Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Bản thân

MT1. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS 15)

 - Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Không làm ướt quần áo khi rửa.

Rửa tay sạch, không còn xà phòng dính trên tay.

 -Trò chuyện cùng trẻ về 6 bước rửa tay đúng cách.

- Rèn thói quen giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đúng cách .

- Thực hành 6 bước rửa tay đúng cách.

 

docx64 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC	
CHỦ ĐỀ: Bản Thân
Thời gian thực hiện 3 tuần từ ngày 4 tháng 10 đến ngày 23 tháng 10 năm 2015
MỤC TIÊU
	NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
MT1. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS 15)
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Không làm ướt quần áo khi rửa.
Rửa tay sạch, không còn xà phòng dính trên tay.
-Trò chuyện cùng trẻ về 6 bước rửa tay đúng cách.
- Rèn thói quen giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đúng cách .
- Thực hành 6 bước rửa tay đúng cách.
MT2.Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng 
.( CS 18)
- Chải đầu, vuốt tóc khi rối, chỉnh lại quần áo khi xộc xệch.
- Chải, vuốt tóc, chỉnh quần áo.
MT3. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
(CS 20)
- Kể đựoc một số đồ ăn, đồ uống tốt cho sức khỏe.
- Nhận ra được một số dấu hiệu của thức ăn bị ôi thiu.
- Không ăn những thức ăn đó. 
HD Bé tập làm nội trợ: pha sữa đậu nành, nước cam, nước chanh
Ai nhanh tay kể đúng.
MT4. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày.(CS 16)
-      Các thao tác lau mặt, chải răng
-      Thời điểm cần lau mặt, chải răng
-      Tử lau mặt, chải răng đúng theo các thao tác
-      Thể hiện ý thức tự chăm sóc bản thân 
- Vệ sinh, ăn trưa, ăn xế 
MT5. Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm ra một sản phẩm đơn giản về chủ đề bản thân. (CS 102)
- Các nguyên vật liệu: giấy màu, lá cây, đất nặn,
- Vẽ khuôn mặt bạn trai
- Nặn hình người
- Làm vòng tặng bạn
- Vẽ khuôn mặt bạn trai
- Nặn hình người
MT 6. Tự mặc, cởi được quần áo.
( CS5)
-  Các loại cử động của bàn tay, ngón tay và cổ tay.
-    Lắp ráp các hình, xâu luồng các hạt, buộc dây.
- Cài, cởi cúc áo, quần, kéo khóa.
- Hoạt động góc
- Mọi lúc mọi nơi
MT7. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.(CS13)
- Chạy với tốc độ chậm, đều, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Đến đích vẫn tiếp tục đi bộ được 2-3 phút
Hoạt động học
MT8. Bật liên tục về phía trước,
- Bật nhảy bằng 2 chân
- Chạm đầt nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân và giữ được thăng bằng khi tiếp đất.
Hoạt động học
MT 9.Ném xa bằng một tay, hai tay
-Ném xa bằng một tay
-Ném xa bằng hai tay
 Hoạt động học
Phát triển nhận thức
MT10. Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác 
 (CS 108)
- Xác định vị trí trên, dưới, trước, sau của bản thân và đối tượng
- Xác định vị trí phía phải, phía trái của bản thân và một đối tượng khác
Xác định vị trí trên, dưới, trước, sau của bản thân và đối tượng
- Xác định vị trí phía phải, phía trái của bản thân và một đối tượng khác
MT11.Chỉ khối cầu, khối vuông, khối chử nhật và khối trụ theo yêu cầu.( CS 107)
Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ
Hoạt động học
MT12. 
Hát đúng giai điệu các bài hát trẻ em trong chủ đề. 
(CS 100)
Hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát trẻ em đã được học.
Hát theo các bài hát:Cái mũi, mời bạn ăn các bài hát trong chủ đề
MT13. Hay đặt câu hỏi (CS 112)
-Thích đặt câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về sự vật, sự việc, hay người nào đó.
- Trả lời, giải thích cho trẻ hiểu mỗi khi trẻ đặt câu hỏi. Khuyến khích, 
động viên trẻ đặt câu hỏi. Khen ngợi những câu hỏi có tính sáng tạo ở trẻ.
