Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Phương tiện giao thông đường bộ

- Đón trẻ vào lớp, cô vui vẻ ân cần nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, hướng dẫn trẻ cất ba lô, hướng trẻ vào các góc chơi.(luyện kỹ năng cất ba lô, cất giày dép)

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh “PTGT đường bộ”.

- Tập thể dục sáng theo nhạc ngoài sân trường bài hát: “Dậy đi thôi”.

(Thứ 2,4,6 tập với nơ; Thứ 3,5 tập với gậy).

+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân

+ ĐT hô hấp: Hít vào, thở ra (3Lx4N).

+ ĐT tay: Hai tay đưa lên cao, gập khuỷu tay (3L x 4N) ( Từ câu dậy đi thôi ông mặt trời ).

+ ĐT chân: Đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, cúi xuống và vỗ tay lên đầu gối (3L x 4N).

 ( Từ câu dậy ra sân em cười ).

+ ĐT bụng: Đứng chân ngang vai, tay thả xuôi cúi xuống đưa 2 tay ra phía sau (3L x 4N).

 ( Từ câu mẹ mua cho một mình ).

+ ĐT bật: Bật chụm tách chân (3L x 4N). (Từ câu: Mẹ khen trắng tinh).

+ Hồi tĩnh.

- Điểm danh, cô điểm danh theo nhiều cách khác nhau.

 

