Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm

Cửa hàng: “Cửa hàng bán đồ dùng học tập”

- Vai chơi:

+ Người bán: Biết bày hàng lên giá, biết giới thiệu hàng cho khách

+ Người mua: Biết chào hỏi, biết nói đồ dùng mình mua và biết hỏi giá tiền

- Từ mới: Cái này bao nhiêu tiền, Cám ơn bác.

- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các loại đồ chơi: Vở, bút các loại, kéo, đất nặn,

sáp màu ; tiền; bảng giá các loại hàng, móc treo hàng, túi đựng.

- Vai trò của cô: Hướng dẫn người bán giới thiệu hàng cho khách.

 

docx23 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 01
(Từ ngày 07/09 đến ngày 11/09/2020)
CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỒ DÙNG CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Tự mặc và cởi, gấp quần, áo(CS5)
- Biết chải tóc gọn gàng (CS18)
- Bỏ rác vào thùng.
THỂ DỤC SÁNG
- Cơ tay - lưng - bụng - lườn - Cơ chân
- Đi thay đổi tốc độ
- Đi bằng mũi bàn chân
- Đi bằng gót bàn chân
- Đi bằng mép ngoài bàn chân
- Đi khuỵu gối
TC SÁNG
Thứ hai “ Mở chủ đề”
 - Biết một số thông tin về bản thân: họ tên bản thân, họ chung của người bana là họ Đinh (ông bà, anh chị em), địa chỉ (làng, xã, huyện) (CS27).
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, cần nói với người lớn.
- Tăng vốn từ : Kéo, dao, ổ cắm điện
GIỜ HỌC
TDCK
Đi trên ghế băng đầu đội túi cát. (dài2mx0,3mx0,35m )
KPMTXQ:
Quan sát các loại đồ dùng gây nguy hiểm
TẠO HÌNH
Vẽ cái kéo 
GDÂN
Vui đến trường
LQVH
THƠ:
Bút chì xanh đỏ 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Đi khuỵu gối
- Đi bằng gót bàn chân
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS 17)
- Không làm và thực hiện những hành động có thể gây nguy hiểm (leo trèo, cầu trượt, xô đẩy bạn)
TC: “Trời nắng trời mưa ”
- Biết sở thích và khả năng của bản thân những công việc bé làm được và những điều bé thích
- TC: “Mèo đuổi chuột”
- Trong cuộc sống:đồ vật,quần áo,váy,trang sức của người bana
- Vẽ các phương tiện khác nhau trên sân trường
- TC: “Trồng nụ trồng hoa”
- Gọi tên các hiện tượng thời tiết: gió, lạnh, nóng, mưa, rét
- Nước:các nguồn nước,lợi ích của nước,tiết kiệm nước,các loại nước,tính chất nước
- Phân loại, quan sát, phán đoán, suy xét, kết luận, giải thích
- Thích khám phá MTXQ (CS113)
- Kích thích trẻ hay đặt câu hỏi (112)
- TC: “Bỏ lá”
- Nói rõ ràng để người khác hiểu được.
- Chăm chú lắng nghe người khác nói và nhìn vào mặt người đang nói với mình
- TC: “Kéo cưa lừa xẻ” 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng học tập 
Góc xây dựng : Xây tháp
Góc tạo hình : - Vẽ tô màu : bút chì, kéo, dao
Góc âm nhạc : - Thể hiện giọng hát của mình
Góc học tập : - Lập bảng các loại đồ dùng có thể gây nguy hiểm.
Góc sách : - Thích đọc sách, xem tranh ảnh
Góc cát nước : Đong múc nước vào chai.
VỆ SINH
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Biết chờ đợi đến lượt khi tham gia vào các hoạt động(CS47)
ĂN
- Biết chuẩn bị dọn dẹp trước và sau chơi,học,ăn,ngủ
NGỦ
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao đến cùng
HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU
LQTV
- Cầu trượt
- Cầu thang
- Xích đu
LQTV
- Con dao 
- Cái kéo
- Kim khâu
LQTV
- Ổ cắm điện
- Dây điện
- Cầu dao
LQTV
- Bút chì
- Thước kẻ
- Bút màu
Đóng chủ đề
- Chuẩn bị cho giờ khám phá thứ 3.
- Dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ
- Dạy trẻ khi bị lạc đường đứng tại chỗ và khóc to
- Ôn lại chữ cái đã học
TRẢ TRẺ
- Có thói quen chào hỏi, lễ phép.(CS54)
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
MẠNG NỘI DUNG:
