Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề lớn: Giao thông - Chủ đề nhỏ: Một số phương tiện giao thông đường bộ

Hoạt động 1: Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về PTGH đường bộ:

 - Bước 1 dự án steam: Làm xe đạp đặc biệt

 + Cho trẻ xem video câu chuyện “Một ngày ở thành phố”.

 + Trò chuyện, khơi gợi hiểu biết của trẻ về các phương tiện giao thông cũng như sự ô nhiễm của môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.

 + Hỏi trẻ: Vì sao bạn Su Su lại thích đi xe đạp? Vì sao bạn ấy tính toán xe buýt đi được nhiều người hơn?

 + Vì sao bạn ấy nhắc đến ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời?

 + Xe đạp hơn xe máy ở điểm nào?

 + Làm thế nào đề chúng ta đi lại được nhanh hơn?

 => Dẫn dắt đi đến giải pháp: Chúng mình cùng làm xe đạp để đi lại nhanh hơn nhé!

 

doc23 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 4249 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề lớn: Giao thông - Chủ đề nhỏ: Một số phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TUẦN 25
(Thực hiện từ ngày 15/3/2021 đến 19/03/2021)
Chủ đề lớn: Giao thông
Chủ đề nhỏ: Một số phương tiện giao thông đường bộ 
(Dự án steam: Làm xe đạp đặc biệt)
Thứ 2 ngày 15 tháng 03 năm 2021
	Hoạt động 1: Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về PTGH đường bộ:
	- Bước 1 dự án steam: Làm xe đạp đặc biệt
	+ Cho trẻ xem video câu chuyện “Một ngày ở thành phố”.
	+ Trò chuyện, khơi gợi hiểu biết của trẻ về các phương tiện giao thông cũng như sự ô nhiễm của môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.
	+ Hỏi trẻ: Vì sao bạn Su Su lại thích đi xe đạp? Vì sao bạn ấy tính toán xe buýt đi được nhiều người hơn? 
	+ Vì sao bạn ấy nhắc đến ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời?
	+ Xe đạp hơn xe máy ở điểm nào?
	+ Làm thế nào đề chúng ta đi lại được nhanh hơn?
	=> Dẫn dắt đi đến giải pháp: Chúng mình cùng làm xe đạp để đi lại nhanh hơn nhé!
	Chơi: Cho trẻ chơi đồ chơi góc sáng tạo.
Thể dục sáng: Tập theo nhạc “Em đi qua ngã tư đườn phố”yêu cây xanh" với các động tác: 
	Động tác tay 2: Đưa hai tay ra phía trước - sau và vỗ vào nhau
	Động tác bụng 2: Hai tay chống hông, quay người sang 2 bên.
	Động tác chân 3: Đứng, nhún chân, khuỵu gối
Động tác bật: Bật tách khép chân tại chỗ. 	
Trò chơi: Gieo hạt.
	Hoạt động 2: Hoạt động học
	Tiết 1: Làm quen tiếng việt
	Đề tài: Làm quen với từ: Xe máy, xe đạp, ô tô con
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức.
Trẻ nghe hiểu và nói đúng các từ: Xe máy, xe đạp, ô tô con và hiểu ý nghĩa các từ, đặt được câu, trả lời được câu hỏi.
2. Kỹ năng.
Rèn cho trẻ kỹ năng nói đúng chuẩn từ: Xe máy, xe đạp, ô tô con, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển các từ thành câu.
3. Thái độ tình cảm. 
	Giáo dục trẻ biết cách ngồi trên tàu.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ, câu từ phát âm các từ: Xe máy, xe đạp, ô tô con
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
- Đàm thoại với trẻ về chủ đề. Dẫn dắt trẻ vào bài.
Hoạt động 2. Phát triển bài. 
* Làm mẫu
- Thầy dùng một số thủ thuật, giới thiệu các từ và nói mẫu rõ ràng 3 lần các từ: Xe máy, xe đạp, ô tô con.
* Trẻ thực hành
- Cho trẻ nói nhiều lần các từ “Xe máy, xe đạp, ô tô con” nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Thầy chú ý sửa sai cho trẻ.
- Gợi ý trẻ đặt câu với các từ “Xe máy, xe đạp, ô tô con”
- Cho trẻ phát âm câu vừa đặt. 
* Củng cố
- Thầy vừa cho các cháu làm quen với các từ gì?
