Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Đề tài: Vòng đời của bướm - Nguyễn Thị Thùy Lan

Được quan sát hình ảnh bướm và một số loại côn trùng, được trao đổi với cô và bạn về tên gọi, đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số loại côn trùng, được chơi trò chơi “nhanh tay lẹ mắt” và “ai nhanh hơn”, được tạo ra những chú bướm theo sở thích của mình, được hát cùng cô bài hát “Gọi bướm”. Tất cả trẻ kể được tên gọi, đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số loài côn trùng, hát cùng cô bài hát “gọi bướm”, tạo được hình con bướm. Qua đó trẻ biết bảo vệ côn trùng có ích tránh xa những côn trùng có hại. Thực hành với mức độ chính xác 85 % trong khoảng thời gian 5 phút.

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 8496 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Đề tài: Vòng đời của bướm - Nguyễn Thị Thùy Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Môn : (Trọng tâm) MTXQ
Đề tài: Vòng đời của bướm
*Môn (tích hợp): HĐTH
Tạo hình con Bướm
*Môn (tích hợp): AN
Gọi bướm
Lớp MG 5 tuổi-GV: Nguyễn Thị Thuỳ Lan
Trường MN Vàm Láng-Gò Công Đông
I) Mục tiêu :
1) Mục tiêu chung:
Được quan sát hình ảnh bướm và một số loại côn trùng, được trao đổi với cô và bạn về tên gọi, đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số loại côn trùng, được chơi trò chơi “nhanh tay lẹ mắt” và “ai nhanh hơn”, được tạo ra những chú bướm theo sở thích của mình, được hát cùng cô bài hát “Gọi bướm”. Tất cả trẻ kể được tên gọi, đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số loài côn trùng, hát cùng cô bài hát “gọi bướm”, tạo được hình con bướm. Qua đó trẻ biết bảo vệ côn trùng có ích tránh xa những côn trùng có hại. Thực hành với mức độ chính xác 85 % trong khoảng thời gian 5 phút.
1) Mục tiêu riêng:
 Quân được quan sát hình ảnh bướm và một số loại côn trùng, được trao đổi với cô và bạn về tên gọi, đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số loại côn trùng, được chơi trò chơi “nhanh tay lẹ mắt” và “ai nhanh hơn”, được tạo ra những chú bướm theo sở thích của mình, được hát cùng cô bài hát “Gọi bướm”. Quân biết được tên gọi của một số côn trùng, kể được tên một côn trùng có hại, 1 côn trùng có ích, hát cùng cô và bạn bài hát “ gọi bướm”, tạo được hình con bướm. Qua đó Quân và Duy biết bảo vệ côn trùng có ích tránh xa những côn trùng có hại. Thực hành với mức độ chính xác 65 % trong khoảng thời gian 5 phút.
II) CHUẨN BỊ:
Đàn
Hình ảnh côn trùng trên vi tính(trên tranh)
Sâu, kén, bướm, kiến…(vật thật )
Tranh vòng đời của bướm.
- Mỗi trẻ một rỗ đồ chơi có côn trùng bằng bìa (sử dụng từ vật liệu các góc chơi)
Nguyên vật liệu mở: giấy kiến, bông lao bảng, dây kẽm màu.
III) PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan
Đàm thoại
Luyện tập
Phương pháp đa trình độ
IV) TIẾN HÀNH:
NDHĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ của Quân và Duy
1)Mở bài:
Hoạt động 1
- Ổn định
- Giới thiệu
2) Phát triển bài:
Hoạt động 2
Quan sát hình ảnh các loại côn trùng
Hoạt động 3:
Tìm hiểu về vòng đời của bướm
Âm nhạc: “gọi bướm”
Hoạt động 4:
Luyện tập
Trò chơi 1: “Nhanh tay lẹ mắt”
Giáo dục:
Trò chơi 2: “ai nhanh hơn”
Trò chơi 3:
Tạo hình con bướm
AN:
“gọi bướm”
3/ Kết Thúc:
Hoạt động 5:
Củng cố:
NXTD
Cô tập trung trẻ cho trẻ quan sát các chậu kiểng phía sau lớp.
