Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Thơ Cái bát xinh xinh
I, Mục đích – yêu cầu.
1, Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả
- Trẻ hiểu được nội dung của bài thơ.
- Trẻ biết vẽ và tô màu cái bát.
2, Kỹ năng:
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng,mạch lạc.
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ,thể hiện với thư thế mạnh dạn hồn nhiên
3, Giáo dục:
Qua bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý,biết ơn cha mẹ,
biết giữ gìn sản phẩm do cha mẹ và các cô chú công nhân làm ra.
II, Chuẩn bị.
Giáo án điện tử,giấy A4 có vẽ sẵn cái bát,bút sáp màu
Nhạc và lời bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề : Nghề nghiệp Đề tài : Thơ “Cái bát xinh xinh” Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) Thời gian : 25 – 30 phút Người soạn / dạy : Vũ Thị Trang I, Mục đích – yêu cầu. 1, Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả - Trẻ hiểu được nội dung của bài thơ. - Trẻ biết vẽ và tô màu cái bát. 2, Kỹ năng: - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng,mạch lạc. - Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ,thể hiện với thư thế mạnh dạn hồn nhiên 3, Giáo dục: Qua bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý,biết ơn cha mẹ, biết giữ gìn sản phẩm do cha mẹ và các cô chú công nhân làm ra. II, Chuẩn bị. Giáo án điện tử,giấy A4 có vẽ sẵn cái bát,bút sáp màu Nhạc và lời bài hát “cháu yêu cô chú công nhân” III, Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, ổn định tổ chức. Các con ơi! Hôm nay lớp chúng mình rất vinh dự được các bác các cô trong trường đến thăm lớp mình đấy,để xem các con có ngoan và học giỏi không,chúng mình khoanh tay chào các bác các cô nào. - Để thể hiện tình cảm của chúng mình với các bác các cô lớp chúng mình cùng hát bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân”của tác giả Hoàng Văn Yến để tặng các bác các cô nhé. 2, Bài mới: 2.1 giới thiệu bài thơ. - Cô và các con vừa hát bài gì?do ai sáng tác? - Trong bài hát có nhắc tới những nghề gì? Trong bài hát có nhắc tới nghề thợ xây và nghề thợ may.Ngoài hai nghề này ra các con còn biết những nghề nào nữa? ( trời tối.trời sáng) Cô cho trẻ xem trên màn hình vi tính tranh về nghề thợ xây,thợ may,bác sĩ,giáo viên. Nghề xây dựng thì xây nên những ngôi nhà mới,nghề thợ may thì may rất nhiều quần áo mới cho chúng mình mặc hàng ngày,nghề bác sĩ thì chữa bệnh cho mọi người.ngoài những nghề này ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề.mỗi nghề đều có những công việc khác nhau và đều có ích cho xã hội.Cô còn biết có một nghề cũng được mọi người yêu mến và tạo ra những sản phẩm đẹp . đó là nghề làm gốm sứ ở Bát Tràng . Các con có biết nghề làm gốm sứ ở Bát Tràng là làm ra những sản phẩm gì không? -Cho trẻ quan sát : cái bát ,cái đĩa ,chén ,lọ hoa thật - Các bác công nhân làm ra rất nhiều sản phẩm đẹp đúng không nào ? -Và cô có một bài thơ rất hay nói về cát bát .đó là bài thơ “cái bát xinh xinh” của tác giả Thanh Hòa . 2.2 giáo viên đọc mẫu. Chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ nhé. + Cô đọc lần 1: cô đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ. Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?bài thơ do ai sáng tác? Để bài thơ được hay hơn các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ với hình ảnh trên máy chiếu nhé. + Cô đọc lần 2 :cô đọc kết hợp với hình ảnh trên máy chiếu. Cô vừa đọc bài thơ gì nhỉ? Bài thơ nói về điều gì? Ah đúng rồi cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ “cái bát xinh xinh”của tác giả Thanh Hòa.Bài thơ nói về quá trình làm ra cái bát của các cô chú công nhân ở nhà máy Bát Tràng,các cô chú đã phải làm việc rất vất vả để làm ra được những chiếc bát xinh xắn đấy. + Cô đọc lần 3: cô đọc bài thơ sau đó giảng giải từ khó. “Xinh xinh” là 1 từ láy nói về cái bát rất nhỏ nhắn và đáng yêu. “Nâng niu”cầm trên tay rất là cẩn thận và nhẹ nhàng 2.3 giúp trẻ hiểu nội dung của bài thơ. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?do ai sáng tác nhỉ? - Bài thơ nói về những ai? - Tại sao bạn nhỏ bạn ấy lại nâng niu cái bát? Để có được những cái bát mà chúng ta dùng hàng ngày cha,mẹ bạn nhỏ và các cô chú công nhân đã rất vất vả trải qua rất nhiều công đoạn mới tạo ra được cái bát .Vì vậy các con phải biết quý trọng ,giữ gìn cái bát và những đồ dùng trong gia đình chúng mình nhé.khi ăn các con phải cầm bát cẩn thận tránh làm rơi mà vỡ bát.khi ăn xong các con nhớ cất bát đúng nơi quy định 2.4 dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ - Cô mời cả lớp đọc 1-2 lần - Cô mời tổ đọc (mỗi tổ đọc 1 lần) - Cô cho cả lớp đọc thơ nối tiếp - Cô mời 2-3 nhóm trẻ lên đọc - Mời 1-2 trẻ khá lên đọc (khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ) 2.5 Trò chơi: tay ai khéo hơn. Cô thấy lớp mình ai đọc thơ cũng hay vì vậy cô tặng lớp mình 1 trò chơi đó là trò chơi “tay ai khéo hơn” cách chơi và luật chơi như sau: Cách chơi: cô sẽ phát cho lớp mình mỗi bạn 1 tờ giấy A4 có vẽ sẵn cái bát các con hãy trang trí cho cái bát của mình thật đẹp,bạn nào trang trí đẹp nhất cô sẽ mời bạn đó lên tàu và đi tham quan xưởng làm gốm sứ ở Bát Tràng các con có đồng ý không? Luật chơi:khi nhạc bật lên các con hãy nhanh về bàn và trang trí cái bát khi nhạc kết thúc các con hãy dừng tay và cô giáo sẽ đi kiểm tra xem bạn nào trang trí cái bát đẹp nhất Cô mời trẻ về bàn phát giấy ,sáp màu cho trẻ trang trí cái bát, cô nhắc trẻ cách ngồi cầm bút để vẽ và tô màu .khi trẻ vẽ cô quan sát và giúp đỡ trẻ 3 .Kết thúc. Cô nhận xét tiết học và chuyển hoạt động. Trẻ chào Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ nhắm mắt,mở mắt Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Lớp đọc thơ Tổ đọc thơ Nhóm trẻ đọc thơ Cá nhân trẻ đọc thơ Cả lớp đọc thơ Tổ đọc thơ Nhóm trẻ đọc thơ Cá nhân trẻ đọc thơ Trẻ vẽ trang trí cái bát
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac.doc