Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Bé nặn những con vật gần gũi - Lưu Thị Lý

1. Kiến thức :

 - Trẻ gọi tên, nêu đặc điểm của một số con vật gần gũi như: Con mèo, con cá, con thỏ, con gà, con vịt

 - Trẻ biết có thể dùng các kĩ năng nặn đã học ( Xoay tròn; Lăn dọc; ấn bẹt ) và phối hợp với các nguyên liệu khác sẽ tạo được con vật gần gũi, dễ thương như: Con mèo, con cá, con thỏ, con gà, con vịt

 2. Kỹ năng :

 - Luyện các kĩ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt để nặn các con vật gần gũi mà trẻ thích

 - Trẻ có khả năng phối hợp nhiều nguyên liệu để làm mắt, đuôi, cánh cho con vật thêm sinh động

 - Biết đặt câu hỏi cho bạn

 - Biết trả lời đủ câu, đủ ý, diễn đạt mạch lạc

 - Có kỹ năng học theo nhóm

 - Trẻ biết nhận xét sản phẩm của mình của bạn

 3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ biết quí và chăm sóc các con vật

 - Trẻ trân trọng sản phẩm của mình, của bạn

 - Có ý thức thu cất dọn đồ dùng đúng nơi qui định

 - Rèn cho trẻ tính kiên trì, cẩn thận và ý thức thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 19025 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Bé nặn những con vật gần gũi - Lưu Thị Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh oai
Trường Mầm Non bình minh ii
 -----------------*----------------
Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi 
Môn: Tạo hình
Đề tài : Bé nặn những con vật gần gũi ( Loại tiết: Đề tài )
Chủ điểm: Thế giới động vật
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn- Lớp A2
Thời gian dạy: 25 – 30 phút
Người soạn và dạy: Lưu Thị Lý
I . Mục đích-Yêu cầu
	1. Kiến thức :
	- Trẻ gọi tên, nêu đặc điểm của một số con vật gần gũi như: Con mèo, con cá, con thỏ, con gà, con vịt
	- Trẻ biết có thể dùng các kĩ năng nặn đã học ( Xoay tròn; Lăn dọc; ấn bẹt) và phối hợp với các nguyên liệu khác sẽ tạo được con vật gần gũi, dễ thương như: Con mèo, con cá, con thỏ, con gà, con vịt
	2. Kỹ năng :
 	- Luyện các kĩ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt để nặn các con vật gần gũi mà trẻ thích
	 - Trẻ có khả năng phối hợp nhiều nguyên liệu để làm mắt, đuôi, cánh cho con vật thêm sinh động
	- Biết đặt câu hỏi cho bạn
 	- Biết trả lời đủ câu, đủ ý, diễn đạt mạch lạc
	- Có kỹ năng học theo nhóm
	- Trẻ biết nhận xét sản phẩm của mình của bạn
	3. Thái độ:
	- Giáo dục trẻ biết quí và chăm sóc các con vật
	- Trẻ trân trọng sản phẩm của mình, của bạn
	- Có ý thức thu cất dọn đồ dùng đúng nơi qui định
	- Rèn cho trẻ tính kiên trì, cẩn thận và ý thức thực hiện nhiệm vụ đến cùng. 
II . Chuẩn bị 
	1. Đồ dùng của cô :
	- Đàn oorgan có thu bài: Đố các con vật; Gà trống mèo con và cún con
	- 1 giỏ đựng con mẫu nặn: Con gà.
	Sa bàn để nhận xét sản phẩm
	2. Đồ dùng của trẻ:
	- 3 chiếc hộp đựng 3 con vật: con mèo, con thỏ; con cá
	- Đất nặn, bảng nặn, khay sản phẩm, khăn lau tay; Nước ấm rửa tay. 
	- Một số nguyên vật liệu như bìa, xốp, hột hạt, dây cước, bông 
III. Cách tiến hành
Nội dung
Hoạt đông của cô
Hoạt đông của trẻ
1. Ôn định tổ chức
2. Nội dung chính
