Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Giao thông - Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Các trò chơi, mục tiêu hướng đến :

- Cho trẻ quan sát xung quanh sân trường, cùng nhau nhặt rát, nhặt lá già, lau lá : để trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường

- Trò chơi liên hoàn: 1: Lăn bánh xe nhặt bóng, bò chui qua cổng; 2 : Chạy nhanh lấy bóng, nhảy lò cò, ném bóng vào sọt ; 3 : Bật liên tục 2 vòng lấy bóng, chạy nhanh, ném bóng vào sọt; 4: Bò chui qua cổng, hái quả bỏ vào rổ, chạy nhanh về đội ; 5 : Chạy nhanh nhặt bóng, tung bóng bằng 2 tay, ném bóng vào rỗ

- Các trò dân gian: “kéo co”,“mèo bắt chuột”, “cò chẹp”, “Bịt mắt bắt dê”, “Rồng rắn lên mây”,“Cướp cờ”: trẻ biết cùng nhau chơi trò chơi dân gian, biết cùng nhau chơi, biết bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn

- Trò chơi với thiết bị :

+ Ném polling, ném bóng vào rổ

+ Cát nước: trẻ biết chơi đồ chơi cát nước, biết giữ vệ sinh,

+ Chơi các đồ chơi có sẵn trên sân: trẻ hứng thú tham gia chơi, biết cách chơi, biết nhường nhịn, chơi hòa đồng cùng bạn

Chuẩn bị:

- Không gian đủ rộng, thoáng, sạch, an toàn cho trẻ hoạt động

- Đồ chơi liên hoàn, cột ném bóng rỗ, bể chơi cát nước,bộ đồ chơi polling,

 

