Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Nguyễn Thị Hương
- Trẻ nhận biết những đặc trưng cơ bản về cấu tạo, sinh sản của một số con vật, phán đoán, so sánh mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với môi trường sống, vận động , cách kiếm ăn của một số con vật gần gũi trẻ.
- Lợi ích, tác hại của động vật đối với đời sống con người.
- Phân loại con vật theo 2, 3 dấu hiệu chung.
- Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Chữ số 8. Thêm bớt, tách gộp đồ dùng có số lượng 8 thành 2 phần
- Xác định phía phải, phia trái của đối tượng
- Xác định phía trên, phia dưới, phía trước, phía sau của đối tượng
- Thứ tự của dãy số từ 1-10.
Thời gian thực hiện từ ngày: 13/01/2014 đến ngày: 24/01/2014 1. Phát triển thể chất: - Hình thành cho trẻ ý thức yêu quí và bảo vệ những con vật. Nhận biết những hành vi nguy hiểm khi tiếp xúc với một số con vật. - Trẻ biết giữ gìn sức khỏe bằng việc: Ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục, đánh răng sạch sau mỗi bữa ăn để giữ gìn vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với con vật nuôi. - Nhận biết những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và cách sử dụng hợp lý. - Phát triển những vận động cơ bản: Trèo lên xuống thang, Bật xa, bật về phía trước, Trườn chui dưới cây, trèo lên xuống thang, ... - Phát triển những vận động tinh khéo của cơ ngón tay, bàn tay, xé dán, nặn, vẽ và tô màu một số con vật. 2. Phát triển nhận thức - Trẻ nhận biết những đặc trưng cơ bản về cấu tạo, sinh sản của một số con vật, phán đoán, so sánh mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với môi trường sống, vận động , cách kiếm ăn của một số con vật gần gũi trẻ. - Lợi ích, tác hại của động vật đối với đời sống con người. - Phân loại con vật theo 2, 3 dấu hiệu chung. - Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Chữ số 8. Thêm bớt, tách gộp đồ dùng có số lượng 8 thành 2 phần - Xác định phía phải, phia trái của đối tượng - Xác định phía trên, phia dưới, phía trước, phía sau của đối tượng - Thứ tự của dãy số từ 1-10. 3. Phát triển ngôn ngữ - Trẻ sử dụng ngôn ngữ để mô tả những hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ về một số con vật gần gũi, quen thuộc với trẻ. - Biết lắng nghe, không ngắt lời người đang nói, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. - Hình thành kỹ năng giao tiếp, hiểu một số từ loại, câu khác nhau trong giao tiếp. - Được nghe và bắt chước những ngữ điệu câu nói của nhân vật trong các tác phẩm văn học. - Kể lại được một cách có trình tự quá trình phát triển của một số con vật. - Tập kể truyện qua tranh vẽ về quá trình sống, phát triển của động vật - Trẻ đọc thuộc và biết tô một số chữ cái. 4. Phát triển tình cảm- xã hội - Trẻ có ý thức yêu quí và bảo vệ động vật. - Biết và cư xử đúng mực với mọi người xung quanh trẻ. - Hình thành một số kỹ năng chăm sóc vật nuôi. - Phát triển tính độc lập cho trẻ trong việc lao động tự phục vụ bản thân và lao động trực nhật. Biết chia sẻ hợp tác với các bạn. 5. Phát triển thẩm mĩ - Trẻ được quan sát, lắng nghe tiếng kêu, vẻ đẹp bên ngoài của một số con vật. - Trẻ hứng thú khi tham gia những hoạt động âm nhạc: Biết vận động nhịp nhàng theo bài hát, thể hiện tình cảm khi nghe hát, khi hát, phân biệt độ cao thấp, mạnh nhẹ, tính chất chung của bài hát. Hứng thú khi nghe những âm thanh phát ra từ thiên nhiên, từ con vật. - Biết phối hợp đường nét, màu sắc, để tạo ra những bức tranh về thế giới động vật. ĐV SỐNG DƯỚI NƯỚC. Tên gọi. Đặc