docx15 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3980 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề nhánh 1: Phương tiện giao thông đường bộ
Thời gian thực hiện: 29/02/2016 – 04/03/2016
Giáo viên thực hiện: Phạm thị Thu Trang.
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, TDS
- Đón trẻ vào lớp, cô vui vẻ ân cần nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, hướng dẫn trẻ cất ba lô, hướng trẻ vào các góc chơi.(luyện kỹ năng cất ba lô, cất giày dép)
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh “PTGT đường bộ”. 
- Tập thể dục sáng theo nhạc ngoài sân trường bài hát: “Dậy đi thôi”. 
(Thứ 2,4,6 tập với nơ; Thứ 3,5 tập với gậy).
+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân
+ ĐT hô hấp: Hít vào, thở ra (3Lx4N).
+ ĐT tay: Hai tay đưa lên cao, gập khuỷu tay (3L x 4N) ( Từ câu dậy đi thôi  ông mặt trời ).
+ ĐT chân: Đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, cúi xuống và vỗ tay lên đầu gối (3L x 4N). 
 ( Từ câu dậy ra sân  em cười ).
+ ĐT bụng: Đứng chân ngang vai, tay thả xuôi cúi xuống đưa 2 tay ra phía sau (3L x 4N). 
 ( Từ câu mẹ mua cho  một mình ).
+ ĐT bật: Bật chụm tách chân (3L x 4N). (Từ câu: Mẹ khen trắng tinh).
+ Hồi tĩnh.
- Điểm danh, cô điểm danh theo nhiều cách khác nhau.
HĐ có chủ đích
HĐLQVH:
Kể cho trẻ nghe câu chuyện về chú xe ủi.
KPXH: Làm quen với 1 số PTGT đường bộ: xe máy, xe đạp, ô tô
HĐTD: Đi trên ghế thể dục.
-TCVĐ: Kéo co.
HĐTH: 
Xé và dán ô tô khách (Tiết mẫu).
HĐ LQVT: Nhận biết biển số xe
HĐÂN: NDTT: Dạy hát: Bác đưa thư vui tính(Hoàng Lân)
NDKH: Nghe hát: Em là công an tý hon (Trần Xuân Tiến)
TCÂn: Đoán tên bạn hát
Luyện kỹ năng: Bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế, các hoạt động sử dụng ghế.
HĐG
- Góc trọng tâm:XD: xây gara để xe.
+ CB: gạch, 1 số loại PTGT
+ Kỹ năng: trẻ có kỹ năng xây gara để xe, giao lưu, đoàn kết với bạn.
- Bán hàng: bán hoa quả, bánh kẹo, sữa.
- Học tập: nhận biết các số từ 1 đến 5 và xếp số đối tượng tương ứng với thẻ số đã có.
- Thư viện: Xem tranh ảnh về 1 số phương tiện giao thông.
- Tạo hình: vẽ, nặn, xé dán, xếp 1 số PTGT.
- Góc kỹ năng: Mặc áo có khuy cài (Kỹ năng mới).
HĐNT
- Quan sát ô tô khách và ô tô tải
- TCVĐ: Lái ô tô.
Chơi tự do
- Quan sát xe đạp.
- TCVĐ: ô tô và chim sẻ.
HĐLĐ: nhặt lá.
- Quan sát xe máy.
- TCVĐ: Đèn xanh, đèn đỏ.
Chơi tự do
- Quan sát xe xích lô.
- TCVĐ: cáo và chim sẻ.
- HĐLĐ: Lau lá cây.
- Trò chuyện về 1 số loại xe mà gia đình trẻ có.
- TCVĐ: Đèn xanh, đèn đỏ.
- Chơi tự do.
HĐ ăn,ngủ,VS
 Luyện kỹ năng chuẩn bị giờ ăn, ngủ: Chải bạt, gấp bạt, kê bàn, gấp bàn, bê ghế, lau bàn, cách xúc cơm, chải đệm, gấp đệm.
HĐC
- Nặn những chiếc bánh xe.
- Xem chương trình thiếu nhi.
- Trò chuyện về 1 số loại ô tô.
- Tập xé và dán ô tô khách.
- Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây
- Xem chương trình thiếu nhi.
- Cho trẻ làm quen với bài thơ “Bó hoa tặng cô”.
- Xếp các số từ 1 đến 5 bằng chấm tròn.
- Làm quen với bài hát “Bác đưa thư vui tính”.
Liên hoan văn nghệ.
Nêu gương bé ngoan.
- Xem chương trình thiếu nhi.
 Kim Thư, ngày tháng năm 2016 
 Người thực hiện Người duyệt
 Phạm Thị Thu Trang Nguyễn Thúy Nga
 Kế hoạch thực hiện
Thứ 2 ngày 29 tháng 2 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐLQV: Kể cho trẻ nghe câu chuyện về chú xe ủi.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung, tình tiết trong truyện: Câu chuyện nói về 1 chú xe ủi rất ngoan lễ phép và tốt bụng. Chú vào nông trường và bị 1 đống đất to chắn đường, chú dọn đường và được bác xe ủi đỏ giúp đỡ. Hai bác cháu xe ủi cùng đi thì gặp vườn cam chín và rụng, 2 bác cháu cùng xúc cam. Nhưng bác xe ủi to quá không vào vườn cam được nên xe ủi xanh đã làm được việc này. Và cuối cùng xe ủi xanh đã làm được việc có ích.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nhớ tên chuyện và các tình tiết trong chuyện.
- Trẻ phát âm rõ ràng, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Biết trả lời câu hỏi đàm thoại của cô.