- Hỏi trẻ những con vật vừa thấy thuộc nhóm nào?
- Gợi ý trẻ cùng vào lớp xem hình ảnh côn trùng.
* Chuyển tiếp: Xem hình ảnh côn trùng trên tranh
+ Những con vật này con đã thấy bao giờ chưa chúng thường ở đâu? 
+ Gợi ý Quân tìm và nói tên con vật trên tranh .
+ Gợi ý trẻ nêu sự hiểu biết về đặc điểm của các côn trùng ? 
+ Đâu là côn trùng có ích và côn trùng có hại? Vì sao con biết?
+ Côn trùng nào bay trên không? Côn trùng nào bò trên mặt đất?
(Cào cào, chuồn chuồn, châu châu, bướm, ve…bay được; giun, bọ cạp, cuốn chiếu… bò trên mặt đất.)
*Tóm ý: Có rất nhiều loại côn trùng khác nhau, dựa vào thức ăn của chúng mà ta phân biệt thành 2 loại côn trùng có lợi và côn trùng có hại, dựa vào đặc điểm ta chia thành 2 loại: côn trùng có cánh biết bay và côn trùng bò trên mặt đất.
* Chuyển tiếp :
- Cô giới thiệu có một cái chậu thủy tinh và gợi ý trẻ đoán xem trong chậu có gì?
- Cho trẻ quan sát con sâu hình ảnh con bướm và cái kén.
+ Hỏi Quân có biết đây là con gì không?
+ Bướm sống ở đâu?
(trên cây, vườn hoa, bụi rậm, ruộng lúa…)
+ Có phải bướm là do hoa sinh ra?
+ Vậy có bạn nào thấy hoặc biết con bướm sinh ra thế nào?
+ Con sâu được sinh ra từ trứng của bướm vậy nó ăn gì để lớn lên?
+ Ai đã bỏ con sâu vào trong cái kén?
(con sâu nhả tơ thành kén bao bọc mình lại.)
+ Nằm trong kén, con sâu có được ăn không? vì sao?
+ Sâu nằm trong kén có phải sâu đã chết không? vì sao?
+ Khi kén thành nhộng thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Cho trẻ xem tranh vẽ vòng đời phát triển của bướm.
- Cô cho trẻ biết bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con, khi sâu già sẽ nhả tơ, tơ quấn lại thành ổ kén, khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hoá thành con bướm với đầy đủ chân và cánh .
+ Vậy để trở thành bướm xinh đẹp thì phải trải qua mấy giai đoạn? kể ra?
- Gợi ý trẻ kể thêm tên một số loài bướm mà trẻ biết .
* Cho trẻ xem vi tính về hình ảnh một số loại bướm
+ Hỏi trẻ những con bướm có màu gì? 
- Tổ chức cho trẻ hát bài gọi bướm theo tiếng đàn.
* Chuyển tiếp: Cô gợi ý trẻ lấy rổ đồ chơi
Kiểm tra rổ đồ chơi
Giới thiệu tên trò chơi: “ Nhanh tay lẹ mắt”
* Cách chơi: Hãy chọn lựa hình ảnh theo yêu cầu của cô 
Lần 1: Tạo vòng đời của bướm.
Lần 2: Hãy chọn những bạn bè có ích giống như bướm
Lần 3: Đâu là bạn bè của sâu?
+ Hỏi trẻ bướm là côn trùng có ích hay có hại? vì sao?
- Đối với côn trùng có hại chúng ta phải làm sao?
*Cho trẻ biết phải bảo vệ côn trùng có ích và tránh xa côn trùng có hại.
* Chuyển tiếp:
Tập trung trẻ và giới thiệu trò chơi: “ai nhanh hơn”
Cách chơi: chia trẻ thành 3 nhóm cùng trong khoảng thời gian là nhạc nền bài hát “Gọi bướm” các đội sẽ thi nhau lựa chọn:
- Đội bươm bướm: Lựa chọn các hình ảnh liên quan đến vòng đời của bướm.
