Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề lớn: Động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng

I. THỂ DỤC SÁNG ( Hô hấp 1, tay và bả vai 2; Lưng, bụng 3; chân 4)

1. Mục đích- yêu cầu

- Kiến thức

 + Trẻ 4 tuổi: Biết tập các động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Biết chơi trò chơi.

 + Trẻ 3 tuổi: Biết tập các động tác theo cô và theo các anh chị, biết chơi trò chơi.

- Kĩ năng

 + Rèn cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận của cơ thể, phát triển các cơ.

- Giáo dục

 + Trẻ 4+3 tuổi: Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.

2. Chuẩn bị

 

doc22 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề lớn: Động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29: HOẠT ĐỘNG SÁNG + CHIỀU
 Chủ đề lớn: Động vật
 Chủ đề nhánh: Côn trùng 
( Thực hiện từ ngày 01 tháng 04 đến ngày 05 tháng 04 năm 2019)
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Cúc 
I. THỂ DỤC SÁNG ( Hô hấp 1, tay và bả vai 2; Lưng, bụng 3; chân 4)
1. Mục đích- yêu cầu
- Kiến thức
 + Trẻ 4 tuổi: Biết tập các động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Biết chơi trò chơi.
	 + Trẻ 3 tuổi: Biết tập các động tác theo cô và theo các anh chị, biết chơi trò chơi.
- Kĩ năng	
	 + Rèn cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận của cơ thể, phát triển các cơ. 
- Giáo dục
 + Trẻ 4+3 tuổi: Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. 
2. Chuẩn bị
 - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ, quần áo gọn gàng thời tiết phù hợp.
3. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi mũi, gót chân chạy nhanh chậm khác nhau.
* Hoạt động 2:Trọng động
- Đội hình 3 hàng ngang:
- Trẻ tập các động tác:
+ Hô hấp 1: Hít vào thật sâu thở ra 
+ Tay và bả vai 2: Đưa 2tay ra phía trước – sau và vỗ vào nhau.
+ Lưng bụng 3: Đứng cúi nười về trước 
+ Chân 4: Ngôi nâng hai chân duỗi thẳng.
+Trò chơi: Tiếng kêu con vật
- Cô nói luật chơi cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 
-> Giáo dục trẻ thường xuyên luyện thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 
- Trẻ đi các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô.
- Đội hình 3 hàng ngang.
- Trẻ tập 
- Trẻ tập 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ tập 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ tập 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú 
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 
II. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
 Góc phân vai: Gia đình- Phòng triển lãm tranh
 Góc xây dựng: Xây trang trại nuôi ong 
 Góc ST: Xem tranh ảnh , sách truyện về con côn trùng , làm allbum ảnh 
 Góc tạo hình: Vẽ, tô mầu, xếp các con côn trùng bằng hột hạt.
 Góc khám phá KH- TN: Phân nhóm các con vật và đếm số lượng các con vật. chơi với cát, gạch. 
 Góc ÂN: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
1.Mục đích- yêu cầu
- Kiến thức 
 + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết thỏa thuận nhận vai chơi, biết chơi theo nhóm và tạo được sản phẩm ở các góc chơi, biết nhận xét sau khi chơi.
 + Trẻ 3Tuổi: Trẻ bước đầu biết thỏa thuận các vai chơi cùng trẻ 4 tuổi biết chơi cùng anh chị và tạo được sản phẩm đơn giản dưới sự giúp đỡ của cô ở các góc chơi.
- Kĩ năng 
 + Trẻ 4: Rèn kỹ năng chơi giao lưu giữa các góc chơi, kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 + Trẻ 3 Tuổi: Rèn kỹ năng giao tiếp, Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
- Giáo dục
 + Trẻ 4+3 tuổi: Giáo dục trẻ chơi đoàn kết biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, yêu quí bảo vệ các con vật sống trong rừng
2. Chuẩn bị
 - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc theo chủ đề
3. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1. Giới thiệu bài
- Trò chuyện về chủ đề
*Hoạt động 2. Phát triển bài
- Hôm nay các góc chơi có nhiều đồ chơi đẹp
+ Bạn nào thích chơi ở góc phân vai ? 
