Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Nghề Nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô giáo

1. Khởi động:

- Đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( bình thường, đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân và mé bàn chân). Chạy với tốc độ khác nhau ( chạy nhanh, chạy chậm ).

2. Trọng động: Cho trẻ đứng thành 3 hàng ngang.

+ Hô hấp : Hít vào thật sau bằng mũi và mở rộng lồng ngực bằng động tác: Hai tay dang ngang, đưa tay ra phía trước lên cao.

+Tay : Hai tay đưa ra phía trước lên cao.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Nghề Nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 11
Chủ đề : Nghề Nghiệp.
Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô giáo.
( Thời gian thực hiện từ ngày 16/11/2015 - 20/11/2015)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
Cô nhẹ nhàng niềm nở đón trẻ vào lớp
Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ ở trường
Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô hỏi ý định của trẻ , cho trẻ lấy hoa cắm vào góc mình thích.
Thể dục sáng 
1. Khởi động: 
- Đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( bình thường, đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân và mé bàn chân). Chạy với tốc độ khác nhau ( chạy nhanh, chạy chậm).
2. Trọng động: Cho trẻ đứng thành 3 hàng ngang.
+ Hô hấp : Hít vào thật sau bằng mũi và mở rộng lồng ngực bằng động tác: Hai tay dang ngang, đưa tay ra phía trước lên cao.
+Tay : Hai tay đưa ra phía trước lên cao.
+Lưng – Bụng : Hai tay đưa lên cao, cúi xuống đứng lên.
+ Chân : Bước lên phía trước, bước sang ngang.
3. Hồi tĩnh: TC: Gieo hạt. 
 - Sau ®ã cho trÎ ®i lại nhẹ nhàng quanh sân 1-2 vòng.
Hoạt động học có chủ đích 
PTTC: TD :
Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m.
PTNN: Thơ: Cô giáo của em.
 MTXQ: 
Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam.
PTTM: TH: Tô màu chân dung cô giáo.
PTNT: Toán: Đếm đến 3, nhận biết số 3.
PTTM: Nghe hát: Cô giáo miền xuôi.
Hoạt động góc
*Góc đóng vai: Trò chơi đóng vai: Cô giáo, Bác sĩ 
* Góc xây dựng: Xây trường học.
* Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn về cô giáo. Dán hoa tặng cô, làm thiệp, hát những bài hát trong chủ đề,
* Góc sách truyện: Xem sách, tranh ảnh về chủ đề.
* Góc thiên nhiên : Trẻ biết chăm sóc cây xanh trong vườn trường.
Hoạt động ngoài trời
HĐCĐ: 
Quan sát bầu trời. 
- TCVĐ: 
Cáo và thỏ.
- Chơi tự do:
 Chơi với bong bóng xà phòng, vỏ sò, vỏ hến, nhặt lá vàng rơi trên sân trường, bắt sâu, tưới nước cho cây..
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
HĐCĐ: 
Vẽ theo ý thích.
- TCVĐ: Cướp cờ.
- Chơi tự do:
Chơi với bong bóng xà phòng, vỏ sò, vỏ hến, nhặt lá vàng rơi trên sân trường, bắt sâu, tưới nước cho cây..
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
HĐCĐ: 
- Làm quen truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.
- TCVĐ: 
Cướp cờ.
- Chơi tự do: Chơi với bong bóng xà phòng, vỏ sò, vỏ hến, nhặt lá vàng rơi trên sân trường, bắt sâu, tưới nước cho cây..
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
HĐCĐ: 
- Làm quen bài hát: “Cháu yêu bà”
 - TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do: Chơi với bong bóng xà phòng, vỏ sò, vỏ hến, nhặt lá vàng rơi trên sân trường, bắt sâu, tưới nước cho cây..
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
HĐCĐ: 
Làm quen thơ “Chiếc quạt nan”.
- TCVĐ: 
 Mèo đuổi chuột
Chơi tựdo:
Chơi với bong bóng xà phòng, vỏ sò, vỏ hến, nhặt lá vàng rơi trên sân trường, bắt sâu, tưới nước cho cây..
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Vệ sinh
- Cô hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và lau mặt sạch sẽ trước khi ăn.