3.Thái độ:
- Qua bài góp phần giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người.
- Trẻ hứng thú đọc thơ và chơi trò chơi
1. Đồ dùng của cô: Bộ tranh vẽ có nội dung của câu chuyện.
- Một số bài hát có trong chủ điểm giao thông.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Một số loại hoa quả cho trẻ chơi trò chơi.
1: ổn định tổ chức, Cho trẻ hát 1 bài, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề nhánh.
2: Nội dung: Kể chuyện “Câu chuyện về chú xe ủi”
HĐ 1:Kể chuyện cho trẻ nghe.
- Giới thiệu tên chuyện và kể cho trẻ nghe lần 1+cử chỉ điệu bộ
+ Cô hỏi tên câu chuyện cô vừa kể?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Cô kể lần 2: Tranh minh họa, hỏi tên tác giả.
+ Tóm tắt nội dung chuyện: Câu chuyện nói về 1 chú xe ủi rất ngoan lễ phép và tốt bụng. Chú vào nông trường và bị 1 đống đất to chắn đường, chú dọn đường và được bác xe ủi đỏ giúp đỡ. Hai bác cháu xe ủi cùng đi thì gặp vườn cam chín và rụng, 2 bác cháu cùng xúc cam. Nhưng bác xe ủi to quá không vào vườn cam được nên xe ủi xanh đã làm được việc này. Và cuối cùng xe ủi xanh đã làm được việc có ích.
+ Câu chuyện tên gì?
+ Chủ xe ủi nhỏ có tính gì?
+ Gặp mọi người thì chú chào thế nào?
+ Tại sao chú lại chào mọi người?
+ Một hôm trên đường đi chơi chú thấy gì?
+ Khi thấy đống đất chú đã làm gì?
+Khi đang hì hục đào thì chú gặp ai?
+Bác xe ủi nói thế nào?
+ Sau khi bác xe ủi đỏ xúc hết đất đi chỗ khác thì chú xe ủi xanh thốt lên như thế nào?
+ Xe ủi xanh quyết định làm gì?
+ Hai bác cháu nhìn thấy gì?
+ Vườn cam như thế nào?
+ Bác xe ủi đỏ nói gì?
+ Bác xe ủi đỏ có vào vườn cam được không? Tại sao?
+ Bác xe ủi đỏ bảo gì?
+ Cuối cùng xe ủi xanh có xúc được những quả cam chín vàng không?
+ Bác xe ủi đỏ đã khen ngợi xe ủi xanh thế nào?
- Cô kể lần 3.
HĐ 2: Trò chơi:Giúp các bác nông dân hái quả.
- Luật chơi và các chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Một đội lấy quả, 1 đội lấy rau. Các con cầm rổ và lấy 1 quả (rau) để vào rổ to phía trên, 2 tay cầm rổ bật qua con suối nhỏ để mang quả về nhà, nhưng bạn nào làm rơi quả xuống đất thì bạn đó phải quay lại để làm lại. Thời gian của trò chơi là 1 bản nhạc. Đội nào lấy đúng rau (quả) đội đó giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Cô kiểm tra kết quả.
HĐ 4: Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài hát “Em tập lái ô tô”.
Củng cố, hỏi tên bài, lồng giáo dục.
Lưu ý:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 1 tháng 3 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPXH: Làm quen với 1 số PTGT đường bộ: xe máy, xe đạp, ô tô
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm rõ nét của ô tô, xe máy, xe đạp.
- Trẻ nhận biết được công dụng của xe máy, xe đạp, ô tô.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau của ô tô và xe máy, xe đạp.
- Kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú học và tham gia các trò chơi.
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, có hình ảnh ô tô, xe máy, xe đạp.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 lô tô ô tô, 1 xe máy, 1 xe đạp
1:Ổn định tổ chức, gây hứng thú. 
- Cho trẻ hát bài: bác đưa thư vui tính.
- Cô hỏi trẻ về bài hát hát về phương tiện giao thông nào?
- Cho trẻ chơi trò chơi làm tiếng kêu của các phương tiện giao thông.
2: Làm quen với ô tô, xe máy , xe đạp.
HĐ 1: Quan sát, đàm thoại.
- Cô đọc câu đố về xe ô tô:
 “Xe bốn bánh
 Chạy bon bon
 Kêu píp píp
 Là xe gì?”
- Cô hỏi trẻ về ô tô, trên màn hình có cái gì? tiếng ô tô kêu thế nào? Ô tô có mấy bánh, xe dùng để làm gì? Xe chạy bằng động cơ. 
=> Khái quát: Đây là hình ảnh xe ô tô, là PTGT đường bộ, ô tô kêu píp píp, xe ô tô có nhiều loại, hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về ô tô con, ô tô này có 4 bánh, xe dùng để chở hành khác đi trên đường bộ, ô tô chạy bằng động cơ.
- Cô đọc câu đố về xe máy:
 “ Xe 2 bánh 
 Chạy bon bon
 Máy nổ giòn
 Kêu bình bịch »
 Là xe gì?