(Tôi muốn trẻ biết gì về chủ đề này?)
 - Tên gọi, các đồ dùng gây nguy hiểm
 - Cách sử dụng các đồ dùng
MẠNG HOẠT ĐỘNG: 
(Tôi muốn trẻ làm gì để biết các nội dung đó?)
Tên gọi, các đồ dùng gây nguy hiểm
 + Trò chuyện
	+ Quan sát 
 + Lập bảng các đồ dùng có thể gây nguy hiểm
 + Tranh ảnh về các loại đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ cắt dán.
CÁC ĐỒ DÙNG CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM
Cách sử dụng các đồ dùng
	+ Trò chuyện
	+ Quan sát
 + Vẽ, tô màu các loại đồ dùng có thể gây nguy hiểm.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 01
(Trẻ thực hiện cả tuần)
GÓC CHƠI
NỘI DUNG CHƠI
1/ GÓC ĐÓNG VAI
Cửa hàng: “Cửa hàng bán đồ dùng học tập” 
- Vai chơi: 
+ Người bán: Biết bày hàng lên giá, biết giới thiệu hàng cho khách
+ Người mua: Biết chào hỏi, biết nói đồ dùng mình mua và biết hỏi giá tiền
- Từ mới: Cái này bao nhiêu tiền, Cám ơn bác.
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các loại đồ chơi: Vở, bút các loại, kéo, đất nặn, 
sáp màu; tiền; bảng giá các loại hàng, móc treo hàng, túi đựng...
- Vai trò của cô: Hướng dẫn người bán giới thiệu hàng cho khách.
2/GÓC XÂY DỰNG
- Xếp chồng: Xếp chồng cao 3- 4 khối 
- ND chơi: “xây tháp cao”
- Kĩ năng xây:
+ Sử dụng các khối vuông, chữ nhật, tam giác thành tháp 3 – 4 tầng gồm 2 bộ phận,
+ Sắp đặt mô phỏng các vật xung quanh tháp: cổng, xích đu, ghế đá, sân chơi..
- Biết mô tả công trình xây dựng
- Từ mới: Tháp cao, tầng
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các khối xốp có kích cỡ khác nhau, 1 số đồ chơi, ghế đá, cây hoa.
- Vai trò của cô: Hướng dẫn trẻ xây tháp 3 - 4 tầng, cửa ra vào..
3/ GÓC TẠO HÌNH
Trang mẫu: Bút các loại, kéo, dao
- Từ mới: Bút chì, cái kéo, cái dao. 
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Giấy A4, sáp màu, giấy bìa
4/ GÓC ÂM NHẠC
- Thể hiện bài hát của mình
+ Tranh 1: Bạn cầm micro hát
+ Tranh 2: Bạn gái đang múa
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: các loại nhạc cụ: phách tre, xắc xô, máy nghe nhạc.
- Từ mới: Hát, múa
- Vai trò của cô: Hướng dẫn trẻ biết thể hiện bài hát theo nhịp của bài hát.
5/ GÓC CÁT NƯỚC
- Trải nghiệm các hoạt động: đong, đổ nước vào chai.
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các loại chai lọ, phễu, muôi, bình đựng nước, cốc, bát, bộ số không thấm nước, bút...
- Từ mới: đong nước, rót nước, múc nước, đổ nước
- Vai trò của cô: Gợi ý đo nước: từ bình nước ra cốc, từ bình nước ra bát và nói kết quả.
6/GÓC HỌC TẬP
- Lập bảng các loại đồ dùng có thể gây nguy hiểm.
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Tranh ảnh về các loại đồ dùng có thể gây nguy 
hiểm, tạp chí, họa báo, bút, sáp màu, giấy, kéo, hồ dán, chữ số
- Toán: Xếp số lượng 1,2, 3
7/ GÓC SÁCH TRUYỆN
- Xem sách/ tranh : Các loại sách các bạn thích
- Giở sách xem tranh gọi tên các nhân vật có trong tranh.
- Đồ dùng đồ chơi bổ sung: Các loại sách/truyện về chủ đề
- Vai trò của cô: Gợi ý cho trẻ biết xem các loại sách và gọi tên được các nhân vật có trong sách truyện.
Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2020
ĐÓN TRẺ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Tự mặc và cởi, gấp quần, áo (CS5)
- Biết chải tóc gọn gàng (CS18)
- Bỏ rác vào thùng.
THỂ DỤC SÁNG 
- Tập theo nhạc bài tập tháng 9
BẮT ĐẦU CHỦ ĐỀ
- Bạn nào có thể kể cho cô biết tên một số đồ dùng học tập mà con biết không?
- Những đồ dùng này ở lớp mình có không ?
- Thế các đồ dùng này được dừng để làm gì ?
- Nó có hình dạng như thế nào ?
- Ai đã được sử dụng những đồ dùng này rồi ?
- Những đồ dùng này có giống nhau không ?