điểm: Cấu tạo, sinh sản, vận động, nơi sống, thức ăn Lợi ích Cách bảo vệ. ĐV NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Tên gọi. Đặc điểm: Cấu tạo, sinh sản, vận động, nơi sống, thức ăn Lợi ích Cách chăm sóc THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CÔN TRÙNG. Tên gọi. Đặc điểm: Cấu tạo, sinh sản, vận động, nơi sống, thức ăn Lợi ích Cách bảo vệ ĐV SỐNG TRONG RỪNG. Tên gọi Đặc điểm: Cấu tạo, sinh sản, vận động, nơi sống, thức ăn Lợi ích Cách bảo vệ Lµm quen v¨n häc: - Thơ:" Mèo đi câu cá" - Truyện: " Hươu con nhận lỗi" Làm quen chữ cái - Chữ cái i, t, c. - Ôn chữ cái i, t, c. Lµm quen víi to¸n: - Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Chữ số 8. - Thêm bớt, tách gộp đồ dùng có số lượng 8 thành 2 phần - Xác định phía phải, phia trái của đối tượng Xác định phía trên, phia dưới, phía trước, phía sau của đối tượng ThÓ dôc: - Trèo lên xuống thang - Bật xa, bật về phía trước - Trườn chui dưới cây, trèo lên xuống thang - Đi trên ván dốc, đi khuỵu gối THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Âm nhạc: - Hát gõ đệm theo tiết tấu chậm: Thương con mèo. - Nghe: Lý chiều chiều. - Hát vỗ tay tiết tấu phối hợp: Con chuồn chuồn. - Nghe hát: Cò lả - Hát vđ: Đàn vịt con Nghe: Em nh chim c©u tr¾ng. - Hát vận động: Chim mẹ chim con. TC: Sol, mi T¹o h×nh: - Nặn các con vật gần gũi - Xé dán con cá - Nặn các con vật sống trong rừng - Vẽ theo ý thích MTXQ - Một số động vật nuôi trong gia đình - Một số con vật sống dưới nước - Một số con vật sống trong rừng - Tìm hiểu về một số loại côn trùng, chim Từ ngày: 16/12/2013 đến ngày: 20/12/2013 Tên hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của các cháu. - Trò chuyện về một số động vật nuôi trong gia đình của bé. - Quan sát tranh ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình. - Trò chuyện, giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi. Giáo dục cho trẻ biết ăn uống các loại thực phẩm chế biến từ các loại động vật nuôi mang lại sức khỏe cho bản thân. - Dạy trẻ biết chào hỏi, nói năng lịch sự với mọi người, biết cất giữ đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi qui định, chơi đoàn kết thân ái với bạn bè. Thể dục sáng Hô hấp: Giả tiếng gà gáy Tay vai: Hai tay gập vai xoay bả vai Bụng lườn: Một tay lên cao, một tay sang ngang Chân: Hai tay chống hông, đá chân sang phải, sang trái. Bật nhảy: Bật tại chỗ. Tập kết hợp bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con” Hoạt động ngoài trời Thứ 2: - Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời, cây cối. - Trò chuyện về chủ đề nhánh qua mô hình trang trại nuôi gà, nuôi heo. - Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do theo nhóm trẻ thích. Thứ 4: - Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời. - Trò chuyện về chủ đề nhánh qua mô hình trang trại nuôi gà, nuôi heo. - Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do với cát, nước, chong chóng, phấn, hột hạt, Hoạt động chung PTNT KPKH: Một số động vật nuôi trong gia đình PTTM Âm nhạc: Hát gõ đệm theo tiết tấu chậm: Thương con mèo. Nghe: Lý chiều chiều. PTTM Tạo hình Nặn các con vật gần gũi PTNN LQCC LQVH Thơ:" Mèo đi câu cá" Truyện: PTTC Thể dục Trèo lên xuống thang PTNT LQVT Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Chữ số 8. Hoạt động góc Thứ 3: Góc phân vai: Bán hàng, gia đình. 2. Góc học tập: Trẻ xem sách, làm sách tranh truyện về các con vật nuôi trong gia đình. Thứ 5: 1. Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi 2. Góc nghệ thuật: - Cắt, xé, dán, nặn các con vật nuôi trong gia đình. - Biểu diễn âm nhạc 3.