Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Đề tài: Bé tìm hiểu về nước

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ và ghi nhớ có chủ đích.

- Trẻ biết 1 số đặc điểm nổi bật của nước : Không màu,không mùi và không vị

- Nước có thể hoà tan 1 số chất như: muối,đường,và màu nước.

- Trẻ chú ý nghe giảng.

II. Chuẩn bị:

- Cốc nước lọc,cốc thuỷ tinh,màu nướccho trẻ quan sát và 1 cốc nước nóng,đá lạnh cho trẻ quan sát mở rộng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Đề tài: Bé tìm hiểu về nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường mầm non yên nguyên
Ngày: 11- 04 - 2011
KPKH
Đề tài: Bé tìm hiểu về nước.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ và ghi nhớ có chủ đích. 
- Trẻ biết 1 số đặc điểm nổi bật của nước : Không màu,không mùi và không vị
- Nước có thể hoà tan 1 số chất như: muối,đường,và màu nước.
- Trẻ chú ý nghe giảng. 
II. Chuẩn bị: 
- Cốc nước lọc,cốc thuỷ tinh,màu nướccho trẻ quan sát và 1 cốc nước nóng,đá lạnh cho trẻ quan sát mở rộng.
 III.tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Cầu vồng.
- Các con vừa đọc bài thơ gì? chúng mìn thấy mưa song có gì xuất hiện? Những hạt mưa có tác dụng gì?.
2. Hoạt động học:
- Giới thiệu bài: hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu về : Nước nhé.
* Quan sát tranh và đàm thoại :
* Cô cho trẻ quan sát tàu hoả và hỏi:
- Cô có bức tranh vẽ gì đây? Cho trẻ đọc từ dưới tranh 2 lần.
- Tàu hoả có những bộ phận gì? Cô hỏi cả lớp sau đó hỏi cá nhân trẻ đọc và chỉ vào các bộ phận của tàu hỏa. 
- Tàu hoả đi được ở đâu? Tàu hỏa được làm bằng gì?
- Tàu hoả dùng để làm gì? Tàu hoả là phương tiện giao thông đường gì? 
* Cô tóm tắt: 
- Cô và các con vừa quan sát tàu hỏa được làm bằng sắt,dùng để chở người và hàng hóa,tàu hỏa chạy bằng động cơ ,đi lại phải nhờ có đường ray nên tàu hoả còn gọi là phương tiện giao thông đường sắt đấy.Khi ngồi trên tàu các con nhớ không được đùa nghịch nhau thò tay ,đầu ra ngoài nhé.
* Với các tranh khác cô cũng cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự. 
* So sánh và nhận xét sự giống và khác nhau: Kinh khí cầu và máy bay.
- Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường hàng không.
- Khác nhau:
- Máy bay: chở được nhiều người.
 * Mở rộng: 
- Các phương tiện cô và chúng mình vừa quan sát đều là phương tiện giao thông đường sắt,khi chạy cần phải có đường ray,dùng để chở người và hàng hoá,tàu có nhiều toa tàu đi khắp mọi nơi trên tổ quốc….
* Giáo dục: 
- Khi chúng mình được trên các phương tiện đó các con nhớ nghe lời người lớn không được đùa nghịch nhé.
* Chơi trò chơi:
- Trò chơi 1: Tàu về ga.
- Trò chơi 2: Về đúng nhà của mình.
- Cô nói cách chơi và luật chơi.
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi và chú ý sửa sai cho trẻ khen ngợi động viên trẻ kịp thời.
- Hỏi lại tên trò chơi
* Nhận xét quá trình chơi.
-Trẻ hát và trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ so sánh.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chơi trò chơi.
PTTm Ngày: 05- 04- 2011
Bài : Vẽ tàu hỏa .
( Mẫu)
I.Mục đích yêu cầu :
- Nhằm rèn luyện sự khéo léo của đôi tay của trẻ ,và trẻ được củng cố lại kiến thức cũ và trẻ biết phối hợp màu để vẽ được bức tranh phù hợp.
- Trẻ biết cách cầm bút và tư thế ngồi để vẽ được bức tranh đẹp và giống mẫu của cô.
-Trẻ hào hứng khi vẽ hoàn thiện bức tranh.
- 80% trẻ biết cách vẽ và phối hợp màu.