- Cô hỏi trẻ về xe máy, trên màn hình có hình ảnh gì? tiếng xe máy kêu thế nào? Xe máy có mấy bánh, xe dùng để làm gì? Xe chạy bằng động cơ. 
=> Khái quát: Đây là hình ảnh xe máy, xe máy là PTGT đường bộ, xe máy kêu bình bịch, xe máy có 2 bánh, xe máy dùng để chở hành khách hoặc chở hành hóa đi trên đường bộ, xe máy đi được đoạn đường dài nhưng chỉ chở 2 người trên 1 xe, người ngồi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, xe máy chạy bằng động cơ.
- Cô đọc câu đố về xe đạp:
 “ Xe gì 2 bánh
 Đạp chạy bon bon
 Chuông kêu kinh coong
 Đứng yên thì đổ”
- Cô hỏi trẻ xe gì? Xe đạp có mấy bánh? Xe chạy bằng gì? Xe đạp kêu thế nào ? Xe đạp dùng để làm gì ? Xe đạp chạy bằng gì ?
=> Khái quát: Đây là hình ảnh xe đạp, xe máy kêu kính coong, xe máy có 2 bánh, xe đạp dùng để chở người hoặc chở hành hóa đi trên đường bộ, và đi trên đoạn đường ngắn, xe đạp chạy bằng sức người.
- So sánh ô tô và xe máy: nêu điểm giống và khác nhau.
+ Giống nhau : Đều là PTGT đường bộ, đều chở người và hàng hóa. Đều chạy bằng động cơ. Đều đi được đường dài.
+ Khác nhau : người đi ô tô không cần đội mũ bảo hiểm, người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Ô tô có 4 bánh, xe máy có 2 bánh.
- So sánh xe máy và xe đạp: nêu điểm giống và khác nhau.
+ Giống nhau : Đều có 2 bánh. Đều là PTGT đường bộ.
+ Khác nhau : Xe máy chạy bằng động cơ, xe đạp chạy bằng sức người.
HĐ 2: Trò chơi:
TC 1: Nhanh và đúng: cô phát lô tô cho trẻ, cô đọc câu đố hoặc nói tiếng kêu của phương tiện giao thông nào thì các con giơ phương tiện giao thông đó lên.
TC 2: Đưa phương tiện giao thông về đúng bến: Các con chọn PTGT mà các con thích rồi đi vòng tròn quanh lớp. Khi co hiệu lệnh về đúng bến thì đưa PTGT đó về bến. Ai đưa PTGT về nhầm bến thì phải nhảy lò cò.
Kết thúc: củng cố, hỏi tên bài, lồng giáo dục. Cô cùng trẻ hát bài « Em tập lái ô tô » và chuyển hoạt động.
Lưu ý: ......
.......
..
 Thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐTD: Đi trên ghế thể dục.
-TCVĐ: Kéo co.
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu cách đi thăng bằng trên ghế.
- Trẻ biết tên trò chơi vận động và hiểu cách chơi “kéo co”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đi được thăng bằng trên ghế.
- Trẻ biết phối hợp với bạn khác chơi trò chơi.
- Trẻ chơi được trò “kéo co”.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tập luyện và nghe theo hiệu lệnh của cô, có ý thức trong tập luyện.
1. Đồ dùng của cô:
- Loa đài: 1 số bài hát trong chủ điểm: Đoàn tàu nhỏ xíu, anh phi công ơi.
- Sân tập bằng phằng cho trẻ tập
2. Đồ dùng của trẻ:
- Ghế thể dục.
- Dây thừng.
1: ổn định tổ chức gây hứng thú. Xin chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé khỏe bé ngoan” ngày hôm nay. Về dự chương trình ngày hôm nay là sự có mặt của 2 đội chơi: Đội nơ đỏ, và đội nơ xanh 1 tràng pháo tay cổ vũ cho cả 2 đội chơi.
- Và để bước vào các phần thi được tốt xin mời các đội bước vào các phần thi đạt kết quả tốt. Cô xin mời 2 đội cùng Khởi động.
2: Nội dung: Đi trên ghế thể dục.
HĐ 1: Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn các kiểu chân: đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm.
- Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc và điểm số, tách thành 4 hàng ngang.
HĐ2: Trọng động: Cô giới thiệu tên bài tập “Đi trên ghế thể dục”.
* BTPTC
 Tay: Hai tay đưa sang ngang,lên cao ( 3x4N)
 Chân: Hai tay đưa lên cao , ra phía trước khụy gối ( 4x4N)
 Bụng: hai tay đua lên cao gập người xuống(3x4N)
 Bật: chụm tách chân (4x4N)
 * VĐCB: Đi trên ghế thể dục.
- Cô làm mẫu kết hợp giảng giải ( 2 lần ). Tư thế chuẩn bị : 2 tay chống hông, chân đứng hình chữ V. Khi có hiệu lệnh đi thì bắt đầu đi thăng bằng trên ghế sao cho không để cơ thể ngả sang 2 bên sẽ bị ngã.
- Cô mời 2 trẻ lên làm rồi cho cả lớp nhận xét nếu trẻ không làm được thì cô làm mẫu + giải thích cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện.
+ Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 hàng lên thực hiện 4-5 lần.
