Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Những con vật đáng yêu

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ - LỚP 4 tuổi

CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU

Thời gian: 5 tuần( Từ ngày: 18 / 12 / 2017 đến ngày 19 / 1 / 2018)

I. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

1. Môi trường giáo dục trong lớp

a. Trang trí lớp theo chủ đề :

- Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề : Những con vật đáng yêu

+ Hình ảnh một số động vật nuôi trong gia đình : Con gà, con vịt, con chó, con mèo.

+ Hình ảnh một số động vật sống trong rừng : con hổ, con sư tử, con khỉ, con voi.

+ Hình ảnh một số loài chim : Chim bồ câu, chim vẹt, chim sâu.

+ Hình ảnh một số động vật sống dưới nước : Con cá, con cua, con tôm, con ốc.

+ Hình ảnh một số loài côn trùng : Con muỗi, gián, ruồi, ong, bướm.

+ Đồ chơi do cô và trẻ cùng làm có nội dung về chủ đề : Sách về chủ đề

b. Chuẩn bị, sắp xếp và trang trí, trưng bày đồ dùng đồ chơi tại các góc

- Góc xây dựng : Ghép nút lớn: MN342045. Bộ xếp hình trên xe: MN342051. Bộ xếp hình các phương tiện giao thông: MN342052. Gạch xây dựng: MN342053. Hàng rào lắp ghép lớn: MN342044. Bộ động vật nuôi trong gia đình: MN342059. Bộ động vật sống trong rừng: MN342058.Thảm cỏ, cây hoa

- Góc phân vai : Bộ đồ chơi nấu ăn: MN342049. Bộ dụng cụ bác sĩ: MN342050. Bộ động vật nuôi trong gia đình: MN342059. Bộ động vật sống trong rừng: MN342058. Bộ côn trùng: MN342060. Bộ động vật biển: MN342057. Bộ dinh dưỡng 1: MN342040. Bộ dinh dưỡng 2: MN342041. Bộ dinh dưỡng 3: MN342042. Bộ dinh dưỡng 4: MN342043.

- Góc tạo hình : Giấy A4. Bút chì đen: MN342036. Bút sáp, phấn vẽ, bút chì màu: MN342037. Kéo thủ công: MN342034. Truyện tranh các loại: MN343091. Giấy màu: MN342039. Đất nặn: MN342038. Bảng con: MN342077. Hồ dán. Đất nặn, khay để sản phẩm, vở tạo hình.

 