II.Chuẩn bị : 
- Mẫu của cô; 1 tranh.
- Bàn,ghế,giấy,bút màu đủ với số trẻ.giá treo sản phẩm.
III. Hướng dẫn 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động trò chuyện :
- Cô cho trẻ hát bài hát:Đoàn tàu nhỏ xíu.
- Các con vừa cùng cô hát bài hát gì? các con đã nhìn thấy tàu hỏa bao giờ chưa?.
* Hoạt động học tập: 
* Giới thiệu bài : Vẽ tàu hoả.
* Quan sát mẫu và đàm thoại: 
- Cô có bức tranh vẽ được gì đây? 
- Cô vẽ đoàn tàu có mấy toa.?
- Đường ray cô vẽ bằng nét gì? Cô tô màu gì?
- Đầu tàu cô giáo vẽ có dạng hình gì? Cô vẽ bằng nét gì? Cô dùng bút màu gì để vẽ?
- Các to tàu cô vẽ có dạng hình gì? cô vẽ các toa này thế nào so với nhau? Cô vẽ bằng những nét gì? Cô tô màu các toa này thế nào?
- Trên các toa cô còn vẽ thêm gì nữa? Các ô cửa sổ cô vẽ có dạng hình gì? cô vẽ bằng nét gì? Cô tô bằng bút màu gì?.
- Ngoài ra tàu còn đi qua đâu đây? Các ngọn núi cô vẽ bằng những nét gì? Cô tô màu gì?.
- Cô vẽ ông mặt trời có dạng hình gì? Cô vẽ bằng những nét gì?Cô tô màu gì? Cô vẽ ở đâu so với tờ giấy?
- Các con có muốn vẽ đẹp giống cô không?
* Cô làm mẫu:
- Muốn vẽ được cô cần có giấy vẽ và bút màu.Cô vẽ 1 nét thẳng ngang bằng bút chì màu nâu để làm đường ray.Sau đó cô vẽ trên đường ray là 1 hình chữ nhật thẳng đứng to làm đầu tàu và tô màu bằng bút màu xanh,cô vẽ bên trong là ô cửa sổ có dạng hình vuông bằng những nét thẳng nối với nhau. Và cô tô màu đỏ.bên dưới cô vẽ những bánh tàu để tàu di chuyển bằng bút chì màu đen ,có dạng hình tròn và vẽ bằng 1 nét cong tròn hép kín.
- Cô vẽ toa tàu tiếp theo đàm thọại tương tự nhưng các toa có kích thước nhỏ hơn và có khoảng cách đều nhau nối nhau bằng 2 nét xiên thẳng. 
- Cô vẽ thêm các chi tiết ông mặt trời bằng 1 nét cong tròn khép kín,những tia nắng bằng những nét xiên và tô màu đỏ.những ngọn núi bằng những nét lượn vòng cung và tô màu xanh.Thế là cô đã vẽ song bức tranh rồi.Chúng mình thấy tranh cô vẽ có đẹp không? Cô tô màu như thế nào? vẽ như thế nào so với tờ giấy? Các con có muốn vẽ đẹp giống cô không?.
* Trẻ thực hiện:
- Cô phát giấy,bút màu cho trẻ thực hiện.
- Khi trẻ thực hiện cô qua sát và động viên trẻ kịp thời.
* Nhận xét sản phẩm :
- Cô treo sản phẩm của trẻ lên giá cho trẻ quan sát và nhận xét về sản phẩm của bạn, giới thiệu về sản phẩm của mình.
 - Con thích bài của bạn nào ? Vì sao con lại thích ? bạn vẽ như thế nào ? 
* Cô nhận xét chung : 
* Giáo dục :
- Các con vừa cùng cô vẽ được bức tranh gì? Khi được Bố mẹ cho đi biển và được ngồi trên tàu hoả thì chúng mình nhớ ngồi cẩn thận và nghe lời bố mẹ nhé. 
- Cả lớp hát cùng cô
- Trẻ lắng nghe.
- Cùng quan sát tranh và đàm thoại.
- cùng quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét sản phẩm.
- Nghe cô nhận xét chung.
- Trẻ nghe cô giáo dục.
PTNN Ngày:06 - 04- 2011 
Làm quen nhóm chữ p,q.