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ không xô lấn nhau, tiết kiệm nước, vặn vòi nước vừa đủ rửa, biết chờ đến lượt.
- Cho trẻ thực hiện theo tổ.
Ăn 
- Chuẩn bị sắp xếp bàn ghế, khăn ướt, đĩa đựng cơm rơi. 
- Giới thiệu trò chuyện với trẻ một số món ăn hằng ngày.
- Mời cô, mời bạn trước khi ăn, nhai kỹ, ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, biết nhặt cơm khi cơm rơi, lau tay gọn gàng đúng cách, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn....
Ngủ 
- Chổ ngủ của trẻ phù hợp đảm bảo tốt giấc ngủ.
- Cho trẻ nghe hát dân ca, hát ru.
- Hướng dẫn trẻ sắp xếp chăn gối, sửa sang quần áo và chải tóc gọng gàng sau khi ngủ dậy.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ giải các câu đố, bài hát trong chủ đề.
Cho trẻ làm vệ sinh ở các góc.
Cho trẻ làm quen với những bài thơ, đồng dao trong chủ đề.
Cho trẻ thực hiện vở toán.
- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề.
Nêu gương cuối tuần.
Vệ sinh, nêu gương 
Trả trẻ
- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, sửa sang quần áo, soi gương chải tóc gọn gàng trước khi ra về.
- Cô nhận xét cuối ngày: Cho trẻ thay cờ vào hoa, những trẻ 3 hoa trở nên được thay cờ.
- Riêng ngày thứ 6 nêu gương cuối ngày sau đó tiến hành nêu gương cuối tuần, phát phiếu bé ngoan.
- Tr¶ trÎ tËn tay phô huynh, víi th¸i ®é vui vÎ, trao ®æi víi phô huynh vÒ t×nh h×nh trªn líp trong ngµycña trÎ cho phô huynh
KẾ HOẠCH NGÀY
( Thời gian thực hiện từ ngày 16/11/2015- 20/11/2015)
Nội dung
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị và cách tiến hành
Thứ 2
Ngày 16/11/2015
PTTC: Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m
- Trẻ biết đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m .
- Phát triển tố chất nhanh , khoẻ... linh hoạt.
-Trẻ có kỹ năng thực hiện vận động
- Trẻ mạnh dạn tham gia tập luyện và biết cách tham gia trò chơi
I.Chuẩn bị:
- Sân bãi an toàn, bóng, vạch chuẩn.
- Băng nhạc, trống lắc.
II.Tiến hành:
* Ổn định, gây hứng thú:
- Cô và trẻ cùng hát bài “Cô và mẹ”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
1 Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu như đi thường, đi bằng mũi bàn chân 5m, gót bàn chân 5m, đi bằng mé bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, cho trẻ về 3 hàng dọc quay ngang đi theo nhạc bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
2. Hoạt động 2: Trọng động
* BTPTC: §éi h×nh 3 hµng ngang
-ĐT tay vai: Hai tay đưa ra phía trước lên cao.(3lx4n) 
- ĐT bụng lườn: Hai tay đưa lên cao, cúi xuông đứng lên (2lx4n)
- ĐT chân : Bước lên phía trước, bước sang ngang.(2lx4n) 
*. V§CB : “Tung bóng lên cao bằng 2 tay”
* Đội hình:
 x x x x x x x x x x x x x
X
x
 x x x x x x x x x x x x x x x 
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Lần 1: Làm mẫu toàn bài.
- Lần 2: Vừa làm vừa giải thích.
+ TTCB: Cô đứng vạch chuẩn hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh đi, cô bước chân trái trước sau đó đổi chấn, cứ như vậy cô đi đến đích thì cô về cuối hàng đứng.
- Lần 3: Giải thích vận động khó.
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động,hỏi lại trẻ cách thực hiện.
+ Mêi 2 trÎ lªn thực hiện ( C« và trẻ cïng nhËn xÐt)
* Trẻ thực hiện:
- Động viên trẻ mạnh dạn, tự tin.
- Cho 1 lần 2 cháu, lªn thùc hiÖn c« chú ý sửa sai cho trẻ.
- LÇn 2 tæ chøc h×nh thøc thi ®ua nhau.
* Nấn độ khó lên cho trẻ: Tăng thêm đoạn đường đi là 4m.
