Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm: Bé với gia đình - Đề tài: Phòng bếp nhà bé - Phan Thị Cẩm Giang

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên một số đồ dùng trong phòng bếp, đặc điểm, công dụng và chất liệu của đồ dùng đó.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng phân biệt các đồ dùng theo công dụng của chúng.

- Rèn kỹ năng trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc.

- Có kỹ năng hoạt động theo nhóm.

- Rèn khả năng nhận biết phân biệt.

 3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết sử dụng đúng chức năng của các đồ dùng, không nghịch những đồ dùng sắc, nhọn, gây nguy hiểm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3861 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm: Bé với gia đình - Đề tài: Phòng bếp nhà bé - Phan Thị Cẩm Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIấN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Chủ điểm: Bộ với gia đỡnh.
Đề tài: Phũng bếp nhà bộ.
Độ tuổi: mẫu giỏo lớn
Thời gian: 30-35 phỳt
Người soạn: Phan Thị Cẩm Giang
Ngày dạy: 28/11/2014
I.Mục đớch- yờu cầu:
Kiến thức: 
Trẻ biết tên một số đồ dùng trong phòng bếp, đặc điểm, công dụng và chất liệu của đồ dùng đó. 
Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng phân biệt các đồ dùng theo công dụng của chúng.
- Rèn kỹ năng trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc.
- Có kỹ năng hoạt động theo nhóm.
- Rèn khả năng nhận biết phân biệt.
 3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết sử dụng đúng chức năng của các đồ dùng, không nghịch những đồ dùng sắc, nhọn, gây nguy hiểm. 
II. Chuẩn bị.
Đồ dùng của cô: 
Slide về các trò chơi có nội dung liên quan đến phòng bếp nhà bé. 
Nhạc bài hát: “ mời bạn ăn”
Video về buổi tham quan nhà bếp của một phụ huynh.
Sáng tác câu đố về đồ dùng nhà bếp: 
Đồ dùng của trẻ: 
Xắc xô, cờ cho bốn nhóm chơi
Bảng chơi cho bốn nhóm và lô tô các đồ dùng trong phòng bếp và một số đồ dùng trong gia đình. 
Đồ dùng nấu ăn, bàn để bày đồ ăn.
Nhạc nền chơi trò chơi.
Đội hình: 
Ngồi bốn vòng tròn nhỏ.
Ngồi ba hàng ngang.
III.Tiến hành. 
Thời gian
Tiến trình
Phương pháp và hình thức tổ chức
HĐ của cô
HĐ của trẻ
Lưu ý
3-5 phút
20-25 phút
3-5 phút.
1.ổn định
2. Bài mới. 
3.Kết thúc:
Cho trẻ chơi trò chơi: “Ô số bí ẩn” 
-Xin chào mừng các đội chơi đã đến với game show của đài truyền hình VTV3. Trò chơi thứ nhất là trò chơi: “Ô số bí ẩn”
+Cách chơi và luật chơi: Có bốn đội chơi. Trên màn hình chúng tôi có 4 ô số. Mỗi đội chơi chọn cho mình một ô số bí ẩn, và đằng sau mỗi ô số là một câu đố hết sức hóc búa. Khi câu hỏi được đọc lên, các đội chơi đều có quyền trả lời bằng cách rung xắc xô thật mạnh. Đội nào rung xắc xô nhanh nhất, đội đấy dành được quyền trả lời trước. Đội nào trả lời đúng sẽ dành về cho đội chơi của mình 1 lá cờ. Đội nào có nhiều cờ nhất là đội chiến thắng. 
-Nào các đội chơi đã sẵn sàng chưa? 
Trò chơi bắt đầu.
( cô mời lần lượt các đội chơi lên chọn ô số)
* HĐ 1: Khai thác hiểu biết của trẻ: 
- Xin chào mừng các bạn đến với gameshow thứ hai của buổi sáng ngày hôm nay với trò chơi “Ai nhớ giỏi nhất”
-Trước khi tham gia trò chơi xin mời các đội chơi nhanh chóng di chuyển về đội hình bốn hàng ngang bắt đầu. 
