Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Chúng em với án toàn giao thông. Hoạt động: An toàn khi ngồi trên xe máy - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Kiều Oanh

 I. Mục đích – Yêu cầu

- Trẻ biết ngồi sau xe máy an toàn và đúng cách. Biết lên xuống xe từ bên trái, lên xe khi có người giữ thăng bằng và xuống xe khi xe đã dừng hẳn.

- Trẻ nhận biết, phân biệt một số hành vi đúng, hành vi sai và thực hiện được một số quy định đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy

- Giáo dục trẻ không đùa giỡn khi tham gia giao thông, hứng thú tham gia vào hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô: Xe máy, nón bảo hiểm, ghế nhựa, power point bài giảng, video “Bé vui giao thông”, nhạc nhẹ không lời, nhạc cho trẻ chơi trò chơi.

2. Đồ dùng của trẻ: Mũ bảo hiểm, rổ thẻ chữ A-B, xe đạp

 

docx6 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Chúng em với án toàn giao thông. Hoạt động: An toàn khi ngồi trên xe máy - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LAGI
 TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN PHƯỚC
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 
 Hoạt động : GDKNS. An toàn khi ngồi trên xe máy
	 Lớp: 4- 5 tuổi (2)
 Giáo viên thực hiện: Võ Thị Kiều Oanh
	 Đơn vị: Trường MN Hoa Hồng
Năm học: 2022-2023
	I. Mục đích – Yêu cầu
- Trẻ biết ngồi sau xe máy an toàn và đúng cách. Biết lên xuống xe từ bên trái, lên xe khi có người giữ thăng bằng và xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
- Trẻ nhận biết, phân biệt một số hành vi đúng, hành vi sai và thực hiện được một số quy định đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy 
- Giáo dục trẻ không đùa giỡn khi tham gia giao thông, hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: Xe máy, nón bảo hiểm, ghế nhựa, power point bài giảng, video “Bé vui giao thông”, nhạc nhẹ không lời, nhạc cho trẻ chơi trò chơi.
2. Đồ dùng của trẻ: Mũ bảo hiểm, rổ thẻ chữ A-B, xe đạp
III. Tiến trình hoạt động
Các bước HĐ
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
 Gắn kết
- Trẻ hát cùng cô: Em đi qua ngã tư đường phố
- Cô hỏi trẻ: Hôm nay ai đưa con đi học? ba mẹ chở con đến trường bằng phương tiện gì?
- Hôm nay cô cũng đến trường đi làm bằng một loại xe. Đố các con đây là xe gì?
-Trẻ hát
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
 Khảo sát
+ Các con thường leo lên xe như thế nào? Cô cho 3-4 bạn leo lên xe cho cả lớp xem.
+ Các bạn khác có nhận xét gì không? Theo các con thì mình leo lên xe và mình ngồi như thế nào là an toàn? 
* Nếu trẻ chưa diễn đạt đủ ý, cô gợi hỏi và khẳng định lại:
+ Trước khi ngồi lên xe máy, các con phải làm gì?
+ Khi lên/ xuống xe, con lên/ xuống từ phía bên nào của xe?
+ Ngồi trên xe, con ngồi như thế nào?
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ nhận xét
- Ngồi thẳng, ôm eo người lái xe, 2 chân đặt lên thanh để chân,  không đưa chân vào trong bánh xe, không đùa nghịch
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
Giải thích
- Cho trẻ di chuyển về 2 hàng ngang.
- Còn bạn Bi và bạn Ben thì chọn cách ngồi xe máy như thế nào là an toàn. Cô mời các con cùng xem một đoạn phim ngắn nhé!
- Mời trẻ kể lại đoạn kết.
- Cho trẻ xem đoạn kết
- Vậy là các con đã biết thế nào là cách ngồi xe máy an toàn rồi đúng không nào? Cô mời 1 bạn lên thực hành lại cho cả lớp cùng xem nè!
* Cô khái quát lại và mời 1 bạn lên xe ngồi theo lời giải thích của cô
 Trước khi ngồi lên xe máy các con nhớ đội mũ bảo hiểm, kiểm tra xem mũ đã đảm bảo an toàn chưa, chỉ được lên xe khi đã có người lớn ngồi trước, lên xe lên từ bên trái nơi không có bô xe.Trước khi leo lên xe hai tay phải ôm người phía trước , bước chân trái lên thanh để chân, lấy đà và trèo lên. Khi ngồi hai chân đặt lên thanh để chân,ôm chặt người phía trước, ngồi ổn định trên xe, không đùa giởn làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của xe và sự tập trung của người lái xe. Khi xuống xe đợi xe dừng hẳn mới xuống, khi xuống hai tay vẫn giữ chặt người lái và xuống ở phía bên trái. Các con nhớ chưa nào.
