Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm nhánh: Luật lệ giao thông - Đề tài: Làm quen chữ p - q - Nguyễn Thị Thanh

Đồ dùng của cô:

Máy tính

Máy chiếu

Nhạc bài hát: Đèn xanh đèn đỏ, Em đi qua ngã tư đường phố,

Đồ dùng của trẻ:

Mỗi trẻ 1 rổ con đựng thẻ chữ p q và các nét rời

Các mũ ptgt có gắn chữ p q

Trẻ thuộc bài đồng dao đi cầu đi quán

Trẻ thuộc một số bài hát trong chủ điểm giao thông

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 23643 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm nhánh: Luật lệ giao thông - Đề tài: Làm quen chữ p - q - Nguyễn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN 
Năm học 2014 - 2015
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Làm quen chữ p- q
Chủ điểm nhánh: Luật lệ giao thông
Đối tượng: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 phút
Ngày dạy:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Đơn vị: Trường mầm non Nam Dinh
Nội dung
Mục đích yêu cầu
 Cách tiến hành
PTNN
(LQCC)
P - Q
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái p,q
- Nhận ra chữ cái p,q trong các từ chọn vẹn
- Trẻ nhận biết một số phương tiện giao thông phổ biến và một số luật giao thông đơn giản khi tham gia giao thông
- Trẻ biết phát âm rõ, đúng chữ cái p,q
- Biết phân biệt sự giống và khác nhau của 2 chữ p, q, qua đặc điểm cấu tạo, các nét chữ.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật 
- Rèn cho trẻ có kỹ năng chú ý có chủ định.
- Trẻ học bài sôi nổi và hứng thú. Có tinh thần thi đua và đoàn kết.
- Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
I. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: 
Máy tính 
Máy chiếu
Nhạc bài hát: Đèn xanh đèn đỏ, Em đi qua ngã tư đường phố, 
Đồ dùng của trẻ: 
Mỗi trẻ 1 rổ con đựng thẻ chữ p q và các nét rời
Các mũ ptgt có gắn chữ p q
Trẻ thuộc bài đồng dao đi cầu đi quán
Trẻ thuộc một số bài hát trong chủ điểm giao thông
II. TIẾN HÀNH:
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú( 2 phút)
-Kính chào quý vị đại biểu ,cùng toàn thể các bạn đến với chương trình : “Bé vui học chữ”.Tới dự chương trình của chúng ta, cô xin trân trọng giới thiệu các cô giáo đến từ phòng giáo dục. Chúng mình chào đón các cô bằng một chàng vỗ tay nào.Tham gia chơi trong chương trình hôm nay là các bạn nhỏ đến từ lớp mẫu giáo ....Chương trình của chúng ta gồm có 2 phần:
+ Phần chơi thứ nhất mang tên : “ hiểu biết”
+ phần chơi thứ 2: “Vượt qua thử thách”
- Trước khi bước vào chương trình cô mời các con hát bài: “ Em đi qua ngã tư đường phố” để tặng các cô giáo nào!
- Các con vừa hát bài gì? 
-Khi đi qua ngã tư đường phố thấy tín hiệu đèn đỏ thì các con phải làm gì? Khi có tín hiệu đèn xanh thì như thế nào? 
- Khi đi bộ trên đường phố các con phải đi như thế nào?
- Khi đi qua ngã tư đường phố phải đi ở đâu? (đi ở vạch dành riêng cho người đi bộ)
- Cô giáo dục trẻ khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè bên phải đường. Khi qua ngã tư đường phố đi ở vạch dành riêng cho người đi bộ và có người lớn dắt mới được qua.
 2. Hoạt động 2: Làm quen chữ p, q (17 phút)
- Sau đây phần chơi thứ nhất mang tên: “ Hiểu biết” xin được bắt đầu.
- Cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem ban tổ chức đưa ra hình ảnh gì đây? ( cô cho trẻ quan sát hình ảnh ngã tư đường phố) 
- Các bạn trả lời rất giỏi đây là hình ảnh ngã tư đường phố . Dưới tranh có từ : “ Đường phố”
- Lớp mình đọc to cùng cô nào
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ: “bé Phương qua đường” (đ,,ư,ơ,n,g,h,ô)
-Vừa rồi bạn đã tìm được những chữ cái đã học. Còn đây là chữ cái mà trong chương trình: “Bé vui học chữ” hôm nay chúng mình sẽ được làm quen đấy.
a - Làm quen chữ “p”.
- Cô giới thiệu chữ P và phát âm mẫu 3 lần “pờ, pờ, pờ”. Khi phát âm các con chú ý bật môi ra.
- Cô mời cả lớp cùng phát âm nào.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
-> Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ.
- Các con hãy quan sát kỹ chữ P và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ P.
- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ chữ cái P gồm 2 nét, 1 nét sổ thẳng bên trái, và 1 nét cong tròn không khép kín ở phía trên, bên phải của nét sổ thẳng (cô phân tích rõ từng nét trên máy chiếu).