- Góc phân vai các bạn sẽ chơi gì? 
- Gia đình có những ai?
- Bố mẹ làm công việc gì? Các con phải như thế nào?
- Ở góc phân vai hôm nay còn có cả phòng triển lãm tranh về các con vật sống trong rừng
- Bạn nào thích chơi ?
- Con chơi gì ở phòng triển lãm tranh?
+ Ai thích chơi ở góc xây dựng ?
- Góc xây dựng các bạn sẽ xây gì? Các bạn sẽ xây như thế nào?
- Để xây được trang trại nuôi ong cần có ai?
+ Các bạn khéo tay chơi ở góc nào?
+ Các bạn yêu sách truyện sẽ chơi ở đâu?
+ Những ai thích khám phá khoa học và thiên nhiên thì chơi ở góc nào? Chơi gì hôm nay?
+ Góc âm nhạc.
+ Tuần này các bạn sẽ biểu diễn những bài hát nào?
+ Các bạn sẽ biểu diễn như thế nào?
- Trước khi chơi các bạn phải làm gì?
- Trong khi chơi các bạn chơi như thế nào?
- Sau khi chơi xong các bạn phải làm gì?
+ Quá trình chơi:
- Trẻ cắm biểu tượng vào góc chơi
- Cô cho trẻ chơi theo từng góc, gợi ý giúp trẻ lựa chọn nội dung chơi. Cô hướng dẫn trẻ 2,3 tuổi. Gợi ý để trẻ liên kết các nhóm chơi.
+ Nhận xét: Cô đi từng góc nhận xét trẻ chơi nhận xét các góc chơi
- Cho trẻ nhận xét góc chơi của mình
- Cô nhận xét chung. Động viên khuyến khích trẻ
*Hoạt động 3. Kết luận
- Cho trẻ cất dọn đồ chơi về nơi quy định
- Trò chuyện
- Trẻ 4 tuổi
- Trẻ 4 tuổi
- Trẻ 4 tuổi
- Trẻ 4 tuổi
- Trẻ 3 tuổi
- Trẻ 4 tuổi
- Trẻ 4 tuổi
- Trẻ 3 tuổi 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ cắm biểu tượng 
- Trẻ về góc chơi hứng thú
- Trẻ từng nhóm nhận xét
- Trẻ cất đồ chơi
 ***********************************
Thứ 2 ngày 01 tháng 04 năm 2019
A.HOẠT ĐỘNG SÁNG 
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC KỸ NĂNG 
 * Đề tài : Trườn theo hướng thẳng.
 Trò chơi: Chuyền bóng
1. Mục đích – yêu cầu 
- Kiến thức
 + Trẻ 4 tuổi: Nhớ tên vận động, trẻ biết dùng lực của cánh để trườn theo hướng thẳng, biết phối hợp giữa đầu gối và cánh tay đề trườn khéo léo. Biết chơi trò chơi.
 + Trẻ 3 tuổi: Biết tên vận động, biết tập cùng cô và các bạn vận động trườn theo hướng thẳng.
- Kỹ năng
 + Trẻ 4,3 tuổi: Rèn kỹ năng vận động của đôi tay, sự khéo léo của trẻ , sự nhanh nhẹn qua trò chơi.
- Giáo dục
 + Trẻ 4+ 3 tuổi: Giáo dục trẻ chú ý, chăm tập thể dục thường xuyên 
2. Chuẩn bi 
 - Sân bãi sạch sẽ, 3 quả bóng.
3. Hướng dẫn thực hiện 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô cùng trẻ hát bài: “Con chuồn chuồn”
- Cho trẻ đi vòng tròn phối hợp các kiểu chân: đi thường, đi bằng gót bàn chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm và về 3 hàng dọc chuyển đội hình 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
 - Cô tập mẫu cho trẻ lần lượt tập theo các động tác:
+ Tay và bả vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước – sau và vỗ vào nhau.
+ Lưng bụng 3: Đứng cúi người về trước 
+ Chân 4: Ngôi nâng hai chân duỗi thẳng.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
b.Vận động cơ bản : Trườn theo hướng thẳng
- Cô tập lần 1: Giới thiệu tên động tác
- Cô tâp lần 2: Giải thích: TTCB cô áp bụng xuống nền nhà phối hợp chân nọ tay kia khi có hiệu lệnh cô trườn thẳng thẳng về phía trước.
- Cô cho 2 trẻ khá lên tập và sửa sai cho trẻ
- Cô cho cả lớp thực hiện.
- Cô cho 2 đội thi đua giữa hai đội
- Cô cho trẻ tập và sửa sai cho trẻ
- Cô hỏi lại trẻ tên bài vận động, cho một trẻ khá tập lại.
c. Trò chơi: “ Chuyền bóng ”
- Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi. (chú ý quan sát trẻ chơi)
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Nhận xét, giáo dục trẻ.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân
- Trẻ hát theo cô.
- Trẻ đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập 4x4 nhịp
- Trẻ tập 3x4 nhịp
- Trẻ tập 3x4 nhịp
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát
- Trẻ 3+ 4 tuổi tập
- Thi đua 1 lần
- Trẻ quan sát 
- 2 trẻ trả lời. 
-Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
III . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Quan sát ruồi
 - Trò chơi: Mèo và chim sẻ
