Giáo án mầm non lớp Chồi - Biển báo giao thông

I/Mục đích- yêu cầu:

1/ Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của bốn nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh.

2/Kỹ năng:

Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng:

- Quan sát, nhận dạng và vận dụng hiểu biết của mình để thực hành tô màu biển báo giao thông.

- Nêu được đặc điểm của từng biển báo (màu sắc, hình dáng, nội dung).

3/Thái độ: Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 10461 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Biển báo giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/Mục đích- yêu cầu:
1/ Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của bốn nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh.
2/Kỹ năng: 
Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng:
- Quan sát, nhận dạng và vận dụng hiểu biết của mình để thực hành tô màu biển báo giao thông.
- Nêu được đặc điểm của từng biển báo (màu sắc, hình dáng, nội dung). 
3/Thái độ: Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.
II/Chuẩn bị:
-Các đồ dùng cho hoạt động: Tranh ảnh, phim về giao thông, các loại biển báo giao thông cho trẻ, các slide về hình ảnh ATGT.
-Mỗi trẻ có 3 biển báo : Cấm đi ngược chiều, Cấm xe đạp, 
-Một số biển báo chưa tô màu. Màu tô.
3.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
I/Hoạt động1: Gây hứng thú.
-Cho cả lớp cùng vận động bài hát “Đi đường em nhớ”và trò chuyện qua bài hát .
-Chúng mình vừa hát xong bài hát có tên là gì?
-Bài hát nói về điều gì?
-Khi tham gia giao thông chúng mình phải như thế nào?
-Cô cho trẻ biết:
+ Cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để bảo vệ chính mình.
+ Khi đi bộ qua đường, phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ.
* Cho Trẻ xem hình ảnh trên đường phố:
+ Các con nhìn thấy được cảnh gì trên đường phố? 
+ Ngoài các phương tiện giao thông, các con còn thấy những gì nữa? (Con còn thấy các biển báo hình tròn, hình tam giác) 
 + Giáo viên xác định cho trẻ biết: Trên đường phố có biển báo nhằm giúp mọi người tham gia giao thông đúng luật đấy. Và để tham gia giao thông đúng luật, hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình làm quen với một số biển báo giao thông nhé.
II/ Hoạt động 2:
*Tìm hiểu về biển báo
* Biển báo cấm: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo cấm thường gặp
Cấm xe đạp
-Con đã nhìn thấy biển báo này trên đường phố chưa?
-Bạn nào biết tên biển báo này là gì không?
-À! Đây chính là biển báo “cấm xe đạp” Chúng 
mình cùng nhắc lại tên biển báo nào.
-Con hãy nhận xét cho cô xem biển báo này trông như thế nào nhỉ?
-Biển báo cấm xe đạp có dạng hình gì? Có màu gi? Bên trong hình tròn có gì?
-Đặc điểm: Biển báo cấm xe đạp có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ chiếc xe đạp màu đen, và đặc biệt là có một đường gạch chéo chiếc xe đạp.
-Bạn nào giỏi nhắc lại đặc điểm của biển báo cấm xe đạp cho cô và các bạn cùng nghe nào.
-Chúng mình cùng nói to tên của biển báo nào.
- Nội dung của biển báo cấm là nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo.
* Biển báo hiệu lệnh: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của một số biển báo hiệu lệnh thường gặp
Đường dành cho người đi bộ sang ngang
-Con đã nhìn thấy biển báo này trên đường phố chưa?
-Bạn nào biết tên biển báo này là gì không?
-À! Đây chính là biển báo hiệu lệnh “đường dành cho người đi bộ sang ngang” Chúng 
mình cùng nhắc lại tên biển báo nào.
-Con hãy nhận xét cho cô xem biển báo này trông như thế nào nhỉ?
-Biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang có dạng hình gì? Có màu gi? Bên trong hình tròn có gì?
-Đặc điểm: Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
-Bạn nào giỏi nhắc lại đặc điểm của biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang nào?
-Chúng mình cùng nói to tên của biển báo hiệu lệnh này nhé.
- Nội dung của biển báo hiệu lệnh là nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
*Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu.
-Con đã nhìn thấy biển báo này trên đường phố chưa?
-Đây là biển báo rất quen thuộc đúng không nào?