- Đội ve sầu : Lựa chọn các côn trùng có cánh biết bay.
- Đội kiến lửa : Lựa chọn những côn trùng bò trên mặt đất.
 - Hết thời gian đội nào ráp được nhiều côn trùng theo yêu cầu là thắng cuộc.
* Cho trẻ tiến hành chơi
Kiểm tra: Kết qủa từng đội.
* Chuyển tiếp:
Tổ chức trẻ chơi: Tạo hình vòng đời của bướm, cho trẻ dùng nguyên vật liệu mở tạo hình vòng đời của bướm và cùng múa hát bài gọi bướm
*Củng cố: Cô và trẻ cùng xem đoạn phim vòng đời của Bướm trong máy vi tính
(làm động tác tạo dáng hình ảnh vòng đời của Bướm)
- Tuyên dương trẻ tích cực tham gia phát biểu 
- Cùng quan sát
- Quan sát và trả lời theo hiểu biết.
- Cùng vào lớp quan sát.
- Quan sát
- Trả lời tự do
- Lắng nghe bạn.
- Trả lời theo hiểu biết
- Trả lời theo hiểu biết.
- Trả lời theo hiểu biết
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát và dự đoán.
- Quan sát.
- Lắng nghe bạn.
- Trả lời theo hiểu biết.
- Nói tự do.
- Trả lời theo hiểu biết
- Lá cây.
- Trả lời theo hiểu biết
- Giải thích
- Trả lời tự do
- Sẽ nở ra con bướm con.
- Quan sát
-Quan sát và lắng nghe
- 4 giai đoạn.
- Trẻ kể tên Bướm
- Quan sát
- Trả lời theo hiểu biết
- Hát theo nhạc.
- Lấy rổ đồ chơi
- Kiểm tra rổ đồ chơi
- Lắng nghe
- Trẻ xếp vòng đời của bướm.
- Chọn côn trùng có ích.
- Chọn côn trùng có hại.
- Trả lời tự do.
- Trả lời theo kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Tập trung đến gần cô.
- Lắng nghe
- Chia thành 3 đội và tham gia trò chơi.
- Cùng cô kiểm tra.
- Cùng tạo hình vòng đời của bướm bằng nguyên vật liệu mở và múa hát.
- Xem đoạn phim vòng đời của bướm.
(trẻ làm con sâu, cái kén, con Bướm)
- Hưởng ứng.
- Cùng quan sát
- Tham gia phát biểu cùng bạn.
- Vào lớp
- Quan sát
- Trả lời tự do
- Nói tên côn trùng.
- Tham gia phát biểu cùng bạn.
- Lắng nghe
- Quan sát và dự đoán.
- Quan sát
- Tham gia phát biểu cùng bạn.
- Quan sát
- Lắng nghe
- Kể tự do.
Nói theo bạn
- Nói theobạn
- Hát cùng cô và bạn.
- Nhận rổ đồ chơi.
- Lắng nghe
- Làm theo gợi ý của cô.
- Tự do trả lời.
- Lắng nghe
Tập trung đến gần cô.
- Lắng nghe
.
- Vào đội chơi
- Kiểm tra cùng bạn.
- Làm theo cô.
Cùng tham gia
- Vỗ tay hưởng ứng.
Hoạt động góc:
* Nghệ thuật:
Tạo nhiều loại côn trùng từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau
Sưu tầm hình ảnh về côn trùng.
*Ngôi nhà khoa học:
Tìm hiểu vòng đời của bướm.
Côn trùng ngụy trang như thế nào?
* Ban nhạc ve sầu:
Cùng múa hát và sáng tác những bài hát về côn trùng.
* Phố ẩm thực:
Nước cam mật ong.
* Thiên nhiên:
Tìm cỏ non nuôi dế.
Đào đất tìm giun.
* Văn học: 
Tập diễn rối bóng: “ Sâu và bướm”
Sao chép tên gọi các loại côn trùng kèm hình ảnh.

File đính kèm:

  • docchu de giao thong(4).doc