MT14. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.(CS101) 
- Thích thú với các loại hình âm nhạc.
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Nghe và nhận ra sắc thái của các bài hát bản nhạc.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc. 
- Hoạt động học
- Hoạt động góc
.
Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
MT15. Nhận biết các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác (CS35)
 - Tỏ thái độ phù hợp với cảm xúc bản thân và với người khác 
Hướng dẫn trẻ tự nhận biết và thể hiện cảm xúc trạng thái vui, buồn của bản thân và người khác.
MT16. Nói được khả năng sở thích của bản thân (CS29)
-Nói được sở thích của bản thân như: con thích chơi bán hàng , thích đá bóng
- Hoạt động học
- Hoạt động góc
- Mọi lúc mọi nơi
MT17. Có nhóm bạn chơi thường xuyên (CS46)
Thích và hay chơi theo nhóm bạn, có ít nhất 2 bạn thân hay cùng chơi với nhau.
Có ít nhất hai bạn thân luôn chơi với nhau
- Hoạt động chơi 
Tổ chức cho các cháu chơi ở các góc.
MT18. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
(CS 28)
- Hành vi ứng xử phù hợp với bạn trai, bạn gái
 - Hành vi ứng xử phù hợp với bạn trai, bạn gái
MT19.Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (CS 59)
- Sự khác biệt giữa người khác và bản thân: ngoại hình, khả năng, sở thích
-Sự khác nhau giữa bạn trai, bạn gái
MT20. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân (CS27)
- Một số thông tin chính về bản thân: tên, tuổi,giới tính 
-Các bộ phận trên cơ thể bé.
MT21. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc(CS 32)
- Trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía hoặc nâng niu, vuốt ve.
- Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác.
.
- Hoạt động học
- Hoạt động góc
MT22. Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày,(CS33)
-      Tự giác làm việc
-      Thể hiện sự thích thú khi được làm việc
-      Những công việc cần làm vừa sức với mình
-      Chủ động và độc lập trong công việc mình làm
-      Thực hiện công
-      Thói quen tự phục vụ: tự mặc quần áo, tự sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
-      Biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia.
- Hoạt động góc
- Ăn trưa, ngủ trưa
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
MT23. Nghe và hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. (CS 64)
- Biết tên, hành động các nhân vật, tình huống trong câu chuyện.
- Kể lại được nội dung chính của truyện, có thể vẽ các tình huống phù hợp nội dung chuyện.
Đánh giá hành động, tính cách nhân vật.
Hoạt động học
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
MT24. - Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi. (CS 61)
- Một số trạng thái cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, hoặc tức giận qua tranh ảnh, qua nét mặt cử chỉ giọng nói của người khác
*Trò chuyện:
- Một số cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi
MT25. Biết kể chuyện theo tranh
( CS 85)
- Sắp xếp theo trình tự một bộ tranh liên hoàn ( 4-5ph) có nội dung rõ ràng gần gũi và phù hợp với nhận thức của trẻ.
- Đọc thành một câu chuyện có bắt đầu diễn biến và kết thúc một cách hợp lý, có logic.
- Tổ chức cho trẻ kể truyện theo tranh trong hoạt động chung, hoạt động góc thư viện, trong hoạt động mọi lúc mọi nơi.
MT26. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái (CS 88)
- Biết cách cầm bút và ngồi viết đúng cách.
- Sao chép từ trong các hoạt động.
- Cô cho trẻ thực hiện vở “Bé tập tô”, cô quan sát từng trẻ và đánh giá.
MT27. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách (CS 81)
-Cầm bút đúng và ngồi viết đúng tư thế.
-Giở sách cẩn thận từng trang khi xem, không quăn sách, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách
-Rèn cách cầm đúng sách, lật từng trang sách cẩn thận, để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng.
-Tổ chức cho trẻ tham gia làm lại những cuốn sách bị rách.