doc146 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Những con vật đáng yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ - LỚP 4 tuổi
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Thời gian: 5 tuần( Từ ngày: 18 / 12 / 2017 đến ngày 19 / 1 / 2018)
I. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
1. Môi trường giáo dục trong lớp
a. Trang trí lớp theo chủ đề :
- Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề :  Những con vật đáng yêu
+ Hình ảnh một số động vật nuôi trong gia đình : Con gà, con vịt, con chó, con mèo... 
+ Hình ảnh một số động vật sống trong rừng : con hổ, con sư tử, con khỉ, con voi...
+ Hình ảnh một số loài chim : Chim bồ câu, chim vẹt, chim sâu...
+ Hình ảnh một số động vật sống dưới nước : Con cá, con cua, con tôm, con ốc...
+ Hình ảnh một số loài côn trùng : Con muỗi, gián, ruồi, ong, bướm...
+ Đồ chơi do cô và trẻ cùng làm có nội dung về chủ đề : Sách về chủ đề
b. Chuẩn bị, sắp xếp và trang trí, trưng bày đồ dùng đồ chơi tại các góc
- Góc xây dựng : Ghép nút lớn: MN342045. Bộ xếp hình trên xe: MN342051. Bộ xếp hình các phương tiện giao thông: MN342052. Gạch xây dựng: MN342053. Hàng rào lắp ghép lớn: MN342044. Bộ động vật nuôi trong gia đình: MN342059. Bộ động vật sống trong rừng: MN342058.Thảm cỏ, cây hoa
- Góc phân vai : Bộ đồ chơi nấu ăn: MN342049. Bộ dụng cụ bác sĩ: MN342050. Bộ động vật nuôi trong gia đình: MN342059. Bộ động vật sống trong rừng: MN342058. Bộ côn trùng: MN342060. Bộ động vật biển: MN342057. Bộ dinh dưỡng 1: MN342040. Bộ dinh dưỡng 2: MN342041. Bộ dinh dưỡng 3: MN342042. Bộ dinh dưỡng 4: MN342043. 
- Góc tạo hình : Giấy A4. Bút chì đen: MN342036. Bút sáp, phấn vẽ, bút chì màu: MN342037. Kéo thủ công: MN342034. Truyện tranh các loại: MN343091. Giấy màu: MN342039. Đất nặn: MN342038. Bảng con: MN342077. Hồ dán. Đất nặn, khay để sản phẩm, vở tạo hình.
- Góc sách truyện : Truyện tranh các loại: MN343091. Kéo: MN342034. Hồ dán, giấy.
- Góc âm nhạc : Xắc xô: MN342028. Trống da: MN342029. Băng đĩa các bài hát, nhạc không lời, dân ca, hát ru: MN343100. Dụng cụ gõ đệm theo phách nhịp: MN342089
- Góc thiên nhiên : Đồ chơi dụng cụ chăm sóc cây: MN342054. Bể chơi với cát và nước: MN342064
c. Chuẩn bị đồ dùng học liệu phục vụ các hoạt động giáo dục
- Tranh ảnh về chủ đề : Tranh các nhánh của chủ đề động vật
- Sách vở của trẻ : Vở tạo hình, vở toán, vở LQCC, vở KPKH
- Đồ dùng cho trẻ : Bút sáp, lô tô, đất nặn
- Các bài thơ, câu chuyện về chủ đề : Những con vật đáng yêu
+ Thơ : Chim chích bông, Chú ngựa bay
+ Truyện : , Bác gấu đen và 2 chú thỏ, Cáo thỏ và gà trống
- Một số trò chơi phù hợp với chủ đề :
+ TCDG: Bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba, kéo cưa lừa xẻ
+ TCVĐ: Mèo và chim sẻ, Chú thỏ trắng, Cáo và thỏ, Cò bắt ếch...
+ Dạy trẻ chơi trò chơi mới: Mèo đuổi chuột.
+ TCAN : Tai ai tinh. Nghe tiếng kêu đoán tên con vật. Gà gáy vịt kêu. 
* NDLG: GD trẻ có ý thức bảo vệ các loài động vật biển.
d. Chuẩn bị nội dung duy trì chuyên đề: 
- Chuyên đề phát triển ngôn ngữ: Tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua họa động 
“ Ngày hội TDTT” cấp thành phố.