doc88 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Giao thông - Nguyễn Thị Thảo Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 
CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện 3 tuần: từ ngày 5/10 – 23/10/2020
Mục tiêu GD
Nội dung GD
Hoạt động GD
( Chơi, học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)
Giáo dục phát triển thể chất
4. Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động
- Trẻ có khả năng phối hợp tay, chân, mắt nhịp nhàng để thực hiện các bài tập vận động:
+ Đi theo đường hẹp 
+ Chạy nhanh 18 m
+ Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- HĐH: Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập thể dục sáng, bài tập vận động, chú ý quan sát và sửa sai.
- Hoạt động ăn, ngủ: Cô giáo trò chuyện với trẻ về lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ
16. Trẻ biết nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Trẻ nhận ra bàn là, bếp đang đun phích nước nónglà nguy hiểm không đến gần. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch.
- Trẻ nhận ra những nơi như: Hồ ao, mương nước, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.
- Trẻ nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn: Hồ ao, mương nước, suối, bể chứa nước, những vật dụng nguy hiểm .
17. Trẻ biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở.
- Trẻ biết mình không nên cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại có hạt
- Trẻ không ăn những thức ăn có mùi ôi: Không ăn lá, quả lạkhông uống rượu, bia, cà phê; không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
- Trẻ không được ra khỏi giường khi không được phép của cô giáo.
- Hoạt đông ăn ngủ: Cô giáo trò chuyện với trẻ về tên gọi những món ăn, ích lợi của việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
-Trẻ nhận biết và phân biệt được một số loại thực phẩm có lợi, một số loại thực phẩm có hại cho cơ thể.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
49. Trẻ biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh.
- Trẻ nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.
- Trẻ kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.
- Truện: Qua đường, bê mẹ bê con
- Trong hoạt động khám phá khoa học, tiết làm quen văn học và những hoạt động hằng ngày cô chú ý rèn phát âm cho trẻ, cho trẻ hiểu và nhớ được những tên gọi gần gũi với trẻ... 
- Trong giờ đưa rước trẻ, cô giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với ông bà hoặc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi xưng hô bạn và mình không được kêu mày, tao.
Giáo dục phát triển nhận thức
22.Trẻ nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
- Trẻ biết một số loại phương tiện giao thông quen thuộc.
- Trẻ biết được những hành vi lịch sự khi tham gia giao thông.
29. Trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian.
- Trẻ biết được những hành vi lịch sự khi tham gia giao thông.
- Trẻ nhận ra một số đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông như: Phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không và phân loại chúng theo 1 - 2 dấu hiệu khác nhau, giống nhau.
- Trẻ được chơi các trò chơi về phương tiện giao thông.
- Trẻ nhường ghế cho người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già và giúp đỡ trẻ em.
- Trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt.
- Trẻ ngồi đúng số ghế không thò đầu, tay ra ngoài xe, khi xe dừng lại hẳn mới được lên xuống.
