Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Một số loài hoa - Vũ Thị Chiên

1. Kiến thức:

- Trẻ biết về tên gọi của một số loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

- Trẻ biết đặc điểm của một số loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền có: cánh hoa, cuống, lá, nhị, hoa và màu sắc.

- Trẻ biết về mùi hương, tác dụng của hoa.

- Giúp trẻ hiểu được quá trình nở của hoa.

- Tích hợp một số hoạt động: Làm quen với văn học, âm nhạc, làm quen với toán.

2. Kỹ năng:

- Giúp trẻ biết phân biệt, so sánh những điểm giống và khác nhau giữa 3 loại hoa.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

- Rèn kỹ năng cho trẻ chơi thành thạo một số trò chơi luyện tập củng cố kiến thức cho trẻ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 20330 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Một số loài hoa - Vũ Thị Chiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Dự thi thực hành giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vòng 2 chu kỳ 2009- 2011
Lĩnh vực: phát triển nhận thức
 Hoạt động: Khám phá khoa học
 Chủ đề: “Thế giới thực vật ” 
 Đề tài: “ Một số loài hoa”.
 Loại tiết cung cấp kiến mới
 Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi
 Thời gian: 30 - 32 phút. 
 Ngày soạn: 12 tháng 3 năm 2011
 Ngày dạy: 16 tháng 3 năm 2011
 Người soạn- người dạy: Vũ Thị Chiên
 Đơn vị: Trường Mầm non Đức Giang.
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết về tên gọi của một số loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
- Trẻ biết đặc điểm của một số loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền có: cánh hoa, cuống, lá, nhị, hoa và màu sắc...
- Trẻ biết về mùi hương, tác dụng của hoa.
- Giúp trẻ hiểu được quá trình nở của hoa.
- Tích hợp một số hoạt động: Làm quen với văn học, âm nhạc, làm quen với toán.
2. Kỹ năng: 
- Giúp trẻ biết phân biệt, so sánh những điểm giống và khác nhau giữa 3 loại hoa.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
- Rèn kỹ năng cho trẻ chơi thành thạo một số trò chơi luyện tập củng cố kiến thức cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào nội dung của hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý hoa.
- Giáo dục trẻ biết trồng hoa và chăm sóc bảo vệ hoa.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị cho cô:
- Giáo án.
- Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền (hoa thật).
- Một số bài thơ, câu đố, bài hát về hoa.
- Màn vi tính, đầu chiếu provectơ, que chỉ.
- Đàn oc gan + đĩa đàn.
2. Chuẩn bị cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 bông hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền (hoa thật).
- Mỗi trẻ 1 bông hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền (hoa vẽ).
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng.
- 2 bảng pooc to dán các cây hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
- 2 lẵng hoa, 3 lọ xứ để trẻ chơi trò chơi cắm hoa.
- Xốp cho trẻ ngồi.
III. Trình tự hoạt động:
Thứ tự hoạt động
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Thời gian của hoạt động
1. Hoạt động 1: “Gây hứng thú”
2. Hoạt động 2: “Tìm hiểu về 1 số loại hoa”
* Hoa hồng
* Hoa cúc
* Hoa
đồng tiền
* So sánh 
* Mở rộng kiến thức:
3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:
* Trò chơi 1: “Tìm hoa theo đặc điểm”.
* Trò chơi 2: “Tìm hoa cho cây” 
* Trò chơi 3: “Thi cắm hoa”
4. Hoạt động 4:
Kết thúc
- Cô giới thiệu có các cô giáo đến dự.
- Cô nói: Các bé ơi! Mùa xuân đã đến rồi đấy, Nàng Tiên mùa xuân đã mang đến cho chúng ta rất nhiều màu sắc rực rỡ của các loài hoa với các mùi hương thật tuyệt đã làm cho không khí mùa xuân đẹp thêm đấy!