- Thầy nhấn mạnh lại từ vừa học và giáo dục.
* Trò chơi: “Truyền tin” .
- Cách chơi: Thầy chia lớp thành 2 đội thầy nói thầm vào tai trẻ đầu tiên một câu, trẻ đó phải nói thầm vào tai trẻ đằng sau cho đến trẻ cuối phải nói được câu đó giống Thầy đã nói với bạn đầu tiên.
- Luật chơi: Đội nào nói sai cả đội đó sẽ phải hát một bài.
- Tổ chức cho trẻ chơi. 
- Nhận xét sau khi chơi, khen ngợi trẻ.
Hoạt động 3. Kết thúc bài
- Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” và ra chơi.
- Đàm thoại cùng thầy.
- Lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đặt câu với các từ.
- Phát âm câu vừa đặt
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Đọc hát và ra chơi.
Tiết 2: Tên hoạt động: Môi trường xung quanh
Đề tài: Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ: Xe đạp, xe máy, ô tô khách (Bước 2 dự án steam: Làm xe đạp đặc hiệt)
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng (một số bộ phận, nơi hoạt động) và ích lợi của một số phương tiện giao thông đường bộ: Ô tô, xe máy, xe đạp.
- Trẻ biết so sánh điểm giống và khác nhau của một số phương tiên giao thông đường bộ.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát, nhận biết và mô tả tên gọi, ích lợi 
của các PTGT đường bộ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ ngồi trên xe an toàn, có ý thức giữ gìn các PTGT.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng giáo viên:
- Giáo án điện tử về: Ô tô, xe máy, xe đạp cho trẻ tìm hiểu.
- Một chiếc ô tô khách (bằng đồ chơi),
- Loa, máy chiếu, máy tính ghi âm các bài hát.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ chơi có các phương tiện giao thông: xe máy, ôtô
- Một vô lăng.
III. Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Giới thiệu bài
- Cho trẻ nghe hát bài “Bạn ơi có biết”.
- Cháu vừa nghe hát bài hát gì?
- Bài hát đã nhắc đến những PTGT nào?
- Những PTGT nào được gọi là PTGT đường bộ?
- Hôm nay thầy cùng các bạn tìm hiểu về một số PTGT đường bộ nhé!
2. Phát triển bài
a. Nhận biết, tìm hiểu các PTGT đường bộ.
* Xe đạp (Bước 2 dự án steam: Khám phá)
- Cho trẻ xem tranh ảnh và video về xe đạp.
- Đây là xe gì?
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường nào?
- Xe đạp có mấy bánh?
- Bánh xe dạng hình gì?
- Xe đạp hoạt động được là nhờ gì?
- Xe đạp hoạt động như thế nào?
- Vì sao xe đạp có thể đứng vững và đi được?
- Xe đạp đi nhanh hay chậm là do người đạp. Vậy làm thế nào để trợ giúp người đạp xe để xe đạp đi nhanh hơn?
- Thầy khái quát lại: Xe đạp là PTGT đường bộ, có hai bánh, đi được nhờ có người đạp và chở được nhiều đồ.
* Xe máy
- Cho trẻ đoán câu đố: 
Xe hai bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu bình bịch. (Là xe gì)?
- Cho trẻ quan sát chiếc xe máy trên màn hình.
+ Đây là xe gì?
+ Có màu gì?
+ Bánh xe có dạng hình gì? Xe có mấy bánh?
- Cho trẻ xem thầy khoanh vùng từng bộ phận chính của xe máy và gọi tên các bộ phận đó.
+ Xe máy có thể trở được mấy người?
+ Khi ngồi trên xe máy cần phải lưu ý điều gì?
-> Xe máy có 2 bánh, chạy bằng động cơ, dùng nhiên liệu là xăng, trở được từ 1 – 2 người. Khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
* Ô tô.
- Thầy đưa chiếc ô tô khách cho trẻ QS và hỏi trẻ:
+ Đây là xe gì?
+ Tại sao lại gọi là ô tô khách?
+ Cháu có nhận xét gì về chiếc ôtô này?
+ Cháu được ngồi trên xe khách chưa?
+ Khi ngồi trên ô tô chúng mình cần phải ngồi như  thế nào?
+ Người điều khiển xe ô tô còn gọi là gì?