 - Chơi tự do
1. Mục đích- yêu cầu
 - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của con ruồi, biết con ruồi là loài côn trùng có ích, hay có hại, biết chơi trò chơi 
 - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, phát triển ngôn ngữ.
 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ côn trùng có lợi và tiêu diệt côn trùng gây hại.
2. Chuẩn bị 
 - Hình ảnh con ruồi 
 - Đồ dùng đầy đủ cho tiết học 
3. Hướng dẫn thực hiện 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Quan sát con ruồi
- Cho trẻ quan sát tranh con ruồi 
+ Bức tranh vẽ con gì? Con ruồi sống ở đâu?
+ Con ruồi có những bộ phận nào? 
+ Con muỗi có mấy chân?
+ Ruồi là côn trùng có lợi hay có hại? vì sao?
+ Để hạn chế tác hại của ruồi chúng ta phải làm gì?
+ Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt ruồi?
-> Cô chốt lại: Con ruồi là côn trùng có hại
- Ngoài con ruồi ra các con còn biết con côn trùng gì nữa?
-> Giáo dục: dục trẻ biết bảo vệ côn trùng có lợi và tiêu diệt côn trùng gây hại
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Mèo và chim sẻ ”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi cô bao quát, khuyến khích trẻ .
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Gợi ý trẻ chơi các trò theo ý thích.
- Bao quát, khuyến khích trẻ.
-Trẻ chơi và quan sát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- 3-4 ý kiến
- 2-3 ý kiến
- 2-3 ý kiến
- 2-3 ý kiến
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- 1-2 ý kiến
- Trẻ chơi
- Chơi theo ý thích.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Làm vở PTTC- KNXH
 - Mục đích yêu cầu: Trẻ biết chọn hình ảnh đúng và vẽ mặt cười , đánh dấu x vào ô có tranh vẽ hành động không lên làm 
- Tiến hành: + Trẻ 4 tuổi: Cô cho trẻ mở vở trang 17, cho trẻ nhận xét xem bạn nào trong tranh vẽ biết chia sẻ với bạn 
 - Tranh nào bé biết rủ bạn cùng chơi và chia sẻ đồ chơi với bạn? 
 - Vẽ mặt cười và tô màu vàng vào bức tranh thể hiện hành động đúng 
 - Vẽ mặt cười và tô màu cam vào bức tranh thể hiện hành động sai
 + Trẻ 3 tuổi: cho trẻ mở vở trang 15, cho trẻ nhận xét xem các bạn biết cách chơi vui vẻ với nhau chưa, biết nhường nhau đồ dùng , đồ chơi chưa?
 - Cho trẻ thực hiện
 - Cô bao quát, giúp đỡ trẻ 
 - Cô nhận xét chung 
2. Trò chơi: Tiếng con vật gì
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 
3. Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
- Cho trẻ nhận xét bạn ngoan, bạn chưa ngoan
- Lần lượt cho trẻ ngoan cắm cờ vào bảng bé ngoan.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chưa ngoan lần sau cố gắng
C. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 
1. Tình trạng sức khỏe 
...
2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ, và hành vi ...
3. Kiến thức, kĩ năng:
.........................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................
 ******************************************
 Thứ 3 ngày 02 tháng 4 năm 2019
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG HỌC : TOÁN 
 * Đề tài : Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
1. Mục đích - yêu cầu 
- Kiến thức
 + Trẻ 4+ 3 tuổi : Củng cố nhận biết các chữ số từ 0-> 5. Trẻ biết được ý nghĩa của các con số trong cuộc sống hằng ngày ( Số điện thoại, số trang sách....) . Trẻ biết chơi trò chơi.
 + Trẻ 3 tuổi : Trẻ nhận biết số từ 0 -> 5 dưới sự hướng dẫn của cô. Trẻ biết được ý nghĩa của các con số trong cuộc sống hằng ngày dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ biết chơi tr ò chơi theo anh chị.
- Kỹ năng
 + Trẻ 4+ 3 tuổi:  Rèn trẻ khả năng quan sát, nhận biết, phân biệt. Kỹ năng đếm, sắp xếp, tư duy, phán đoán, tưởng tượng, kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
- Giáo dục
 + Trẻ 4+3 tuổi: Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết thực hiện các yêu cầu của cô. Trẻ biết yêu quý bảo vệ các con vật 
2. Chuẩn bị 	
 - Thẻ số từ 0->5 , bảng gài, truyện tranh, biển số xe,