I.Mục đích yêu cầu: 
 - Nhằm cung cấp kiến thức mới và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p,q đồng thời trẻ nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa chữ cái: p,q.
 - Trẻ biết đi đúng phần đường của mình,biết quan sát trước khi đi sang đường,có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
 - 95% trẻ tiếp thu bài tốt.
II. Chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái p,q.
- Tranh có chứa từ: Qua cầu,phản lực.
- Thẻ chữ cái: p,q của trẻ.
III.Tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cô cho trẻ đoc bào thơ: Chiếc cầu mới.
- Các con vừa cùng cô đọc bài thơ gì? do ai sáng tác? Muốn qua được sông,suối dễ dàng thì các con phải đi qua gì ngoài tàu,thuyền ra nhỉ?.
2. Hoạt dộng học tập: 
- Hoạt động học tập: 
 - Cô giới thiệu bài: Làm quen nhóm chữ : p,q.
- Cô đưa tranh “ Phản lực” cho trẻ quan sát. 
- Đếm tiếng của từ đó cho trẻ lên ghép từ tương ứng ( Mỗi trẻ ghép 1 từ).
- Ghép song cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả,
- Cô cho trẻ đếm xem mỗi từ có bao nhiêu chữ cái và tìm số gắn tương ứng. 
 - Cô cho trẻ tìm ôn chữ cái đã học và phát âm.
* Cho trẻ làm quen với chữ cái mới
- Cô lần lượt giới thiệu từng chữ cái mới
- Cô giới thiệu chữ p trong từ “ phản lực”.
- Cô phát âm mẫu 3 lần
- Cô phân tích cấu tạo chữ
- Cô nêu cấu tạo chữ p in thường : Gồm có 1 nét thẳng bên trái và 1 nét cong tròn khép kín bên phải
- Cô cho cả lớp phát âm 3- 4 lần.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm ( Cô sửa sai cho trẻ).
- Cô giới thiệu chữ p viết thường cho trẻ phát âm 2- 3 lần .
- Với chữ q cô thực hiện các bước tương tự.
* So sánh: 
- Cô cho trẻ so sánh 2 chữ cái p và q:
- Giống nhau: Cả 2 chữ đều có nét thẳng.
- Khác nhau: 
- Chữ q có nét cong tròn khép kín bên trái.
- Chữ p có nét cong tròn khép kín bên phải.
* Củng cố: 
- Cô hỏi lại tên bài?
- Giáo dục trẻ về nhà tìm chữ cái mới học trong họa báo để phát âm nhé.
3. Trò chơi
* Trò chơi 1: Bốc thăm
* Cách chơi: Cô cho trẻ lên bốc thăm 1 tờ giấy hình vuông trong đó có chứa chữ cái vừa học.Trẻ bóc ra và phát âm chữ cái đó.
* Luật chơi: Nếu bạn nào phát âm không đúng sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
* Trò chơi 2: Về đúng nhà của bé
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi,luật chơi.
* Củng cố giáo dục :
- Cô hỏi lại tên bài học, giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập và cất vào nơi quy định.
- Trẻ đọc và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ so sánh.
- Trẻ chơi trò chơi.
-Trẻ nghe cô giáo dục.
Đề tài : 
Vì sao thỏ cụt đuôi.
( tiết 2)
I . Mục đích yêu cầu : 
- Rèn luyện sự chú ý nghe hiểu của trẻ nhằm giúp trẻ hiểu nội dung của câu truyện.Trẻ biết đi đúng phần đường của mình,biết quan sát trước khi sang đường.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi rõ ràng mạch lạc. và nhớ được tên của câu chuyện.
 -Trẻ thích được nghe cô kể truyện. 
 - 90% trẻ nhớ được tên bài truyện.
II.Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa truyện,sa bàn : Vì sao thỏ cụt đuôi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động trò chuyện;
- Cô cho trẻ hát bài hát ; Đường em đi.
- Các cn vừa cùng cô hát bài hát gì? Khi đi trên đường thì chúng mình đi vào bên nào? Khi đi sang đường chúng mình có được sang 1 mình không? Vì sao?.
2. Hoạt động học tập: 
- Cô kể cho trẻ nghe 1 đoạn truyện.
- Cô vừa kể cho các con nghe đoạn truyện của câu truyện gì? Của tác giả nào?.