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, tưới cây. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 2 *HĐQS: Cho cháu QS thiên nhiên thời tiết. *HĐCCĐ Quan sát mô hình trang trại nuôi gà, nuôi heo * Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột” * Chơi tự do - Trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành. Biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp. Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng. - Trẻ biết được luật chơi, cách chơi, chơi đúng luật, đúng cách, đoàn kết với bạn bè trong lúc chơi. - Đồ dùng quan sát phù hợp với chủ đề: “mô hình trang trại nuôi gà, nuôi heo” - Đồ dùng phục vụ đồ chơi vận động, chơi tự do đẹp, đầy đủ. - Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát. - Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: “Gà trống, mèo con và cún con ”. Tập trung trẻ lại vừa quan sát quang cảnh, thiên nhiên cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. Hôm nay bầu trời như thế nào? Cháu nhìn bầu trời và nói lên những gì cháu thấy. Dự báo thời tiết trong ngày. (Nắng, mưa) - Các con có thấy gì trong mô hình? (Trang trại nuôi rất nhiều heo, gà...) - Ngoài heo, gà ra còn có những con vật nuôi nào được nuôi trong gia đình nữa? - Bạn nào biết lợi ích khi chúng ta nuôi các con vật nuôi đó. - Các con phải làm gì với những con vật được nuôi. - Cho cả lớp chơi trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột” - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích. Thứ 6 *HĐQS: Dạo chơi QS thiên nhiên. *HĐCCĐ mô hình trang trại nuôi gà, nuôi heo * Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê * Chơi tự do - Trẻ hứng thú cùng các hoạt động, biết trả lời các câu hỏi của cô. - Biết cách chơi, luật chơi. - Trẻ biết cách chơi theo nhóm, đoàn kết khi chơi. Sân sạch sẽ , an toàn, tranh ảnh. Đồ dùng, đồ chơi. - Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa đọc thơ: "Mèo đi câu cá" vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. - Các cháu thấy mọi vật, cây cối hôm nay như thế nào? Cháu trả lời dưới sự hướng dẫn của cô. - Cô tập trung trẻ lại cho trẻ quan sát mô hình. Cho trẻ nêu những gì mà trẻ biết về những gì trẻ nhìn thấy. Nêu cảm nhận của trẻ về lợi ích, cách bảo vệ các loại vật nuôi. - Cho cả lớp chơi trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê. Trò chơi này chơi như thế nào? (Cho một vài trẻ lên chơi thử) - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích. HOẠT ĐỘNG GÓC Tên hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thỏa thuận trước khi chơi - Tự thỏa thuận: Hát “Con gà trống”, tập trung trẻ trò chuyện bài hát, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi. + Ở góc phân vai, góc xây dựng... Có những ai, làm những công việc gì? Ở góc chơi đó cần có những gì?... Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi. Góc phân vai - Bán hàng, gia đình. - Trẻ biết chọn góc chơi, biết thể hiện vai chơi và biết phối hợp với bạn trong khi chơi. - Góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng phong phú. - Rèn luyện thói quen biết sử dụng và bảo vệ đồ chơi, cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng. - Bàn ghế, trang phục, đồ dùng đồ chơi bán hàng, cô giáo, em bé, búp bê và 1 số đồ dùg đồ chơi khác. + Trẻ về góc chơi: Trẻ phân các vai chơi: bán hàng, bố mẹ trẻ chọn đồ chơi và kết hợp chơi cùng bạn. Cô quan sát và chơi cùng trẻ, hướng dẫn và giúp đỡ để trẻ thể hiện được đúng các vai chơi. Tạo các tình huống để trẻ tự giải quyết. Động viên và khuyến khích trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. Chú ý tạo mối liên kết với các nhóm khác. + Kết thúc:Trẻ và cô cùng nhận xét vai chơi của bạn và của mình. Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi. Góc xây dựng Xây trang trại chăn nuôi - Trẻ biết phối hợp với bạn để xây dựng công trình và hăng hái thực hiện vai chơi. - Phát triển trí tưởng tượng phong phú. - Trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm. - Đồ chơi lắp ghép, các loại hình khối, các con vật nuôi bằng nhựa, đất nặn, cây, hoa, cỏ, hàng rào + Trẻ về góc: Cô gợi ý cho trẻ xây mô hình trang trại chăn nuôi Cô gợi ý cho trẻ phân công làm chủ công trình và từng người làm công việc gì? Xây dựng traị chăn nuôi có những con vật gì?...Khi trẻ thực hiện, cô nhắc nhở và giúp đỡ trẻ thực hiện công trình của nhóm mình. + Kết thúc: Trẻ giới thiệu công trình của nhóm, cô và các bạn cùng nhận xét. Góc nghệ thuật - Cắt, xé, dán, nặn các con vật nuôi trong gia đình. - Biểu diễn âm nhạc - Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động. - Rèn kỹ năng nặn, xé, dán, vẽ - Phát triển tính thẩm mĩ, sự sáng tạo. - Trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp. - Tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình, bút tô, kéo, hồ dán, giấy màu, vở tạo hình. + Trẻ về góc: Trẻ chọn nội dung chơi và đồ dùng, cô hướng dẫn trẻ vẽ, nặn, tô màu, xé - cắt dán 1 số con vật nuôi trong gia đình. Khi trẻ thực hiện, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ.Chú ý liên kết các nhóm khác. + Kết thúc: Nhận xét các sản phẩm. Góc học tập Trẻ xem sách, làm sách tranh truyện về các con vật nuôi trong gia đình. - Rèn kỹ năng quan sát và nêu nhận xét. - Phát triển nhận thức, ngôn ngữ. - Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động. - Sách, tranh truyện, bút chì, bút màu, giấy A4... - Trẻ về góc: Trẻ xem sách, làm sách tranh truyện các con vật sống trong gia đình. Cô theo dõi và trò chuyện cùng trẻ vè nội dung các bức tranh. Tạo tình huống để trẻ cùng giải quyết. + Kết thúc: Nhận xét Góc thiên nhiên Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây - Trẻ biết nhường nhịn nhau trong lúc chơi, tưới nước không để ướt quần áo, nhổ cỏ, xới đất cẩn thận không làm chết cây. - Cây xanh, roa tưới, dụng cụ xới đất... - Cô cùng trẻ quan sát góc thiên nhiên và hỏi trẻ có thích chơi góc này không? Cô giúp trẻ nhận vai chơi sau đó cô giới thiệu cách thực hiện. - Nhận xét tuyên dương trẻ. * Cô liên kết các góc chơi lại với nhau và nhận xét các góc chơi Thứ 2, ngày 16 tháng 12năm 2013 I. Hoạt động học: Tiết 1: PTNT – KPKH Đề tài: Một số động vật nuôi trong gia đình 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm (hình dáng, vận động, )- Trẻ so sánh, phân tích điểm giống và khác nhau của các con vật. - Phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tư duy. - Trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình. 2.Chuẩn bị: - Đồ chơi một số con vật trong gia đình như: Chó, mèo, lợn, gà, vịt... - Lô tô các con vật nuôi trong gia đình. 3.Pb –Bp: Trực quan, trò chuyện, trò chơi. 4. Tiến hành a. Ổn định - Lớp hát: "Gà trống, mèo con và cún con". Trò chuyện về chủ đề thông qua bài hát. - Nhà con nuôi những con vật gì? b. Trọng tâm - Cô đặt câu đố về 1 số con vật nuôi trong gia đình: Chó, mèo, lợn, gà, vịt. Cho trẻ đoán. - Lớp xem tranh, quan sát mô hình và cho trẻ nhận xét: Tên gọi , đặc điểm, hình dáng, tiếng