Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Làm quen văn học - Bài thơ "Chú giải phóng quân" - Chu Thị Ơn

 1 . kiến thức :

 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, thông qua việc trả lời các câu hỏi, trẻ biết đọc thơ diễn cảm.

 2 . Kỹ năng :

 - Rèn cho trẻ có kỹ năng đọc diễn cảm, qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc, biết thể hiện diễn cảm biết lấy hơi, ngắt nghỉ đúng câu, đúng chỗ.

 - Rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

 3. Thái độ

- Qua bài thơ giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 17084 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Làm quen văn học - Bài thơ "Chú giải phóng quân" - Chu Thị Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
BÀI THƠ: CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN.
Ngày soạn: 15/12/2014
Ngày dạy: 17/12/2014
Người dạy: Chu Thị Ơn
 I. Mục tiêu
 1 . kiến thức :
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, thông qua việc trả lời các câu hỏi, trẻ biết đọc thơ diễn cảm.
 2 . Kỹ năng : 
 - Rèn cho trẻ có kỹ năng đọc diễn cảm, qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc, biết thể hiện diễn cảm biết lấy hơi, ngắt nghỉ đúng câu, đúng chỗ.
 - Rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. 
 3. Thái độ 
- Qua bài thơ giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. 
II/ Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài thơ, máy tính, máy chiếu, loa, nhạc không lời bài hát : “Cháu thương chú bộ đội”.
III/ Nội dung tích hợp: Âm nhạc, MTXQ.
 IV/ Phương pháp tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô đọc câu đố về chú bộ đội: 
 “Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù giữ nước, coi thường hiểm nguy”.
- Cô vừa đọc câu đố nói về ai?
- Chú bộ đội đóng quân ở nơi nào?
=> Cô chốt lại: Các cháu vừa lắng nghe cô đọc câu đố nói về chú bộ đội, chú bộ đội canh giữ ở nơi hải đảo biên cương làm việc rất vất vả, để chúng mình vui chơi, học hành.
- Trong tháng 12 có 1 ngày rất đặc biệt?
- Chúng mình có biết ngày 22/12 là ngày gì không?
* Ngày 22/12 là ngày thành lập QĐNDVN. Trong những ngày này trên khắp cả nước diễn ra rất nhiều hoạt động và phong trào thi đua để tưởng nhớ đến công ơn của các chú bộ đội ngày đêm canh giữ nơi biên cương hải đảo rất là vất vả để giữ bình yên cho Tổ quốc. Để đền đáp sự vất vả của các chú bộ đội chúng mình phải chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà, bố mẹ, nghe lời cô giáo. Và để thể hiện tình cảm của mình giành cho các chú, sau đây cô sẽ đọc cho các cháu nghe bài thơ “Chú giải phóng quân” sáng tác của nhà thơ Cẩm Thơ nhé. 
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ
- Lần 1: đọc + động tác minh hoạ.
* Nội dung: Bài thơ nói về chú giải phóng quân đi tiền tuyến về, vai chú đeo ba lô, đầu đội mũ tai bèo, chú kể chuyện Mỹ thua cũng khóc, bạn nhỏ trong bài thơ muốn xin chú đội mũ tai bèo để làm cô giải phóng quân.
- Lần 2: Bài thơ còn hay hơn khi cô đọc cùng với hình ảnh minh họa.
* Hoạt động 3: Đàm thoại: 
- Các cháu vừa nghe cô đọc xong bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Chú giải phóng quân là ai?
- Chú đi đâu về?
( Những câu thơ nào nói lên điều đó)
* Giải thích từ “Tiền tuyến” nghĩa là trong chiến tranh, mọi người đặt nhiệm vụ đánh giặc nơi chiến trường lên hàng đầu và luôn luôn được ưu tiên về sức người , sức của theo khẩu hiệu "thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người" vì vậy gọi là tiền tuyến, nhiệm vụ chính của tiền tuyến là đánh giặc.
- Trên vai chú đeo gì?
- Đầu đội mũ gì?
( Được thể hiện qua những câu thơ nào)
- Chú giải phóng quân về cả nhà bạn nhỏ như thế nào?
( Được thể hiện qua những câu thơ nào) 
- Chú đã kể cho cả nhà nghe chuyện gì?
( Những câu thơ nào nói lên điều đó)
- Nghe chú giải phóng quân kể chuyện Mỹ thua bạn nhỏ đã nói như thế nào?
( Câu thơ nào thể hiện điều đó).
=> Chú giải phóng quân chú rất vất vả, chú ra tiền tuyến đánh giặc cứu nước, nhờ có chú giải phóng quân mà cô cháu mình được học hành dưới mái trường thân yêu. Vì vậy các cháu phải ngoan học giỏi, phải biết yêu quý và kính trọng các chú bộ đội thì các chú mới vui.
* Hoạt động 4. Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Để đọc bài thơ này hay và diễn cảm thì các cháu sẽ đọc cùng cô các từ: “Tiền tuyến, to bè, Trường sơn”.
- Bây giờ cả lớp mình sẽ đọc cùng cô bài thơ nhé. Cho cả lớp đọc cùng cô 1-2 lần.
- Lớp mình đã đọc thơ cùng với cô rất hay rồi, bây giờ muốn nghe các cháu đọc thơ. Cả lớp đọc 2-3 lần.
- Lần lượt các tổ thi đua đọc.
- Trẻ đọc thơ nối tiếp.(Cô hướng dẫn cách đọc thơ nối tiếp, Cô đưa tay về tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô cô đưa 2 tay thì cả lớp đọc)
- Nhóm đọc thơ (1-2 nhóm)
- Đọc thơ to- nhỏ.( Khi cô xòe tay ra thì cả lớp đọc to, còn khi cô chụm tay lại thì các cháu sẽ đọc nhỏ).
- Cá nhân đọc (1-2 trẻ)
- Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ kịp thời.
* Hoạt động 4: 
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cháu thương chú bộ đội” và đi ra chơi.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nói về chú bộ đội.
- Ở nơi hải đảo biên cương.
- Trẻ lắng nghe.
- Ngày 22/12.
- Ngày thành lập QĐNDVN.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý nghe cô đọc.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe cô đọc thơ qua màn chiếu.
- Bài thơ “Chú giải phóng quân”
- Chú Cẩm Thơ sáng tác.
- Là chú em.
- Đi tiền tuyến.
“ Chú giải phóng ... chú về”
- Trẻ lắng nghe.
- Đeo ba lô.
- Mũ tai bèo.
“ Ba lô con ... trên vai”
- Rất là vui.
“ Cả nhà mừng ... đêm nao”
 - Mỹ thua khóc...
- Em mà có đói....
“ Em mà có ... trường sơn”
- Cả lớp đọc cùng cô
- Cả lớp tự đọc.
- Các tổ lần lượt đọc.
- Cả lớp đọc thơ nối tiếp.
- Nhóm đọc.
- Trẻ đọc thơ to- nhỏ.
- 1 - 2 cá nhân đọc.
- Trẻ ra chơi.
V/ Nhận xét đánh giá trẻ sau hoạt động có chủ đích:
- Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hứng thú và tích cực tham gia hoạt động của trẻ ( tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu)
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Tên những trẻ có biểu hiện tích cực đặc biệt trong hoạt động:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động: ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctho chu giai phong quan.doc
Giáo Án Liên Quan