Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương - Chủ đề nhánh: Dĩ an thành phố tươi đẹp

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI

*Mục tiêu, nội dung

- Trẻ yêu quê hương,trân trọng các phong tục tập quán của quê hương, biết yêu quý những người xung quanh

- Biết giao tiếp có văn hóa khi chơi.

- Biết yêu quý bạn bè, chia sẻ, giúp đỡ bạn trong các hoạt động

- Cháu thể hiện tình cảm qua các bài thơ, bài hát, câu đố, câu chuyện.

* Hoạt động:

+ Nghe hát đọc thơ kể chuyện về quê hương

+ Xem album ảnh về quê hương.

+ Sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương - Chủ đề nhánh: Dĩ an thành phố tươi đẹp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG 
CHỦ ĐỀ :QUÊ HƯƠNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: DĨ AN THÀNH PHỐ TƯƠI ĐẸPPHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
*Mục tiêu, nội dung
- Cháu tham gia vào các hoạt động rèn luyện thân thể: TDS, TDGH, HĐNT
- Cháu được tập luyện các động tác của bài tập: tröôøn saáp theo höôùng thaúng keát hôïp chui qua coång 
- Chơi được các TCVĐ: Bịt mắt bắt dê, dệt vải
* Hoạt động:
+Thứ 4: TDGH: 
Lăn bóng theo đường dích dắc
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
*Mục tiêu, nội dung
- Cháu bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ.Biết lắng nghe, hiểu câu hỏi và trả lời các câu hỏi. Cháu phát âm đúng khi trả lời câu hỏi.
 - Nghe và hiểu được nội dung của các câu chuyện, bài thơ, bài hát.
- Cháu đọc thơ diễn cảm, hát bài hát rõ lời.. 
Thứ 6: PTNN: trò chuyện về Thành Phố Dĩ An tươi đẹp 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Mục tiêu, nội dung
- Cháu nhận biết một số địa danh ở quê hương bé
- Biết yêu quê hương, yêu truyền thống dân tộc.
- Biết hát các bài hát theo chủ đề: Quê Hương
 +Thứ 2: KPXH: 
Dĩ an, thành phố bé yêu 
THứ 5: LQVT : Ôn số lượng từ 1-5
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
*Mục tiêu, nội dung
- Trẻ yêu quê hương,trân trọng các phong tục tập quán của quê hương, biết yêu quý những người xung quanh
- Biết giao tiếp có văn hóa khi chơi.
- Biết yêu quý bạn bè, chia sẻ, giúp đỡ bạn trong các hoạt động
- Cháu thể hiện tình cảm qua các bài thơ, bài hát, câu đố, câu chuyện.
* Hoạt động:
+ Nghe hát đọc thơ kể chuyện về quê hương 
+ Xem album ảnh về quê hương.
+ Sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
*Mục tiêu, nội dung
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của những hình ảnh về quê hương của bé 
- Biết tôn trọng, yêu quý, thể hiện cái đẹp quanh trẻ qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện.
 – Tô màu tranh ảnh về, múa hát các bài hát về quê hương
* Hoạt động:
+Thứ 5: GDAN 
 Dạy hát “Hòa Bình ”
Nghe: Trái đất này là của chúng mình
+ Thứ 3: TH : Tô màu tranh quê hương 
MẠNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
Chủ đề nhánh: DĨ AN THÀNH PHỐ TƯƠI ĐẸP
( Từ ngày 26 đến 30/4/2021)
 KẾ HOẠCH TUẦN 1:
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
26/04
THỨ 3
27/04
THỨ 4
28/04
THỨ 5
29/04
THỨ6
30/04
 Đón trẻ
Điểm danh
- Vệ sinh lớp, thông thoáng nhóm lớp.
- Trao đổi với phụ huynh về những điều cần thiết,Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Điểm danh theo hình thức : Tổ trưởng điểm danh
