Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề 2: Đồ dùng đồ chơi của bé
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Tiếp tục rèn cho trẻ đi vững, biết chạy chậm, đi không vấc ngã.
- Tập và rèn cho trẻ khả năng thực hiện các vận động đơn giản.
- Rèn cho trẻ có thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc và vệ sinh.
- Biết sử dụng 1 số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống.
- Biết lợi ích của việc giữ gìn thân thể tay, chân, răng miệng quần áo sạch sẽ
- Rèn cho trẻ có nề nếp thói quen vận động cho người khỏe mạnh.
- Cho trẻ làm quen với chế độ ăn uống ở nhà trẻ, luyện tập 1 số thói quen tốt trong ăn uống.
Chủ đề 2: Đồ dùng đồ chơi của bé ( Thực hiện từ ngày 01/ 10 -> 26/10/2011) I. Mục tiêu 1. Phát triển thể chất - Tiếp tục rèn cho trẻ đi vững, biết chạy chậm, đi không vấc ngã. - Tập và rèn cho trẻ khả năng thực hiện các vận động đơn giản. - Rèn cho trẻ có thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc và vệ sinh. - Biết sử dụng 1 số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống. - Biết lợi ích của việc giữ gìn thân thể tay, chân, răng miệng quần áo sạch sẽ - Rèn cho trẻ có nề nếp thói quen vận động cho người khỏe mạnh. - Cho trẻ làm quen với chế độ ăn uống ở nhà trẻ, luyện tập 1 số thói quen tốt trong ăn uống. 2. Phát triển nhận thức - Trẻ nhận thức và gọi tên các bộ phận của cơ thể, chức năng của chúng và cách giữ gìn thân thể. - Biết phân biệt các đồ dùng đồ chơi, sự vật quen thuộc. - Hiểu biết về lợi ích của 1 số thực phẩm dinh dưỡng đối với sức khỏe của bản thân. - Rèn khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định - Phát triển tính tò mò thích tìm hiểu thế giới xung quanh. - Biết giữ gìn vệ sinh ăn uống. 3. Phát triển ngôn ngữ - Khả năng hiểu lời nói đơn giản của những người gần gũi. - Mạnh dạn hồn nhiên lễ phép trong giao tiếp, biết bộc lộ những suy nghĩ và cảm nhận của mình với mọi người qua cử chỉ điệu bộ và lời nói. - Biết được những bài thơ đơn giản, biết hát múa. 4. Phát triển tình cảm xã hội - Khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với người và sự vật hiện tượng gần giũ. - Biết làm theo các yêu cầu đơn giản của người lớn. - yêu thích cái đẹp có khả năng cảm nhận cái đẹp của bản thân. - Thích tham gia các hoạt động múa hát thuộc một số bài hát về chủ đề bản thân, đồ dùng đồ chơi của bé. II. Mạng nội dung - Tên các bạn trong nhóm bạn - Bé thích bạn nào trong lớp - Bé cao hơn hay thấp hơn ai - Bé và các bạn trong lớp có thể cùng làm gì? - Cùng chơi kể chuyện, hát múa - Bản thân, tên tuổi, giới tính nam,nữ. - Thích cái gì? và không thích những gì - Các giác quan tên gọi các chức năng - Những việc bé có thể làm được - Nghe người lớn giúp cô, bạn Cơ thể tôi và bạn Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh Cơ thể bé Đồ dùng đồ chơi của bé Lớp học của bé Bé và các bạn học được nhiều điều Bé quan tâm đến cô và bạn Bé và các bạn biết làm một số việc, cất đồ chơi sau khi chơi, rửa mặt, rửa chân tay trước khi ăn. Bé và các bạn biết tránh những nơi nguy hiểm III. Mạng hoạt động - Biết trò chuyện về lợi ích của việc luyện chế độ ăn đủ chất và giữ vệ sinh đối với trẻ - Thực hành giữ vệ sinh cơ thể rửa tay, lau mặt - Tập phối hợp vận động chân tay đi trong đường hẹp - Tung bóng bằng hai tay - Trò chơi gieo hạt - Nhận biết trò chuyện tìm hiểu 1 số thông tin về bản thân bé. - Đàm thoại tìm hiểu một số biộ phận của cơ thể - nhận biết các đồ dùng, đồ chơi - Nhận biết