* TCV§: “Ném xa bằng 2 tay”
- Cô nêu cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
- Cô quan sát trẻ chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, động viên khuyến khích đội thua cố gắng hơn.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- C« cho trÎ lµm chim bay nhÑ nhµng.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.
 Chơi giữa 2 tiết
Bắp cải xanh
- Trẻ chơi thoải mái, hứng thú giữa 2 tiết.
- Trẻ chơi an toàn
PTNN: 
Thơ: Cô giáo của em
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: 
– Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ, thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên.
– Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
– Giáo dục trẻ biết yêu, kính trọng và nghe lời cô giáo.
I.Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
– Tranh vẽ nội dung bài thơ “ Cô giáo của em”
II.Tiến hành:
* Ổn định, gây hứng thú: 
– Cho trẻ hát cùng cô bài “ Đi học”
– Trò chuyện về việc tới trường của bé.	
– Cô giới thiệu tên bài thơ “Cô giáo của em” , sáng tác Chu Huy
1. Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe.. 
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Lần 1: Cô đọc kèm theo cử chỉ điệu bộ.
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm, kết hợp theo tranh.
2. Hoạt động 2: Đàm thoại giảng giải 
– Cô vừa đọc xong bài thơ gì?Do ai sáng tác?
– Trong bài thơ nói về ai?
– Cô giáo đã dạy bé những gì?
– Các bạn ngồi thành hàng để làm gì?
– Cô giáo đã kể cho cả lớp nghe những chuyện gì
– Bạn nhỏ yêu Cô giáo như yêu ai? Bạn đà thì thầm điều gì?
– Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có đáng yêu không? Vì sao?
– Qua bài thơ các con học tập được điều gì?
3. Hoạt động 3 : Dạy trẻ đọc thơ	
– Cho trẻ đọc thơ theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
– Cô chú ý sửa sai và dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm.
* Giáo dục: Trẻ có ý thức đi học chuyên cần, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và
ban bè.	
* Kết thúc:- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát bầu trời.
- Trẻ biết bầu trời hôm nay nắng hay mưa ,trên bầu trời có gì? 
- Luyện kĩ năng chơi trò chơi. Trẻ được vận động khi tham gia chơi.
- Giáo dục trẻ ý thức trong khi chơi, chơi đoàn kết với bạn.
I.Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát.
- Phấn vẽ.
II.Tiến hành:
* Ổn định, gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Nghe lời cô giáo”.
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Kiểm tra sức khỏe, trang phục trẻ.
- Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng điện.
- Nhắc nhở trẻ trước khi ra sân.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: Cùng đi chơi” và ra sân hít thở không khí trong lành 1-2 phút.
1. Hoạt động 1: HĐCĐ: “Quan sát bầu trời.
- Cho trẻ đứng xung quanh cây cô.
- Hôm trước chúng ta đã được quan sát bầu trời. Hôm nay cô cháu mình cùng quan sát xem bầu trời hôm nay như thế nào nhé!
- Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào? 
- Trên trời có những gì? 
- Các con hãy nhìn xem có ông mặt trời không ? Vì sao? 
- Ở xung quanh cây cối như thế nào? 
- Mọi người ăn mặc như thế nào ? Vì sao? 
- Mùa này là mùa gì? 
- Giáo dục trẻ : Biết cách ăn mặc phù hợp với thời tiết
2. Hoạt động 2: TCVĐ: Cáo và thỏ
- Cô nêu cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô giới thiệu đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi thành từng nhóm.
- Cô bao quát trẻ.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.
- Nhiệm vụ tiếp theo của các con: Đến giờ ăn cơm rồi, bây giờ cô muốn các con hãy nhẹ nhàng đi cất dép, mũ và rửa tay thật sạch sẽ để ăn cơm nhé!
Hoạt động chiều
Giải câu đố. Bài hát trong chủ đề.
- Trẻ biết được ý nghĩa, hiểu được câu đố và bài hát.
- Trẻ tự tin, mạnh dạn, không rụt rè trước mọi người.
- Hứng thứ, tham gia vào hoạt động.
I.Chuẩn bị:
- Câu đố.
- Các bài hát trong chủ đề.
* Ổn định gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ đọc bài: “Mẹ và cô”.