- Chú trọng chuyên đề phát triển vận động: Tăng cường phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời, chuẩn bị đồ chơi phong phú, đa dạng tận dụng từ tự nhiên ( lá cây, hột hạt...) phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động. Bên cạnh đó rèn nề nếp, thối quen trong các phát triển thể chất: kỹ năng vận động cơ bản đạt yêu cầu so với từng độ tuổi.
- Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ thông qua các hoạt động giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với mọi người xung quanh nhằm tạo nên một môi trường” xã hội thu nhỏ” gần gũi nhưng phong phú cho trẻ để qua đó trẻ được thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp, giao lưu với cô và bạn bè, hiểu các mối quan hệ xung quanh và biết ứng xử phù hợp.
2. Môi trường giáo dục ngoài lớp học
- Chuẩn bị địa điểm chơi bằng phẳng, an toàn, thuận tiện cho trẻ dễ quan sát, hoạt động
- Chuẩn bị các đối tượng quan sát ( quan sát cây ngọc lan, cây lộc vừng, cây hoa giấy, cây trúc nhật, cây bách tán ... ) để quan sát, tìm hiểu, khám phá.
- Các nguyên liệu( sỏi, lá cây, hột hạt ...) cho trẻ hoạt động đủ số lượng, an toàn, phong phú có tính thẩm mỹ thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Chuẩn bị các loại hột, hạt, cây xanh, bể chơi với cát và nước, cát, sỏi... để trẻ thực hành, quan sát, thí nghiệm....
3. Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh
- Tuyên truyền với cha mẹ học sinh về nội dung chủ đề, phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh về chủ đề , nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi: Chai lọ nhựa, hột hạt, bìa cát tông, sách, chuyện về chủ đề.
- Phối hợp với phụ huynh rèn phát âm cho trẻ nói ngọng, trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ.
- Kết hợp cùng cha mẹ dạy trẻ các bài thơ thuộc chủ đề: Chú ngựa bay, chim chích bông.
 * Ngày hội ngày lễ: “ Tết dương lịch” 
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH:
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Thực hiện: 1 tuần ( Từ ngày 18 / 12 / 2017 - 22 / 12 / 2017)
 Thứ
H.động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
1. Đón trẻ :
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ tự cất đồ dùng cá nhân, hình thành ở trẻ tính tự chủ động trong một số thói quen tự phục vụ. 
- Ăn sáng
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh. Các con vật nuôi trong gia đình. 
- Chơi các trò chơi dân gian: Kéo cưa lửa xẻ, Bịt mắt bắt dê, Thả đỉa ba ba
- Cho trẻ chơi tự do các góc
2. TDS: Tập theo nhạc bài hát “ Vì sao chim hay hót, Con chim non” các động tác hô hấp, tay, lưng bụng, chân, bật
- Điểm danh
Hoạt động học
PTVĐ:
 - Đi trên ghế thể dục 
-TCVĐ: Kéo co
LQVH
- Thơ: Đàn gà con
( LGCĐ:
XDTMNLTLTT)
KPKH:
- Làm quen với một số vật nuôi trong gia đình. ( con gà, con chó, con mèo)
TẠO HÌNH:
- Vẽ, tô màu con gà con.
ÂM NHẠC
- Rèn KNCH: Gà trống, mèo con và cún con
- NH: Đàn gà trong sân
- TCAN: Gà gáy vịt kêu.
Hoạt động ngoài trời
(LG:CĐPTVĐ)
- QSCMĐ:
QS cây ngâu
- TCVĐ: Mèo và chim sẻ
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
- QSCMĐ:
QS cây lộc vừng
- TCVĐ: Chú thỏ trắng.
- Chơi tự do: Vẽ phấn trên sân
- QSCMĐ:
QS cây ngọc lan
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do với bóng, vòng, phấn
- QSCMĐ:
QS cây bách tán
- TCVĐ: Cáo và thỏ
- Chơi tự do ngoài trời.
- QSCMĐ:
QS cây trúc nhật
- TCVĐ: Cò bắt ếch
- Chơi tự do với bóng, vòng, phấn
Chơi hoạt động ở các góc
- Góc phân vai: Bác sỹ thú y
- Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
- Góc học tập – sách: Xem sách, tranh, ảnh, làm sách về chủ đề
- Góc tạo hình: Vẽ , nặn, tô màu về chủ đề
- Góc âm nhạc: Hát, nghe các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây	
Tổ chức giờ ăn
+ Trước khi ăn:
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn, cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, hoàn thiện kỹ năng rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước qua TC “ Bàn tay sạch của bé”.
- Cô và bé cùng gọi tên các món ăn.
- Chia ăn theo định lượng và khẩu phần của trẻ
+ Trong khi trẻ ăn:
- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không rơi vãi cơm ra bàn, giữ gìn vệ sinh trong khi ăn. Nhắc trẻ tự xúc cơm ăn
- Rèn cho trẻ có những thói quen, hành vi văn minh, lịch sự trong ăn uống
- Động viên trẻ ăn kém, ăn chậm
+ Vệ sinh chăm sóc trẻ sau ăn:
- Cho trẻ cất bát, thìa vào nơi qui định
- Dạy trẻ biết xin phép khi đi vệ sinh, tự đi vệ sinh đúng nơi qui định
Tổ chức giờ ngủ
+ Trước khi ngủ:
- Cô ổn định chỗ ngủ cho trẻ trải đệm, đắp chăn cho trẻ. Bé nói được điều mình có nhu cầu khát nước - uống nước: ăn, ngủ, vệ sinh đúng nơi quy định,nhắc bạn cùng thực hiện.
- Cho trẻ đọc một bài thơ ngắn hoặc cô giáo có thể kể chuyện có nội dung vui vẻ nhẹ nhàng, cho trẻ nghe các bản nhạc dân ca không lời để đưa trẻ vào giấc ngủ. Giáo dục trẻ có thói quen ăn, ngủ đúng giờ sẽ có lợi cho sức khỏe
+ Trong khi trẻ ngủ:
- Cô có mặt thường xuyên chăm sóc giấc ngủ cho trẻ và xử lý các tình huống trong giờ ngủ. Giữ im lặng trong giờ ngủ
+ Vệ sinh chăm sóc trẻ sau khi ngủ dậy:
- Đánh thức trẻ từ từ, thông thoáng phòng nhóm
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng giúp trẻ tỉnh ngủ. Vệ sinh cá nhân cho trẻ
Chơi, hoạt động theo ý thích
- VS, AQC
- HT vở LQCC(T12).
- Cho trẻ nghe hát xoan: Hát ru
- Chơi TCDG
- Chơi tự do 
- Bình cờ
- VS, AQC
- Dạy trẻ chơi TCDG mới: Mèo đuổi chuột
- Chơi TCDG
- Chơi tự do 
- Bình cờ
- VS, AQC
- HT vở LQVT: T13
- Chơi TCDG
- Chơi tự do 
- Bình cờ
- VS, AQC
- Dạy trẻ đọc đồng dao, câu đố về chủ đề
- Chơi TCDG
- Chơi tự do
- Bình cờ
- VS, AQC
- Lao động, vệ sinh lớp học.
- Nêu gương bình bé ngoan
- Liên hoan văn nghệ cuối tuần
Trả trẻ
+ Cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi 
+ Cùng cô dọn dẹp đồ dùng đồ chơi ở các góc
+ Trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình sức khỏe và nhận thức của trẻ trong ngày
+ Chuẩn bị đồ dùng phục vụ các hoạt động ngày hôm sau
+ Kiểm tra nhóm lớp trước khi ra về
I. THỂ DỤC SÁNG:
1. Yêu cầu: 
- Trẻ biết tập các động tác cùng cô.
2. Chuẩn bị:
- Quả bông
3.Tổ chức hoạt động:
a. Khởi động: 
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân sau đó về vị trí 2 hàng ngang.
- Chơi các trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, Kéo cưa lừa xẻ
b. Trọng động:
- Hô hấp: Thổi bóng bay
- Tập các động tác xoay cổ, cổ tay, khớp gối, hông theo nhịp bài hát: Có con chim chích
- Tập theo nhịp bài hát “ Vì sao chim hay hót” động tác tay, lưng bụng( 4 lần 2 nhịp)
+ Động tác tay: nhịp 1: hai tay đưa ra trước đồng thời chân nhún, nhịp 2: trở về tư thế ban đầu
+ Động tác chân: Nhịp 1: hai tay chống hông đồng thời chân nhún, nhịp 2 trở về tư thế ban đầu
- Tập theo nhịp bài hát “ Con chim non ” động tác chân, bật( 4 lần 2 nhịp)