- Vậy các con có biết sử dụng các đồ dùng này làm sao cho an toàn không ?
 Để biết những đồ dùng này có gây nguy hiểm và sử dụng sao cho an toàn thì cô và các con cùng tìm hiểu nhé !
GIỜ THỂ DỤC CHÍNH KHÓA
ĐI TRÊN GHẾ BĂNG ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện bài tập “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”.
- Trẻ thực hiện được bài tập.
2. Kỹ năng:
- Phát triển cơ chân, rèn luyện sự khéo léo phối hợp nhịp nhàng của cơ thể.
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi.
- Trẻ mạnh dạn tự tin trong khi thực hiện bài tập
II. Chuẩn bị:
- Mặt sân bằng phẳng rộng rãi.
- Ghế bang, túi cát.
III. Tiến hành:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi các kiểu đi: đi thường 1 vòng, đi kiễng gót 1 vòng, đi bằng mũi bàn chân 1 vòng, đi khom người 1 vòng, đi bằng mép ngoài bàn chân 1 vòng, chạy nâng cao đùi 1 vòng, chạy chậm 1 vòng. 
- Cô đi ngược chiều quan sát trẻ.
2. Trọng động:
*Tập BT phát triển chung
- ĐT hô hấp: Đưa 2 tay lên cao hít vào thở ra hạ tay xuống. 
 2 lần * 8 nhịp CB .3.4 TH.1.2 
- ĐT tay vai 2: Tay đưa ra trước lên cao.
 3 lần * 8 nhịp CB .4 1.3 2
- ĐT chân: Ngồi khuỵu gối tay đưa cao ra trước.
 3 lần * 8 nhịp CB.4 1 .3 2
- ĐT bụng lườn: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên . 
 2 lần * 4 nhịp CB.2.4 1.3 
- ĐT bật: Bật tách chân khép chân. 
 2 lần * 4 nhịp CB .2.4 TH.1.3
* Vận động cơ bản: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát.
- Cô làm mẫu lần 1
- Lần 2 kết hợp giải thích: 
TTCB : Đứng trước vạch xuất phát mắt nhìn theo hướng ghế băng.
+ Nhặt túi cát đặt lên đầu, 2 tay giang ngang.
+ Bước chân đi bình thường trên ván cho đến hết ván, không để túi cát rơi.
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu, cô quan sát hướng dẫn, điều chỉnh sửa sai trực tiếp.
- Cô chia trẻ thành 4 nhóm,trẻ trong nhóm tự thực hiện: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát 
- Cô tiếp tục chú ý quan sát, sửa sai trực tiếp từng cá nhân trẻ.
* Trò chơi “Tung bóng”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 1 - 2 lần.
3. Hồi tĩnh.
- Cho trẻ vẫy tay đi nhẹ nhàng hít thở sâu 2-3 vòng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Đi khuỵu gối
- Đi bằng gót bàn chân
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS 17)
- Không làm và thực hiện những hành động có thể gây nguy hiểm (leo trèo, cầu trượt, xô đẩy bạn)
- TC: “Trời nắng trời mưa”
I. Mục đích :
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên trò chơi “Trời nắng trời mưa”.
- Trẻ biết cách chơi t rò chơi “Trời nắng trời mưa”.
2. Kỹ năng 	
- Trẻ mạnh dạn chơi trò chơi.
- Trẻ thực hiện đúng luật khi tham gia vào trò chơi.
3. Thái độ 	
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị 
- Sân chơi sạch, sẽ thoáng mát.
III. Cách tiến hành : 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi: 2-3 lần
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Thực hiện như kế hoạch)
VỆ SINH – ĂN – NGỦ
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Biết chờ đợi đến lượt khi tham gia vào các hoạt động (CS47) 
- Biết chuẩn bị dọn dẹp trước và sau chơi, học, ăn, ngủ
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao đến cùng
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT:
LÀM QUEN VỚI TỪ: CẦU THANG, CẦU TRƯỢT, XÍCH ĐU
I. Mục đích
1. Kiến thức
- Trẻ nghe hiểu và nói được từ: “Cầu trượt, cầu thang, xích đu”
- Trẻ biết đặt câu hỏi và trả lời: Đây là tranh gì? Đây là cầu trượt,các con nhìn thấy cầu trượt chưa?
2. Kỹ năng	
- Phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ. 