-Bạn nào biết tên biển báo này là gì không?
-À! Đây chính là biển báo tín hiệu “Giao nhau có đèn tín hiệu” Chúng 
mình cùng nhắc lại tên biển báo nào.
-Con hãy nhận xét cho cô xem biển báo này trông như thế nào nhỉ?
-Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình gì? Có màu gi? Bên trong hình tam giác có gì? 
-Đèn tín hiệu có mấy màu?
-Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ chúng mình phải làm gì?
-Đèn màu gì bật chúng mình mới được đi?
-Đặc điểm: Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong có 3 màu đèn: đèn đỏ đèn vàng và đèn xanh được sắp xếp lần lượt theo chiều thẳng đứng.
-Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu để báo trước nơi giao nhau có sự điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn (hệ thống 3 đèn bật theo chiều đứng) và trong trường hợp thiết bị tín hiệu đèn không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời.
*So sánh:
*So sánh biển cấm xe đạp-biển đường dành cho người đi bộ sang ngang:
-Chúng mình cùng quan sát xem 2 biển báo này có điểm gì giống nhau? Điểm gì khác nhau?
-Biển báo cấm xe đạp và biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang đều có dạng hình tròn đấy.
-Điểm khác nhau: biển cấm xe đạp có viền và đường gạch chéo màu đỏ, nền màu trắng và bên trong có hình vẽ chiếc xe đạp .Còn biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
*So sánh biển cấm xe đạp và biển báo giao nhau có đèn tín hiệu:
-Chúng mình cùng quan sát xem 2 biển báo này có điểm gì giống nhau? Điểm gì khác nhau?
-Giống nhau: Biển báo cấm xe đạp và biển báo giao nhau có đèn tín hiệu đều có viền màu đỏ.
-Điểm khác nhau: biển cấm xe đạp có viền và đường gạch chéo màu đỏ, nền màu trắng và bên trong có hình vẽ chiếc xe đạp. Còn biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong có 3 màu đèn: đèn đỏ đèn vàng và đèn xanh được sắp xếp lần lượt theo chiều thẳng đứng.
*So sánh biển báo giao nhau có đèn tín hiệu và biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang:
-Chúng mình cùng quan sát xem 2 biển báo này có điểm gì giống nhau? Điểm gì khác nhau?
-2 biển báo này không có điểm gì giống nhau đúng không nào?
-Khác nhau: Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu trắng, bên trong có 3 màu đèn: đèn đỏ đèn vàng và đèn xanh được sắp xếp lần lượt theo chiều thẳng đứng. Còn biển báo đường dành cho người đi bộ sang ngang có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
* Cô cùng chúng mình vừa tìm hiểu xong về 3 loại biển báo giao thông, chúng mình thường thấy những biển báo này ở đâu?(Những biển báo này thường được đặt ở đầu những đoạn đường giao nhau và đặt ở phía bên phải đấy chúng mình ạ!
-Ngoài những biển báo chúng mình vừa được học các con còn biết những biển báo nào khác không?
III/Hoạt động 3: Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”.
*Luật chơi: chơi theo luật tiếp sức.
-Khi bạn chơi trước chạy về đập tay vào bạn tiếp theo thì bạn đó mới được chạy lên.
-Mỗi bạn cầm một dấu gạch chéo khi chơi.
*Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chơi có một bức tranh an toàn giao thông, trong đó có các hành vi đúng và sai khi tham gia giao thông.
-Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bạn đầu hàng sẽ cầm dấu gạch chéo tìm lỗi sai và gắn vào đó rồi chạy về đập tay vào tay bạn tiếp theo, bạn đó chạy lên cứ liên tục như vậy trong thời gian một bản nhạc đội nào tìm được nhiều lỗi sai hơn đội đó sẽ thắng.
-Chúng mình đã sẵn sàng chơi chưa?
*Kết thúc: cô nhận xét, công bố đội thắng cuộc, động viên trẻ lần chơi sau.
-Trẻ hát và vận động.
-Bài “Đi đường em nhớ”
-Trẻ trả lời.
-Trẻ tự nêu.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ nhắc lại tên biển báo 2 -3 lần.
-Trẻ nhận xét theo ý hiểu.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ nhắc lại tên biển báo 2-3 lần.
-Trẻ nhận xét theo ý hiểu.
-Trẻ nhắc lại tên biển báo.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ quan sát và nhận xét theo ý hiểu.
-Trẻ trả lời
-Trẻ kể tên các biển báo mà trẻ biết.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_bien_bao_giao_thong.doc
Giáo Án Liên Quan