- Cô kể lần 1 : Cùng sa bàn.
* Giảng nội dung:
- Câu chuyện : Vì sao thỏ cụt đuôi.có hai người bạn chơi rất thân với nhau.1 bạn có tên là Thỏ và Nhím.1 ngày đẹp trời 2 bạn rủ nhau đi chơi.và chú Thỏ đã không nghe lời bạn Nhím chạy nhanh qua đường nên đã bị cụt mất chiếc đuôi đấy.
* giảng trích dẫn:
- Trong câu chuyện có đôi bạn nào?
- Cô kể: “ Thỏ và Nhím…………..Chắc chắn”.
- Đoạn đầu câu chuyện nói về 2 đôi bạn chơi thân với nhau nhưng tính tình trái ngược nhau,Thỏ tính tính tốt bụng nhưng hay nghịch ngợm leo trèo còn Nhím thì hiền lành và cẩn thận.
- Bạn nào đã bị cụt đuôi?
- “Một hôm …………………….thật xấu xí”.
-Đoạn 2 nói về chú Thỏ vì nghịch ngợm và không nghe lời bạn Nhím chạy thật nhanh sang đường nên đã cụt mất cái đuôi của mình.
- Sau khi bị cụt đuôi thì Thỏ cảm thấy thế nào?
- “ Nhím động viên………..Tớ đồng ý”. 
- Đoạn cuối câu chuyện cho chúng mình thấy Thỏ đã biết ân hận và đồng ý với ý kiến của bạn từ nay khi sang đường biết nhìn trước,nhìn sau cẩn thận
* giảng từ khó : 
- “ Chạy thật nhanh” có nghĩa là không nhìn trước nhìn sau mà chạy luôn đi.
* Đàm thoại: 
- Các con vừa được cô kể cho nghe câu chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào?
- Thỏ đã rủ Nhím đi đâu? Nhím đã khuyên bạn thế nào?.
- Thỏ có nghe lời Nhím không? Vì sao Thỏ lại bị cụt đuôi?
- Các con học tập bạn nào? Vì sao? 
* Cô kể lần 2 : Cùng tranh minh họa.
 * Củng cố- Giáo dục : 
- Các con về nhà kể lại chuyện cho ông bà bố,mẹ nghe nhé.
- Khi đi đường các con nhớ đi đúng phần đường của mình nhé. Khi sang đường nhớ phải nhìn trước và sau nữa đấy.
-Trẻ hát cùng cô.
-Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời câu hỏi 
- Trẻ lắng nghe.Và trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô giáo dục.
PTNT Ngày 07- 04- 2011
Ôn xác định các phía của bản thân so với đôí tượng khác.
I .Mục đích - yêu cầu: 
- nhằm giúp trẻ biết xác định các hướng : 
- Trên,dưới,trước,phải,trái.trước sau của bản thân so với đối tượng khác,đặc biệt là các phía tay trái,tay phải,bên trái,bên phải.
- Phân biệt được tay trái,tay phải ,bên trái,bên phải so với bản thân và so với đối tượng khác.
- trẻ tham gia trong giờ học tốt
 - Giáo dụcTrẻ biết đi đúng phần đường của mình và đội mũ bảo hiểm khi tham gia gt.
- 95% trẻ hiểu bài.
II. Chuẩn bị 
 - Cô chuẩn bị các trò chơi và 1 số đồ dùng phục vụ khi cho trẻ chơi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện
- Cô cho trẻ hát bài hát : Đoàn tàu nhỏ xíu.
-Các con vừa hát bài hát gì? các con đã nhìn thấy chiếc tàu hỏa bao giờ chưa? Các con có biết tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì không? 
2. Hoạt động học tập:
* Phần I: Ôn luyện: Xác định phía phải,trái,trên,dưới của bản thân.
- Các con hãy cùng cô chơi trò chơi : “ Làm theo hiệu lệnh” nhé.
- Cô nói : Bên phải,bên phải .Trẻ đưa tay phải ra vẫy vẫy.
- Bên trái,bên trái.Trẻ đưa tay trái ra vẫy vẫy.
- Phía trên,phía trên.Trẻ đưa tay lên phái trên.
- Phái dưới,phía dưới.trẻ đưa tay xuống dưới.