- Trẻ biết giữ trật tự, giữ vệ sinh khi tham gia trên các phương tiện giao thông công cộng
- Trẻ xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau; phía phải – phía trái).
- Trẻ nhận biết hôm qua, hôm nay và ngày mai và gọi tên các thức trong tuần.
- Trẻ mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày, nhận biết các buổi: Sáng, trưa, chiều, tối.
- Trẻ phân biệt và chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hình vuông và chữ nhật
- HĐH: Trong hoạt động khám phá khoa học cô Trò chuyện với trẻ về tên gọi, màu sắc, hình dạng,công dụng của một số phương tiện giao thông.
- Cô cho trẻ chơi 1 số trò chơi về phương tiện giao thông như: Chèo thuyền, đi theo tín hiệu đèn, ai nhanh hơncho trẻ xem tranh theo chủ đề.
- Nhận biết phân biệt hình tròn tam giác- hình vuông chữ nhật
Giáo dục phát triển thẩm mỹ
55. Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình trước sản phẩm tạo hình.
- Trẻ thích thú ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng) của sản phẩm tạo hình.
- HĐH: Trong các hoạt động âm nhạc tạo hình cô cho trẻ được thể hiện cảm xúc của mình qua trò chuyện, thể hiện nét mặt, điệu bộ khi trong thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, bông hoa
HĐG: Cô cho trẻ chơi góc âm nhạc, thực hiện các bài múa hát theo tiết tấu chậm.
Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội.
74. Trẻ biết chờ tới lượt, hợp tác.
75. Trẻ biết chú ý khi nghe cô, bạn nói, không ngắt lời người khác.
- Trẻ chờ đến lượt khi được nhắc nhờ, khi tham gia vào các hoạt động (khi tham gia giao thông).
- Trẻ nhận ra lời nói của người khác có ảnh hưởng đến trẻ
- Trẻ chú ý khi nghe người khác nói, biết thể hiện lịch sự trong giao tiếp, không ngắt lời người nói.
- Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn qua hoạt động đưa rước trẻ.
- Ở các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và tất cả hoạt động cô đều có thể dạy trẻ những quy định chung ở trường, lớp, nơi công cộng.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
LỚP CHỒI 3
Từ ngày:05/10- 9/10/2020
Thời gian/ hoạt động
Thứ hai
05/10/2020
Thứ ba
06/10/2020
Thứ tư
07/10/2020
Thứ năm
08/10/2020
Thứ sáu
09/10/2020
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi; Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề “Phương tiện giao thông”
- Chơi: với các đồ chơi trong lớp
- Thể dục sáng
Học
- KPKH: 
Bé và PTGT đường bộ
- LQVT: Nhận biết hình tròn, hình tam giác
- GDAN: Vận động: Em tập lái ô tô
- LQVH: 
+ Truyện “Qua đường”
- HĐTH: Vẽ, tô màu ô tô
Chơi ngoài trời
Các trò chơi, mục tiêu hướng đến :
- Cho trẻ quan sát xung quanh sân trường, cùng nhau nhặt rát, nhặt lá già, lau lá : để trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường
- Trò chơi liên hoàn: 1: Lăn bánh xe nhặt bóng, bò chui qua cổng; 2 : Chạy nhanh lấy bóng, nhảy lò cò, ném bóng vào sọt ; 3 : Bật liên tục 2 vòng lấy bóng, chạy nhanh, ném bóng vào sọt; 4: Bò chui qua cổng, hái quả bỏ vào rổ, chạy nhanh về đội ; 5 : Chạy nhanh nhặt bóng, tung bóng bằng 2 tay, ném bóng vào rỗ
- Các trò dân gian: “kéo co”,“mèo bắt chuột”, “cò chẹp”, “Bịt mắt bắt dê”, “Rồng rắn lên mây”,“Cướp cờ”: trẻ biết cùng nhau chơi trò chơi dân gian, biết cùng nhau chơi, biết bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn
- Trò chơi với thiết bị :
+ Ném polling, ném bóng vào rổ
+ Cát nước: trẻ biết chơi đồ chơi cát nước, biết giữ vệ sinh, 
+ Chơi các đồ chơi có sẵn trên sân: trẻ hứng thú tham gia chơi, biết cách chơi, biết nhường nhịn, chơi hòa đồng cùng bạn