+ Chúng ta cùng đoán xem ôtô chạy với tốc độ như thế nào?
+ Tại sao ô tô khách chạy nhanh?
-> Ô tô khách là một PTGT đường bộ, có 4 bánh, chạy bằng động cơ, dùng nhiên liệu chính là xăng, nên tốc độ chạy rất nhanh, thuận tiện cho việc đi lại của mọi người từ nơi này đến nơi khác.
+ Ngoài ô tô khách ra cháu còn biết loại ô tô nào nữa?
-> Cho trẻ bắt trước tiếng còi xe ô tô kêu “Bim bim” điều khiển xe tiến về trước, lùi về sau.
b. So sánh
- Chúng mình vừa tìm hiểu những loại xe gì?
- Ô tô, xe máy, xe đạp là PTGT đường gì?
- Cháu hãy xem ô tô và xe máy giống nhau, khác nhau ở điểm nào?
-> Giống nhau: Cùng là PTGT đường bộ, cùng chạy bằng động cơ và dùng nhiên liệu là xăng dầu, cùng để trở người
-> Khác nhau: Xe ô tô có 4 bánh, trở được nhiều người. Xe máy có 2 bánh, trở được ít người hơn, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Các bạn có muốn làm người tài xế giỏi không?
-> Cho trẻ hát và làm động tác lái xe ô tô hát bài “Tập lái ô tô”đi một vòng quanh lớp để về chỗ ngồi.
c. Mở rộng
- Chúng mình được làm quen với những PTGT gì?
- Ngoài các PTGT vừa được làm quen còn có rất nhiều các PTGT đường bộ khác nữa như: Xe ngựa, Xe lam, xe con, xe tải, xe bò tàu hoả là PTGT đường bộ đặc biệt đi trên dường ray. Hôm sau thầy cháu mình sẽ được làm quen.
d. Luyện tập.
- Thầy tặng cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi có các PTGT.
- TC1: Thi xem ai chọn nhanh.
+ Cách chơi:  Thầy đưa ra những yêu cầu về tên gọi, đặc điểm đặc trưng bằng hình nhiều hình thức: hát đố, thơ trẻ phải lắng nghe, nhanh tay chọn PTGT theo yêu cầu của thầy và nói to tên gọi của PTGT đó.
- TC2: Tập làm chú tài xế 
+ Thầy tặng mỗi trẻ 1 vô lăng đi vòng tròn hát bài “ Em tập lái ôtô”
3. Kết thúc bài
- Hoạt động tìm hiểu các PTGT đường bộ của chúng cháu mình đã hết rồi. Thầy mong rằng các bạn sẽ là những em bé ngoan biết ngồi trên xe an toàn và cùng với bố mẹ biết giữ gìn PTGT cẩn thận.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Chơi trò chơi
- Ra chơi
Hoạt động 3: Chơi, hoạt động ở các góc 
	Tên đề tài: Mở chủ đề
	Góc phân vai: Chơi gia đình, bác sĩ, bán hàng. 
Góc học tập: Xem sách, xem lô tô, đếm các phương tiện giao thông
Góc xây dựng: Xây bến xe, lắp ghép các PTGT
Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa, chơi với sỏi.
Góc nghệ thuật: Nặn, tô màu, múa, hát, đọc thơ trong chủ đề.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ biết tự thỏa thuận trước khi chơi và nhận vai chơi ở các góc. Trẻ biết lựa chọn, sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi phù hợp cho vai chơi của mình. Biết cách liên kết giữa các nhóm chơi
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng nhận biết phân biệt giữa các nhóm chơi. Rèn kỹ năng thao tác vai, kỹ năng chơi liên kết với các nhóm chơi, kỹ năng nặn và tô màu.
3. Thái độ
Trẻ biết đoàn kết trong khi chơi. Giữ gìn đồ dùng đồ chơi
II. Chuẩn bị
	Thầy chuẩn bị các góc chơi cho trẻ chơi, đồ dùng phục vụ các góc chơi.
Bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”.
	III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Thỏa thuận trước khi chơi 
- Với buổi chơi hôm nay chúng mình sẽ chơi ở nhưng góc nào? 
* Góc xây dựng
- Góc xây dựng các cháu sẽ chơi gì?
- Ai chơi ở góc xây dựng?
- Cần những đồ chơi gì nhỉ?
- Ai muốn chơi ở góc này?
* Góc phân vai
- Ai sẽ chơi ở góc phân vai?
- Ở góc phân vai các cháu chơi gì, chơi như thế nào?
- Cháu lựa chọn những đồ dùng gì cho vai chơi đó?
*Góc học tập