TDS
Tập theo bài hát “Nào cùng tập thể dục”
Hoạt động học có chủ đích
KPKH
Dĩ an, thành phố bé yêu
TH
 Tô màu quê hương của em (đề tài)
TDGH
Lăn bóng theo đường dích dắc
GDAN
Dạy hát: Yêu hà nội
TCAN: Tai ai tinh
LQVT
Ôn số lượng từ 1-5
LQVH
Trò chuyện về Quê hương
HĐNT:TCVĐ Nhảy lò cò kéo co
Quan sát cây hoa dâm bụt
Quan sát thiên nhiên
Vẽ tự do trên sân
Quan sát cây bàng đài loan
Quan sát Hoa Trang, hoa Tỉ muội
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Góc xây dựng: Công viên Dĩ AN 
- Góc học tập:Xem tranh ảnh các danh lam thắng cảnh của Dĩ An
- Vận động: nhảy qua suối
- Góc phân vai: Bán hàng đặc sản đặc trưng của các vùng miền.
- Góc nghệ thuật:Cắt dán hình trang phục các vùng miền,từ họa báo. 
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát nước, thổi bóng bay.
Hoạt động chuyển tiết
- Bài hát: Quê hương tươi đẹp
- Trò chơi: Ếch nhảy
- Thơ: Em yêu nhà em
Vệ sinh ăn trưa, Ngủ trưa, ăn chiều
- Vệ sinh cá nhân trước khi ăn
- Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa. Vệ sinh sau khi ăn: Chải răng, rửa mặt, lau tay
- Ngủ trưa – Vệ sinh – ăn chiều
Hoạt động chiều
Dạy bài hát theo chủ đề
TTVS
Rửa ca cốc
THNTH: Chủ đề:quê hương làng xóm....
Hướng dẫn trò chơi
Lao động tập thể
Nêu gương – trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Nêu gương cuối ngày( thứ 6 tổ chức cho trẻ nêu gương cuối tuần)
- Trả trẻ: Cho trẻ xem tranh, chơi tự do. Trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
Chủ đề nhánh: DĨ AN THÀNH PHỐ TƯƠI ĐẸP 
( từ 26- đến 30/4/2021)
Các hoạt động trong tuần:
Hoạt động
Mục đích và yêu cầu
Biện pháp tổ chức thực hiện
1.Đón trẻ
-Trẻ biết được mỗi sáng trẻ đến lớp biết chào cô, chào ba, mẹ để vào lớp học và được chơi những đồ chơi mà trẻ thích.
- Rèn cháu khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Giáo dục cháu biết chào hỏi lễ phép.
- Cô đón cháu vào lớp nhắc cháu chào ba, mẹ.
- Cô trao đổi với phụ huynh về thói quen và sở thích của cháu. Quan tâm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Trao đổi với phụ huynh những trẻ cá biệt, bệnh
- Cô trò chuyện với trẻ danh lam thắng cảnh, các địa điểm nổi tiếng của đất nước.
- Hỏi trẻ về tên quê hương của trẻ, nơi trẻ sống, có những đặc diểm, đặc sản gì.
Quan sát tranh chủ đề “Quê hương” của các bạn trong lớp của bé, các hoạt động trong ngày của bé 
- Gợi ý cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian, chơi vi tính, xem sách.
-Trao đổi, vận động phụ huynh về những trẻ đặc biệt.
- Cho trẻ chơi tự do với những đồ dùng theo chủ điểm.
2. Thể dục sáng
- Thở 3, Tay vai 5, Chân 5, Bụng lườn 4, bật 2
- Trẻ tập được các động tác bài thể dục sáng.
- Rèn trẻ tập đúng các động tác của thể dục sáng..
- Giáo dục cháu hít thở đều khi tập.
Chuẩn bị: Nơ, sân sạch, an toàn 
1/ Khởi động: 2ph
 Đi chạy các kiểu 
 2/ Trọng động: 
 Bài tập phát triển chung: 6 ph 
Trọng động: a) Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 
 - Thở 4: Làm tiếng còi tàu: “Tutu” 
+ Tay vai 4: Hai tay đưa ra trước vẩy bàn tay (4l x 4n)
- Bụng lườn 4: Cúi gập người về phái trước, ngón tay chạm ngón chân (tay thẳng) (4nx4l )
