Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Tìm hiểu về gió

I. Mục đích- Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được gió tự nhiên và gió nhân tạo.

- Trẻ biết được đặc điểm và tính chất không mùi, không màu, không hình dạng, không nắm bắt được.

2. Kĩ năng:

- Biết phân loại chính xác vê gió

- có kỹ năng phán đoán, quan sát, tư duy qua thử nghiệm.

Thái độ:

- Giáo dục trẻ nhận biết được ích lợi của gió và tác hại của gió.

-Biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi gió to và mạnh .

II. Chuẩn bị:

-Các hình ảnh về ích lợi của gió và hình ảnh tác hại về gió. Gió tự nhiên và gió nhân tạo.

- Quạt nan, chong chóng bằng giấy

- Que chỉ.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 9318 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Tìm hiểu về gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN 
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh: 
Đề tài:Tìm hiểu về gió 
Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Ngày dạy: 
Người thực hiện : Trần Thị Chi
I. Mục đích- Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được gió tự nhiên và gió nhân tạo.
- Trẻ biết được đặc điểm và tính chất không mùi, không màu, không hình dạng, không nắm bắt được. 
2. Kĩ năng:
- Biết phân loại chính xác vê gió
- có kỹ năng phán đoán, quan sát, tư duy qua thử nghiệm.
Thái độ:
- Giáo dục trẻ nhận biết được ích lợi của gió và tác hại của gió.
-Biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi gió to và mạnh .
II. Chuẩn bị:
-Các hình ảnh về ích lợi của gió và hình ảnh tác hại về gió. Gió tự nhiên và gió nhân tạo.
- Quạt nan, chong chóng bằng giấy
- Que chỉ.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định tổ chức,gây hứng thú. 
-Các con ơi lại đây với cô nào.
-Cô xin chào mừng các bé đến với chương trình “bé vui khám phá”ngày hôm nay. 
-Để không khí của hội thi thêm vui chúng mình cùng nhau đọc bài thơ: Gió
-chúng mình vừa được đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nhắc đến hiện tượng tự nhiên nào?
.=>Đúng rồi bài thơ đã nhắc đến hiện tượng gió.
2. Hoạt động 2: Bài mới:
- Cô cho trẻ ra ngoài sân và giới thiệu về gió tự nhiên.
-Bây giờ các con hãy quan sát xem xung quanh ngôi trường thân yêu của chúng mình có những vật gì đang chuyển động?
-Vì sao vật đó chuyển động được?
- Cho trẻ khám phá gió tự nhiên. (đặc điểm không màu, không mùi, không nắm bắt được)
+Các con quan sát xem gió có màu gì?
+ Các con ngửi xem gió có mùi gì?
+ Nào các con hãy đưa tay lên cầm nắm gió có được không?
+Bạn nào có thể nhận xét về đặc điểm của gió?
=>Vậy là đặc điểm của gió tự nhiên không màu, không mùi, không nắm bắt được.
+Vừa rồi các con đã quan sát đặc điểm về gió tự nhiên, vậy theo các con còn có thể tạo ra được gió không?
- Bạn nào có thể ví dụ được?
-Cô cho trẻ hát bài: “cho tôi làm mưa với” rồi đi vào lớp để khám phá gió nhân tạo. 
- Cho trẻ làm thí nghiệm về gió nhân tạo.
-Cô cho 2 trẻ quay mặt vào nhau,mỗi trẻ 1 cái quạt giấy rồi quạt vào nhau 
+Được bạn quạt cho,các con cảm thấy như thế nào?
+Tóc các bạn có bay không?
+Vì sao tóc lại bay?
+Khi ở trong nhà muốn có gió phải làm như thế nào?
+Vậy gió từ quạt nan, gió từ quạt điện gọi là gió gì?
=>đúng rồi gió từ quạt nan, gió từ quạt điện gọi là gió nhân tạo. 
+Thế hàng ngày các con nhìn thấy gió có ở đâu?
+Vì sao con biết? 
*Cho trẻ so sánh gió tự nhiên và gió nhân tạo.
+ đặc điểm giống nhau: đều gọi là gió 
+điểm khác nhau: 
-Gió tự nhiên là tự có, có ở mọi nơi.
-Gío nhân tạo là gió do con người tạo ra và tùy chỗ.
+ Vậy gió giúp ích gì cho đời sống con người?
* Cho trẻ xem hình ảnh về ích lợi của gió 
+ Gío có ích như thế nào cho cuộc sống con người?
=>Đúng rồi gió làm cho con người mát mẻ, dễ chịu, làm khô quần áo, làm khô tất cả các đồ vật khi chúng ta mang ra phơi
+Nếu gió rất mạnh thì điều gì sẽ xảy ra?
*Cho trẻ xem hình ảnh về tác hại của gió
+Khi gió quá mạnh thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người?
=>Gió mạnh sẽ làm đổ nhà cửa và mọi cảnh vật xung quanh cuộc sống con người. Gây thiệt hại không biết bao nhiêu tiền của.
-Muốn phòng tránh gió mạnh và bão ta phải làm như thế nào?
=>GD: Khi có gió mạnh và bão chúng ta ngồi ở trong nhà, không được ra ngoài đường, ra ao hồ. Chúng mình mặc quần áo phù hợp với thời tiết. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
* Trò chơi: Chong chóng quay 
-Cô chia lớp thành 2 đội và phát cho mỗi trẻ một cái chong chóng bằng giấy, cô bật quạt điện chong chong sẽ quay, trẻ lần lượt cầm chong chóng lên cắm vào giá,
( cô cho trẻ chơi 2-3 lần )
-Sau mỗi lần chơi cô nhận xét,khen trẻ.
-Đến với “chương trình bé vui khám phá”ngày hôm nay chúng mình đã được khám phá về hiện tượng tự nhiên nào?
-Cô khen trẻ, kết thúc giờ học.
Trẻ vỗ tay
Trẻ đọc thơ
Nhắc đến gió
Trẻ ra ngoài sân
Vì có gió
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Rất mát
Trẻ trả lời
Trẻ xem
Trẻ xem
Trẻ nghe
Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docxgiáo án gió.docx
Giáo Án Liên Quan