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
1 Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động
- Hôm nay cô và các con cùng giải câu đố và hát thật nhiều bài hát về gia đình của mình nhé!
2. Hoạt động 2: Trẻ trả lời câu đố, và hát các bài hát
- Cô đọc câu đố và trẻ tự thảo luận với nhau để trả lời câu đố.
- Sau đó cô cùng với cả lớp hát các bài hát có trong chủ đề. (Cháu yêu cô chú công nhân, lớn lên cháu lái máy cày... )
* Kết thúc:- Nhận xét, tuyên dương.
Thứ 3
17/11/2015
MTXQ:Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam .
– Trẻ biết được ngày 20/11 là ngày “Nhà giáo Việt Nam”. Biết được công việc, một số hoạt động của cô giáo của ngày 20/11.
– Quan sát, trò chuyện.
– Trẻ tỏ thái độ kính trọng, yêu quý và biết ơn cô giáo.
I.Chuẩn bị :
 - Một số tranh vẽ về công việc, cảnh sinh hoạt ngày 20/11 của các cô.
– Nhiều băng giấy dán số “20 – 11”.
– Nhiều hoa đủ màu, phông vẽ: Bó, (chùm, cành) hoa nhưng chưa có hoa, hồ dán.
II.Cách tiến hành: 
* Ổn định gây hứng thú: 
 Cô cho trẻ hát bài: “Cô và mẹ”.
– Trẻ hát, vỗ tay.
–  Bài hát con vừa hát nói về ai? (Trẻ trả lời).
–  Bài hát nói về cô giáo của các con.
– Vậy  Con có biết cô giáo dạy con tên là gì không? (Trẻ trả lời).
– Cô đã dạy con những gì?
– Cô có yêu thương con không?
1. Hoạt động 1: Cho trẻ xem hình ảnh.
* Cho trẻ xem hình ảnh về cô giáo. 
– Cô giáo thì được gọi là nghề gì vậy các con ?
– Công việc hàng ngày của cô là gì?
=> Cô gợi ý: Dạy cháu học, học vẽ, học hát, đọc thơ kể chuyện, hàng ngày cô phải chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu. Xem các cháu giống như con của mình, còn các cháu` xem cô như người mẹ hiền thứ hai.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam.
– Sắp đến ngày hội vui của các cô rồi, các con có biết đó là ngày gì không?
–  Đấy là ngày “Nhà giáo Việt Nam”.
– Cô cho trẻ cùng gọi tên ngày “Nhà giáo Việt Nam”.
– Thế ngày nhà giáo Việt Nam là ngày mấy tháng mấy? (20/11).
–  Vậy hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy?
–  Hôm nay là thứ 3 ngày 17 tháng 11.
– Con có biết ngày 20/11 trúng thứ mấy không?( Là ngày thứ 6 đấy!)
=> Để nhớ ơn quý thầy cô giáo, hằng năm vào ngày 20/11 người ta tổ chức  ngày tết, ngày lễ trọng đại chỉ để dành riêng cho bậc thầy cô – người đã có công dạy dỗ các cháu nên người đấy các con a!
Vậy sắp tới ngày 20/11 rồi, các con đã chuẩn bị được món quà gì tặng cho cô giáo chưa?
– Con sẽ dành cho các cô những lời chúc như thế nào? ( Lựa chọn những lới chúc tốt đẹp đến với cô. Cài những bông hoa tươi thắm lên áo cô, có thể hát đọc thơ cho quí thầy cô nghe nhân những ngày lễ)
– Cô cho cháu xem tranh ngày lễ 20/11 các hình ảnh về hoạt động của thầy cô giáo.
– Các con xem ngày lễ con thấy thầy cô giáo có đẹp không? Ăn mặc như thế
nào ?
– Trong tranh có mấy người, cô giáo mặc đồng phục màu gì?
– Cô mặc đồng phục màu gì?
– Còn bạn nhỏ đang làm gì đây ? (À đang cài bông lên áo tỏ lòng nhớ ơn thầy cô  giáo)
– Trong ngày này còn có ai đến dự nữakhông ? (Có nhiều đại biểu) nhiều bạn nhỏ.
–  Bây giờ các con cùng cô múa hát về ngày vui của cô nào! Lớp hát múa cùng cô.