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động và trò chơi.
II/ Chuẩn bị
- Tranh “Cầu trượt, cầu thang, xích đu”
III/ Tiến hành
1. Ổn định
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Cầu trượt”.
2. Nội dung
* Dạy từ: “Cầu trượt”
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh “Cầu trượt”.
- Đây là bức tranh gì?
- Cô đọc từ “Cầu trượt ” 2-3 lần
- Cô mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc 2-3 lần? 
- Các con nhìn thấy cầu trượt chưa?
- Cầu trượt dùng để làm gì
- Cô cho cả lớp đọc lại từ “Cầu trượt”
* Dạy từ “Cầu thang, xích đu”
- Tương tự như từ “Cầu trượt”.
3. Kết thúc: 
- Củng cố lại cho trẻ
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng
CHUẨN BỊ CHO GIỜ KHÁM PHÁ THỨ 3
- Cô và trẻ chuẩn bị đồ dùng cho giờ khám phá.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về các đồ dùng gây nguy hiểm và đàm thoại với trẻ.
- Cô đặt nhiều câu hỏi để trẻ trả lời.
TRẢ TRẺ
- Có thói quen chào hỏi, lễ phép.(CS54)
- Nghe bài hát: Thiếu nhi 
.ba 
 	Thứ ba ngày 08 tháng 09 năm 2020
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN SÁNG
THỂ DỤC SÁNG 
GIỜ KHÁM PHÁ MTXQ: 
CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM
HÌNH THỨC CUNG CẤP KINH NGHIỆM SỐNG: QUAN SÁT TRỰC TIẾP
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm và cách phòng tránh các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết chơi các đồ chơi đúng cách.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh những đồ dùng nguy hiểm.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- Máy tính
- Que chỉ, các hình ảnh, đồ dùng cho trẻ qua sát.
+ Đồ dùng trẻ:
- Tranh lô tô về những đồ dùng gây nguy hiểm.
III. Tiến hành: 
1. Ổn định
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi tập tầm vông
- Cho trẻ ngồi đội hình tự do xung quang cô.
- Các con hãy nhìn xem trong lớp mình có gì? (Rất nhiều đồ dùng, đồ chơi)
- Các con ạ! Xung quanh trường, lớp của chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Tuy nhiên có những đồ dùng đồ chơi an toàn và một số đồ dùng đồ chơi nguy hiểm.
- Thế bạn nào biết đồ dùng đồ chơi nguy hiểm là như thế nào? (Đồ dùng làm chảy máu, đau, ảnh hưởng đến cơ thể).
- Vậy bây giờ cô mời các con cùng tìm hiểu về những đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm cho cơ thể nào?
2. Nội dung
* Khám phá “Các loại đồ dùng trong lớp có thể gây nguy hiểm”
+ Cho trẻ xem video 1 bạn đang dùng vòi sữa chọc vào mặt bạn:
- Các con vừa xem video gì?
- Bạn trai đang làm gì các con?
- Bạn làm như vậy có đúng không? Vì sao các con lại nói là sai? (Vì gây nguy hiểm, hỏng mắt).
- Cô cho trẻ sờ và nhận xét ống vòi uống sữa.( Ống sữa nhọn, sắc)
- Vậy hằng ngày các con có được lấy vòi sữa hoặc các vật nhọn chọc vào mắt bạn không?
- Khi uống sữa xong thì các con phải làm gì? (Bỏ vào giỏ rác)
- Đúng rồi các con ạ! Hằng ngày các con không được lấy các vật nhọn chọc vào mắt bạn vì đôi mắt là dùng để nhìn và khi các con uống sữa xong thì các con phải biết bỏ vào giỏ rác các con nhớ chưa nào?
+ Cho trẻ xem video 1 bạn dùng kéo cắt tóc bạn
- Các con nhìn xem các bạn đang làm gì?
- Con có nhận xét gì về việc làm của ban? (Bạn làm sai)
- Theo các con ở lớp kéo dùng để làm gì? (Để cắt giấy, hoa)
- Vậy kéo nếu không sử dụng đúng cách có thể gây guy hiểm như thế nào? (Gây chảy máu, đứt tay.)
- Cho trẻ quan sát cái kéo?
- Các con ạ, kéo dùng để cắt các hình vẽ, cắt giấy theo yêu cầu của cô chứ các con không được dùng kéo cắt tóc bạn và khi cắt xong các con phải cất cẩn thận không cầm kéo đuổi nhau các con nhớ chưa nào?