- Hôm nay góc học tập các cháu muốn chơi gì?
- Cháu chọn những đồ dùng gì cho góc chơi này?
- Cháu muốn mời bạn nào cùng chơi?
*Góc nghệ thuật
- Ai muốn chơi ở góc nghệ thuật? 
- Góc nghệ thuật chơi gì?
- Cháu sẽ chọn đò dùng gì để chơi?
- Những cháu nào muốn chơi góc này?
* Góc thiên nhiên
- Góc thiên nhiên hôm nay chúng mình làm gì?
- Cháu sẽ chọn đò dùng gì để chơi?
- Những cháu nào muốn chơi góc này?
- Giờ thầy mời chúng mình cùng lấy biểu tượng về góc chơi mà chúng mình đã chọn nào?
2. Quá trình chơi 
- Trẻ về góc chơi, thầy quan sát bao quát trẻ, điều hòa số trẻ chơi ở mỗi góc nếu thấy không hợp lý.
- Quan sát trẻ thực hiện nội dung chơi, hành động chơi, phân vai chơi giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Trong quá trình chơi thầy đi đến từng góc quan sát, nhập vai để gợi ý và hướng dẫn trẻ chơi và để trẻ thể hiện vai chơi, gợi ý trẻ liên kết giữa các góc chơi với nhau như: Bác xây dựng ơi tôi thấy bên kia có bán nước uống đây, bác sang đấy mua về cho mọi người uống....
- Thầy nhận xét một số nhóm chơi khác như góc sách chuyện, thiên nhiên, góc phân vai. Động viên trẻ. Thầy bao quát trẻ quá trình chơi, giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi, giúp trẻ chơi an toàn, đoàn kết.
3. Nhận xét sau khi chơi
- Thầy mời các nhóm tập trung tại góc của mình.
- Mời trẻ giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
- Thầy gợi ý các nhóm nhận xét
- Gợi ý cho trẻ nhận xét, đánh giá về quá trình chơi của các nhóm chơi, sản phẩm chơi của các bạn.
Kết thúc
- Thầy nhận xét chung về nội dung chơi, thái độ của trẻ khi chơi, hành động của vai chơi như thế nào? Trẻ đã nhập vai và thể hiện vai chơi như thế nào? 
- Thầy mở rộng nội dung chơi lần sau.
- Nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lấy biểu tượng về góc chơi.
- Trẻ chơi
- Lắng nghe
- Trẻ nhận xét
- Lắng nghe
- Cất đồ chơi.
Hoạt động 4: Chơi ngoài trời
Hoạt động có chủ đích: Vẽ ô tô trên sân trường
2. Trò chơi vận động: Kéo co
	3. Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động 5: Ăn, ngủ
Cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt, chuẩn bị bàn ăn, kê đệm ngủ cho trẻ, rèn trẻ thói quen mời thầy cô, mời bạn trước khi ăn cơm. Không nói chuyện trong khi ăn. Cho trẻ ăn bữa trưa, cho trẻ đi vệ sinh và ngủ trưa.
Hoạt động 6: Chơi, hoạt động theo ý thích
* Thực hiện bước 3 dự án steam: Thảo luận và lên KH hoạt động
(Làm xe đạp đặc biệt)
- Thảo luận với trẻ về vật liệu làm xe đạp:
+ Chúng mình làm bánh xe đạp bằng gì nhỉ? ( Lõi giấy vệ sinh, nắp hộp, đĩa CD, dây thép)
+ Khung xe làm bằng gì? (Que thép, que kem)
	+ Giỏ xe để ở đâu? Giỏ làm bằng gì? (Hộp sữa chua, hộp giấy)
	+ Các bộ phận được kết nối như thế nào?
	- Chi trẻ làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận làm 1 chiếc xe đạp.
	* Cho trẻ chơi trò chơi nhảy ô số (EM 50): Thầy chuẩn bị sẵn các ô số trên sàn nhà, cho trẻ nhảy vào các ô số và đọc to chữ số trẻ vửa nhảy vào.
Hoạt động 7: Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
Nêu gương cuổi ngày. Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay, rửa mặt. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về.
Đánh giá trẻ cuối ngày:
1. Tổng số trẻ có mặt: / 34 trẻ.	 Báo ăn: / 34 trẻ.
2. Tình trạng sức khỏe:...................................................................................................................
3. Cảm xúc, hành vi:....................................