- Tăng độ khó bằng cách đi trên ghế thể dục đầu đội bao cát.
- Củng cố: Hỏi tên bài tập, cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện.
TCVĐ : Kéo co
Cô nói cách chơi và luật chơi: Cô mời 2 đội, mỗi đội 5 bạn. Nhiệm vụ của 2 đội là kéo dây về phía đội mình. Nơ kéo được về phía nào thì đội đó giành chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Cho trẻ ngồi vòng tròn.
 HĐ4: cho trẻ đi nhẹ nhàng theo giai điệu bài hát “Anh phi công ơi”.
3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương, chuyển hoạt động.
HĐTH: 
Xé và dán ô tô khách (Tiết mẫu).
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách dán hình ô tô khách.
- Trẻ biết từng bộ phận của ô tô có dạng hình gì và màu sắc của các hình.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng xé và dán được chiếc ô tô.
- Trẻ biết cách phết hồ xé và dán được hình ô tô khách vào vở tạo hình.
3. Thái độ:
Qua bài giáo dục trẻ biết khi lên ô tô không được chen lấn xô đẩy nhau.
1. Đồ dùng của cô: tranh mẫu, máy tính, máy chiếu.
- Tranh mở rộng.
2. Đồ dùng của trẻ: Hồ dán, giấy màu.
HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Cho trẻ hát bài: em tập lái ô tô.
Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề nhánh.
Cho trẻ quan sát 1 số loại ô tô. Và hỏi trẻ đó là những loại ô tô nào.
Gd trẻ khi ngồi trên ô tô không được nói chuyện to, không thò đầu hoặc cho tay ra ngoài của sổ.
HĐ 2: Cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô và đàm thoại cùng trẻ về bức tranh. Cô hỏi trẻ:
+ Bức tranh cô xé về gì?
+ Ô tô có dạng hình gì?
+ Ô tô có màu gì?
+ Cửa sổ có màu gì?
+ Cửa ra vào có màu gì?
+ Bánh xe có dạng hình gì?
+ Bánh xe có màu gì?
Cô hướng dẫn trẻ cách xé và dán ô tô khách: Cô chọn màu cô thích, xé thân ô tô trước bằng cách: Tay trái cô cầm giấy, tay phải xé theo hình thân ô tô, cửa ô tô cũng xé theo cách này, bánh xe cô xé dạng hình tròn, sau đó dán thân ô tô, bánh xe, cửa sổ và cửa ra vào. Khi hướng dẫn cô nói cách dán và hỏi trẻ các bộ phận của ô tô có màu gì?
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh mở rộng.
HĐ 3: Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Khi thực hiện cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích những trẻ làm được nhiều sản phẩm, hướng dẫn những trẻ chưa biết làm.
HĐ 4: Trưng bày sản phẩm: Cô hỏi vài trẻ thích bài nào? Tại sao con thích? Cô có thể hỏi con kể về bài của con.
Cô nhận xét bài đẹp và củng cố động viên bài trẻ chưa vẽ được.
3. Kết thúc: Củng cố bài, lồng giáo dục, nhận xét, tuyên dương. 
 Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” và chuyển hoạt động.
Lưu ý: ......
.......
..
Thứ 5 ngày 3 tháng 3 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT: Nhận biết biển số xe
1. Kiến thức:
Trẻ biết đếm trong phạm vi 5.
- Trẻ hiểu cách chơi các trò chơi luyện tập.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc được các chữ số có trên biển số xe.
- Trẻ tô được các nét chấm mờ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú học và tham gia trò chơi
1. Chuẩn bị của cô:
-1 số biển số xe có chữ số từ 1 đến 5.
2. Đồ dùng của trẻ: 
- Một số biển số xe có chữ số từ 1 đến 5.
Vở trò chơi học tập, bút sáp màu.
1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. Cho trẻ hát bài “em đi qua ngã tư đường phố”.
Khi tham gia giao thông đường bộ các con thấy những phương tiện giao thông nào đi trên đường.
2. Nội dung.
HĐ 1: Ôn các số từ 3 đến 5.
- 3 ô tô: cho trẻ đếm và đọc.
- 4 xe máy: cho trẻ đếm và đọc.
- 5 xe máy cho trẻ đếm và đọc.
- 5 ô tô cho trẻ đếm và đọc.
HĐ 2: Nhận biết biển số xe.
- Vừa rồi chúng mình vừa được ôn số lượng trong phạm vi 5.
Có rất nhiều PTGT đúng không? Nhưng các PTGT đó đều rất giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được những chiếc xe này?
- Chúng ta nhìn biển số xe ở đuôi xe.
Sau đây cô có 1 số biển số xe để các con làm quen đấy.
– Cô cho trẻ lấy rổ.
- Cô cho trẻ đọc các chữ số trên biển số xe. 
Cô cho trẻ lên lấy biển số xe và đọc. Bạn nào có biển số xe giống cô thì giơ lên và đọc to. 