- Khi lỡ không may các con dùng kéo bị đứt tay thì các con phải làm gì?
+ Cho trẻ xem video trẻ cầm phích cắm vào ổ điện:
- Các con vừa được xem video gì?
- Con có nhận xét gì về việc bạn cần phích cắm vào ổ điện? (Bạn làm sai)
- Tại sao con nghĩ việc làm đó là sai? (Đị điện giật)
- Vậy khi muốn dùng quạt điện, tivi hay 1 đồ dùng mà chưa cắm điện thì các con phải làm sao? (Nhờ người lớn tuổi)
- Giáo dục trẻ tuyệt đối không được chạm vào bất cứ một nguồn điện nào (Ổ cắm, công tắc, dây điện,...).
+ Cho trẻ xem video 2 bạn đang chơi chất tẩy rửa
- Hình ảnh bạn đang làm gì đây các con?
- Bạn làm như thế đúng hay sai, vì sao sai?
- Theo các con những đồ dùng này để làm gì?
- Thế các con có được cho vào miệng không? Vì sao?
- À! Đúng rồi các con à bột giặt, nước lau sàn đó là những chất tẩy rửa các con không được lấy chơi, hay cho vào miềng những đồ dùng này chỉ được người lớn sử dụng, các con không được dùng vì chúng gây nguy hiểm cho cơ thể.
+ Cho trẻ tìm hiểu thêm ở trong lớp: kệ tủ, đồ dùng hột hạt, dao đất nặn, dây chun cột tóc.
- Các con ạ, không những chỉ có đồ dùng đồ chơi trong lớp gây nguy hiểm đâu mà ra ngoài sân trường các con cũng phải cẩn thận khi chơi với các đồ chơi ngoài trời.
- Giáo dục: Qua bài học này giúp chúng ta biết cách phòng tránh được một số đồ dùng, đồ chơi sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân chúng ta như các con không được chọc vòi sữa vào mắt bạn, không được chơi với các đồ chơi nhọn, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đúng cách và tránh những đồ chơi nguy hiểm các con nhớ chưa nào
* Trải nghiệm: Cho trẻ lập bảng một số nơi, đồ dùng an toàn, không an toàn
- Cô chia lớp thành 2 nhóm
- Nhóm 1 lập bảng đồ dùng an toàn, nhóm 2 lập bảng đồ dùng không an toàn
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ lập bảng
- Cô giáo dục trẻ biết cách sử dụng các loại đồ dùng.
* Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm nhiệm vụ của mỗi nhóm là nhanh chân lên gắn những hình ảnh gây nguy hiểm, bạn đầu hàng lên gắn xong chạy về cuối hàng đứng bạn tiếp theo tiếp tục cứ thế lần lượt.
- Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều tranh đội đó chiến thắng, thời gian kết thúc đoạn nhạc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
3. Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Biết sở thích và khả năng của bản than những công việc bé làm được và những điều bé thích
- TC: “Mèo đuổi chuột”
I. Mục đích : 
1/ Kiến thức
- Trẻ biết tên trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.
2/ Kỹ năng 	
- Trẻ mạnh dạn chơi trò chơi.
- Trẻ thực hiện đúng luật khi tham gia vào trò chơi.
3/ Thái độ 	
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị 
- Sân chơi sạch, sẽ thoáng mát.
III. Cách tiến hành : 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi: 2-3 lần
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Thực hiện như kế hoạch)
VỆ SINH – ĂN – NGỦ
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Biết chờ đợi đến lượt khi tham gia vào các hoạt động (CS47) 
- Biết chuẩn bị dọn dẹp trước và sau chơi, học, ăn, ngủ
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao đến cùng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT:
LÀM QUEN VỚI TỪ: CON DAO, CÁI KÉO, KIM KHÂU
I. Mục đích
1. Kiến thức
- Trẻ nghe hiểu và nói được từ: “Con dao,cái kéo, kim khâu”
- Trẻ biết đặt câu hỏi và trả lời: Đây là cái gì? Con dao được dùng để làm gì? Con dao được làm bằng sắt
2. Kỹ năng	
- Phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ. 