MT28. Nhận dạng được chữ cái a, ă, â (CS 91)
-Nhận dạng được chữ
o,ô,ơ viết thường, viết hoa, và phát âm đúng các âm của các chữ cái l,n,m
- Nhận biết và phát âm chính xác chữ cái o,ô,ơ 
- Tập tô, tập đồ các chữ cái o,ô,ơ
- Tìm chữ cái o,ô,ơ có trong tên trường mầm non
- Tìm chữ cái o,ô,ơ, qua tên, đồ dùng, đồ chơi, sách báo, tranh ảnh
MT29. Nhận ra giai điệu vui buồn của bài hát 
(CS 99)
-Nghe bản nhạc bài hát gần gũi và nhận ra tính chất bản nhạc: vui, buồn, chậm, nhanh
-Cho trẻ nghe giai điệu bài ở HĐC, HĐG, HĐ chiều.Cô qs đánh giá trẻ.
 * Môi trường giáo dục
1. Môi trường vật chất 
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp 
Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề “ Bản Thân”
Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ.
Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo 
dục.
Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.
Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. 
- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc thiên nhiên
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:
Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời.
Khu chơi với , đất, nước.
Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây
2. Môi trường xã hội
Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. 
Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. 
Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. 
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I
CHỦ ĐỀ NHÁNH : TÔI LÀ AI
 (Thực hiện từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 09 tháng 09 năm 2015)
Hoạt động
 Thứ hai
 Thứ ba
 Thứ tư
 Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ trò chuyện
( CS 16,15,35,59.29,28)
Trò chuyện cách giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ (CS 15)
Trò chuyện về việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
 (CS 16)
Trò chuyện về một số cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi (CS 35)
Trò chuyện về sự khác biệt giữa người khác và mình (CS 59,28)
Trò chuyện tên gọi bản thân, sở thích, ngày sinh nhật (CS 29)
Thể dục sáng
Trẻ tập với đĩa thể dục :
*Khởi động: 
-Trẻ chạy thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chạy chậm
- Sau đó trẻ về 3 hàng ngang, khởi động các khớp tay chân
*Trọng động:
-Cơ hô hấp: Ngửi hoa
+ TTCB:Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi,đầu không cúi
+ TH: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay khum trước mũi, và làm động tac ngữi hoa( hít sâu vào). Sau đó thở ra nhẹ nhàng, sau đó hạ tay xuống , Tiếp tuc và thực hiện như trên 
-Tay vai: : Đưa tay ra trước , gập ngực 
N1: bước chân lên trước 1 bước , trọng tâm dồn vào chân trái , chân phải kiểng gót , tay đưa ra phía trước , long bàn tay sấp 
N2: 2 tay gập ngưc 
N3: đưa thẳng 2 tay ra trước.
N4: VTTCB
N 5678: Đổi chân và tập như trên 
-Cơ chân : Ngồi khuỵu gối ( tay đưa cao, ra trước )
TTCB:Đứng thẳng tay thả xuôi 
N1: Tay đưa lên cao( lòng bàn tay hướng vào nhau ), kiểng chân.
N2:Ngồi khuỵu gối ( lưng thẳng, không kiểng chân )tay đưa ra phía trước, bàn tay sấp .
N3: Như nhịp 1
N4: Về TTCB.
-Bụng lườn: : Đứng quay người sang bên 900 
TTCB: Đứng thẳng , chân khép tay thả xuôi 
N1: Bước chân sang bên 1 bước nhỏ , tay chống hông( hoặc đưa tay sau gáy) 
N2: Quay người sang trái 90 độ
N3: Như nhịp 1
N4: VTTCB
- Bật: Bật tách chụm 
TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi
N1: Bật tách chân sang 2 bên( chân rộng bằng vai), tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp
N2: Bật khép chân, tay thả xuôi 
N3,4,5,6,7,8 :Thực hiện như nhịp 1,2 .
*Hồi tĩnh: 
-Cho trẻ đúng tại chổ, làm các động tác điều hoà nhẹ nhàng
Hoạt động ngoài trời
(CS.15,18, 100,35,29,
59,32,61,
64,112)
- Quan sát bầu trời, khí hậu thời tiết, trẻ nói lên những gì mình trông thấy về thời tiết
- Trò chuyện về chủ đề bản thân. Quan sát cảm súc trên khuôn mặt bạn.trò chuyện về trang phục của bạn trai và bạn gái 
- Chơi trò chơi dân giang: “kéo co” 
- Chơi tự do
Hoạt động có chủ đích.(CS 13,108,91,
88,64,100,101,99)
*LV:PTTC
Chạy liên tục 150m không giới hạn thời gian.