 - Hai bảng gài cài sẵn biển số xe và số điện thoại 
3. Hướng dẫn thực hiện 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cô có nhiều món quà để tăng cho lớp mình đấy các con có muốn khám phá không
2. Hoạt động 2: phát triển bài
a. Ôn nhận biết số 
- Món quà đầu tiên mà cô tặng các con là 1 trò chơi , trò chơi có tên là “ Kết bạn ”
- Để chơi được trò chơi này các con hãy lắng nghe cô nói luật chơi cách chơi nhé 
+ Luật chơi: Trẻ nào tìm sai phải tìm lại cho đúng
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số bất lỳ, trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tạo nhóm các trẻ cùng số sẽ tạo thành 1 nhóm
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần 
- Cô nhận xét 
b. Ý nghĩa các con số trong cuộc sống hằng ngày 
+ Số trang sách 
- Cô Hơn hôm nay gửi tặng chúng mình rất nhiều quyển truyện tranh , cô phát cho trẻ mỗi trẻ 1 quyển chuyện và hỏi trẻ 
- Góc dưới của trang sách có gì?
- Các con số được đánh dấu từng trang theo thứ tự như thế nào?
- Việc đánh số trang có ý nghĩa gì?
-> Cô chốt lại: Con số trên trang sách có ý nghĩa giúp người đọc biết được mình đang xem ở trang nào,và tìm trang cần xem được thuận lợi hơn.
+ Số điện thoại 
 Dấu tay, dấu tay
 Tay đẹp đâu ,tay đẹp đâu 
- Trong rổ của chúng mình có những số gì?
- Cô xếp các con số trong rổ thành dãy số có ý nghĩa trên bảng ( 0346324859) 
- Trên bảng của cô có những số gì?
- Đây là số điện thoại của cô và mời 1 trẻ và lấy điện thoại bấm số của cô xem có đúng không?
- Số điện thoại cô giáo trên bảng có ý nghĩa như thế nào?
- Với số điện thoại này cô có thể liên lạc với mọi người với bố mẹ , bạn bè để trao đổi những thông tin để hỏi thăm sức khỏe dù cô đang ở xa 
- Cô cho trẻ xếp bảng số điện thoại bất kì mà trẻ biết 
- Số điện thoại của con gồm những số gi?
- Số điện thoại này có ý nghĩa gì?
-> Cô chốt lại: Số điện thoại có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp mọi người liên lạc trao đổi thông tin với nhau dễ dàng hơn cho dù không ở gần nhau.
+ Biển số xe máy 
- Trên tay cô có gì đây?
- Trên biển số xe máy có những con số nào?
( 24k1. 4484)
- Đây là biển số xe máy của cô do chú công an cấp đấy 
- Các con có biết các con số trên biển số xe của cô không?
- Các con có biết các con số trên biển xe máy của cô có ý nghĩa gì không?
- Các con ạ những con số trên xe máy của cô để cô nhận biết, phân biệt với những chiếc xe khác đấy.
- Cô tặng cho trẻ những tranh về biể số xe máy nhưng còn thiếu số yêu cầu trẻ gắn số theo ý thích đúng với biển số xe mà trẻ nhớ 
- Biển số xe máy con xếp có những số nào? Là biển số xe máy của ai? Có ý nghĩa gì vạy các con?
-> Cô chốt lại: Biển số xe máy có ý nghĩa giúp cho chủ xe nhận biết, phân biệt ghi nhớ được xe của mình với những chiếc xe khác
-> Các con ạ các con số có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hằng ngày đấy các con ạ, như con số biểu thị số diện thoại, biển số xe, số trang sách, ngày tháng sinh nhật ....
- Ngoài ra con số dùng để biểu thị số lượng, số trên đồng hồ, gía tiền, số trên đốc lịch với nhiều ý nghĩa khác nhau nữa
c.TC: “Thi xem đội nào giỏi”
 - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi đội xanh, đội đỏ, trong thời gian 3 phút ,thành viên của 2 đội chạy lên bàn lấy 1 con số gắn lên bảng theo mẫu của cô sau đó đứng về cuối hàng lần lượt từng trẻ lên gắn 
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chọn 1 thẻ số và gắn, đội nào gắn nhanh và chính xác nhất là đội chiến thắng , đội thua cuộc phaỉ nhảy lò cò 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi cô bao quát và nhận xét động viên khuyến khích 
* Hoạt động 3 : Kết thúc
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng ra sân chơi
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ 3,4 tuổi trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ chú ý 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ gắn số 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng. 