kêu, sinh sản của con vật đó. - Cô giới thiệu cho trẻ biết một số con vật nuôi trong nhóm gia súc: Trâu, bò, chó... Những con vật nuôi trong nhóm gia cầm: Gà, vịt, ngan... - Cho trẻ so sánh những điểm giống và điểm khác của con gà trống - con gà mái; Con chó - con mèo - Giáo dục: Hỏi trẻ lợi ích khi nuôi các con vật trong gia đình. Giáo dục trẻ ăn uống cho đủ chất, bảo vệ, chăm sóc chúng. c. Trò chơi: Phân nhóm các con vật nuôi - Cô phổ biến trò chơi, luật và cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi theo các đội. + Kết thúc II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ... ........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... .... 3. Thái độ và hành vi: ........ .... 4. Lưu ý và đề xuất: ....... Thứ 3 ngày 17 tháng 12 năm 2013 I. Hoạt động học: Tiết: PTTM – Âm nhạc Đề tài: Hát gõ đệm theo tiết tấu chậm: Thương con mèo. Nghe: Lý chiều chiều. 1. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ thuộc bài hát, hiểu và thực hiện được cách gõ đệm theo tiết tấu chậm. - Trẻ gõ đúng tiết tấu chậm của bài hát,trẻ hát đúng nhạc. - Phát triển khả năng cảm nhạn âm nhạc, giai điệu của bài hát. - Trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình. 2. Chuẩn bị: Phách gõ, đàn, máy casset. 3. Pp –bp: Luyện tập 4. Tiến hành + Gây hứng thú: Trò chuyện về bức tranh vẽ các con vật nuôi trong gia đình. + Trẻ tìm những bài hát về chủ đề mà trẻ biết. Cô cho trẻ nghe giai điệu bài “Thương con mèo”, trẻ đoán tên bài hát, trẻ hát 3 lần. Cô giới thiệu và hát vỗ tay theo tiết tấu chậm 2 lần. Cô tập cho trẻ hát và vỗ tay tiết tấu chậm 3lần. Đàm thoại nội dung bài hát và phân tích cách vỗ. Luyện tập theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân. Nghe: Chú Voi con ở Bản Đôn. Cô giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung. Cô hát 2 lần, lần 3 trẻ hát cô vận động. + Kết thúc: Trẻ hát và vỗ tay theo tiết tấu chạm bài “Thương con mèo”. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ... ........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... .... 3. Thái độ và hành vi: ........ .... 4. Lưu ý và đề xuất: ....... Thứ 4 ngày 18 tháng 12 năm 2013 I. Hoạt động học: Tiết: PTTM – Tạo hình Đề tài: Nặn các con vật gần gũi 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết các con vật và đặc điểm của chúng. - Kỹ năng nặn, lăn dài, lăn tròn - Phát triển nhận thức, kỹ năng tạo hình - Trẻ yêu thích hoạt động. 2. Chuẩn bị: Mô hình trang trại chăn nuôi, đất nặn 3. Pp –bp: Trực quan, luyện tập. 4. Tiến hành: a. Ổn định - Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ: "Mèo đi câu cá" vừa đi đến tham quan mô hình trang trại chăn nuôi, trò chuyện về trang trại. - Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng. + Các con ơi, khi nuôi các loại vật nuôi đó các con thấy chúng đã giúp gì cho cuộc sống của chúng ta? + Hàng ngày các con có được ăn các món ăn chế biến từ các loại vật được nuôi trong gia đình không? Các con thích ăn gì? + Các con phải làm gì để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh nhỉ. b. Trọng tâm - Trò chuyện để nghe ý tưởng của trẻ. + Các con thấy con gà (con heo, con mèo) có gì? + Để nặn được chúng các con định nặn như thế nào? - Cô hướng dẫn trẻ cách nặn. - Trẻ thực hiện, cô quan sát, giúp đỡ. - Trưng bày sản phẩm: Trẻ mang sản phẩm và trưng bày, nhận xét các sản phẩm của bạn và của mình. c. Kết thúc: Hát bài: "Thương con mèo" và ra ngoài. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ... ........