Chuẩn bị:
- Không gian đủ rộng, thoáng, sạch, an toàn cho trẻ hoạt động
- Đồ chơi liên hoàn, cột ném bóng rỗ, bể chơi cát nước,bộ đồ chơi polling,
Tiến hành:
-Cô giới thiệu, tạo hứng thú để trẻ tập trung nghe để hiểu luật chơi các trò chơi
- Cho trẻ tiến hành chơi, cô quan sát, khuyến khích, nhắc nhỡ trẻ, giáo dục bảo vệ an toàn cho trẻ,
Chơi, hoạt động ở các góc
Góc phân vai: 
- Cửa hàng xe Chồi 3
- Tài xế
Mục tiêu: Trẻ biết phân vai người khách, người chủ bán hàng, tài xế và hành khách, trẻ biết xếp hàng mua vé, ngồi xe một cách trật tự, không chen lấn, xô đẩy,
- Trẻ biết nói đúng tên loại xe,hoặc miêu tả đặc điểm đặc trưng về loại xe.
- Trẻ biết phân vai khách, tài xế
Chuẩn bị: Một số xe làm từ nguyên vật liệu và đồ chơi lắp ghép, đồ chơi trẻ em, mô hình xe bằng thùng giấy, ghế trẻ ngồi, giấy làm tiền, làm vé xe,
- Búp bê bé trai, bé gái
Tiến hành: Trẻ biết đóng vai người chủ cửa hàng xe chào hỏi khách, mời khách, giới thiệu các loại xe có bán ở cửa hàng, biết cám ơn và mời khách lần sau nhớ ghé lại.
- Trẻ biết đóng vai người khách là phải nói loại vé xe cần mua, địa điểm muốn đến, biết trả giá, biết xếp hàng và trả tiền khi mua vé, giao tiếp lịch sự
Góc xây dựng - lắp ghép:
+ Xây dựng : Bến xe khách Vĩnh Long
Mục tiêu: trẻ biết cách bố trí sắp xếp tạo thành mô hình bến xe khách, biết sắp xếp cảnh quan bến xe một cách đẹp mắt, biết đặc điểm một số PTGT đường bộ
Chuẩn bị :Các loại xe, gạch vĩa hè, cây xanh, quầy bán vé,
Tiến hành :Trò chuyện để trẻ biết khung cảnh bến xe khách, cho trẻ rủ bạn và tự thiết kế mô hình theo sở thích của mình và bạn trong nhóm, cô quan sát, trò chuyện, giáo dục trẻ biết về các PTGT đường bộ
+Lắp ghép tự do
Mục tiêu:Trẻ biết chơi đồ chơi lắp ghép, biết gọi tên các đồ chơi mà mình ghép được, nêu được công dụng của món đồ chơi đó
Chuẩn bi:
- Đồ chơi lắp ghép
Tiến hành:cho trẻ tự rủ bạn cùng chơi, quan sát theo dõi nhắc nhỡ khi thấy trẻ lắp ghép các đồ chơi mang tính chất nguy hiểm
Góc học tập – thư viện:
- Học tập: Tranh so hình PTGT, Tìm bóng cho hình, ghép tranh PTGT đường bộ
- Thư viện: xem tranh chủ đề, nghe câu chuyện ʽʽQua đường ˮ
Mục tiêu: Trẻ biết ngồi, biết chơi trò chơi ghép tranh, so hình, biết chơi trò chơi tìm bóng để ướm đúng hình, biết gọi tên các PTGT đường bộ, biết nêu đặc điểm đặc trưng của một số PTGT đường bộ mà trẻ biết
Chuẩn bị:
- Bàn ghế, tập tô chữ, bút chì, bút màu, tranh so hình, tranh ghép, đồ chơi tìm bóng cho hình làm bằng nguyên vật liệu tạo hình; 
- Gối ngồi, kệ tranh ảnh về các loại PTGT đường bộ, câu chuyện trên máy tính,
Tiến hành:
Giới thiệu, để trẻ tự rủ bạn cùng nhau đến góc chơi, cô quan sát, trò chuyện, giáo dụ trong lúc trẻ vui chơi.
Góc nghệ thuật:
- Tạo hình: Tô màu, dán, nặn các PTGT đường bộ
- Âm nhạc: Chồi 3 vui hát
Mục tiêu: Trẻ biết tô màu, dán các hình học, nặn đất nặn thành PTGT đường bộ; biết thể hiện những bài hát chủ đề như một ca sĩ; trẻ chơi có trật tự, biết giữ vệ sinh sạch sẻ.
Chuẩn bị:
- Bút màu, tranh cho trẻ tô màu, đất nặn, các hình học đã cắt sẵn, keo, khung tranh,
- Nhạc cụ hoa, ghế khán giả, đàn organ,
Tiến hành:
Hướng trẻ đến góc, cho trẻ nêu và dạy trẻ hiểu luật chơi, cách chơi cùng nhau trò chuyện, thực hiện trò chơi, cô quan sát chơi cùng trẻ, nhận xét, đánh giá.
Góc Thiên nhiên- khoa học :
+ Thiên nhiên: chăm sóc cây 
Mục tiêu:
- Trẻ biết chăm sóc cây, lấy nước tưới cây, hái bỏ lá khô, lá sâu
Chuẩn bị:
- Cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên, bình xịch, nước tưới, thùng rác
- Bể nước, dầu ăn, cát, đá, bóng nổi,
Tiến hành: 
Cô giới thiệu để trẻ nghe, cho tự chọn đến góc, quan sát, vui chơi góc; cô giáo quan sát, chơi cùng trẻ, nhận xét, giáo dục lòng ghép bảo vệ nguồn nước, chống các tác hại gây ô nhiễm nguồn nước
+ Khoa học : vật chìm vật nổi, chế tạo và thổi bong bóng xả phòng
Mục tiêu: Trẻ biết quan sát và hiểu được vì sao vật nổi và vật lại chìm trong nước, biết cách dùng kết hợp các màu khác nhau để tạo thành các màu mới, biết giữ vệ sinh,
Chuẩn bị: Đồ chơi với nước, một số đồ chơi ; Màu nước, cốc nhựa trong suốt để trẻ pha chế tạo ra bong bóng xà phòng
Tiến hành: Giới thiệu góc cho trẻ, trò chuyện cùng trẻ thí nghiệm để rút ra kết luận về thí nghiệm trên.
Ăn, ngủ, VS
- Dạy trẻ biết mời cô, mời bạn ăn cơm; biết vệ sinh trước, sau khi ăn, sau khi ngủ dậy
- Trẻ ngủ đúng giờ giấc, biết xế cất nệm gối.
Học / Chơi, hoạt động theo ý thích
- Ôn bài củ, giới thiệu sơ lượt về nội dung đề tài mới
- Giáo dục lồng ghép học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ,
- Chơi với các đồ chơi mà trẻ thích
Trả trẻ
- Cho trẻ tự nhận xét bản thân và bạn sau một ngày hoạt động ở lớp, tuyên dương trẻ
- Rèn trẻ dẹp đồ chơi đúng nơi quy định
- Dạy trẻ biết chào cô, chào người thân trước khi về.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2020
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
Đón trẻ
Thể dục sáng
* Trò chuyện với bé:
- Các con thấy được những PTGT nào khi đi trên đường? Các con đi học bằng phương tiện gì? 
- Khi đi xe máy các con có đội mũ bảo hiểm không?
1/ Khởi động: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, thực hiện đi các kiểu chân, khởi động cơ thể nhạ nhàn
2/ Trọng động: 
- Cô cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang, thực hiện các bài tập PTC theo nhạc chủ đề tháng 10. 
- Hô hấp1: Thổi nơ hoặc thổi bóng bay.
- Đưa hai tay khum trước miệng và thổi mạnh.
- Ñoäng taùc tay 1: Hai tay ñöa ra trước, leân cao.
+ Nhòp 1: böôùc chaân traùi sang ngang moät böôùc hai tay ñöa ra trước.
+ Nhòp 2: hai tay ñöa cao loøng baøn tay höôùng vaøo nhau.
+ Nhòp 3: như nhịp 1
+ Nhòp 4: veà tö theá chuaån bò. Sau đó đổi chân. 
- Động tác chân 1: Tư thế chuẩn bị, hai tay chóng hong, hai chân khép tạo thành hình chữ V
+ Nhòp 1: : co chân trái lên cao vuông góc
+ Nhịp 2: đổi chân phải co lên cao
+ Nhịp 3: như nhịp 1
+ Nhòp 4: veà tö theá chuaån bò.
- Động tác bụng 1: Tư thế chuẩn bị hai chân khép, tay khép sát vào đùi
+ Nhịp 1: böôùc chaân traùi sang ngang, hai tay giô cao, loøng baøn tay höôùng vaøo nhau.
+ Nhịp 2: cuùi gaäp ngöôøi veà tröôùc, hai tay chaïm chaân.
+ Nhip 3: nhö nhòp 1
+ Nhòp 4: veà tö theá chuaån bò, sau ñoù ñoåi chaân. 
- Baät nhaûy : Treû ñöùng tay choáng hoâng, baät veà phía tröôùc 
* Hồi tỉnh: Trẻ đi tự do, hít thở đều
Học
BÉ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆNGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I./ MỤC TIÊU: 
- Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm chức năng của PTGT đường bộ (MT22)
- Biết cách so sánh, phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa các loại xe
- Hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn, biết khi đi bộ phải đi trẻ vĩa hè, lên xe máy phải đội nón bảo hiểm, biết nhắc cha mẹ dừng lại khi thấy tín hiệu đèn đỏ,
II./ CHUẨN BỊ:
Mô hình đèn tín hiệu, sách, tranh về PTGT, bút màu, tranh một số PTGT