đúng tên đồ dùng của bé. Cơ thể bé PT tình cảm XH Phát triển ngôn ngữ Phát triển nhận thức Phát triển thể chất Cô trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật của bé - Đọc thơ về đề tài các giác quan, đôi mắt của em, cái lưỡi. - Tranh chuyện về các thức ăn cho cơ thể - Tìm hiểu những trạng thái cảm xúc qua tranh - Thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi - Thực hành tự đi dầy dép, mũ Kế hoạch thực hiện Tuần 1: Cơ thể tôi và bạn ( Thực hiện từ ngày 01/10 - 05/10/2012) Thứ HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Cô trò chuyện với trẻ về bản thân, hướng trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể mình. - Cho trẻ xem tranh về bản thân - Thể dục sáng: Bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” Hoạt động học có chủ đích Phát triển thể chất: - Đi trong đường hẹp Phát triển nhận thức - Sâu vòng đeo tay Phát triển ngôn ngữ - Thơ: Chùi mũi Phát triển tình cảm XH - Bỏ vào lấy ra Phát triển Thẩm mỹ Hát: Tay thơm tay ngoan T/c: Nghe âm thanh to nhỏ Hoạt động ngoài trời Quan sát vườn hoa T/c: Thổi bóng Quan sát đồ chơi ngoài trời T/c: hái quả Trò chuyện nói về lớp học của bé T/c:Bóng tròn to Quan sát vườn rau T/c: Trời nắng trời mưa Hoạt động tự chọn Hoạt động góc 1) Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé 2) Góc nghệ thuật: Hát múa các bài về cơ thể bé Hoạt động chiều LQBM: “sâu vòng đeo tay ” T/c Bò bọ dừa Đi trong đường hẹp T/c: Chi chi chành chành Thơ: Chùi mũi T/c: Kéo cưa lửa xẻ Hát 1 số bài về cơ thể bé T/c: Nu na nu nống - Ôn bài cũ: Hát “tay thơm tay ngoan” T/c Bò bọ dừa III- Chuẩn bị: - Tranh để trang trí lớp ở chủ đề lớn, tranh để dán ở xung quanh lớp, tạo góc mở để trẻ họat động. - Tranh về các trang phục của bé. - Trang thơ: Chùi mũi - Khối gỗ để trẻ xếp nhà cho bé - Xắc xô, trống lắc - Tranh phục vụ cho nội dung bài dạy IV- Phối hợp với phụ huynh. - Tuyên truyền với phụ huynh biết chủ đề, để cùng dạy trẻ tìm hiểu về cơ thể bé - Tuyên truyền với phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh để làm nổi bật chủ đề, các phế liệu để làm đồ chơi cho trẻ, kết hợp với cô giáo để cùng nuôi dạy trẻ. - giáo dục trẻ biết chào hỏi người lớn, chào cô và các bạn - Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp. - Cùng giáo dục trẻ ăn uống vệ sinh sạch sẽ trong ngày. V- Thể dục sáng: Bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” 1. Yêu cầu: - Trẻ nhìn cô tập và tập theo cô - Trẻ đưa tay ra phía trước, đưa lên cao, đưa tay xuống. - Giáo dục trẻ: Chơi ngoan đoàn kết 2. Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ. 3. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1- Khởi động: Cho trẻ đi vòng quanh lớp 1-2 vòng rồi đứng tập * Hoạt động 2:- Trọng động: Tập với bài: “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” - Động tác 1: - Động tác 1: “ Đưa tay . Cúi cái đầu”: Trẻ đưa 2 tay ra cầm tai, nghiờng đầu sang 2 bờn - Động tác 2: “ ồ sao bộ không lắc”: 1 tay chống hông tay kia chỉ bạn - Động tỏc 3: “Đưa tay... mỡnh này”: Trẻ đưa tay chống hụng, lắc nhẹ - “Ồ sao bộ khụng lắc”: 1 tay chống hụng, tay kia chỉ sang bạn. - Động tác 4: “ Đưa tay đùi này”: Cúi người xuống 2 tay chống gối lắc nhẹ - Động tác 5: “ ồ không lắc”: 1 tay chống hông tay kia chỉ sang bạn - Động tác 6: “ là la . Là lá”: Đứng tự nhiên 2 giơ cao quay 1 vòng - Trẻ tập các động tác đến hết lời ca * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi 1- 2 vòng quanh phòng tập. VI. Hoạt động