Chúng mình cùng hát 1 bài hát đón chào mùa xuân nào!
- Cô cùng trẻ hát bài: “Mùa xuân đến rồi”.
 - Các con có biết hoa để làm gì không?, Muốn có hoa đẹp để trang trí ngày hội, ngày lễ để tặng người thân các con phải làm gì?
- À đúng rồi, các chúng mình cùng chơi trò chơi: “Gieo hạt, nẩy mầm” nhé!
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “gieo hạt, nảy mầm”.
- Giáo dục trẻ: yêu quý, chăm sóc, bảo vệ hoa.
- “Tin vui, tin vui”, đến thăm các bé hôm nay các cô giáo có một món quà tặng chúng mình hãy đọc bài đồng dao đến xem món quà nào?
- Chia trẻ ra 2 nhóm để quan sát, nêu hiểu biết của mình về một số loại hoa mà trẻ đang quan sát.
- Cô lại gần 2 nhóm hướng dẫn, đặt ra một số câu hỏi để trẻ trả lời. 
- Các cô còn muốn các bé thử tài xem bạn nào thông minh học giỏi hiểu biết về một số loại hoa này đấy.Các con hãy cùng nhau thi tài nhé!
- Cho trẻ về chỗ ngồi hình chữ U.
- Cô yêu cầu trẻ cầm bông hoa màu đỏ, cánh to quan sát và nêu nhận xét về bông hoa.
+ Trên tay con cầm bông hoa gì?
+ Màu gì?
+ Cánh hoa như thế nào?
+ Bên trong bông hoa có cái gì đây?
+ Con có nhận xét gì về cuống của hoa hồng?
+ Lá của hoa hồng như thế nào?
- Cô khái quát: Hoa hồng có màu đỏ, cánh hoa to, có dạng hình tròn, mịn, cuống hoa cứng có màu xanh, trên cuống có các lá có dạng răng cưa.
* Liên hệ: Ngoài bông hoa hồng màu đỏ cô và các con đang làm quen này, các con còn biết hoa hồng có những màu gì khác?
- Các con có biết hoa hồng để làm gì?
- Ngoài ra hoa hồng còn được mọi người dùng làm các sảm phẩm mỹ phẩm như: nước hoa, kem dưỡng da đấy!
* Tiếp theo là một loại hoa cũng rất đáng yêu đấy, các con hãy đoán xem đó là hoa gì nhé!
- Cô đọc một đoạn bài thơ “Hoa cúc vàng” cho trẻ đoán đó là hoa gì?
- Cho trẻ cầm bông hoa cúc quan sát nêu nhận xét.
- Con hãy cho cô biết trên tay con cầm bông hoa gì?.
- Cô đưa ra một số câu hỏi mang tính chất “tình huống” cho trẻ tự khẳng định mình.
- Cho trẻ nêu tác dụng của hoa cúc?
- Cô khái quát: Hoa cúc có màu vàng, có cánh dài và nhỏ, rất nhiều cánh xếp thành một bông hoa to, cuống hoa cúc màu gì nhỉ?, cuống rất mềm, lá màu đỏ? À đúng rồi,cuống hoa cứng, có màu xanh, lá có các hình xẻ.
- Ngoài bông hoa cúc màu vàng còn có những bông hoa cúc màu gì nào?
- Cô đọc câu đọc câu đố về hoa đồng 
tiền:
“ Cũng gọi đồng tiền
 Không phải để tiêu
 Tên một loài hoa
 Hoa gì thế nhỉ?”
- Cho trẻ cầm bông hoa đồng tiền.
- Đây là hoa gì?
- Có màu gì?
- Cánh hoa đồng tiền như thế nào?
- Bên trong bông hoa có cái gì?
- Nhị hoa như thế nào?
- Cuống hoa thì sao? Trên cuống hoa đồng tiền có lá?
- Hoa đồng tiền để làm gì?
- Giáo dục trẻ có ý thức yêu quý hoa và bảo quản hoa, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ: vất hoa sau khi cắm đúng nơi quy đinh.
- Cô khái quát: hoa đồng tiền có nhiều cánh nhỏ và dài, hoa đồng tiền có cuống dài, rỗng và yếu, trên cuống hoa không có lá.
- Hỏi trẻ các con vừa được làm quen về các loại hoa nào?
- Cô bật màn hình xuất hiện 3 loại hoa: hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng Tiền.
* Hoa Hồng - hoa Cúc:
+ Hoa Hồng và hoa Cúc có điểm gì giống nhau?:
+ Hoa Hồng và hoa Cúc có điểm gì khác nhau?
* Cô khái quát lại: 
- Hoa hồng và hoa Cúc đều có điểm giống nhau là: Hoa Hồng và hoa Cúc đều có cánh hoa, nhị hoa, có cuống hoa và có lá trên cuống.
- Đều để trang trí ngày hội, ngày lễ, và để tặng người thân.
- Khác nhau: Hoa Hồng màu đỏ, cánh hoa to có dạng hình tròn mịn, lá của Hoa Hồng có những răng cưa, Hoa Cúc có màu vàng, cánh Hoa Cúc nhỏ và dài, lá có dạng xẻ.
* Hoa Hồng - Hoa Đồng Tiền:
+ Hoa Hồng và Hoa Đồng Tiền có gì giống nhau?
+ Hoa Hồng và Hoa Đồng Tiền có gì khác nhau?
* Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của Hoa Hồng và Hoa Đồng Tiền.
* Hoa Cúc - Hoa Đồng Tiền:
- 2 hoa này có điểm gì giống nhau?
- Điểm khác nhau của 2 hoa này là gì?
* Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của hoa Cúc và hoa Đồng Tiền.
* Các con có biết về điều kỳ lạ khi hoa nở không?
- Cho trẻ tư duy.
- Sau đó cô bật màn hình cho trẻ quan sát quá trình nở của hoa .
* Ngoài những hoa cô và các con vừa làm quen, các con còn biết những hoa nào khác nữa không?
 - Vừa rồi cô thấy các con đã trổ tài rất giỏi, cô sẽ thưởng cho các con các trò chơi rất hay và háp dẫn đấy, chúng mình cùng cô tham gia vào các trò chơi này nào!
- Cô cho trẻ nhặt hoa theo sự miêu tả của cô về đặc điểm của hoa từ dễ đến khó.Trẻ nặt đúng hoa đó giơ lên - nêu tên gọi...
- Chia trẻ ra 2 đội(mỗi đội 10 trẻ) có 2 bảng dán 3 loại thân cây của hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trẻ bật qua các vòng lên chọn các bông hoa theo ý thích để dán đúng vào thân của cây hoa đúng với hoa của trẻ đang cầm.(Mỗi lần bật lên dán chỉ chọn 1 bông hoa). Đội nào dán đúng, nhanh, đội đó dành chiến thắng.
- Chia trẻ ra 3 nhóm, trẻ xúm xít theo nhóm để cắm các lọ hoa của mình theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ.
- Cô quan sát, hướng dẫn, nhận xét trẻ.
- Cô củng cố - nhận xét - khen ngợi trẻ. Cho trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” ra chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe, vỗ tay.
- Trẻ hát cùng cô bài hát.
- 1 số trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt, nảy mầm”
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chia ra 2 nhóm để quan sát, nêu nhận xét.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ về ngồi thảm hình chữ U.
- Trẻ cầm bông hoa hồng.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 2 đến 3 trẻ trả lời.
- 1 đến 2 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- 1 đến 2 trẻ kể.
- Trẻ trả lời theo ý nghĩ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe rồi đoán.
- Trẻ cầm bông hoa cúc nêu nhận xét.
- 1 đến 2 trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ chú ý lắng nghe, đáp lời.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe, trả lời.
- Trẻ cầm bông hoa đồng tiền.
- Trẻ trả lời.
- 1 - 2 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trang trí....
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- 1 trẻ kể.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Hoa hồng và hoa Cúc đều có cánh hoa, nhị hoa, có cuống hoa và có lá trên cuống.
- Đều để trang trí ngày hội, ngày lễ, và để tặng người thân.
- Hoa Hồng màu đỏ, cánh hoa to có dạng hình tròn mịn, lá của hoa Hồng có những răng cưa.
- Hoa Cúc có màu đỏ, cánh hoa Cúc nhỏ và dài, lá có dạng xẻ.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả 2 hoa đều có màu đỏ,có nhiều cánh hoa, có nhị hoa và có cuống.
- Dùng để trang trí...
- Hoa Hồng có cánh tròn to, cuống ứng có lá.
- Hoa Đồng Tiền có cánh dài nhỏ, cuống mềm không có lá.
- Trẻ lắng nghe.
- Có nhiều cánh, có nhị, có cuống, đều dùng để trang trí...
- Cuống hoa Đồng Tiền mềm không có lá, cuống hoa Cúc cứng có lá.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô miêu tả, sau đó chọn đúng hoa đó gơ lên và gọi tên hoa...
- Trẻ bật qua các vòng, lên lấy bông hoa dán đúng cây của hoa mà trẻ định tìm.(mỗi lần lên chỉ lấy 1 bông hoa) sau đó về đội vỗ vào vai bạn tiếp theo để bạn tiếp theo lên tìm hoa.
- Trẻ chia ra 3 nhóm, sau đó tập trung theo nhóm của mình để cắm hoa theo ý thích.
- Trẻ lắng nghe. Sau đó đọc bài thơ “Hoa kết trái” vừa đi vừa đọc thơ ra chơi.
3-4 phút
17- 18 phút.
7 - 8 phút.
2- 3 phút

File đính kèm:

  • docKHAM PHA KH 2011- Chien.doc