+ Động tác bụng: Nhịp 1: hai tay dang ngang bằng vai, nghiêng người đồng thời tay phải lật sang bên trái, nhịp 2: trở về tư thế ban đầu
+ Động tác Bật: Nhịp 1: hai tay chống hông bật tách chân, nhịp 2: trở về tư thế ban đầu
c. Hồi tĩnh: Khám tay
 Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân sau đó đi về lớp.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
+ Cho trẻ hát: Con chim non
+ Giới thiệu với trẻ về các góc chơi và trò chơi ở mỗi góc
1. Góc phân vai: Bác sỹ thú y
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết nhận được vai chơi, phản ánh được một vài đặc trưng cơ bản của trò chơi bác sỹ thú y. Chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau.
b. Chuẩn bị: 
- Bộ đồ dùng đồ chơi bác sỹ: MN342050. Bộ động vật nuôi trong gia đình: MN342059. Bộ động vật sống trong rừng: MN342058. Bộ côn trùng: MN342060. Bộ động vật biển: MN342057.
c. Tổ chức hoạt động: 
+ Thoả thuận trước khi chơi: 
- Ai thích chơi ở góc phân vai?
- Hôm nay con thích chơi trò chơi gì?
- Trò chơi này cần những vai chơi nào?
- Ai đóng vai bác sỹ? Bác sỹ sẽ làm những công việc gì?
- Còn con sẽ đóng vai gì? Nhiệm vụ của các con thú là gì?
- Để chơi trò chơi này chúng mình cần những loại đồ chơi gì?
- Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
- Cho trẻ nhận kí hiệu sau đó về góc chơi của mình
+ Quá trình trẻ chơi: Cô đóng vai phụ tham gia chơi cùng trẻ, quan sát giúp đỡ trẻ còn lúng túng
+ Nhận xét sau khi chơi: Cô và trẻ cùng nhận xét từng nhóm chơi. Sau đó cô nhận xét chung, động viên trẻ.
2. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
a. Mục tiêu: 
- Trẻ biết xây trang trại chăn nuôi, phối hợp cùng các bạn khi chơi
- Biết đặt tên cho công trình của mình xây dựng
b. Chuẩn bị: 
- Ghép nút lớn: MN342045. Bộ xếp hình trên xe: MN342051. Bộ xếp hình các phương tiện giao thông: MN342052. Gạch xây dựng: MN342053. Hàng rào lắp ghép lớn: MN342044. Đồ chơi dụng cụ chăm sóc cây: MN342054. Cây hoa, cây xanh
c. Tổ chức hoạt động:
+ Thoả thuận trước khi chơi: 
- Hôm nay chúng mình sẽ chơi trò chơi gì ở góc xây dựng?
- Ai sẽ đóng vai bác thợ xây? Con sẽ xây trang trại chăn nuôi như thế nào?
- Những ai muốn xây trang trại chăn nuôi nữa?
- Để xây dựng được trang trại chăn nuôi chúng mình cần những đồ dùng nào?
 - Cho trẻ nhận kí hiệu sau đó về góc chơi của mình
+ Quá trình trẻ chơi: Cô luôn bên cạnh trẻ, gợi mở để trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình.
+ Nhận xét sau khi chơi: Cô gợi ý để cho trẻ tự đặt tên công trình mà trẻ xây được, cô và trẻ cùng nhận xét từng nhóm chơi. Sau đó cô nhận xét chung, động viên trẻ.
3. Góc Tạo hình: Vẽ, nặn, tô màu về chủ đề.
a. Mục tiêu: 
- Trẻ nói được, nhận xét được tranh vẽ gì. Biết cách cầm bút vẽ, di màu và tô màu hợp lý.
- Trẻ có kỹ năng nặn
b. Chuẩn bị: 
- Giấy A4. Bút chì đen: MN342036. Bút sáp, phấn vẽ, bút chì màu: MN342037. Kéo thủ công: MN342034. Truyện tranh các loại: MN343091. Giấy màu: MN342039. Đất nặn: MN342038. Bảng con: MN342077. Hồ dán
c. Tổ chức hoạt động: 
+ Thoả thuận trước khi chơi: 
- Cho trẻ nhận xét tranh, tranh vẽ con gì? Các con sẽ vẽ con gà như thế nào? Để con gà thật đẹp con sẽ tô màu gì cho con gà? Muốn nặn được con gà chúng mình cần những đồ dùng gì? 
- Cho trẻ nhận kí hiệu sau đó về góc chơi của mình