* Phần II: Ôn xác định các hướng của bản thân so với đối tượng khác.
* Thông qua trò chơi.
- Trò chơi: Làm theo chú cảnh sát.
* Cách chơi:
- Cô chia lớp thành 3 tổ sau đó cô chọn 1 trẻ lên làm chú cảnh sát giao thông và hỏi các trẻ ở các tổ có vị trí đứng khác nhau xem chú cảnh sát ở phía nào của cháu? Và sau đó yêu cầu chú cảnh sát chỉ huy các tổ hãy cử những thành viên của tổ mình làm theo yêu cầu của tôi.
- Tổ hoạ mi: hãy cho 4 bạn đứng về phía sau tôi.
- Tổ sơn ca: hãy cho 5 bạn đứng về phái trước của tôi.
- Tổ vàng anh: hãy cho 7 bạn đứng về phía trái của tôi.
- Sau đó thì đổi vị trí giữa các tổ và đổi bạn trong tổ lên chơi.
- Luật chơi: 
- Nếu bạn nào tổ nào thực hiện sai yêu cầu sẽ bị nhảy lò cò.
* Trò chơi: Phương tiện ở đâu.
* Cách chơi:
- Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 bức tranh trong đó có dán hình chú cảnh sát giao thông đang đứng.và các lô tô về các phương tiện giao thông đường : Bộ,thuỷ,và hàng không.
- Cô trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông đó.Sau đó yêu cầu.
- Các con hãy dán phương tiện giao thông đường hàng không lên phía trên chú cảnh sát giao thông.phương tiện giao thông đường thuỷ bên dưới,phương tiện đường bộ bên trái,phương tiện đường sắt bên phải.
- Luật chơi: 
- Cô đi kiểm tra lại kết quả thực hiện nếu bạn bạn nào thực hiện nhầm sẽ phải hát 1 bài.
* Trò chơi: Tín hiệu đèn giao thông.
- Cách chơi:
- Cô vẽ sẵn ngã tư đường phố và chia lớp thành 4 tổ với 4 nhóm phương tiện giao thông đường bộ khác nhau: Xe đạp,xe máy,ô tô,xích lô.
- Lúc đầu cô làm chú công an điều khiển giao thông sau đó cho trẻ làm.
- Khi nghe phân đường các phương tiện giao thông theo các phía trẻ nhanh chóng tìm vị trí của mình sau đó trẻ di chuyển theo đúng hướng điều khỉên và tín hiệu đèn giao thông.
- Luật chơi:
- Nếu nhóm phương tiện nào đi sai tín hiệu đèn sẽ bị loại ra khỏi vòng 1 lần chơi. 
* Củng cố: 
- Cô nhận xét chung buổi chơi.tuyên dương,dặn dò trẻ.
- Trẻ hát.
-Trẻ trò chuyện cùng cô.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
PTTC
Ném xa bằng 2 tay,chạy nhanh 12m.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm phát triển vận động cho trẻ, khả năng khéo léo của trẻ .
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô,rèn cho trẻ tính chăm tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
-Sân rộng phẳng, 2 lá cờ màu xanh và màu đỏ.túi cát thể dục 10 túi.
III. Hướng dẫn
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1 . hoạt động trò chuyện: 
- Cô cho trẻ hát bài hát : Em đi chơi thuyền.
- Các bạn nhỏ trong bài hát được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu? Các con đã nhìn thấy biển bao giờ chưa?.
2. Hoạt động học tập: 
 *. Khởi động: cho trẻ đi các kiểu đi, kết hợp chạy chậm sau đó xếp thành hai hàng theo tổ.
 *. Trọng động: 
 a. Bài tập phát triển chung:
- Cô cho trẻ tập nhịp điệu bài: Em đi qua ngã tư đường phố.
b. Vận động cơ bản:
 - Cô giới thiệu tên bài tập: Ném xa bằng 2 tay chạy nhanh 12m.
+ Cô tập mẫu lần 1: không phân tích động tác
+ Cô tập mẫu lần 2: phân tích rõ động tác:
* TTCB : Đứng trước vạch 
* TH : khi nghe thấy hiệu lệnh 1 tiếng xắc xô các con đứng chân trước chân sau 2 tay cầm túi cátđưa tay lên cao gập khuỷ tay để túi cát ra sau lấy đà ném mạnh về phía trước,sau đó chạy nhanh đến phía lá cờ có màu xanh và đỏ.và đi nhẹ nhàng về phía cuối hàng đứng.