+ Cách chơi và luật chơi: Các đội chơi cùng xem một đoạn video clip giới thiệu về phòng bếp. Và nhiệm vụ của các bạn chính là ghi nhớ thật nhanh và thật nhiều các đồ dùng trong nhà bếp và nguyên liệu làm của các đồ dùng đó. Ai ghi nhớ được nhiều đồ dùng và trả lời đúng về các đồ dùng đó được làm bằng gì? thì sẽ được nhận quà từ ban tổ chức. 
-Trong phòng bếp có những đồ dùng gì?(có bàn ghế, bếp ga đun nấu, chạn bát có: bát đũa thìa, đĩa, dao, kéo, các loại gia vị, bồn rửa bát, tủ lạnh.)
- Các đồ dùng này được sử dụng như thế nào?
- Chất liệu của chúng?
- Các đồ dùng đó có một công dụng chung là gì? (trong phòng bếp, phục vụ nhu cầu ăn uống của con người)
 (Trẻ kể đến đâu, cô trình chiếu tranh (ảnh) hoặc đồ dùng thật nếu có)
- Chốt lại: Tất cả các đồ dùng mà chúng mình vừa được xem tuy có những đặc điểm và công dụng, chất liệu khác nhau nhưng chúng đều phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. 
* HĐ 2: Phân loại các đồ dùng theo công dụng. 
- Xin chào mừng các đội chơi đến với game show thứ 3 với phần thi hiểu biết. Các đội chơi sẽ về bốn nhóm chơi. Nhiệm vụ của các nhóm như sau:
- Nhóm 1 và 2: tìm và gắn các lô tô đồ dùng để nấu.
- Nhóm 3 và 4: tìm và gắn lô tô đồ dùng để ăn
Kết thúc các nhóm trưởng sẽ lên giới thiệu về tên và công dụng của nhóm đồ dùng mình đã chọn.
- Tiếp theo là câu hỏi khó. Các bạn hãy hướng lên màn hình và hay so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai đồ dùng cái bát cái đĩa và cái cốc. Xin mời các đội chơi. 
Như vậy chúng ta đã kết thúc phần thi hiểu biết. Các đội chơi đã hoàn thành rất suất sắc phần thi của mình. -Ngoài ra những đồ dùng trong mà các đội chơi đã lựa chọn. Ban tổ chức xin giới thiệu thêm một số đồ dùng khác ở trong phòng bếp. Xin mời các đội chơi hướng lên màn hình.
- Mở rộng: cô cho trẻ xem tranh một số đồ dùng khác có trong nhà bếp: vắt cam, máy xay sinh tố, lò vi sóng... 
Như vậy, chúng ta vừa được xem thêm rất nhiều đồ dùng trong nhà bếp. Mỗi đồ dùng đều có chức năng riêng. Chúng ta phải biết sử dụng đúng chức năng của các đồ dùng, không nghịch những đồ dùng sắc, nhọn, gây nguy hiểm.
* HĐ3: Ôn luyện-củng cố. 
Chúng ta vừa bước sang vòng thi cuối cùng với hai trò chơi.
+ TC1: Đội nào khéo tay.
Cách chơi và luật chơi: chia làm bốn đội chơi và thi bày trí bàn ăn, đội nào bày trí đẹp nhất và nhanh nhất là đội chiến thắng.
 + TC2: làm bài tập giấy
Mời các con về bàn và nối các đồ dùng dùng để ăn, và đồ dùng dùng để nấu.
-Thời lượng chương trình đến đây là kết thúc. Xin chúc mừng các đội chơi đã hoàn thành tốt phần thi của mình. Xin chào và hẹn gặp lại với các chương trình sau: 
Cô nhận xét và động viên trẻ
-Trẻ hưởng ứng cùng cô.
-Sẵn sàng chơi.
-trẻ di chuyển đội hình
- trẻ trả lời
-trẻ trả lời
-trẻ trả lời
-trẻ trả lời
-trẻ trả lời
-trẻ về nhóm
-Trẻ tham gia trò chơi.
-Trẻ tham gia trò chơi.
- trẻ ngồi về bốn vòng tròn nhỏ
Danh mục cỏc cõu đố sỏng tỏc về đồ dựng nhà bếp:
Cái gì hình tròn
Tay cầm có cán 
Thường dùng để rán
Thức ăn cho em?
Đố bạn là cái gì? 
 (Cái chảo)
Chạy được nhờ điện
Cắm vào nóng ngay
Thường dùng để quay
Đồ ăn cho bé
Đố là bé cái gì? 
 (lò vi sóng)
Có sống mà không có lưng
Có lưỡi có mũi mà không có mồm
Đố bạn là cái gì?
 (Cái dao)
Miệng tròn đáy thật nông mà
Để rau để thịt, đồ xào ngon ghê
Đố bạn là cái gì?
 (Cái đĩa)

File đính kèm:

  • docxgiao an de tai Phong bep nha be.docx
Giáo Án Liên Quan