Giáo án mầm non lớp Chồi - Bài dạy: Bé biết gì về rằm tháng 8

Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết ngày Tết trung thu là ngày rằm tháng tám 15/8 âm lịch hàng năm

- Trẻ biết trung thu là ngày rằm tháng tám.

- Biết một số hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.

- Biết một số loại bánh kẹo, hoa quả trong ngày Tết Trung Thu .

- Biết một số hoạt động diễn ra trong ngày đó: Thờ cúng tổ tiên, biếu quà cho người thân , trẻ em thì được phá cỗ và rước đèn đi mọi nơi chơi trong đêm trăng sáng

2. Kỹ năng:

- Trẻ trả lời đủ câu và nói lưu loát mạch lạc, nói lên những suy nghĩ của mình và hiểu biết sơ đẳng về ngày tết trung thu

3. Thái độ:

- Thông qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày Trung thu.

- Trẻ có cảm xúc vui vẻ phấn khởi ấn tượng sâu sắc về ngày này

- Thích đến trường và tham gia các hoạt động cùng bạn

 

docx3 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Bài dạy: Bé biết gì về rằm tháng 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Bài dạy: Bé biết gì về rằm tháng 8
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ngày Tết trung thu là ngày rằm tháng tám 15/8 âm lịch hàng năm
- Trẻ  biết trung  thu là ngày rằm tháng tám.
- Biết một số hoạt động diễn  ra trong ngày tết trung thu.
- Biết một số loại bánh kẹo, hoa quả trong ngày Tết Trung Thu .
- Biết một số hoạt động diễn ra trong ngày đó: Thờ cúng tổ tiên, biếu quà cho người thân , trẻ em thì được phá cỗ và rước đèn đi mọi nơi chơi trong đêm trăng sáng
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời đủ câu và nói lưu loát mạch lạc, nói lên những suy nghĩ của mình và hiểu biết sơ đẳng về ngày tết trung thu 
3. Thái độ:
- Thông qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày Trung thu.
- Trẻ có cảm xúc vui vẻ phấn khởi ấn tượng sâu sắc về ngày này 
- Thích đến trường và tham gia các hoạt động cùng bạn
II.Chuẩn bị :
Đồ dùng của cô:
 - Một số slide powerpoint có hình ảnh về ngày Tết Trung thu.
  - Nhạc bài hát “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng 8”, “Rước đèn dưới trăng”
  - Các loại quả : bưởi ,cam ,hồng , bánh dẻo bánh nướng đèn ông sao và một số đồ chơi trẻ em
Các loại quả, bánh để bày mâm cỗ ngày trung thu
Đồ dùng của trẻ:
Trang phục đầu tóc gọn gàng
Khuôn làm bánh, nguyên liệu làm bánh dẻo
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
- Cô và trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao”
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về ngày nào trong năm ?
Cô giới thiệu về ý nghĩa ngày Tết trung thu: Ngày TTT theo âm lịch là ngày rằm tháng tám hàng năm. Đây là ngày tết cho mọi người và đặc biệt là trẻ em rất mong đợi đến ngày này còn gọi là “Tết trông trăng”. Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích chú cuội trên cung trăng: Một hôm chú Cuội đi vắng cây đa quí bỗng nhiên bật gốc bay lên trời , Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng ko đc nên đã bị bay lên cung trăng với cây của mình .Vì vậy khi các con nhìn lên mặt trăng thì thấy rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi gốc cây đa là chú Cuội đấy các con ạ
Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Tìm hiểu về ngày Tết trung thu
-Vào ngày Tết trung thu bố mẹ thường chẩn bị những gì ?
- Các con làm công việc gì giúp đỡ bố mẹ ?
- Các con đc đi chơi những đâu ?
- Vào ngày này người ta thường tổ chức các HĐ gì?
- Các con có muốn được đi phá cỗ đón trăng không? Tại sao ?
- Mọi người thường mua tặng các con gì trong dịp Tết trung thu này ?
- Lúc trăng lên cao, trẻ em được múa hát biểu diễn văn nghệ và tổ chức múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
- Các con đã nhìn thấy đầu sư tử múa trong đêm Trung thu chưa ?
- Lễ hội Trung thu được tổ chức vào mùa nào trong năm?
- Mâm cỗ Trung thu có những món ăn nào?
- Ngày tết Trung thu có ý nghĩa gì?
* Trò chơi:
- TC1: Ai nhanh hơn
+ Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 2 đội. Nhiệm vụ của các đội là vượt qua các chướng ngại vật để lấy các loại quả về để bày mâm ngũ quả. Đội nào bày xong trước thì sẽ giành chiến thắng
+ Luật chơi: Trong 1 bản nhạc, đội nào bày xong trước và đẹp hơn sẽ giành chiến thắng
+ Cô cho trẻ chơi
-TC 2: Cho trẻ vẽ về đồ chơi ngày tết trung thu
*Kết thúc :
- Cô cùng trẻ nặn bánh Trung thu
- Trưng bày sản phẩm và kết thúc hát bài: “Rước đèn dưới trăng”
- Trẻ hát cùng cô
- Chiếc đèn ông sao
- Ngày tết trung thu.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Đèn ông sao ,búp bê, bánh hoa quả 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docxtim-hieu-ve-ram-thang-8_09102020.docx