Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nghe và cảm nhận âm nhạc

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát: Mẹ yêu con ; Nhà mình rất vui

- Trẻ biết các bài hát nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình, nhất là tình yêu thương mẹ dành cho con

- Trẻ biết nhạc aerobic thì sôi động, nhạc hát ru thì nhẹ nhàng

- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc

2. Kỹ năng

- Phát triển tai nghe, khả năng tư duy, trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp, tính chất vui, buồn,

- Trẻ có kỹ năng thể hiện cảm xúc của mình khi nghe nhạc và hưởng ứng theo giai điệu của bản nhạc theo cách của mình.

- Trẻ biết sử dụng kỹ năng của một số loại hình nghệ thuật khác nhau để bộc lộ cảm xúc khi nghe nhạc (vẽ, vận động )

- Trẻ phân biệt được nhạc hát ru thì nhẹ nhàng, êm ả còn nhạc aerobic thì vui tươi, sôi động

- Trẻ chơi trò chơi thành thạo

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động

- Trẻ thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc: đung đưa, lắc lư, biểu diễn phụ họa theo cảm hứng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nghe và cảm nhận âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
 Đề tài	: NDTT: Nghe và cảm nhận âm nhạc
 NDKH: Trò chơi âm nhạc: Ngón tay khiêu vũ 
 Lứa tuổi 	: Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)
 Số trẻ	: 25 – 30 trẻ
 Thời gian	: 25 – 30 phút
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hảo
 Nguyễn Thị Như Lan
Năm học 2019 – 2020
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát: Mẹ yêu con ; Nhà mình rất vui
- Trẻ biết các bài hát nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình, nhất là tình yêu thương mẹ dành cho con
- Trẻ biết nhạc aerobic thì sôi động, nhạc hát ru thì nhẹ nhàng
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc 
2. Kỹ năng 
- Phát triển tai nghe, khả năng tư duy, trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp, tính chất vui, buồn, 
- Trẻ có kỹ năng thể hiện cảm xúc của mình khi nghe nhạc và hưởng ứng theo giai điệu của bản nhạc theo cách của mình.
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng của một số loại hình nghệ thuật khác nhau để bộc lộ cảm xúc khi nghe nhạc (vẽ, vận động)
- Trẻ phân biệt được nhạc hát ru thì nhẹ nhàng, êm ả còn nhạc aerobic thì vui tươi, sôi động
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Trẻ thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc: đung đưa, lắc lư, biểu diễn phụ họa theo cảm hứng.
II. Chuẩn bị
1. Môi trường học tập: 
- Trang trí lớp sạch, đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ
2. Đội hình : 
- Trẻ ngồi hình chữ U
3. Đồ dùng của cô:
- Nhạc các bài hát: Mẹ yêu con, Nhà mình rất vui, nhạc chơi trò chơi
4. Đồ dùng của trẻ:	
- Rối ngón tay chơi trò chơi
- Giấy, bút màu, 
III. Tiến hành hoạt động
Nôi dung
Phương pháp, cách thức tiến hành và các hoạt động tương ứng
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, gây hứng thú 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
3. Kết thúc
1. Ổn định, gây hứng thú 
- Cô giới thiệu về “Phòng học âm nhạc” và trò chơi “Ngón tay khiêu vũ” với sự tham gia của tất cả các bạn lớp Nhỡ B1
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
a. NDTT: Nghe và cảm nhận âm nhạc
Chơi trò chơi ghép tranh trên nền nhạc
- Cô chia trẻ thành 4 đội: Đội số 1, số 2, số 3 và số 4 
- Cô nhận xét kết quả chơi.
- Cô nói nội dung các bức tranh
* Lần 1: 
- Cô giới thiệu tên bài hát ‘Mẹ yêu con”
+ Cho trẻ nằm nghe nhạc
+ Khi nghe bản nhạc xong các con cảm thấy như thế nào?
+ Các con nghĩ gì và tưởng tượng ra hình ảnh gì khi nghe bản nhạc này?
=> Cô chốt: Nhạc bài hát mẹ yêu con chính là lời ru của mẹ nhẹ nhàng, êm ái. 
- Cô giới thiệu tên bài hát “Nhà mình rất vui”
+ Trẻ ngồi nghe nhạc
+ Bạn nào có thể chia sẻ cảm nhận của mình khi nghe nhạc?
=> Cô chốt: Nhạc bài hát nhà mình rất vui sôi động, vui tươi
- Cho trẻ nêu cảm nhận về sự khác nhau giữa 2 bản nhạc
=> Cô chốt: Nhạc hát ru thì êm ái, nhẹ nhàng còn nhạc aerobic rất vui tươi, sôi động
* Lần 2: Cho trẻ nghe nhạc của cả 2 bài và thể hiện cảm nhận về nhịp điệu qua nét vẽ
+ Khi nghe nhạc con hãy thể hiện bằng các nét vẽ cao thấp khác nhau hoặc thể hiện các quãng nhạc lên xuống, nhanh chậm theo cảm nhận của riêng mình
Cô đã để rất nhiều bút và giấy bìa, các con hãy thể hiện cảm nhận của mình về bản nhạc thông qua các nét vẽ nhé
- Cho trẻ nêu cảm nhận và lý do vẽ các đường nét
+ Trên giấy đã có rất nhiều đường nét, mỗi bạn có một cách cảm nhận và thể hiện khác nhau. 
+ Cô thấy con vẽ rất nhiều nét liền nhau và lại có cả 1 số nét thưa thưa. Con có thể diễn tả cho các bạn biết cảm nhận và lý do vì sao con vẽ như vậy không? 
+ Sự thay đổi về tiết tấu trong mỗi đoạn nhạc tạo cho các con cảm xúc gì? 
+ Các con liên tưởng đến điều gì khi nghe bản nhạc này?
+ Với 1 bản nhạc, các bạn lại có những tưởng tượng vô cùng phong phú và thú vị. 
+ Các con muốn thể hiện cảm xúc đó như thế nào? 
*Lần 3: 
- Cô hát và múa minh họa bài mẹ yêu con
Vừa rồi cô đã thấy các con thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về nhạc hát ru và nhạc aerobic. Cô cũng rất hào hứng và muốn thể hiện bài hát ru mẹ yêu con 
- Cô và trẻ vận động bài nhà mình rất vui
+ Cô thấy rất nhiều bạn háo hức muốn thể hiện tài năng của mình. Cô mời các con cùng đứng dậy và vận động theo bài hát nhà mình rất vui
*b. NDTH: Trò chơi âm nhạc ‘‘ Ngón tay khiêu vũ ’’ 
+ Cách chơi: Để chơi được trò chơi này các con phải dùng đôi tai thật tinh để nghe nhạc. Khi nhạc nhanh thì các ngón tay phải đi nhanh trên nền nhạc, còn nếu nhạc chậm thì các ngón tay đi thật chậm. 
+ Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Bạn nào di chuyển tay nhanh – chậm đúng theo tiếng nhạc thì giành chiến thắng
- Cô cho cả lớp chơi 1 – 2 lần
 3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét giờ học, khen động viên trẻ trẻ
+ Qua hoạt động ngày hôm nay con cảm thấy như thế nào?
+ Con có mong muốn gì?
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ hát và vận động theo nhạc 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về nhóm bàn và thực hiện ý tưởng
- Trẻ giới thiệu bài mình, nhận xét bài bạn

File đính kèm:

  • docxga_an_hao_31202113.docx