3.Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
+ Trò chơi 1: Ai thông minh hơn”
– Cách chơi: 3 đội chơi thi đua, lần lượt từng cháu ở mỗi đội bật lên 2 vòng thể dục lên nhặt 1 băng giấy có ghi ngày “20/11” dán lên bảng của đội mình rồi chạy về cuối hàng, đến lượt bạn khác lên chơi. Chơi cho đến khi trò chơi kết thúc đội nào dán được nhiều băng giấy, có ghi ngày 20/11 nhiều hơn thì đội đó thắng.
– Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
– Chơi xong hỏi: “Ngày 20/11” là ngày gì các con?
– Tổng kết khen đội thắng cuộc.
+ Trò chơi 2: Dán hoa tặng cô ngày 20/11
– “Dán hoa tặng cô ngày 20/11”
– Cách chơi: 3 tổ thi đua để dùng những hoa, lá có sẵn dán thành 1 bó, (chùm, cành) để tặng cô.
– Tổ chức cho trẻ thực hiện.
– Trẻ thi đua các tổ với nhau.	
– Cô nhận hoa của trẻ tặng và dặn dò trẻ.
* Kết thúc: - Nhận xét - tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời.
Vẽ theo ý thích
- Trẻ sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ được ý định của mình.
- Hiểu luật chơi và chơi húng thú.
- Trẻ chơi đoàn kết 
I.Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, thoáng mát.
II.Tiến hành:
* Ổn định, gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Cô và mẹ”.
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Dặn dò kiểm tra sức khỏe, trang phục trẻ.
- Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng điện.
- Cô và trẻ hít thở không khí trong lành 1- 2 phút.
1. Hoạt động 1: HĐCĐ: “ Vẽ theo ý thích”
- Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ về những người thân trong gia đình của chúng ta, các con hãy vẽ và tô màu thậtđẹp bức tranh để tặng cho gia đình của mình nhé!
- À vậy hôm nay các con thích vẽ gì nào? 
- Thế các con vẽ như thế nào?
- Con dùng kĩ năng gì để vẽ?
- Cô chúc các con hãy với những đôi bàn tay đẹp như vậy các con hãy vẽ thật là đẹp nhé
 2. Hoạt động 2: TCVĐ: “Cướp cờ”
- Cô nêu cách chơi: Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người.(cử 1 người làm trưởng nhóm). Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng. Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20-25cm;ở giữa đặt cành lá, mảnh vải, chiếc khănđể làm vật tranh cướp (cờ).Ở mỗi đầu sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m.
- Luật chơi: Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm. Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua  vạch đích thì không được đập nữa.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô giới thiệu đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi thành từng nhóm.Cô bao quát trẻ.
4. Hoạt động 4: Kết thúc: - Nhận xét, tuyên dương.
- Nhiệm vụ tiếp theo của các con: Đến giờ ăn cơm rồi, bây giờ cô muốn các con hãy nhẹ nhàng đi rửa tay thật sạch sẽ để ăn cơm nhé!
Hoạt động chiều
Vệ sinh đồ chơi ở các góc.
- Trẻ biết dọn dẹp, làm vệ sinh đồ chơi ở các góc.
- Trẻ biết sắp xếp các góc gọn gàng, ngăn nắp.
I.Chuẩn bị:
- Nước sạch, thau, khăn.
II.Tiến hành:
* Ổn định, gây hứng thú:
- Cô và cả lớp cùng hát bài: ” Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
1 Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động
- Các con thấy trong lớp mình có những góc chơi gì?
- Cô thấy các góc chơi hôm nay đồ chơi xếp chưa dược gọn gàng ngăn nắp,cô muốn cả lớp mình cùng nhau sắp lại lại đồ chơi ở các góc cho thật hợp lý nhé
- Ai giỏi nhắc những công việc mình cần làm nào?
2 Hoạt động 2: Trẻ thực hiện làm vệ sinh. 
- Cô và trẻ cùng làm.	
- Trẻ xếp xong cô cho cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết thúc:- Nhận xét, tuyên dương.
Thứ 4
Ngày 18/11/2015
PTTM: TH
Tô màu chân dung cô giáo. 
- Cung cấp cho trẻ cách tô màu, di màu cho đều, cho đẹp.