+ Quá trình trẻ chơi cô luôn chú ý nhắc trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi của trẻ.
+ Nhận xét sau khi chơi: Cô và trẻ cùng nhận xét cách tô màu, cách cắt dán và nặn của trẻ. Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ.
4. Góc âm nhạc: Hát, nghe các bài hát về chủ đề.
a. Mục tiêu: 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia hát các bài hát. Thuộc các bài hát trong chủ đề, hưởng ứng theo giai điệu các bài hát trẻ nghe
b. Chuẩn bị: 
- Xắc xô: MN342028. Trống da: MN342029. Băng đĩa các bài hát, nhạc không lời, dân ca, hát ru: MN343100. Dụng cụ gõ đệm theo phách nhịp: MN342089
c. Tổ chức hoạt động: 
+ Thoả thuận trước khi chơi:
- Những ai thích chơi ở góc âm nhạc?
- Con sẽ hát bài hát gì? 
- Cho trẻ nhận kí hiệu sau đó về góc chơi của mình
+ Quá trình trẻ chơi: Cô đóng vai phụ tham gia gợi ý cho trẻ hát những bài trong chủ đề
+ Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ.
5. Góc hoc tập - sách: Xem sách, tranh, ảnh, làm sách về chủ đề.
a. Mục tiêu: 
- Trẻ biết giở sách, xem tranh, ảnh, biết cắt dán, làm sách.
b. Chuẩn bị: 
- Truyện tranh các loại: MN343091. Kéo: MN342034. Hồ, giấy cho trẻ làm sách.
c. Tổ chức hoạt động
+ Những ai thích chơi ở góc sách truyện?
+ Hôm nay con sẽ làm những gì?
+ Khi xem tranh con phải làm gì để giữ sách không bị rách?
+ Ai thích chơi làm sách?
+ Để làm sách chúng mình cần những đồ dùng gì?
+ Các con làm như thế nào để được quyển sách đẹp?
+ Cho trẻ nhận kí hiệu sau đó về góc chơi của mình
+ Cô gợi ý cho trẻ thực hiện
6. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây: Làm quen với việc chăm sóc cây
a. Mục tiêu: 
- Trẻ chăm sóc cho cây từ đó dần hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cây xanh. Và có hành vi bảo vệ cây, bảo vệ môi trường
b. Chuẩn bị: 
- Đồ chơi dụng cụ chăm sóc cây: MN342054. Bể chơi với cát và nước: MN342064
c.Tổ chức hoạt động: 
+ Thoả thuận trước khi chơi: 
- Ai thích chơi ở góc thiên nhiên?
- Ở góc thiên nhiên hôm nay con thích làm gì? Con sẽ chăm sóc cây xanh ở lớp chúng mình như thế nào?
- Cho trẻ nhận kí hiệu sau đó về góc chơi của mình
+ Quá trình trẻ chơi: Cô tham gia cùng trẻ, hướng dẫn trẻ cách chăm sóc.
+ Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ. 
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
.........
..
Thứ 2 ngày 18 tháng 12 năm 2017
 I. Đón trẻ - Chơi tự do - Thể dục sáng - Điểm danh (6h45 - 8h20)
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ tự cất đồ dùng cá nhân, hình thành ở trẻ tính tự chủ động trong một số thói quen tự phục vụ. 
- Ăn sáng
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh. Các con vật nuôi trong gia đình. 
- Chơi các trò chơi dân gian: Kéo cưa lửa xẻ, Bịt mắt bắt dê, Thả đỉa ba ba
- Cho trẻ chơi tự do các góc
* Góc phân vai: Bác sỹ thú y
- Chuẩn bị: Bộ đồ dùng đồ chơi bác sỹ: MN342050. Bộ động vật nuôi trong gia đình: MN342059. Bộ động vật sống trong rừng: MN342058. Bộ côn trùng: MN342060. Bộ động vật biển: MN342057.
* Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
- Chuẩn bị: Ghép nút lớn: MN342045. Bộ xếp hình trên xe: MN342051. Bộ xếp hình các phương tiện giao thông: MN342052. Gạch xây dựng: MN342053. Hàng rào lắp ghép lớn: MN342044. Đồ chơi dụng cụ chăm sóc cây: MN342054. Cây hoa, cây xanh