(CS13)
*LV :PTNT
LQVT
Xác định vị trí phía phải, phía trái của bản thân và một đối tượng
(CS 108)
*LV :PTNN
LQCC :Làm quen nhóm chữ cái : a,ă,â (CS91,88)
*LV:PTTC-XH
Thơ : Thỏ bông bị ốm (CS 64)
*LV :PTTM
Hát : Mừng sinh nhật
(CS 100,101,
99)
Hoạt động góc.
CS102,5,100,101,35.29,46,85)
Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê
Góc phân vai: Mẹ con
Góc học tập: Xem tranh ảnh về cơ thể trẻ
Góc âm nhạc: Trẻ hát các bài hát về bản thân
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa(CS15,18,20,16)
Ăn: Chuẩn bị chỗ ăn sạch sẽ,đồ dùng ăn hợp vệ sinh,cho trẻ ăn đúng giờ,giới thiệu cho trẻ biết về các món ăn mà trẻ được ăn trong ngày,chú ý ,quan tâm đến trẻ ăn chậm,trẻ suy dinh dưỡng,nhắc trẻ không nói chuyện khi ăn,biết mời cô và các bạn cùng ăn
Ngủ:Chuẫn bị chỗ ngủ yên tĩnh,thoáng mát,cho trẻ ngủ đúng giờ,đủ giấc,đảm bảo cho trẻ có giấc ngủ sâu,yên tĩnh
Vệ sinh: Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.Vệ sinh chân tay,mặt cho trẻ sạch sẽ.
Chơi theo ý thích
Trò chơi học tập : “Truyền tin”
Chơi tụ do
Tăng cường Tiếng Việt
Bạn trai
bạn gái
bản thân
Nói khẻ
Nhăn nhó 
Gọn gàng
Hớn hở
Xấu hổ
Sợ hải 
Nhường nhịn
Chia sẻ
Ôn các từ đã học trong tuần
Hoạt động chiều
Vệ sinh:Cho trẻ rửa tay,rửa mặt,xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng .
Nêu gương-bình cờ: Cô mời các trẻ nhắc lại ba tiêu chuẩn để được cắm cờ cuối ngày và thưởng hoa bé ngoan cuối tuần:
+ Bé ngoan: Đi học đều, đúng giờ, biết để dép đúng quy định, chào cô, chào ba mẹ khi đưa rước. 
+ Bé chăm: Giờ học biết chú ý trả lời câu hỏi to- rõ ràng, đủ câu, có dạ thưa
+ Bé sạch: Biết giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ bỏ rác đúng quy định, quần áo sạch sẽ gọn gàng
Cô cho trẻ tự nhận xét mình theo tổ,theo cá nhân,sau đó cô nhận xét tuyên dương trẻ ngoan,động viên nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để được bình cờ và tặng bé ngoan
Trả trẻ: Nhắc trẻ chào cô và người thân khi về.Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ Mục đích yêu cầu :	
Kiến thức: 
- Trẻ nêu được nhận xét của mình về thời tiết, biết một số ý nghĩa của thời tiết với các hoạt động sinh hoạt, công việc hàng ngày của gia đình trẻ.
- Trẻ được vui chơi thỏa thích, hít thở không khí trong lành.
- Trẻ chú ý học tập, biết nghe lời cô giáo.
2. Kỹ năng: Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh.
3. Thái độ: GD trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể,ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh.
II/ Chuẩn bị
 -Sân bằng phẳng sạch sẽ an toàn. Đồ dùng để chơi các trò chơi,phấn vẽ.
III/ Tiến hành hoạt động.
1. Hoạt động có chủ đích 
-Trước khi ra ngoài trời cô nói địa điểm.Kiểm tra sĩ số trẻ cho trẻ ra sân.
-Trẻ ra sân, cho trẻ đứng thành vòng tròn hát vận động “Dậy đi thôi”Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm. Trò chuyện về chủ đề bản thân. Quan sát cảm súc trên khuôn mặt bạn.trò chuyện về trang phục của bạn trai và bạn gái
-Cô dùng hiệu lệnh xúm xít để tập trung trẻ quanh cô, cô giới thiệu cho trẻ biết mục đích cô cho trẻ ra sân là để dạo chơi quanh sân trường và quan sát thời tiết lúc đó.