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... .... 3. Thái độ và hành vi: ........ .... 4. Lưu ý và đề xuất: ....... Thứ 5 ngày 19 tháng 12 năm 2013 I. Hoạt động học: Tiết: PTNN – LQCC Đề tài: Thơ:" Mèo đi câu cá" 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ. - Phát triển ngôn ngữ đọc mạch lác, rõ ràng. Phát triển khả năng chú ý tưởng tượng. - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. 2. Chuẩn bị - Cô: tranh thơ, giáo án, 4 bộ đồ chơi câu cá - Trẻ: chổ ngồi 3. Tiến hành * Ổn định - giới thiệu. Cả lớp cúng hát bài: "Mèo đi câu cá". Giới thiệu về bài hát và dẫn dắt vào bài thơ. * Bé vui học thơ - Cô đọc thơ + Lần 1: Đọc diễn cảm giới thiệu tên tác giả + Lần 1: Đọc theo tranh - Cho trẻ đọc 2 lần - Trò chuyện cùng trẻ về bài thơ: + Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác? + Trong bài thơ có những ai? Hai anh em mèo rủ nhau đi đâu? + Anh em mèo câu ở đâu? Mèo anh và mèo em đã nghĩ gì khi đi câu? + Mèo anh và mèo em có câu được cá không? Vì sao? - Lớp đọc cùng cô 1 đến 2 lần. Cô nhắc trẻ thể hiện sắc thái vui buồn khi đọc đến các câu thể hiện trạng thái cảm xúc của anh em mèo: "hớn hở", "hối hả", "Nhăn nhó". - Trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân. * Trò chơi: "Câu cá" - Cho trẻ chơi cô quan sát nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ... ........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... .... 3. Thái độ và hành vi: ........ .... 4. Lưu ý và đề xuất: ....... Thứ 6 ngày 20 tháng 12 năm 2013 I. Hoạt động học: Tiết 1: PTTC – Thể Dục Đề tài: Trèo lên xuống thang 1. Mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ phát triển nhóm cơ tay và chân. - trẻ hiểu kỹ thuật thực hiện và thực hiện được động tác. - Luyện tập kỹ năng leo trèo. - Trẻ tự giác, tích cực tập luyện. 2. Chuẩn bị: Thang, sân bãi an toàn. 3. Pp –bp: Làm mẫu, luyện tập. 4. Tiến hành + Khởi động: Trẻ đi vòng tròn, tay chống hông, chạy chậm, chạy nhanh về 3 tổ. + Trọng động: BTPTC: ĐT tay: Tay đưa lên cao và sang ngang. Đt chân: Tay chống hông, chân co đầu gối. Đt bụng: Tay chống hông, ngồi xuống đứng lên. Đt bật tại chỗ. VĐCB: Trẻ về đội hình 2 hàng dọc. Cô giới thiệu động tác và thực hiện 2 lần, lần tiếp theo kết hợp giải thích. Cho trẻ tập, cô chú ý nhắc trẻ cẩn thận. Trẻ nêu lại kỹ thuật thực hiện. Luyện tập theo nhóm, tăng cường cho những trẻ thực hiện chưa được thực hiện nhiều lần. Chú ý động viên, giúp đỡ trẻ. TCVĐ: Đưa thỏ về chuồng. Phổ biến tên trò chơi, luật chơi. Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. + Hồi tĩnh: Trẻ làm động tác và đi nhẹ nhàng theo bài “Một con vịt” Tiết 2: PTNT – LQVT Đề tài: Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Chữ số 8. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. - Rèn kỹ năng đếm, so sánh, tạo nhóm. - Phát triển tư duy - Trẻ chú ý. Chuẩn bị - Cô và trẻ có: 8 con thỏ, 8 cái ô, thẻ số từ 1 đến 8 (2 thẻ số 8) - Đồ chơi xếp quanh lớp có số lượng 7: 7 con cua, 7 con cá, 7 con tôm. Pp –Bp: Trực quan, luyện tập, trò chơi. Tiến hành * Ổn định Cho trẻ xem tranh những chú thỏ đang đi chơi trong khu vườn cổ tích. Trò chuyện về chủ đề nhánh. * Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 7 Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm đồ chơi có số lượng là 7, đếm và đặt thẻ số tương ứng * Tạo nhóm 8, đếm đến 8. Nhận biết số 8. - Trời nắng các chú thỏ rủ nhau đi chơi xếp 8 chú thỏ ra. - Trời nắng to cô cháu mình cùng giúp chú thỏ che ô lên n
File đính kèm:
- giao an chu diem dong vat.doc