* TDS: Tập theo nhạc bài hát “ Vì sao chim hay hót”, “ Con chim non” các động tác hô hấp, tay, lưng bụng, chân, bật
- Điểm danh
II. Hoạt động học (8h20 - 8h50)
ĐỀ TÀI : ĐI THĂNG BẰNG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
I-MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
-Trẻ biết tên vận động kỹ thuật đi thăng bằng trên ghế thể dục.
-Biết làm theo hiệu lệnh của cô.
2.Kỹ năng: B - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, tập trung.
 - Hình thành và phát triển kỹ năng vận động “Đi thăng bằng trên ghế thể dục”.
 - Kỹ năng giữ thăng bằng cho trẻ.
 - Phát triển cơ chân và rèn luyện sự khéo léo cho trẻ.
 - Biết cách chơi trò chơi “Kéo co”
3.Thái độ:
 - Giáo dục trẻ tính tự tin, kiên trì và có ý thức kỉ luật trong giờ học, thích thú tham gia hoạt động.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn trong giờ học.
II – CHUẨN BỊ
-Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. Ghế thể dục. Bóng,cột bóng.
Nhạc bài hát:con cào cào, 
III – HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, giới thiệu bài (1-2 phút).
- Loa loa loa loa
 Các bạn gần xa
 Chúng ta được biết
 Sắp có cuộc thi
 “Bé khỏe bé ngoan”
 Nào các bạn nhỏ
 Nhanh chân lên nào.
- Các con có nghe thấy gì không? Sắp có cuộc thi “Bé khỏe măng non ” cho các bạn nhỏ lớp MG 4 tuổi , vậy chúng mình có muốn tham gia cuộc thi này không?
- Để tham gia cuộc thi thì chúng mình cần phải có sức khỏe. Để kiểm tra xem chúng mình có đủ sức khỏe để tham gia cuộc thi không thì CM hãy cùng cô Ngọc tham gia tập luyện nào!
2. Nội dung.
Hoạt động 1: Khởi động (4-5 phút).
-Trẻ đi theo cô thành vòng tròn, đi các kiểu đi khác nhau: Đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> đi bằng gót bàn chân -> đi thường -> đi bằng mép bàn chân -> đi thường -> chạy 
chậm -> chạy nhanh.
 Hoạt động 2: Trọng động (15-20 phút)
- Vừa rồi cô thấy lớp chúng mình tham gia luyện tập rất giỏi. Nhưng chương trình sẽ lựa chọn những bạn khỏe mạnh nhất để tham gia.
Các thí sinh chú ý điểm danh sỹ số 1,2 đến hết (2 tổ cùng điểm danh) Thí sinh thứ 2 chú ý bước sang bên phải 2 bước,bước
Trước khi bước vào phần thi quan trọng nhất thì BTC mời các thí sinh tham gia một BTPTC ,các thí sinh có nhất trí không ?
- Chúng mình hãy cùng cô ngọc tập bài tập thể dục để xem ai khỏe mạnh nhất nhé!
- Các con đã sẵn sàng chưa?
a. BTPTC: Tập với bài “Con cào cào”
 + Động tác tay: Tập 3 lần – 8 nhịp
 + Động tác chân: Tập 3 lần – 8 nhịp
 + Động tác bụng: Tập 2 lần – 8 nhịp
 + Động tác bật: Tập 2 lần – 8 nhịp
Các thí sinh chú ý thí sinh số 2 bước sang bên trái 2 bước ,bước .Chia trẻ thành 2 hàng ngang đối diện nhau
b. VĐCB: “Đi thăng bằng trên ghế thể dục”.
- Và bây giờ sẽ là bài tập vô cùng quan trọng, sẽ quyết định bạn nhỏ nào sẽ tham gia cuộc thi “Bé khỏe măng non ”. Đó là bài tập “Đi thăng bằng trên ghế thể dục”. Để làm được các con hãy quan sát cô Ngọc làm mẫu nhé!
 + Cô làm mẫu vận động lần 1 (Không 
giải thích).
 + Cô làm mẫu lần 2 kết hợp với phân tích kỹ thuật thực hiện vận động.
TTCB: Đứng tự nhiên trước ghế thể dục. Khi có hiệu lệnh bước một chân lên ghế, thu chân kia đặt sát cạnh chân trước, hai tay dang ngang, rồi tiếp tục bước đi đến hết đầu ghế dừng 1-2 giây bước xuống sàn và đi về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp lê

File đính kèm:

  • doclop 4 tuoi_12248534.doc