HĐ 3: Luyện tập.
- TC 1: Tìm biển số xe có các chữ số giống biển số của trẻ. Cô có hình ảnh 3 xe máy, mỗi xe có biển số khác nhau, nhiệm vụ của các con là tìm và về đúng nơi xe có biển số giống của các con.
+ Cô cho trẻ chơi và đổi biển số xe.
- TC 2: Cô phát vở trò chơi học tập cho trẻ và yêu cầu trẻ tô chữ số theo nét chấm mờ, đọc chữ số có trên biển số xe (Trò chơi học tập trang 12).
Lưu ý: ......
.......
..
Thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐAN:
NDTT: Dạy hát: Bác đưa thư vui tính(Hoàng Lân)
NDKH: Nghe hát: Em là công an tý hon (Trần Xuân Tiến)
TCÂn: Đoán tên bạn hát
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả của bài hát “Bác đưa thư vui tính”.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát“Bác đưa thư vui tính”.
- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát.
2.Kỹ năng:
-Trẻ có kỹ năng nghe và hát theo nhạc.
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát “Bác đưa thư vui tính”.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát “Em là công an tý hon”.
- Trẻ chơi được trò chơi âm nhạc.
3.Thái độ:	
-Trẻ hứng thú vận động theo nhạc
-Chăm chú nghe cô hát.
Đồ dùng:
 Băng đĩa nhạc bài hát em đi qua ngã tư đường phố, đoàn tàu nhỏ xíu và các bài trong chủ điểm, mũ, trống, xắc xô.
1. Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Trò chuyện cùng trẻ chủ đề nh
+ Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
2: Nội dung dạy hát “Bác đưa thư vui tính ”
*HĐ 1: Dạy hát
* Cô hát lần 1: cô hát vừa phải, đúng lời, đúng giai điệu của bài hát, cô hát tình cảm.
- Giảng giải nội dung: Các con ơi bài hát “Bác đưa thư vui tính” nói về bác đưa thư mang thư đến nhà em, có tiếng xe đạp kêu kính koong, e bé chạy ra cầm lấy thư và cảm ơn bác đua thư, em mang thư lên cho bố luôn.
 - Bây giờ các con ngồi ngoan lắng nghe cô hát lại bài hát nhé.
 * Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc không lời ( nghe trường độ cao độ của bài hát)
Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Tác giả?
* Trẻ hát
- Bây giờ các con hãy cùng cô hát bài hát này nhé.
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô từ đầu cho đến hết bài hát( Cô cho trẻ hát 3 lần)
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ ( cho trẻ hát lại câu hát mà trẻ hát sai nhịp bằng cách giáo viên hát mẫu lại chọn vẹn câu hoặc đoạn đó và hướng dẫn trẻ hát chính xác).
- Cô cho trẻ thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau: Cô mời tổ, nhóm, cá nhân, trong quá trình trẻ hát thuộc bài hát giáo viên có thể khuyến khích trẻ vừa hát vừa thể hiện cử chỉ, động tác minh họa như vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo cảm xúc của trẻ.
- Cô động viên khen trẻ kịp thời.
- Bạn nào giỏi cho cô biết, cô vừa dạy các con bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Bây giờ cô mời cả lớp đứng lên hát lại bài hát và 
kết hợp vận động theo ý thích của các con nhé.
* HĐ 2: Nghe hát “ Em là công an tý hon” – Trần Xuân Tiến
Hôm nay cô thấy các con hát rất hay, có cô ca sĩ sẽ hát tặng các con bài hát “Em là công an tý hon” Trần Xuân Tiến các con ngồi ngoan lắng nghe cô hát nhé.
* Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô vừa hát cho các nghe bài hát gì?,
* Cô hát cho trẻ nghe lần 2.
- Cô hỏi trẻ vừa được nghe cô hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô mời trẻ trả lời.
- Cô thấy các con trả lời rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi.
* HĐ 3: TCAN: Đoán tên bạn hát.
- Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp, cô mời 1 bạn khác hát, nhiệm vụ của bạn đội mũ chóp là đoán xem bạn nào vừa hát. Nếu bạn đội mũ đoán đúng được thưởng 1 tràng pháo tay, nếu đoán sai thì phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 
- Động viên tuyên dương trẻ
- Các con vừa được chơi trò chơi gì?
- Khen trẻ
3: Kết thúc
- Khen trẻ chuyển hoạt động .
Lưu ý: ......
.......
..

File đính kèm:

  • docxChu_diem_nuoc_va_cac_mua.docx
Giáo Án Liên Quan