Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Làm quen văn học - Truyện "Sự tích bánh chưng, bánh dày"

- Trẻ hiểu nội dung, biết tên các nhân vật trong truyện. Thông qua truyện trẻ biết những phong tục tập quán của dân tộc

- Rèn khả năng kể chuyện sáng tạo theo tranh.

- Phát triển tư duy ghi nhớ, chú ý có chủ định.

- Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày tết, của 2 loại bánh: bánh chưng và bánh dày.

 

doc2 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12846 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Làm quen văn học - Truyện "Sự tích bánh chưng, bánh dày", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LQVH: Truyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Trẻ hiểu nội dung, biết tên các nhân vật trong truyện. Thông qua truyện trẻ biết những phong tục tập quán của dân tộc
- Rèn khả năng kể chuyện sáng tạo theo tranh.
- Phát triển tư duy ghi nhớ, chú ý có chủ định. 
- Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày tết, của 2 loại bánh: bánh chưng và bánh dày.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo án điện tử.
- Đất nặn, bảng, khăn lau. 
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1. Trò chuyện chủ đề bé đón Tết và mùa xuân
- Cô cùng trẻ hát bài hát: “Mùa xuân đến” 
+ Vừa hát bài gì?
+ Mùa xuân cảnh vật thiên nhiên như thế nào? 
+ Mùa xuân cả dân tộc Việt Nam đón ngày tết gì lớn trong năm? 
- Vậy ai là người đầu tiên nghĩ ra loại bánh này các con cùng nghe cô kể chuyện: “ Sự tích bánh chưng bánh dày” 
* Hoạt động 2: Cô kể chyện	
 - Cô kể lần 1 không tranh minh họa 
 - Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem sile.
* Trích dẫn – đàm thoại 
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Truyện sự tích bánh chưng bánh dày)
+ Của tác giả nào? 
+ Trong chuyện có những nhân vật nào? (Trong truyện có vua, có các Hoàng tử, có Lang Liêu và vợ con Lang Liêu)
+ Ai là người đã nghĩ ra cách làm bánh chưng bánh dày?( Là Hoàng Tử Lang Liêu) 
+ Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào? (Là người hiền lành, chăm lao động)
+ Phong tục của nhân dân ta cứ đến tết là làm gì? (Gói bánh chưng bánh dày)
- Để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà xa xưa đã nghĩ ra thứ bánh đặc biệt. Ngày nay nhân dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, bánh dày vào ngày tết.
+ Cô kể chuyện lần 3:
- Giáo dục: Cháu biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán của dân tộc. 
* Hoạt động 3: Trò chơi “ghép tranh theo nội dung chuyện”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi: Ghép tranh theo nội dung chuyện
 - Cô phổ biến cách chơi: Các con chia thành 2 đội sau đó thảo luận và tìm ra vị trí sắp xếp của tranh theo nội dung chuyện cho đúng sau đó chạy lên lấy tranh và gắn về bảng của đội mình
 - Luật chơi: Một lần lên chỉ được lấy 1 tranh. Đội náo xép đúng và nhanh là thắng cuộc
 - Cô chia trẻ thành 2 đội và tiến hành chơi
 - Cô chú ý bao quát động viên trẻ. 
 * Kết thúc: Cô kiểm tra kết quả chơi – nhận xét giờ học.
 ********************

File đính kèm:

  • docLQVH.doc
Giáo Án Liên Quan