góc Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé Góc nghệ thuật: Hát các bài hát nói về cơ thể bé a. Yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các khối gỗ để xếp nhà cho bé - Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc như sắc xô, trống lắc, hát các bài hát về cơ thể bé. - Rèn trẻ ghi nhớ, sáng tạo, sự khéo léo. - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn đoàn kết b. Chuẩn bị - Các khối gỗ, sắc xô, phách trẻ c. Tổ chức các hoạt động - Cô cho trẻ vào góc chơi, cô chơi cùng trẻ - Cô vừa xếp khối gỗ vừa nói cho trẻ hiểu - Cô hát và vỗ tay theo nhịp bài hát, động viên trẻ hát và vỗ tay - giáo dục trẻ chơi ngoan đoàn kết. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2 ngày 01 tháng 10 năm 2012 I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh. - Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn - Cô trò chuyện với trẻ về bản thân - Cho trẻ xem tranh về chủ đề bản thân - Cho trẻ tập thể dục: “Nào chúng ta cùng tập thể dục” II) Hoạt động học có chủ đích. Phát triển thể chất: Đi trong đường hẹp 1- Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết đi trong đường hẹp mà không chạm phải gậy - Rèn kỹ năng vận động đi và khả năng khéo léo nhịp nhàng, trẻ tự tin, khéo léo theo hiệu lệnh của cô. - Giáo dục trẻ chơi ngoan, đoàn kết 2- Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ. - 2 gậy mỗi gậy dài 1,5 -> 2.0 m - 1 số đồ dùng đồ chơi ( quả, con vật, mô hình nhà búp bê..) 3- Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ nói về cơ thể bé. - Cho trẻ hát bài: “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” * Hoạt động 2. Khởi động: - Trẻ đi dạo trong phòng 1-2 vòng - Trọng động: BTPTC cho trẻ tập bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” * Hoạt động 3. Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp - Hôm nay bạn búp bê muốn mời cả lớp mình tới thăm quan lớp học của bạn ấy nhưng đường tới lớp học phải qua 1 đoạn đường hẹp khó đi. - Cô đặt 2 gậy cách nhau 30 cm làm con đường phía đầu gậy cô đặt rổ đồ chơi và nhà búp bê - Muốn đến được nhà búp bê phải qua con đường hẹp này. - Cô làm mẫu: Từ vạch xuất phát cô đi lên và đi giữ 2 gậy, mắt nhìn thẳng, chân không chạm gậy. Đi hết con đường cô lên lấy đồ chơi và về chỗ của mình ( Cô làm mẫu 2 lần ) - Trẻ thực hiện + Cô lần lượt cho từng trẻ lên đi, động viên trẻ ( Có bạn nào chưa đi vững cô dắt trẻ đi ) + Cho trẻ đi theo tốp 2- 3 trẻ ( Chú ý khoảng cách để trẻ không xô đẩy nhau. - Giáo dục trẻ chơi ngoan, đoàn kết. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong phòng tập 1- 2 phút * Hoạt động 5: - Cho trẻ chơi kéo cưa lửa sẻ - Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ. - Trò chuyện cùng cô - Trẻ hát cùng cô - Trẻ đi dạo quanh phòng tập - Trẻ tập bài BTPTC - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát cô - Trẻ quan sát cô làm mẫu - Trẻ thực hiện đi trên con đường hẹp - Từng nhóm trẻ đi trên con đường hẹp - Trẻ lắng nghe - Trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô III: Hoạt động ngoài trời 1.Chơi có mục đích: Quan sát vườn hoa 2.Chơi vận động: Thổi bóng 3. Chơi tự do: a. Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết tên các loại hoa, biết tác dụng của hoa, biết bảo vệ cây không bẻ cành ngắt lá. - Biết tham gia chơi trò chơi, chơi cùng cô, chơi đoàn kết với bạn bè. - Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Giáo dục trẻ chơi ngoan đoàn kết, thích đi học , bảo vệ cây. b. Chuẩn bị: Các cháu gọn gàng sạch xẽ, sân bằng phẳng. c. Tổ chức hoạt động: - Cô cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.