-Cô bao quát và gợi ý trẻ thực hiện kĩ năng quan sát,trò chuyện với trẻ về thời tiết ngoài trời.Giáo dục trẻ
-Trẻ làm quen với bài mới
2.Nội dung : 
Trò chơi VĐ: “Cấm cờ”.
Mục đích yêu cầu
Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi với bạn hoà thuận. giúp trẻ .rèn luyện khả năng nhanh nhẹn
-Chuẩn bị:
-Ba ống tre hoặc ống sữa bột của bé
-Một số cờ vải 3 mầu đỏ vàng
-Tiến hành:
+Luật chơi:
-Khi lấy cờ phải chạy thật nhanh
- Mỗi Lượt lên chỉ được lấy 1 cờ
+Cách chơi:
-Chia lớp thành ba nhóm, lần lượt 3 trẻ ở ba nhóm ngang sức với nhau đứng bên dưới vạch,cô hô cờ vàng thi 3 trẻ phải chạy thật nhanh lên chọn cờ vàng chạy nhanh về cắm vào lon sữa của nhóm mình, rồi về đứng cuối hàng và trẻ kế tiếp sẻ chạy lên láy cờ cứ tiếp tục như vậynhomc nào lấy được nhiều cờ nhóm ấy thắng cuộc
bạn này thì bạn đó phải vào thay và trò chơi lại tiếp tục.Nên tùy vào sức mà quy định giới hạn đuổi trong 1,2,3 vòng tính từ chỗ bỏ giẻ.
Trò chơi TD: “vẽ tự do”
-Cô hướng dẫn trò chơi cho trẻ chơi tích cực.
-Khuyến khích vận động trẻ tham gia vào các trò chơi
Kết thúc: Cô khái quát , kết hợp giáo dục , nhận xét buổi dạo chơi ,động viên khuyến khích trẻ chơi tốt hơn trong buổi chơi sau ,cho trẻ vệ sinh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I/ Mục đích yêu cầu :
1.Kiến thức: 
- Trẻ biết vai chơi của mình,biết cùng nhau chơi.Quá trình chơi thể hiện được mối quan hệ chơi,giao tiếp giữa các vai chơi ,nhóm chơi.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu để xây dựng trường mầm non.
- Trẻ biết được công việc của thợ xây dựng là gì?
- Biết cùng nhau bàn bạc thoả thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng để thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng tô màu.Tô màu kín, không lem ra ngoài.- Trẻ biết cách xem sách,tranh ảnh, ngồi đúng tư thế.
- Biết cách sử dụng các dụng cụ,múa hát sinh động các bài hát về chủ điểm.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng chơi ở từng góc chơi .Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của cô giáo, của người xây dựng ,.....
- Rèn mối quan hệ chơi giữa các nhóm chơi và phát triển khả năng giao tiếp trong khi chơi cho những trẻ còn nhút nhát.
3. Thái độ: 
- Thông qua chủ đề chơi,vai chơi,góc chơi,giáo dục trẻ biết đoàn kết,chia sẻ ,giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết chấp hành một số quy định .
II/ Chuẩn bị:
*Góc xây dựng - lắp ghép :
-Vật liệu xây trường: cổng nhà, gạch và các khối gỗ hình chữ nhật, khối lăng trụ, tam giác, hàng rào.
- Đồ chơi bằng mút : cây, thảm cỏ.
*Góc phân vai :
- Các đồ dùng nấu ăn, búp bê: xoong, chảo, chén bát đủa..
-Bàn ghế, trang phục .
*Góc tạo hình :
-Tranh ảnh về bạn trai, bạn gái để trẻ tô,bút màu,bàn,ghế
*Góc âm nhạc:
-Trang phục biểu diễn,trống lắc,phách tre,đàn
*Góc học tập:
- Tranh ảnh theo chủ đề.
-Bộ thẻ chữ số.
- Vở tạo hình ,bé làm quen với toán, tranh truyện theo chủ đề.