Bây giờ bạn nào thích lên thực hiện lại cách ngồi xe an toàn cho cô và các bạn xem nào?
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện lại bài học.
- Cô cùng trẻ nhận xét
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi giờ cô thưởng các con một trò chơi nhé
Đó là trò chơi (Yes và No), các con thấy hành vi đúng thì say Yes, hành vi sai thì sẽ say No, cô mời Cô Phượng đóng vai là mẹ, và cô Linh đóng vai là con, cô dùng 2 cái ghế để làm xe máy nè! Nào mẹ con ta cùng đi siêu thị nào.
- Trò chơi đã kết thúc cô thấy các con rất giỏi. Qua trò chơi cô thấy các con nhận biết được đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai khi ngồi trên xe máy cô khen tất cả các con nào!
- Trẻ di chuyển
- Trẻ xem.
-Trẻ kể theo hiểu biết
-Trẻ xem.
- Trẻ chú ý
- Trẻ lên thực hiện lại
- Trẻ chơi
- Trẻ tham gia chơi trò chơi cùng cô
Mở rộng
*Trò chơi: Rung chuông vàng .
-Trên sân chơi của cô có thảm màu xanh và thảm màu vàng. Cô mời trẻ đi lấy rổ đồ chơi và ngồi vào thảm màu vàng.
- Kiểm tra rổ đồ chơi của trẻ đã đủ 2 thẻ chữ chưa. 
- Cách chơi : Cô có 4 câu hỏi tương ứng với các đáp án A – B. Cô sẽ đọc câu hỏi, kết thúc thời gian suy nghĩ các con phải đưa ra đáp án. Nếu trả lời đúng các con sẽ được tiếp tục tham gia trò chơi. Nếu trả lời sai các con sẽ bị loại và phải đi xuống ngồi ở phần thảm màu xanh, các con vẫn tiếp tục chơi nhưng không được tính kết quả sau giờ chơi. Cuối lượt chơi bạn nào còn trong thảm vàng sẽ được khen.
 ( Trước khi vào trò chơi cô xin giới thiệu cô Phượng sẽ làm giám sát viên trong trò chơi này) 
- Cô đọc câu hỏi
=> Sau giờ chơi mở rộng thêm: với cách ngồi phía sau xe chỉ có thể áp dụng khi đi đoạn đường ngắn, còn nếu đi đường dài thì phải có người lớn ngồi giữ phía sau hoặc có đai cố định các con với người lớn ngồi trước
- Trẻ đi lấy đồ dùng ( chữ cái a – b)
-Trẻ chơi
Đánh giá
*Trò chơi: Bé chơi AT giao thông
- Các con ơi! Các con vừa được học cách an toàn ngồi trên xe máy phải không nào? Bây giờ cô sẽ cho các con tham gia chơi trò chơi nhưng tuổi các con còn nhỏ không được chạy xe máy nên hôm nay cô sẽ cho các con dùng xe đạp thay cho xe máy trong trò chơi này nhé! 
- Cách chơi: Cô có 15 chiếc xe đạp, cô chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 chiếc xe có biển số từ 1 đến 5.
(nhóm 1 nhận xe có biển số màu vàng, nhóm 2 sẽ nhận xe có biển số màu đỏ, nhóm 3 sẽ nhận xe có biển số màu xanh). Lần lượt từng nhóm lên chơi, khi có hiệu lệnh “vào vị trí” thì 1 bạn làm người lái xe sẽ bước lên xe và cầm tay lái, khi nghe hiệu lệnh “lên xe” thì bạn còn lại sẽ lên xe ngồi phía sau bạn lái xe, khi nghe cô thổi tiếng còi “ tít, tít...” thì bạn lái xe sẽ đạp xe chở bạn ngồi phía sau chạy đến điểm đích có dây cờ thì dừng lại. Khi nghe tiếng còi “ tít tít...” thì tất cả các bạn ngồi sau xe sẽ bước xuống xe để xe vào bãi đổ xe và về vị trí xuất phát ( xe nào chưa đến đích cũng phải dừng lại và xuống xe) 
+ Luật chơi: Khi đi xe phải có mũ bảo hiểm, trèo lên xuống xe phía bên trái, và ngồi xe an toàn.... Đội nào có bạn lên xuống xe không đúng cách hoặc ngồi không an toàn sẽ không được khen 
- Cô bao quát trẻ chơi (mở nhạc) giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn.
* Cô quan sát đánh giá những hành vi đúng - sai của trẻ qua cách thể hiện trò chơi 
*NXTD.
- Trẻ nghe 
-Trẻ tham gia trò chơi
Câu hỏi 1: Khi tham gia giao thông, người ngồi trên xe máy phải thực hiện những yêu cầu gì?
A. Phải đội mũ bảo hiểm
B. Không phải đội mũ bảo hiểm
Câu hỏi 2: Nếu ngồi sau xe máy đang di chuyển trên đường, các con phải ngồi như thế nào?
A. Đứng trên yên xe máy.
B. Ngồi ngay ngắn phía sau có thắt dây an toàn.
Câu hỏi 3: Khi trèo lên xe máy phải trèo lên từ phía bên nào?
A. Bên phải nơi có bô xe.
B. Bên trái nơi không có bô xe.
Câu hỏi 4: Khi ngồi trên xe máy, con ngồi ở phía nào của người điều khiển giao thông?
A. Ngồi ở phía sau có thắt dây an toàn.
B. Ngồi ở phía trước

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_chung_em_voi_an_toan_giao_th.docx
Giáo Án Liên Quan