III./ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
* Cho trẻ cùng làm người lái xe vừa đi vừa hát cùng cô bài hát “Em tập lái ô tô”
*Trò chuyện cùng trẻ:
- Con đến trường bằng gì
- Ngoài xe máy con còn biết những loại xe nào nữa
* Cô cho trẻ xem tranh một số loại xe, dạy trẻ biết đặc điểm của xe đạp: có hai bánh, chạy bằng sức người, chở được hai người; xe máy có hai bánh, chở được hai người và bé, chạy bằng động cơ; xe ô tô có 4 bánh, chở 4 người, hàng hóa, xe chạy bằng động cơ,
* Luyện tập: 
- Cho trẻ xem trong rỗ có gì, cô yêu cầu trẻ lấy và giới thiệu loại xe mà trẻ cầm trên tay: tên gọi, đặc điểm chức năng,
- Trò chuyện cùng trẻ về một số luật giao thông mà trẻ cần biết: đi bộ phải đi trên vĩa hè, khi trên xe máy phải đội nón bảo hiểm, gặp đèn đỏ phải dừng lại,
* Trò chơi: ô tô
- Giải thích luật chơi.
- Cho cả lớp chơi vài lần.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
- Kết thúc
Hoạt động ngoài trời
Các trò chơi, mục tiêu hướng đến :
- Cho trẻ quan sát xung quanh sân trường, cùng nhau nhặt rát, nhặt lá già: để trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường
- Trò chơi liên hoàn: Lăn bánh xe nhặt bóng, bò chui qua 
cổng; 
- Các trò dân gian: “kéo co”,“mèo bắt chuột”: trẻ biết cùng nhau chơi trò chơi dân gian, biết cùng nhau chơi, biết bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn
- Trò chơi với thiết bị :
+ Ném polling, ném bóng vào rổ
+ Cát nước: trẻ biết chơi đồ chơi cát nước, biết giữ vệ sinh, 
+ Chơi các đồ chơi có sẵn trên sân (cầu tuột, xích đu, nhà banh,..) : trẻ biết cách chơi, hứng thú tham gia chơi, biết nhường nhịn, chơi hòa đồng cùng bạn
Chuẩn bị:
- Không gian đủ rộng, thoáng, sạch, an toàn cho trẻ hoạt động
- Đồ chơi liên hoàn, cột ném bóng rỗ, bể chơi cát nước,bộ đồ chơi polling, một số đồ chơi trên sân trường
Tiến hành:
-Cô giới thiệu, tạo hứng thú để trẻ tập trung nghe để hiểu luật chơi các trò chơi
- Cho trẻ tiến hành chơi, cô quan sát, khuyến khích, nhắc nhỡ trẻ, giáo dục bảo vệ an toàn cho trẻ,
Chơi, hoạt động ở các góc
Góc phân vai: 
- Cửa hàng xe Chồi 3
- Tài xế
Mục tiêu: Trẻ biết phân vai người khách, người chủ bán hàng, tài xế và hành khách, trẻ biết xếp hàng mua vé, ngồi xe một cách trật tự, không chen lấn, xô đẩy,
- Trẻ biết nói đúng tên loại xe,hoặc miêu tả đặc điểm đặc trưng về loại xe.
- Trẻ biết phân vai khách, tài xế
Chuẩn bị: Một số xe làm từ nguyên vật liệu và đồ chơi lắp ghép, đồ chơi trẻ em, mô hình xe bằng thùng giấy, ghế trẻ ngồi, giấy làm tiền, làm vé xe,
- Búp bê bé trai, bé gái
Tiến hành: Trẻ biết đóng vai người chủ cửa hàng xe chào hỏi khách, mời khách, giới thiệu các loại xe có bán ở cửa hàng, biết cám ơn và mời khách lần sau nhớ ghé lại.
- Trẻ biết đóng vai người khách là phải nói loại vé xe cần mua, địa điểm muốn đến, biết trả giá, biết xếp hàng và trả tiền khi mua vé, giao tiếp lịch sự
Góc xây dựng - lắp ghép:
+ Xây dựng : Bến xe khách Vĩnh Long
Mục tiêu: trẻ biết cách bố trí sắp xếp tạo thành mô hình bến xe khách, biết sắp xếp cảnh quan bến xe một cách đẹp mắt, biết đặc điểm một số PTGT đường bộ
Chuẩn bị :Các loại xe, gạch vĩa hè, cây xanh, quầy bán vé,
Tiến hành :Trò chuyện để trẻ biết khung cảnh bến xe khách, cho trẻ rủ bạn và tự thiết kế mô hình theo sở thích của mình và bạn trong nhóm, cô quan sát, trò chuyện, giáo dục trẻ biết về các PTGT đường bộ
+Lắp ghép tự do
Mục tiêu:Trẻ biết chơi đồ chơi lắp ghép, biết gọi tên các đồ chơi mà mình ghép được, nêu được công dụng của món đồ chơi đó