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động và trò chơi.
II. Chuẩn bị
- Tranh : Con dao, cái kéo, kim khâu
III. Tiến hành
1. Ổn định
- Cô và cháu hát một bài
- Hát xong trò chuyện về nội dung bài hát
2. Nội dung 
* Dạy từ: “Con dao”
- Cô cho trẻ quan sát tranh “Con dao”.
- Đây là tranh gì?
- Cô đọc từ “Con dao” 2-3 lần
- Cô mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc 2-3 lần
- Ở nhà các con có con dao không?
- Con dao được sử dụng để làm gì?
- Cô cho cả lớp đọc lại từ “Con dao”
* Dạy từ “Cái kéo,kim khâu”
- Tương tự như từ “Con dao”
3. Kết thúc: 
- Củng cố lại cho trẻ
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng
DẠY KỸ NĂNG RỬA TAY CHO TRẺ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết thực hiện thao tác vệ sinh rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng  trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ có kỹ năng rửa tay 6 bước bằng xà phòng.
- Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh rửa tay 6 bước bằng xà phòng hàng ngày trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
3. Thái độ
- Giáo dục cho trẻ biết giữ gìn, vệ sinh đôi tay sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các bệnh.
II. CHUẨN BỊ
a. Đồ dùng của cô:
- Giáo án đầy đủ.
- Máy tính, loa.
- Nhạc bài “Vũ điệu rửa tay”, “Tay thơm tay ngoan”
- 4 bình đựng nước có vòi vặn, 4 xô, 4 chậu.
- 2 Giá treo khăn.
- Xà phòng rửa tay
- Khăn khô, sạch cho trẻ lau tay
b. Đồ dung của trẻ
- Trang phục gọn gàng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
 1.Ổn định:
- Cô giới thiệu các cô đến dự
- Cho trẻ tập vũ điệu “Rửa tay”
 - Các con vừa tập vũ điệu gì?
+ Vì sao phải rửa tay?
+ Rửa tay phòng tránh những bệnh gì?
+ Hàng ngày con rửa tay vào những lúc nào?
=> Việc rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch là rất quan trọng vì giúp cho đôi bàn tay luôn sạch sẽ và phòng tránh nhiều bệnh tật như bệnh tay chân miệng, đau mắt, bệnh về tiêu hóa giúp cơ thể chúng mình khỏe mạnh đấy.
2.Hoạt động :
- Vậy bạn nào đã biết cách rửa tay bằng xà phòng?
- Để rửa tay đúng các thao tác hơn, các con cùng quan sát cô làm mẫu nhé
+ Trước khi rửa tay bạn nào có tay áo dài thì chúng mình xắn cao lên
* Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa giải thích các thao tác
+ Bước 1: Vặn vòi nước vừa đủ làm ướt 2 bàn tay, chú ý chúc mũi 2 bàn tay xuống phía dưới miệng thau nước rồi vặn vòi nước lại. Xoa xà phòng vào 2 lòng bàn tay 1 lượng vừa đủ, chà sát 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt.
+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn.
- Mời 1 trẻ lên thực hiện
- Cho các trẻ nhận xét cách bạn thực hiện.
- Cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay
* Trẻ thực hành rửa tay bằng xà phòng
- Cho lần lượt 4 trẻ lên rửa tay bằng xà phòng. Trong quá trình trẻ rửa tay cô bao quát, gợi ý, sửa sai, khuyến khích trẻ thực hiện.
- Hỏi trẻ: Các con vừa được làm gì?
3. Kết thúc 
- Cô thấy các bạn rất giỏi, đã biết rửa tay đúng các bước, rửa tay khéo léo, nhanh nhẹn, tuy nhiên còn một số bạn còn lúng túng lần sau chúng mình phải cố gắng hơn để bạn nào cũng rửa tay nhanh nhẹn và khéo léo.
- Cho trẻ hát “Tay thơm tay ngoan”
TRẢ TRẺ
- Có thói quen chào hỏi, lễ phép.(CS54)
- Nghe bài hát: Thiếu nhi 
.ba 
	Thứ tư ngày 09 tháng 09 năm 2020
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN SÁNG
THỂ DỤC SÁNG 
TẠO HÌNH: VẼ CÁI KÉO BẰNG SÁP MÀU
I. Mục đích-yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ vẽ được hình vẽ 

File đính kèm:

  • docxLop 4 5 tuoi_12895550.docx
Giáo Án Liên Quan