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Vẽ con sâu trên sân
 - Trò chơi: Chuyền bóng
 - Chơi tự do.
1. Mục đích- yêu cầu 
 - Trẻ biết con sâu là loại côn trùng có hại, biết phối hợp các nét đã học để vẽ được hình con sâu trên sân.
 - Rèn luyện sự khéo léo, khả năng tưởng tượng cho trẻ. phát triển ngôn ngữ.
 - Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các loại côn trùng có ích, phòng tránh những loại côn trùng có hại, giữ gìn vệ sinh, chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị 
 - Địa điểm: Sân sạch sẽ, bằng phằng, phấn vẽ, tranh con sâu.
3. Hướng dẫn thực hiện 
Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trẻ 
*Hoạt động 1: Vẽ con sâu trên sân.
 Trời tối
 Trời sáng 
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ con sâu.
+ Các con có nhận xét gì bức tranh con sâu?
+ Con sâu là loại côn trùng như thế nào?
-> Giáo dục trẻ tránh xa những loại côn trùng có hại.....
- Cô cùng trẻ thống nhất nội dung “Vẽ con sâu”.
+ Con sẽ vẽ con sâu như thế nào?
+ Con vẽ phần nào trước?
+ Khi vẽ chúng mình phải như thế nào?
- Cô cho trẻ thực hành vẽ sâu.
- Cô bao quát trẻ vẽ, gợi ý trẻ cách vẽ.
- Cô khuyến khích trẻ vẽ theo khả năng tưởng tượng của trẻ, nhắc trẻ không ngịch bẩn
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm vẽ của mình và bạn.
- Cô nhận xét, bổ sung cho trẻ.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Mèo và chim sẻ ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 
- Động viên, khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 3: Chơi theo ý thích.
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Bao quát, động viên. khích lệ trẻ.
- Trẻ chơi 
- Trẻ quan sát.
- 2-3 ý kiến
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- 2-3 ý kiến
- 2-3 ý kiến
- Trẻ vẽ con sâu.
- Tự nhận xét bài của mình và bạn.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi theo nội dung
- Trẻ chơi theo ý thích
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn: Toán 
+ TC: “Thi xem đội nào giỏi”
 - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi đội xanh, đội đỏ, trong thời gian 3 phút ,thành viên của 2 đội chạy lên bàn lấy 1 con số gắn lên bảng theo mẫu của cô sau đó đứng về cuối hàng lần lượt từng trẻ lên gắn 
 - Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chọn 1 thẻ số và gắn, đội nào gắn nhanh và chính xác nhất là đội chiến thắng , đội thua cuộc phaỉ nhảy lò cò 
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi cô bao quát và nhận xét động viên khuyến khích 
2. Trò chơi: Đố biết con gì?
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 
3. Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
- Cho trẻ nhận xét bạn ngoan, bạn chưa ngoan
- Lần lượt cho trẻ ngoan cắm cờ vào bảng bé ngoan.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chưa ngoan lần sau cố gắng
C. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 
1. Tình trạng sức khỏe 
....
2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ, và hành vi ...
3. Kiến thức, kĩ năng:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................
**********************************
Thứ 4 ngày 03 tháng 4 năm 2019
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG 
I. HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
 * Đề tài: Vẽ con bướm (mẫu) 	 
1. Mục đích - yêu cầu 
- Kiến thức 
 + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết biết dùng các nét vẽ: Nét cong dài để vẽ mình con bướm, nét cong tròn khép kín vẽ đầu, nét cong để vẽ cánh, râu con bướm, biết trình bày bố cục hợp lý, tô màu đều, mịn, tô hoàn thiện bức tranh.
 + Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết tô màu mịn không chờm ra ngoài.
- Kỹ năng
 + Trẻ 4+3 tuổi: Rèn luyện các kỹ năng vẽ, tô màu, cách trình bày bố cục tranh, khả năng quan sát, sự khéo léo của đô

File đính kèm:

  • docLop 34 tuoi_12576815.doc
Giáo Án Liên Quan