a. Hướng dẫn cách quan sát; khám phá mẫu gợi ý.
b. Quan sát, đàm thoại mẫu gợi ý
Hỏi ý định của trẻ
c. Trẻ thực hiện
d. Nhận xét tranh
3. Kết thúc
Trẻ hát và vận động bài “ Đố các con vật”
Chúng mình vừa hát bài hát về những con gì ?
Tất cả là bao nhiêu con?
Tại sao lại có bạn nói là 3 con, có bạn nói là 6 con?
Các con vật đó được nuôi ở đâu? Ngoài các con vật đó ra con còn biết những con vật nào nữa?
* Để lưu lại hình ảnh những con vật gần gũi và trưng bày chúng tại lớp mình, các con làm như thế nào?
- Khái quát:
Cô đã sử dụng nguyên liệu này để tạo ra các con vật dễ thương đấy. Hãy nhìn xem đó là gì?
- Từ những thỏi đất này cô đã nặn được các con vật rất xinh xắn, những con vật ấy đang chốn trong những chiếc hộp này, các con hãy tạo nhóm và cùng nhau khám phá, tìm hiểu xem cô làm thế nào để tạo thành những con vật đó. Cô đã sử dụng những kĩ năng nào? Sử dụng những nguyên vật liệu gì khác và phối hợp chúng như thế nào để tạo được những con vật đó nhé!
Kết nhóm; kết nhóm.
Kết 8; kết 8.
Cô mời đại diện từng nhóm lên lấy mẫu nặn về cho nhóm mình cùng quan sát
Mời từng nhóm giới thiệu, nói về kĩ năng nặn; Các nguyên vật liệu phối hợi được sử dụng. Các nhóm còn lại lắng nghe và đặt câu hỏi.
Cô nêu các kĩ năng để nặn con vật cô có ( Con gà) – Khái quát lại
* Các con thích nặn những con vật gì?
- Con nặn như thế nào? (Hỏi 3- 4 trẻ)
- Các con thích nặn một mình hay nặn cùng nhóm bạn cho vui ?
Cô đã chuẩn bị rất nhiều đất nặn các màu và các nguyên vật liệu khác, các con hãy lựa chọn và tạo ra những con vật thật mình thích nhé!
* Cô đi quan sát hướng dẫn trẻ làm
- Đối với trẻ khá : Cô khuyến khích trẻ tạo ra tư thế vận động của các con vật, và phối hợp nhiều chất liệu
- Đối với trẻ yếu : Cô hướng dẫn trẻ cách chia đất để nặn các con vật
Cho trẻ để các con vật theo nhóm trên sa bàn, quan sát , trao đổi thảo luận
* Cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình. Các bạn khác đặt câu hỏi cho bạn. Cho nhóm trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Theo con con sẽ bổ xung như thế nào để sản phẩm của bạn đẹp hơn ? sinh động hơn?
Cô nhận xét chung khen động viên trẻ
* Cô nhắc trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng. Hát bài: “Những con vật trong vườn”
Trẻ hát, vận động
Con gà ,con vịt, con mèo
Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
Trẻ trả lời theo ý thích
Đất nặn
Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách quan sát, khám phá.
Nhóm mấy; nhóm mấy
Trẻ kết nhóm 8 bạn cùng bàn bạc tìm hiểu theo về màu sắc; kĩ năng nặncon vật của nhóm mình
Từng nhóm giới thiệu. Nhóm còn lại nêu câu hỏi theo ý hiểu: Ví dụ:
- Con vật của nhóm bạn là con vật gì? 
- Nó được nặn như thế nào? Xoay tròn hay lăn dọc? Nó có những màu gì?...
Trẻ đoán
Trẻ trả lời theo ý tưởng của trẻ
Trẻ lựa chọn nguyên liệu, nhóm bạn về chỗ thực hiện
Trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình
Đặt câu hỏi trao đổi về sản phẩm của bạn theo ý thích.
Nêu ý tưởng của mình trên các sản phẩm khác cho đẹp hơn

File đính kèm:

  • docnan theo y thich.doc
Giáo Án Liên Quan