.....................................................................................................................................................................................
4. Kiến thức, kỹ năng: .......................................
.....................................................................................................................................................................................
 Giáo viên
Long Ngọc Phúc
Thứ 3, ngày 16 tháng 03 năm 2021
	Hoạt động 1: Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về chiếc xe máy.
	Chơi: Cho trẻ chơi đồ chơi góc xây dựng.
Thể dục sáng: Tập theo nhạc bài hát "Em đi qua ngã tư đường phố" với các động tác: 
	Động tác tay 2: Đưa hai tay ra phía trước - sau và vỗ vào nhau
	Động tác bụng 2: Hai tay chống hông, quay người sang 2 bên.
	Động tác chân 3: Đứng, nhún chân, khuỵu gối
	Động tác bật: Bật tách khép chân tại chỗ. 
 	Cho trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng.
	Hoạt động 2: Hoạt động học
	Tiết 1: Làm quen tiếng việt
	Đề tài: Làm quen với từ: Xe cần cẩu, xe khách, xe cứu thương
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ nói đúng, đủ các từ tiếng Việt thầy cung cấp: Xe cần cẩu, xe khách, xe cứu thương. Trẻ hiểu được nghĩa của từ, đặt được câu, trả lời được câu hỏi.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng nói tiếng việt cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển các từ thành câu.
3. Thái độ
Giáo dục trẻ biết cách ngồi ngay ngắn khi đi tàu xe.
II. Chuẩn bị
	Tranh minh họa cho các từ: “Xe cần cẩu, xe khách, xe cứu thương”.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
- Đàm thoại với trẻ về chủ đề, dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2. Phát triển bài. 
* Làm mẫu
- Thầy dùng một số thủ thuật, giới thiệu các từ và nói mẫu rõ ràng 3 lần các từ: Xe cần cẩu, xe khách, xe cứu thương
* Trẻ thực hành
- Cho trẻ nói nhiều lần các từ “Xe cần cẩu, xe khách, xe cứu thương” nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Thầy chú ý sửa sai cho trẻ.
- Gợi ý trẻ đặt câu với các từ “Xe cần cẩu, xe khách, xe cứu thương”.
- Cho trẻ phát âm câu vừa đặt. 
* Củng cố.
- Thầy vừa cho các cháu làm quen với các từ gì?
- Thầy nhấn mạnh lại từ vừa học và giáo dục.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cách chơi: Thầy giơ bất kì bức tranh nào mà trẻ vừa làm quen, trẻ nói nhanh từ tương ứng với bức tranh đó.
- Luật chơi: Cháu nào nói sai thì phải nói lại từ đó 3 lần hoặc nhảy lò cò một vòng.
- Tổ chức cho trẻ chơi. 
- Nhận xét sau khi chơi, khen ngợi trẻ.
Hoạt động 3. Kết thúc bài
- Nhật xét tiết học, khen ngợi trẻ, cho trẻ ra chơi.
- Đàm thoại cùng thầy.
- Lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đặt câu với các từ.
- Phát âm câu vừa đặt
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Ra chơi.
Tiết 2: Thể dục
Tên đề tài: VĐCB: Nhảy lò cò 3m; Trò chơi VĐ: Chuyền bóng
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ biết tên vận động “Nhảy lò cò 3m”, thực hiện được vận động, biết phối hợp khi chơi trò chơi “Chuyền bóng”.
2. Kỹ năng
Rèn trẻ có kỹ năng giữ thăng bằng khi nhảy lò cò bằng một chân, một chân co gối.
3. Thái độ
Trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện vận động nhảy lò cò, biết chờ đến lượt, phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
Địa điểm: Sân trường. Trang phục gọn gàng.
Vạch kẻ khoảng cách 3m, 2 quả bóng, cờ, xắc xô.
Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