III/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi:
-Cô giới thiệu các góc chơi và đồ chơi ở các góc :Xây dựng,phân vai,học tập,âm nhạc.
- Gợi ý trẻ liên hệ chủ đề chơi,ý tưởng chơi.
-Hỏi ý thích ,ý định chơi của trẻ.	
- Nhắc trẻ về nhiệm vụ chơi theo chủ đề ,liên kết các góc chơi và thái độ chơi đoàn kết,vui vẻ,biết lấy, cất đồ dùng,đồ chơi đúng nơi quy định.
-Cho trẻ hát,vân động theo bài " giờ chơi đến rồi " và vào góc chơi.
Góc xây dựng: “ Xây nhà cho búp bê” .
- Hỏi trẻ :
+ Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng ?
+ Nhóm xây dựng sẽ xây gì ? (gợi ý trẻ xây nhà ).Các con sẽ xây như thế nào?
+ Các bạn chơi lắp ghép sẽ lắp ghép cái gì ?
+ Ghép xong những đồ chơi đó thì để ở đâu? (gợi ý trẻ mang đến góc xây dựng hoặc liên kết mang sản phẩm đến các góc chơi khác ).
-Gợi ý trẻ sáng tao,phối kết hợp các nguyên vật liệu,đồ dùng đồ chơi để tạo nên đồ chơi sáng tạo.
-Gợi ý trẻ thỏa thuận vai chơi,nhiệm vụ chơi và liên kết với góc chơi khác.( nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thợ xây
Góc phân vai : “Mẹ con”
-Cô gợi ý:
+ Mẹ sẽ làm những công việc gì ?
+ Ai làm con? Làm con phải như thế nào?
+ Khi có khách đến nhà thì trẻ phải như thế nào ?(Chào lễ phép,vui vẻ, ngoan..)
 -Gợi ý trẻ thỏa thuận vai chơi,nhiệm vụ chơi và liên kết với các góc chơi khác.
Góc học tập: “Tô màu tranh bạn trai, bạn gái ” 
-Cô gợi ý trẻ xem sách tranh truyện ,ghép tranh, kể chuyện theo tranh.
-Làm các bài tập trong vở.
-Gợi ý trẻ thỏa thuận vai chơi,nhiệm vụ chơi và liên kết với các góc chơi khác.
Góc âm nhạc: 
- Cô giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chơi ( nhóm hát nhóm múa nhóm vỗ theo nhịp , phách bài hát)
Góc thiên nhiên : 
- Cho trẻ chăm sóc cây cảnh như lau lá, xới đất, tưới nước.
Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi:
- Cô quan sát từng góc chơi để kịp thời giúp đỡ trẻ chơi,chú ý phát triển kỹ năng chơi và giúp đỡ trẻ khi cần.
-Cô quan sát các góc chơi để kịp thời cung cấp đồ dùng đồ chơi theo nhu cầu chơi của trẻ .
-Chú ý cho trẻ đổi vai chơi một cách nhẹ nhàng ,linh hoạt ở các góc theo sở thích ,luôn động viên sự cố gắng của trẻ ,khen trẻ khi chơi.
-Hết giờ chơi,cô cùng trẻ nhận xét các góc phụ trước và nhắc nhở trẻ ở từng góc thu dọn đồ dùng.Sau đó cho cả lớp hát và vận động theo bài hát và đi đến nhận xét góc chính.
Hoạt động 3:Nhận xét sau khi chơi:
- Nhận xét về nội dung chơi, thái độ của trẻ khi chơi, hành động của vai chơi như thế nào? Sản phẩm của trẻ như thế nào?Trẻ chơi có đoàn kết không? Nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
 Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2015
Lĩnh vực phát triển: PTTC
Đề tài: Chạy liên tục 150m không giớ hạn thời gian
I. Mục đích yêu cầu:
a/Kiến thức : 
Trẻ thực hiện được vận động chạy nhanh 18m trong thời gian 5-7 giây đúng tư thế, kĩ thuật.
b/ Kỹ năng:
Rèn luyện và phát triển cơ chân

File đính kèm:

  • docxchu_de_ban_than_moi_20152016.docx
Giáo Án Liên Quan