Chuẩn bi:
- Đồ chơi lắp ghép
Tiến hành:cho trẻ tự rủ bạn cùng chơi, quan sát theo dõi nhắc nhỡ khi thấy trẻ lắp ghép các đồ chơi mang tính chất nguy hiểm
Góc nghệ thuật:
- Tạo hình: Tô màu, dán, PTGT đường bộ
- Âm nhạc: Chồi 3 vui hát
Mục tiêu: Trẻ biết tô màu, dán các hình học, nặn đất nặn thành PTGT đường bộ; biết thể hiện những bài hát chủ đề như một ca sĩ; trẻ chơi có trật tự, biết giữ vệ sinh sạch sẻ.
Chuẩn bị:
- Bút màu, tranh cho trẻ tô màu, các hình học đã cắt sẵn, keo, khung tranh,
- Nhạc cụ hoa, ghế khán giả, đàn organ,
Tiến hành:
Hướng trẻ đến góc, cho trẻ nêu và dạy trẻ hiểu luật chơi, cách chơi cùng nhau trò chuyện, thực hiện trò chơi, cô quan sát chơi cùng trẻ, nhận xét, đánh giá.
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, cô quan sát giúp đỡ trẻ rửa tay đúng quy trình
- Cho trẻ ăn xong, trẻ về lớp rửa tay xúc miệng, rửa mặt và đi ngủ.
- Trẻ ngủ đủ giất, không quấy khóc
Chơi, hoạt động theo ý thích
Cho trẻ chơi trò chơi “Đi theo đường hẹp” (MT4)
- Cô hướng dẫn cách chơi
- Trẻ tiến hành chơi
- dạy trẻ học tập theo tư đưởng đạo đức Hồ Chí Minh về việc “bé ngoan, biết vâng lời người lớn”
- Nhận xét, khen thưởng.
Trả trẻ
* Vệ sinh cho trẻ:
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn
- Cho trẻ đi ăn xế, ăn xong trẻ về lớp tự xúc miệng rửa mặt, rửa tay thay quần áo chuẩn bị về
* Nêu gương: 
- Cô dạy trẻ biết tự nhận xét bản thân và nhận xét về bạn trong suốt thời gian ở lớp
- Cô khen ngợi, động viên trẻ
* Trả trẻ: giáo viên vui trẻ trả trẻ về cho phụ huynh, trau đổi một số vấn đề về bé trong ngày ở lớp cho phụ huynh biết ( nếu có)
Nhân xét cuối ngày
-Tình trạng sức khỏe:
..
..
..
-Thái độ cảm xúc, hành vi:
..
..
..
-Kiến thức, kỹ năng:
..
..
..
-Hoạt động học:
..
..
..
-Hoạt động chơi:
..
..
..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ ba, ngày 06 tháng 10 năm 2020
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
Đón trẻ
Thể dục sáng
* Trò chuyện với bé:
- Các con thấy được những PTGT nào khi đi trên đường? Các con đi học bằng phương tiện gì? 
- Khi đi xe máy các con có đội mũ bảo hiểm không?
1/ Khởi động: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, thực hiện đi các kiểu chân, khởi động cơ thể nhạ nhàn
2/ Trọng động: 
- Cô cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang, thực hiện các bài tập PTC theo nhạc chủ đề tháng 10. 
- Hô hấp1: Thổi nơ hoặc thổi bóng bay.
- Đưa hai tay khum trước miệng và thổi mạnh.
- Ñoäng taùc tay 1: 
- Động tác chân 1: 
- Động tác bụng 1: 
- Baät 1: 
* Hồi tỉnh: Trẻ đi tự do, hít thở đều
Học
NHẬN BIẾT HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC
I MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết được tên gọi, hình dạng của hình tròn, hình tam giác
- Trẻ có kĩ năng chơi với các hình; Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. Biết chơi các trò chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học và trò chơi cùng cô và các bạn
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án đầy đủ, máy vi tính, giáo án điện tử.
- Nhạc bài hát “Đường em đi”.
- Rổ dựng hình tròn, tam giác, 
2. Đồ dùng của trẻ:
- Rổ đựng các hình học
III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Cô và trẻ chơi trò chơi đi theo tín hiệu đèn giao thông; Trò chuyện cùng trẻ:
- Con vừa chơi trò chơi gì
- Khi gặp đèn đỏ thì con phải làm gì?
- Tín hiệu đèn 

File đính kèm:

  • docCHU DE GIAO THONG 2021Thao Nguyen_13016185.doc
Giáo Án Liên Quan