- Thầy và trẻ cùng thực hiện theo nhạc không lời đi, chạy các kiểu: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
- Di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
2. Trọng động
* Bài tập PCT
- Tập theo nhịp hô.
- ĐT tay 2: Đưa hai tay ra phía trước - sau và vỗ vào nhau
- ĐT bụng 2: Hai tay chống hông, quay người sang 2 bên.
- ĐT chân 3: Đứng, nhún chân, khuỵu gối
- ĐT bật: Bật tách khép chân tại chỗ. 
- Di chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau.
 x x x x x x x x x x x x
 x lò cò 3m 
 x
 x x x x x x x x x x x x
* VĐCB: Nhảy lò cò 3m
- Thầy giới thiệu vận động: “Nhảy lò cò 3m”	
+ Lần 1: Làm mẫu toàn phần
+ Lần 2: Giải thích: 
TTCB: Từ trong hàng bước ra vạch xuất phát, tư thế chuẩn bị hai tay chống hông một chân thẳng, một chân co, mắt nhìn thẳng. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu thầy dùng sức của chân thẳng để nhảy lò cò liên tục về phía trước, khi nhảy lò cò chú ý tiếp đất bằng bàn chân và nhảy lò cò cho đến đích bỏ chân xuống, đi nhẹ nhàng về cuối hàng.
+ Lần 3: Mời 2 trẻ khá lên thực hiện thử.
- Trẻ thực hiện vận động: Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.
+ Thầy quan sát sửa sai, động viên cho trẻ thực hiện tốt, chú ý kỹ thuật vận động nhảy lò cò.
+ Cho trẻ thực hiện.
+ Cho trẻ 2 đội thi đua với nhau (Thầy động viên khuyến khích trẻ kịp thời)
+ Mời 1 trẻ tập đúng, đẹp lên thực hiện cả lớp xem.
* Trò chơi: Chuyền bóng
- Thầy nêu cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét sau khi chơi.
3. Hồi tĩnh
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ đi lại tự do, hít thở nhẹ nhàng .
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của thầy.
- Di chuyển theo hiệu lệnh.
- Tập 3 lần x 4 nhịp
- Tập 3 lần x 4 nhịp
- Tập 4 lần x 4 nhịp
- Tập 4 lần x 4 nhịp
- Di chuyển theo hiệu lệnh.
- Lắng nghe
- Chú ý quan sát.
- 2 trẻ lên thực hiện
- Trẻ thực hiện.
- Thi đua
- Trẻ thực hiện
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Hồi tĩnh nhẹ nhàng.
Hoạt động 3: Chơi, hoạt động ở các góc (Thực hiện như thứ 2).
Tên đề tài: Mở chủ đề
	Góc phân vai: Chơi gia đình, bác sĩ, bán hàng. 
Góc học tập: Xem sách, xem lô tô, đếm các phương tiện giao thông
Góc xây dựng: Xây bến xe, lắp ghép các PTGT
Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa, chơi với sỏi.
Góc nghệ thuật: Nặn, tô màu, múa, hát, đọc thơ trong chủ đề.
Hoạt động 4: Chơi ngoài trời
Hoạt động có chủ đích: Xếp xe đạt bằng hột hạt trên sân trường.
Chơi: Lộn cầu vồng
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời dưới sự giám sát của thầy cô giáo.
Hoạt động 5: Ăn, ngủ
Cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt, chuẩn bị bàn ăn, kê đệm ngủ cho trẻ, rèn trẻ thói quen mời thầy cô, mời bạn trước khi ăn cơm. Trò chuyện với trẻ về món ăn, nhắc trẻ không nói chuyện trong khi ăn. Cho trẻ ăn bữa trưa, cho trẻ đi vệ sinh và ngủ trưa.
Hoạt động 6: Chơi, hoạt động theo ý thích
Hoạt động ở phòng học kisdmart
Thực hiện bước 4 dự án steam: Thiết kế
- Gợi ý cho tẻ thử nghiệm các cách thiết kế khác nhau, hỏi trẻ về ý tưởng của trẻ định làm như thế nào?
- Sử dụng các que hình để lắp ghép xe đạp.
- Dùng đĩa CD để vẽ hình trong lên giấy màu và vẽ nan hoa xe đạp.
- Cho trẻ xem hình ảnh các loại xe đạp trong thực tế và vẽ xe đạp và chỗ để đồ. Khuyến khích trẻ sáng tạp ra nhiều hình thức khác nhau.
Hoạt động 7: Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
Nêu gương cuối n

File đính kèm:

  • docChu de giao thong_13012035.doc
Giáo Án Liên Quan