- Cho trẻ phát âm chữ P.
- Cô giới thiệu chữ “p” in thường, chữ “P” in hoa, chữ “p” viết thường và khi phát âm đều phát âm là “pờ”.
- Cô cho cả lớp phát âm lại 3 loại chữ P
- Cô thấy lớp mình học rất giỏi. Cô đã chuẩn bị rổ đồ chơi để tặng lớp mình đấy, các con hãy lấy rổ ở phía sau ra xem trong rổ có gì nào? 
- Bây giờ thi xem bạn nào nhanh tay, tinh mắt tìm cho cô chữ ‘p’ trong rổ và giơ lên phát âm. 
- Cô cho trẻ tìm chữ cái P. 2 – 3 và phát âm.
- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng xinh, bạn nào cũng ngoan, các con có muốn cùng cô đi dạo phố không . Vậy chúng ta cùng đi dạo phố nhé!
- Cho trẻ đọc thơ “Đèn đỏ, đèn xanh”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì? Cô kết hợp giáo dục trẻ.
b- Làm quen chữ q.
- Cho trẻ xem hình ảnh « mẹ dắt bé qua đường »
- Dưới bức tranh có từ « Bé qua đường »
- Lớp mình đọc to cùng cô nào
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ: “bé qua đường” (b,e ,u.a ,đ,ư,ơ,n,g,)
-Vừa rồi bạn đã tìm được những chữ cái đã học. 
- Còn 1 chữ cái mới mà hôm nay cô muốn cho các con làm quen. 
- Cô cho trẻ quan sát chữ q trên máy chiếu và giới thiệu chữ q : Đây là chữ q được phát âm là « cu ».
- Cô phát âm mẫu « Cu, cu, cu ».
- Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
( Cô chú ý nghe và sửa cho trẻ nếu trẻ phát âm sai)
- Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo chữ q ?
- Cô nhấn mạnh cho trẻ biết chữ q gồm 2 nét, 1 nét cong tròn không khép kín ở phía trên, bên trái của nét sổ thẳng và 1 nét sổ thẳng (Cô phân tích rõ từng nét trên máy chiếu).
- Cho trẻ phát âm chữ q.
- Cô giới thiệu chữ q in thường, chữ Q in hoa, chữ q viết thường đều được phát âm là “cu”.
- Cho trẻ phát âm 3 loại chữ q.
- Cho trẻ tìm chữ q trong rổ giơ lên và phát âm.
c- So sánh chữ p – q:
Màn hình xuất hiện 2 chữ p, q. Các con nhìn xem chữ p và q có đặc điểm gì giống nhau? 
-> Cô khái quát: chữ p và chữ q đều có 2 nét, 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn.
- Chữ p và chữ q có điểm gì khác nhau? 
- Cô khái quát: Chữ p có nét cong tròn bên phải, chữ q có nét cong tròn bên trái.
- Các con cùng phát âm nào (pờ, cu)
3- Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút)
* Trò chơi 1: Tín hiệu
Cô làm người điều khiển giao thông đứng trong vòng tròn, 
- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ p hoặc q theo ý thích của trẻ, vừa đi vừa hát hoặc đọc bài thơ trong chủ đề. Khi cô giơ tín hiệu đèn xanh, hoặc đèn đỏ (trên đèn xanh, đèn đỏ có gắn chữ cái p hoặc q) trẻ sẽ nhảy vào vòng đúng với tín hiệu có gắn chữ cái đúng với chữ cái trẻ đang cầm. Sau đó phát âm
- Luật chơi: Khi cô phát âm chữ cái nào trẻ đội mũ và thẻ có chữ cái đó được nhảy vào vòng tròn. Bạn nào sai nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô mời từng tổ lên chơi. Mỗi trẻ được phát 1 mũ phương tiện giao thông và 1 thẻ có chứa chữ cái p hoặc q. 
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả đúng – sai. Cả lớp phát âm chữ cái ở trên mũ và tay của bạn đội .(Chơi 2- 3 lần).
* Trò chơi 2: Ô cửa bí mật.
Cô giới thiệu trò chơi. Cho trẻ quan sát các ô cửa có hình ảnh đèn xanh, đèn đỏ, một số biển báo giao thông.
- Cô phổ biến cách chơi: Khuất đằng sau những ô cửa là các chữ cái p hoặc q. 
- Trẻ quan sát và đoán chữ cái “p” - “q” phía sau mỗi ô cửa.
- Khi trẻ đoán cô mở ô cửa đó và cho trẻ phát âm chữ cái đó. 
- Cô động viên và khích lệ trẻ chơi.
* Trò chơi 3: Bé đi du lịch.
Cô có 2 ô tô gắn ở 2 vị trí khác nhau trong lớp, mỗi ô tô mang 1 ký hiệu riêng (chữ cái p hoặc q).
- Luật chơi : Trẻ cầm thẻ chữ nào thì lên xe có chữ cái tương ứng giống với chữ cái trên tay trẻ (Trẻ cầm thẻ chữ p về xe mang ký hiệu chữ p, trẻ cầm thẻ chữ q về xe mang ký hiệu chữ q).
- Cách chơi : Trẻ vừa đi vòng tròn vừa hát « Nào mình lên xe buýt », khi có hiệu lệnh « lên xe » trẻ tìm chạy nhanh về xe của mình. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Cô đến từng nhóm kiểm tra kết quả, gợi hỏi trẻ xe có ký hiệu gì, cho trẻ giơ chữ mình cầm lên và phát âm.
4- Hoạt động 4 : Kết thúc  (1 phút)
- Cho trẻ hát bài « Đường em đi »

File đính kèm:

  • docgiao an lam quen chu cai pp lop 5 tuoi.doc