- Phát triển kỹ năng tô màu, tô mịn, tô kín, tô không chờm ra ngoài
- Phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ
- Trẻ biết yêu qu‎ý sản phẩm của mình tạo ra, có ‎ thức giỡ gìn sản phẩm của mình tạo ra và muốn tạo ra cái đẹp
I/ Chuẩn bị: 
- Tranh mẫu của cô, vở tạo hình, bút sáp màu...
- Giá treo sản phẩm...
II/ Cách tiến hành:
* Ổn định gây hứng thú
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Bó hoa tặng cô”.
Trò chuyện về chủ đề? 
1. Hoạt động 1: Cho trẻ xem tranh mẫu.
+ Đây là cái gì các con?
- À, đó là một bức tranh, các con hãy nhìn xem đó là bức tranh gì nào?
- Đúng rồi, đây là bức tranh về cô giáo.
- Ai có nhận xét gì về bức tranh nào ?
- Cô đã dùng kỹ năng gì để tô màu chân dung cô giáo?
- Bố cục bức tranh như thế nào?
- Thế các con có muốn tô bức tranh thật đẹp như thế này không?
* Cô tô mẫu;
- Đầu tiên cô sẽ tô tóc cho cô giáo nhé, cô cầm bút màu đen, cô cầm bút bằng 3 ngón tay để giữ bút cho chặt. Cô tô từ trên xuống dưới, cô tô trùng khít, không bị chờm ra ngoài. Thế là cô tô song một bên tóc của cô rồi đấy, tương tự cô tô hết tóc còn lại cho cô, các con thấy cô tô tóc của cô giáo có đẹp không?
-Tô tóc xong cô chuyển sang tô mặt của cô giáo nhé. Cô tô mặt cô giáo màu vàng, cô di màu từ trên xuống dưới cô cũng tô trùng khít không bị trờm ra ngoài đây, các con nhớ tô nhạt thôi nhé
- Tô song mặt của cô giáo cô tô tiếp đến áo của cô giáo, cô chọn màu xanh cô cũng tô từ trên xuống dưới, trùng khít, không bị trờm ra ngoài. Thế là cô đã tô xong chân dung cô giáo rồi đấy, các con thấy cô giáo có xinh không?
* Hỏi kỹ năng của trẻ.
- Con sẽ dùng màu gì để tô áo của cô giáo? Con dùng kỹ năng gì để tô?
- Còn bạn nào có ý kiến khác? Cho trẻ nêu ý tưởng của mình.
 2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, trẻ thực hiện cô bao quát trẻ, cô chú ý gợi ý cho những trẻ còn lúng túng, mở rộng cho những trẻ sáng tạo.
3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Treo sản phẩm cho trẻ quan sát và nhận xét.( mời 3 – 4 trẻ)
- Con thích bức tranh nào nhất ? Vì sao?
- Con đã dùng kỹ năng gì để tô nào?
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương
Hoạt động ngoài trời.
Làm quen truyện “Bác sĩ chim” 
 - Trẻ biết tên câu truyện, tên tác giả.
- Trẻ chăm chú nghe cô kể chuyện. Biết được các nhân vật trong chuyện.
- Trẻ chơi đúng luật và cách chơi.
- Có ý thức thi đua
I.Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát.,phấn, đồ chơi tự do
II.Tiến hành:
* Ổn định gây hứng thú
- Cho cả lớp hát bài: “Lớn lên cháu lái máy cày”.
- Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Kiểm tra sức khỏe, trang phục trẻ.
- Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng điện.
- Nhắc nhở trẻ trước khi ra sân.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “ Đi chơi” và ra sân hít thở không khí trong lành 1-2 phút.
1 Hoạt động 1: HĐCĐ: Làm quen truyện “Bác sĩ chim”
- Cô giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả.
+ Cô kể cho trẻ nghe lần 1
- Giảng giải nội dung câu chuyện.
- Cô kể lại cho trẻ nghe lần 2.
- Cho trẻ nhắc lại tên câu chuyện, trên các nhân vật trong chuyện.
- GD: Trẻ biết yêu thương gia đình.
2. Hoạt động 2: TCVĐ: Cướp cờ
- Cô nêu cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự 

File đính kèm:

  • docTuan_11.doc