- Cho 1 trẻ lên tập mẫu.
 * Trẻ thực hiện:
 - Cô cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, cô động viên khuyến khích trẻ tập.
* Củng cố giáo dục:
- Cô hỏi lại tên bài tập, cho 1 trẻ lên tập lại bài.
- Cô giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.
3.Hồi tĩnh: 
Cho trẻ đi nhẹ nhàng , ra chơi .
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
-Trẻ khởi động.
-Trẻ tập bài phát triển chung theo cô.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ quan sát cô tập mẫu.
- Một trẻ lên tập mẫu.
- Trẻ thực hiện như cô hướng dẫn.
- Một trẻ lên tập lại bài.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
PTTM 
 Ngày 08- 04- 2011
Dạy hát- vỗ tay theo nhịp: Đoàn tàu nhỏ xíu.
Nghe hát: Anh phi công ơi.
Trò chơi: Tàu về ga.
I.Mục đích yêu cầu
 - Nhằm phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ
 - Vỗ tay theo nhịp bài hát. 
 - Nhận gia giai điệu bài hát quen thuộc.
 - Hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc.
 - Giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền,tàu….
 II. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô
 - Cô thuộc lời 2 bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu.Anh phi công ơi” . và các bài hát khi trẻ chơi.
2. Đồ dùng của trẻ
 - Dụng cụ âm nhạc đủ với số trẻ.
III. Tiến hành:
Phương pháp của cô
 Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động trò chuyện
- Cô cùng trẻ hát bài hát : Em đi qua ngã tư đường phố.
- Các con vừa hát bài hát gì? Hàng ngày chúng mình nhìn thấy các phương tiện giao thông gì?.
2. Hoạt động học tập
 a- Ca hát
 - Cô treo tranh cho trẻ quan sát và nhận xét nội dung bức tranh
 - Cô có bức tranh vẽ gì? 
 - Cô giới thiệu tên bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” của tác giả :.
 - Cô hát 1- 2 lần
 - Giảng nội dung: 
- Bài hát nói về các bạn nhỏ cùng nhau chơi làm đoàn tàu rất là vui.các bạn xếp thành hàng dài giống như chiếc tàu.
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô 2- 3 lần
 - Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
 b- Vận động:
- Cô hát và vỗ tay lần 1 : Không giải thích.
- Lần 2 : Cô phân tích cách vỗ:
- “ Xịch,xịch xịch một đoàn tàu nhỏ tí xíu.”
 > - > - > - > - >
- > : Vỗ vào.
- - : Mở ra.
- Cô cho cả lớp vỗ theo nhịp chậm 1 lần.
- Cho trẻ hát vận động theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) 
* Củng cố: Cho trẻ vận động lại theo nhạc 1 lần.
 - Giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn khi đi chơi.
c- Nghe hát
- Cô giới thiệu tên bài hát: Anh phi công . Của tác giả :.
- Cô hát mẫu lần 1
- Các con vừa được cô hát cho nghe bài hát gì? Của tác giả nào?.
* Giảng nội dung: ( Qua tranh).
- Trong bài hát nói về anh phi công làm nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên của bầu trời.Các bạn nhỏ trong bài hát cũng mơ ước sau này được làm chú phi công.
- Cô hát lần 2 + 3:làm động tác minh hoạ, khuyến khích trẻ làm động tác minh hoạ cùng cô.
 * Củng cố giáo dục:
- Cô hỏi lại tên bài hát, tên tác giả.
- giáo dục trẻ biết đi đúng phần đường của mình.
3 Trò chơi: 
- Trò chơi: “Tàu về ga”.
- Cô nói lại cách chơi và luật chơi.
- Khi trẻ chơi cô chú ý quan sát và giúp đỡ trẻ chơi.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và động viên trẻ kịp thời.
-Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
-Trẻ quan sát và nhận xét
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ hát cùng cô.
-Trẻ hát.
-Trẻ quan sát và lắng nghe.
-Trẻ thực hiện tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docchu diem giao thong tuan 30.doc
Giáo Án Liên Quan