Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình - Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ - Đề tài: Nặn cái dĩa

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Chủ đề: Gia đình

Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình

Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ

Hoạt động: Tạo hình

Đề tài: Nặn cái dĩa

Độ tuổi: 5- 6 tuổi

Thời gian: 25 – 30 phút

Người soạn: Lê Thị Thanh Nga

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :

- Trẻ biết nặn được cái dĩa

- Biết dùng các kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt, dàn mỏng. để nặn thành cái dĩa hoàn chỉnh

- Giáo dục cháu yêu quý, giữ gìn sản phẩm lao động, đồ dùng trong gia đình.

II/ CHUẨN BỊ:

- Giáo án.

- 2 - 3 mẫu nặn của cô.

- Đất nặn, bảng, khăn lau tay cho trẻ.

- Bàn ghế, khăn trải bàn

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình - Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ - Đề tài: Nặn cái dĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: Gia đình
Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình
Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Nặn cái dĩa
Độ tuổi: 5- 6 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Người soạn: Lê Thị Thanh Nga
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- Trẻ biết nặn được cái dĩa
- Biết dùng các kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt, dàn mỏng... để nặn thành cái dĩa hoàn chỉnh
- Giáo dục cháu yêu quý, giữ gìn sản phẩm lao động, đồ dùng trong gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo án.
- 2 - 3 mẫu nặn của cô.
- Đất nặn, bảng, khăn lau tay cho trẻ.
- Bàn ghế, khăn trải bàn
 III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
a) Hoạt động mở đầu
- Cô cho trẻ giải câu đố
	 “Miệng tròn lòng trắng phau phau
 Đựng rau đựng thịt bé ăn hằng ngày”.
	(Cái chén)
- Đó là cái gì?
- Cho trẻ nhìn lên màn hình và khám phá trong ô số bí mật có những đồ dùng gì? (Cô mời lần lượt trẻ lên mở ô số bí mật)
- Hỏi trẻ: Những đồ dùng trên đều có dặc điểm chung gì và hay được dùng ở đâu?
- Cô chốt: Chén, bát, đĩa đều là những đồ dùng trong gia đình chúng ta vẫn hay sử dụng và đều làm từ chất liệu bằng đất sét. Vì vậy , rất dễ vỡ nên các con phải cẩn thận và cất đúng nơi quy định
a) Hoạt động trọng tâm
 * Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại vật mẫu
- Cô cho trẻ chơi trò: Trời sáng !Trời tối!
- Cô cho trẻ quan sát cát đĩa nặn bằng đất nặn và đàm thoại:
 + Đây là cái gì?
 + Làm bằng chất liệu gì?
 + Cái đĩa gồm những bộ phận gì?
 + Lòng của cái đĩa như thế nào?
 + Đế đĩa ra sao?
- Ngoài cái đĩa cô vừa giới thiệu cho các con biết cô còn nặn thêm 2 mẫu khác nữa đấy. Các con xem nhé!
- Vậy các con có thích nặn cái đĩa để mang về tặng cho mẹ mình không nào ?
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ nặn
- Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức nặn cái đĩa, để xem lớp mình ai là nghệ nhân khéo léo nhất nhé! Trước khi nặn cô đặt câu hỏi để gợi mở cho trẻ
- Các con dùng chất liệu gì đẻ nặn ?
- Muốn nặn được cái đĩa trước tiên con phải làm sao ? 
- Con chia đất như thế nào ?
- Con dùng kĩ năng gì để nặn ?
- Còn đế đĩa con nặn như thế nào?
- Để cho đôi tay sạch khi nặn xong con phải làm gì?
- Cô chốt: Đầu tiên, các con phải nhồi đất cho mềm. Con chia làm 2 phần: Phần to để nặn thân dĩa, phần nhỏ để nặn đế đĩa. Tiếp theo các con dùng kĩ năng xoay tròn, ấn lõm sau đó ấn bẹt dàn mỏng để tạo thành lòng dĩa và miệng dĩa dàn mỏng. Dùng hai ngón trỏ và ngón cái để điểu chỉnh miện dĩa...Con lăn dài phần đất nhỏ, sau đó bẻ cong và gắn vào phía dưới thân chén để tạo thành đế dĩa...Cuối cùng, các con trang trí họa tiết hoa, lá cho cái đĩa thật đẹp theo ý thích. 
- Để cho đôi tay sạch khi nặn xong con phải làm gì?
- Hỏi trẻ lại cách nặn cái đĩa
 * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện nặn
- Trẻ nặn, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. 
- Cô khuyến khích cháu nặn, trang trí thêm họa tiết cho đẹp.
- Cô mở nhạc kết hợp trẻ nặn.
 * Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên kệ
- Quan sát trẻ chọn sản phẩm trẻ thích. Vì sao con thích ? 
- Cô nhận xét bổ sung sản phẩm.
- Giáo dục: Các con thấy không, qua phần thi tài vừa rồi con thấy để nặn được một cái đĩa đẹp không dễ chút nào đâu và để làm được một cái đĩa đẹp cho mọi người sử dụng lại càng khó khăn hơn rất nhiều lần. Vì thế, khi sử dụng sản phẩm của các cô chú công nhân các con phải cẩn thận không làm rơi vỡ, giữ gìn để sản phẩm luôn bền đẹp. 
c) Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng
- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”

File đính kèm:

  • docgiao an tao hinh nan cai dia lop choi_12263501.doc
Giáo Án Liên Quan