả bài thơ là ai?
- Cây cối trong bài thơ ra sao?(ghi lên bảng cho trẻ đọc)
- Khi nào thì hoa cúc rực rỡ? như màu gì?
- Hoa cúc nở vàng như tia nắng ấm áp mang điều gì đến cho mọi người?
*Hoạt động 3:
- Cô cùng cháu đọc thơ.
*Hoạt động 4: 
- Cô cho các con đọc bài thơ gì ?
- Của tác giả nào?
- GDTT : Mùa xuân đến có rất nhiều hoa đẹp, nào hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.Hoa trồng để làm đẹp công viên, đường phố, trường học, nhà cửa. Các con không nên ngắt lá hái hoa, năng chăm sóc cây, vun góc tưới nước cho cây để cây có nhiều hoa đẹp nhé!
- Cho trẻ vẽ các loại hoa trong mùa xuân
- Chọn hai, ba tranh đẹp. nhận xét – tuyên dương
*Nhận xét tiết học - cắm hoa
- Cháu chơi
- Mùa xuân
- Dưới nước
- Trẻ kể
- Trẻ đồng thanh đề tài.
- Hoa cúc vàng
- Nguyễn Văn Chương
- Khô cằn, trụi lá
- Khi mùa xuân về, màu nắng.
- Niền vui
- Cả lớp đọc thơ
- từng tổ
- Nhóm 
- Cá nhân.
- lớp đọc lần cuối.
- Hoa cúc vàng
- Của Nguyễn Văn Chương
- Trẻ về góc thưc hiện
- Cắm hoa
HOẠT ĐỘNG CHUNG
LQVT
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT MỤC ĐÍCH PHÉP ĐO.
I/- YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết mục đích của phép đo, biểu diển độ dài củ kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo.
II/- TÍCH HỢP:
- GDAN: Sắp đến tết rồi.
- LQVH: Chúc tết.
III/- CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ 10 hình chữ nhật bằng nhau, 3 băng giấy khác màu có kích thước khác nhau( gấp 4,5,6 lần kích thước hình chữ nhật).
- Chữ số 1- 10, băng giấy dài ngắn dán dây xúc xích, các hợp bánh mứt có kích thước khác nhau.
IV/- CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ TRẺ
*Hoạt động 1:
- Cả lớp hát “sắp đến tết rồi”
+ Ôn tập so sánh chiều dài:
- Tết đến các con được làm gì?
- Ở gia đình ba mẹ các con làm gì ?
- Cô có dây xúc xích cũng dùng để trang trí nhà cửa.các con nhìn xem dây xúc xích này được làm bằng gì?
- Muốn có dây xúc xích đẹp ta phải lựa chọn các băng giấy dài ngắn khác nhau để dán, muốn vậy ta phải đo.
- Cô có gì đây?
- Cô gắn lần lượt 3 băng giấy dài ngắn khác nhau cho trẻ gọi tên.
- Bây giờ cô sẽ đo 3 băng giấy này, xem băng giấy nào dài nhất và ngắn nhất nhé !
- Cô đặt trùng khít băng giấy vàng lên băng giấy đỏ sao cho một đầu băng giấy vàng cũng trùng khít với một đầu băng giấy đỏ.chiều dài băng giấy vàng cũng trùng khít lên chiều dài băng giấy đỏ, lần lượt băng giấy xanh cũng tương tự .
- Các con nhìn xem băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn hơn, băng giấy nào ngắn nhất .
+ Cho trẻ thực hiện đo trên băng giấy của mình.
*Biểu diễn cách đo chiều dài băng giấy qua chiều dài hình chữ nhật.
- Cô cho trẻ dùng hình chữ nhật đặt liên tiếp lên băng giấy đỏ, xem chiều dài băng giấy bằng mấy hình chữ nhật , chọn chữ số tương ứng với số lượng hình chữ nhật đó .
- Tương tự với các băng giấy còn lại, xem băng giấy nào được xếp nhiều hình chữ nhật nhất?, ít hình chữ nhật nhất. 
- Băng giấy nào dài nhất ? tại sao?
- Băng giấy nào ngắn nhất? tại sao?
*Trò chơi:
- Cô nói số hình chữ nhật.
- Cô nói băng giấy .
*Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ dùng hình chữ nhật đo chiều dài, chiều ngang hộp bánh, mứt. đo xong nói kết quả.
- Cả lớp đo chiều dài , chiều ngang bàn cô, bàn trẻ, cửa lớp, cửa sổ, kệ đồ chơi của lớp , cô hỏi kết quả 
*Hoạt động 3:
Các con đã biết được băng giấy nào dài nhất ngắn nhất, vậy các con hãy dùng các băng giấy dài ngắn xen kẻ nhau để dán, tạo thành dây xúc xích trang trí lớp mình ngày tết nhé !
*Hoạt động 4:
- Cô vừa cho các con làm gì?
+ Nhận xét - cắm hoa.
- Lớp hát.