Đi dạo xung quanh sân trường cô giới thiệu các loại hoa và nói tác dụng của các loại hoa cho trẻ quan sát, khuyến khích trẻ nói theo cô. - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi, cô cùng trẻ chơi trò chơi - Cho trẻ chơi 2- 3 lần. Cô quản lý trẻ an toàn - Cô cho trẻ chơi tự do, cô bao quát trẻ trong khi chơi. IV: Hoạt động góc 1. Góc xây dựng: Xây nhà cho bé 2. Góc nghệ thuật: hát các bài hát về cơ thể bé - Cô cho trẻ vào các góc chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi - Cô bao quát trẻ chơi và quản lý trẻ an toàn V. Hoạt động chiều: - LQBM: “Sâu vòng đeo tay” - Cô cho trẻ sâu 3-4 lần -Cô động viên trẻ khâu được nhiều vòng 2. Hoạt động tự chọn - Trò chơi: Bò bọ dừa - Cô hướng dẫn trẻ chơi và luật chơi - Cô cùng trẻ đọc lời ca và làm động tác. - Cô bao quát trẻ chơi và quản lý trẻ trong khi chơi. 3. Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ VI. Nhận xét cuối ngày ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 3 ngày 02 tháng 10 năm 2012 I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh. - Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn - Cô trò chuyện với trẻ về bản thân - Cho trẻ xem tranh về chủ đề bản thân - Cho trẻ tập thể dục: “Nào chúng ta cùng tập thể dục” II) Hoạt động học có chủ đích. Phát triển nhận thức Xâu vòng đeo tay 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sâu vòng đeo tay - Luyện kỹ năng quan sát, phân biệt, và sự khéo léo của đôi tay, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình và chơi đoàn kết với bạn bè 2. Chuẩn bị; Dây để xâu một đầu thút nút, một đầu cứng để xâu, hạt màu đã đục lỗ 3.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ + Hoạt động 1: Cô đưa búp bê ra chào cả lớp. Búp bê đến chơi có quà tặng lớp mình, xem là món quà gì nhé. Búp bê tặng cho lớp mình rất nhiều hạt, hạt màu xanh, hạt màu đỏ, lại cả một cái vòng rất đẹp nữa. Chúng mình có thấy vòng có đẹp không Chúng mình có muốn xâu các hạt này thành vòng giống vòng của búp bê không. Búp bê đã dùng các hạt này để xâu thành vòng đấy. + Hoạt động 2: Cô xâu mẫu Tay phải cô cầm vào đầu dây cứng, tay trái cô cầm hạt để hở lỗ. Cô cầm đầu dây xâu qua lỗ, thế là cô xâu được hạt màu đỏ rồi, cô lấy hạt màu xanh cầm để hở lỗ cô xâu tiếp. Cứ như thế cô xâu các hạt xanh, đỏ xen kẽ nhau được nhiều hạt cô buộc hai đầu dây lại với nhau thành cái vòng, cô đeo vào tay con thấy đẹp không( cô xâu mẫu 2 lần) Cô phát hạt và dây cho trẻ xâu. Trẻ xâu cô quan sát nhắc trẻ xâu cho đúng, xâu xen kễ các màu với nhau. Cô hỏi trẻ: Cháu xâu cái gì? Cháu nào không xâu được cô cầm tay trẻ xâu. Trẻ xâu xong cô buộc cho trẻ và cho trẻ đeo vào tay. Cô khuyến khích trẻ xâu được nhiều vòng. Cô khen những trẻ xâu đẹp. Nhắc trẻ xâu chưa được cần cố gắng. * Hoạt động 3: Trò chơi: “ Ai khéo tay” - Cô chia lớp thành 2 tổ, cho các tổ thi đua sâu vòng. Tổ nào sâu được nhiều vòng tổ đó chiến thắng ( Thời gian 5 phút) Sau đo cô kiểm tra và khen trẻ Cả lớp chào búp bê Quan sát Có ạ Có ạ Quan sát cô xâu mẫu Trẻ thi nhau xâu Cái vòng ạ Trẻ đeo vòng vào tay Trẻ chơi theo yêu cầu của cô Trẻ kiểm tra cùng cô III: Hoạt động ngoài trời 1.Chơi có mục đích: Quan sát đồ chơi 2.Chơi vận động: Hái quả 3.Chơi tự do a. yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên của một số đồ chơi - Trẻ biết cách chơi trò chơi cùng cô - Giáo dục trẻ ngoan đoàn kết b. Chuẩn bị - Sân sạch sẽ bằng phẳng - Đồ chơi ngoài trời c. Tiến hành: - Cô đưa các cháu đi thăm quan quanh sân trường, giới thiệu cho các cháu biết tên gọi của 1 số loại đồ chơi - Tổ chức cho các cháu chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết IV. Hoạt động góc: 1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé 2. Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về cơ thể bé - Cô cho trẻ vào các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi và bao quát trẻ trong khi chơi V. Hoạt động chiều: “ Đi trong đường hẹp” - Cho trẻ đi trong đường hẹp, cô hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ - Trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân * Hoạt động tự chọn - Trò chơi: Chi chi chành chành - Cô cùng trẻ ngồi thành vòng tròn đọc lời ca và làm động tác. - Cô chơi cùng trẻ và bao quát trẻ trong khi chơi * Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ VI. Nhận xét cuối ngày ................................................................................................................................................ Thứ 4 ngày 03 Tháng 10 năm 2012 I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh. - Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn - Cô trò chuyện với trẻ về bản thân - Cho trẻ xem tranh về chủ đề bản thân - Cho trẻ tập thể dục: “Nào chúng ta cùng tập thể dục” II) Hoạt động học có chủ đích. Phát triển ngôn ngữ Thơ: “ Chùi mũi” 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đọc thơ theo cô và thuộc bài thơ - Luyện kỹ năng dọc thơ diễn cảm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể và chơi đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ dùng,đồ chơi trong lớp. 2. Chuẩn bị: -Tranh vẽ nội dung bài thơ, 3.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động1: Trò chuyện nói về các bộ phận trên cơ thể trẻ. - Cô cùng trẻ hát bài “ tay thơm, tay ngoan” * Hoạt động 2: Cho trẻ xem tranh và cho trẻ biết một số đặc điểm nổi bật trong tranh. - Cô đọc thơ lần 1: Giới thiệu tên bài thơ - Cô đọc thơ lần 2: Giảng nội dung bài thơ. + Bài thơ nhắc nhở các bạn không lấy tay chùi mũi, sấu lắm đấy không được ai yêu. - Cho trẻ đọc cùng cô 2- 3 lần. - Trẻ đọc theo tổ nhóm - Cá nhân đọc * Hoạt động 3: Bé đọc thơ hay - Chia lớp thành 2 tổ cho trẻ thi đua đọc thơ - Đội nào đọc thơ hay được cô khen - Cô động viên khuyến khích trẻ đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ hát cùng cô - Trẻ xem tranh - Nghe cô đọc thơ - Nghe cô giảng nội dung bài thơ - Trẻ đọc thơ 2- 3 lần - Trẻ đọc theo nhóm, tổ - cá nhân trẻ đọc thơ Trẻ thi đua đọc thơ - Trẻ lắng nghe III. Hoạt động ngoài trời 1, Chơi có mục đích :Trò chuyện nói về lớp học của bé 2, Chơi vận động :bóng tròn to 3,Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích a, Yêu cầu - Trẻ biết được lớp học của mình - Biết trong lớp có cô giáo và các bạn - Giáo dục trẻ yêu quý lớp học của mình b,Chuẩn bị - Lớp học của bé c, Tiến hành -Cô cho trẻ hát bài “cháu lên ba” rồi hỏi trẻ trong lớp học của bé có những ai? - Cô gợi ý để trẻ tự trả lời - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn ,đoàn kết và yêu quý lớp học của mình IV. Hoạt động góc: 1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé 2. Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về cơ thể bé. - Cô cho trẻ vào các góc chơi và hướng dẫn trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi và quản lý trẻ an toàn V. Hoạt động chiều: * Thơ : “ Chùi mũi” - Cô cho trẻ đọc thơ theo nhóm, tổ, cá nhân - Cô cho trẻ chơi và bao quát trẻ. * Hoạt động tự chọn Trò chơi: Kéo cưa lửa xẻ - Cô cùng trẻ đọc lời ca và làm động tác. - Cô chơi cùng trẻ và bao quát trẻ trong khi chơi trò chơi * Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ VI. Nhận xét cuối ngày ................................................................................................................................................ Thứ 5 ngày 04 tháng 10 năm 2012 I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh. - Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn - Cô trò chuyện với trẻ về bản thân - Cho trẻ xem tranh về chủ đề bản thân - Cho trẻ tập thể dục: “Nào chúng ta cùng tập thể dục” II) Hoạt động học có chủ đích. Phát triển nhận thức Bỏ vào lấy ra 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên các đồ dùng của bé, biết phát âm đúng theo cô. - Rèn sự ghi nhớ có chủ định, sự khéo léo của đôi bàn tay - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể và chơi đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ dùng,đồ chơi trong lớp. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng ( Quần áo, váy ) 3.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về các đồ dùng của bé. * Hoạt động 2: - Cô đưa hộp ra lắc lắc và hỏi trẻ cái gì đây? - Cô mở gói quà ra chúng mình cùng xem nhé. - Có rất nhiều quần áo, váy đẹp. Cô làm mẫu: - Cô có cái gì đây? - Cô bỏ vào hộp, cô nói bỏ vào. - cô có cái gì đây nữa? Cô bỏ vào hộp ( Nhấn mạnh từ bỏ vào) - Bây giờ cô sẽ lấy đồ dùng trong hộp ra, vừa lấy cô vừa nói lấy chiếc áo váy ra. - Cô làm mẫu lần 2 * Hoạt động 3: - Trẻ thực hiện - Cô quan sát động viên trẻ kịp thời - Lần lượt các trẻ đều được lên chơi. - Giáo dục trẻ chơi ngoan đoàn kết. - Cô cho trẻ hát bài “ Đôi dép xinh” - Trò chuyện cùng cô - Hộp quà - Chiếc váy - Chiếc áo váy - Trẻ quan sát cô làm mẫu - Trẻ làm theo yêu cầu của cô - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát cùng cô III: Hoạt động ngoài trời 1.Chơi có mục đích: Quan sát vườn rau 2.Chơi vận động: Trời nắng trời mưa 3.Chơi tự do a. yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên của một số loại rau - Trẻ biết cách chơi trò chơi cùng cô - Giáo dục trẻ ngoan đoàn kết b. Chuẩn bị - Sân sạch sẽ bằng phẳng - Vườn rau c. Tiến hành: - Cô đưa các cháu đi thăm quan vườn rau, giới thiệu cho các cháu biết tên gọi của 1 số loại rau. - Tổ chức cho các cháu chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết IV. Hoạt động góc: 1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé 2. Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về cơ thể bé - Cô cho trẻ vào các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi và quan sát trẻ trong khi chơi V. Hoạt động chiều: - Hát 1 số bài hát về cơ thể bé - Cô cho trẻ biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân *Hoạt động tự chọn - Trò chơi: Nu na nu nống - Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ - Cô bao quát trẻ trong khi chơi. * Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ VI Nhận xét cuối ngày ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 6 ngày 05 Tháng 10 năm 2012 I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh. - Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn - Cô trò chuyện với trẻ về bản thân - Cho trẻ xem tranh về chủ đề bản thân - Cho trẻ tập thể dục
File đính kèm:
- chu diem 2 - do dung do choi cua be.doc