- Cùng ba mẹ trang trí nhà cửa.
- Trang trí nhà, mua hao quả.
- Bằng giấy.
- Băng giấy.
- Màu xanh, vàng, đỏ.
- Trẻ về bàn thực hiện
- Trẻ đặt chữ số tương ứng.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ dùng băng giấy để dán.
- Nhận biết mục đích phép đo.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
 LQCV
ĐỀ TÀI : 
 LÀM QUEN CHỮ 
 L,m,n
I-MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ l,m,n qua từ tiếng trong từ riêng
- Trẻ viết trùng khít chữ l,m,n
II-TÍCH HỢP:
- GDAN:Mùa xuân
- LQVH:câu đố
III-CHUẨN BỊ:
- Tranh từ:Quả na, lê, cam
- Bộ chữ cái của cô và trẻ
- Tranh ĐDGĐ có chữ l,m,n
IV-TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIÊN HĐ CHÁU
*Hoạt động 1: cho trẻ làm quen chữ l,m,n
Lớp hát “mùa xuân”
- Cô và con vừa hát bài hát nói về gì?
- Mùa xuân thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa quả trĩu cành. Đặt biệt vào mùa xuân có ngày gì các con?
- Cô có một số câu đố về các loại quả vào mà vào mùa xuân người ta thường hay chưng trong nhà, các con đoán xem quả gì nhé.
+Giới thiệu chữ l:
Câu đố: “quả gì mọng nước, vỏ vàng
 Ăn vào ngọt, bổ rõ ràng thật ngon”
Cô gắn tranh quả lê:
Cô cho trẻ ghép từ quả lê.
Gọi trẻ tìm chữ cái học rồi
Cô giới thiệu chữ cái mới:chữ l
Cô phát âm 3 lần chữ l
Cô phân tích chữ l là nét xổ
Gắn tiếp chữ l viết thường 
Cô viết mẫu chữ l in thường,chữ l viết thường ,giải thích 
*Giới thiệu chữ m:
Lắng nghe, lắng nghe.
 “ Quả gì thường mọc thành chùm,
 Hoa thì xinh xắn một màu trắng tinh”
Cho lớp đọc tranh từ : quả mận
Cho trẻ ghép từ.
- Tìm chữ cái học rồi.
Cô giới thiệu chữ m gắn thẻ chữ m
Cô phát âm 3 lần chữ m
Cô phân tích chữ m: là nét xổ và hai nét móc xuôi.
Gắn tiếp chữ m viết thường cô viết mẫu chữ m in thường và chữ m viết thường, giải thích. 
*Giới thiệu chữ n:
Câu đố “ nhiều mắt mà chẳng mở
nhiều hạt mà rất ngon
tên gọi khác hai miền
bạn đóan xem quả gì mà lạ thế?”
- cho trẻ đọc tranh từ : quả na
Cho trẻ ghép từ quả na
Cô giới thiệu chữ n , gắn thẻ chữ n
Cô phát âm 3 lần chữ n 
Cô phân tích chữ n: là nét xổ và nét móc xuôi.
Gắn tiếp chữ n viết thường cô viết mẫu chữ n in thường ,chữ n viết thường,giải thích 
*Cho trẻ so sánh m,n:
+Giống nhau : Đều có nét xổ và nét móc xuôi 
+Khác nhau: Chữ m có hai nét móc xuôi, chữ n chỉ có một nét móc xuôi
*Hoạt động 2: luyện tập-trò chơi.
 Cô gắn tranh các loại quả có chữ l,m,n lên bảng trẻ tìm chữ tương ứng 
Cho cháu giơ chữ cái theo yêu cầu 
*TC :Ghép hình 
Cô chọn 3 nhóm lên thi đua tìm các mảnh tranh có chữ l,m,n như tên của đội mình ghép lại thành tranh mâm ngủ quả
*Hoạt động 3: Bé tập tô:
Cô hướng dẫn cháu thực hiện theo yêu cầu trong tập
Tô chữ l,m,n in rỗng và tô nét mờ chữ l,m,n
Chọn 2,3 tập đẹp 
*Hoạt động 4: củng cố 
- Cô vừa cho các con làm quen chữ gì?
Nhận xét tập đẹp
*Nhận xét tiết học 
- Cháu hát
- mùa xuân
- ngày tết
- quả lê
- Lớp đọc 2,3 lần
- một trẻ ghép
- Trẻ tìm chữ cái học rồi
- Cả lớp
- tổ, cá nhân phát âm.
- Cháu nhắc lại
- Lớp đọc l in thường, l viết thường.
- nghe gì nghe gì?
- quả mận
- Cả lớp đọc, đếm từ quả mận có bao nhiêu cc 
- 1 trẻ lên ghép từ quả mận
- Trẻ tìm chữ cái học rồi 
- Lớp ,tổ,nhóm,cá nhâ

File đính kèm:

  • docgiao an(4).doc
Giáo Án Liên Quan