- Chân 4: Ngồi xuống 2 tay chống ra phía sau hai chân thay nhau co duỗi (4l x 4n)
Bật 1 : Bật tại chỗ
Hồi Tĩnh 
3. Khám tay
- Cháu biết khám tay các bạn trong tổ của mình.
- Rèn trẻ biết tên của các bạn trong tổ và trong lớp.
- Giáo cháu phải đi học đều.
- Cô cho các cháu cùng hát bài “khám tay”
- Các tổ trưởng sẽ đi khám tay các bạn trong tổ của mình và báo cáo cho cô. Khi tổ trưởng lên báo cáo có bạn tay dơ cô cho bạn đi rửa tay, còn bạn nào móng tay dài thì về nhờ Ba, Mẹ cắt móng tay cho mình.
4. Tiêu chuẩn bé ngoan
1.Bé biết cầm hai tay khi nhận quà.
2.Bé biết trật tự chú ý trong giờ học.
3.Bé biết xếp giày dép gọn gàng.
- Cháu biết thực hiện đạt ba tiêu chuẩn bé ngoan để được cắm cờ vào cuối ngày.
- Rèn cháu biết cầm hai tay khi nhận quà.
- Giáo dục cháu biết chào hỏi lễ phép và xếp giày dép gọn gàng.
Tiến hành: 
- Cô hỏi trẻ ngày chủ nhật hôm qua trẻ được đi đâu và làm gì?
 - Cô đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho cả lớp đọc vài lần
- Mời tổ trực hay cá nhân đọc.
- Cô giáo dục tư tưởng và đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan.
5. Điểm danh
- Nắm sĩ số học sinh hằng ngày 
- Trẻ phát hiện ra bạn vắng trong tổ của mình.
- Rèn trẻ biết tên của các bạn trong tổ và trong lớp.
- Giáo dục cháu phải đi học đều.
*Chuẩn Bị : Sổ điểm danh
* Tiến hành: Cho từng tổ điểm danh, tồ trưởng thông báo bạn vắng trong tổ.
- Nêu lí do cháu vắng, ghi tên những cháu vắng vào sổ điểm danh.
Cô nhắc những cháu gần nhà bạn tìm hiểu nguyên nhân bạn vắng và nhắc bạn đi học đều.
6.Hoạt động ngoài trời
Thứ 2: Quan sát cây hoa dâm bụt
-Trẻ biết tên, và đặc điểm,hình dáng của cây hoa dâm bụt
- Rèn trẻ trả lời to rõ tròn câu.
- Giáo dục cháu thích, yêu quý các loại cây, hoa 
- Biết chăm sóc, bón phân tưới nước ..cho cây 
Chuẩn bị: :
 Tranh các loại hoa, hoa dâm bụt, sân sạch sẽ, có bóng mát.
Tiến hành :
- Cho trẻ đi dạo xung quanh trường.
- Các con thấy trên sân trường có những cây gì? 
- Cây cho bóng mát là cây nào?
- Còn có những cây hoa nào?
- Hoa dâm bụt có màu gì?
- Cây hoa dâm bụt có những phần nào? Thân cây hoa dâm bụt có gì? Lá của cây hoa dâm bụt ra sao? Lá có dạng hình gì? Ngoài ra hoa dâm bụt còn có màu gì nữa?
- Cho trẻ lên sờ xem cánh hoa có mịn không?
- Trồng cây hoa dâm bụt để làm gì? Cách chăm sóc thế nào?
GD: các con không được hái hoa bẻ cành, chăm sóc ,tưới nước, bón phân cho cây mau lớn.
Thứ 3: Quan sát thiên nhiên
 - Cháu biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi của cây xanh.
- Rèn cháu nói, nhớ tên một số cây xanh xung quanh trường.
- GD Cháu biết chăm sóc và bảo vệ cây.
Chuaån bò:. : Sân bãi rộng sạch sẽ và một số đồ chơi.
Höôùng Daãn :- Cô dẫn cháu đi dạo hít thở không khí trong lành hỏi trẻ các con thấy cơ thể mình như thế nào .
- Hát :em yêu cây xanh 
- Cô giới thiệu đề tài cần quan sát .
- Cô cho trẻ đi xung quanh sân quan sát thiên nhiên .
- Con thấy trên sân trường có những cây nào ?(Osaka ,hoa xứ )
- Ngoài ra con còn thấy gì nữa ?(vườn cổ tích ,cây xanh .)
- Để cho cây xanh luôn tươi tốt con phải làm gì ?
- Giáo dục trẻ yêu cây xanh ,biết tưới cây nhặt lá khô .
Thứ 4: 
Vẽ tự do trên sân trường
 - Trẻ biết vẽ theo ý thích của mình trên sân trường.
- Rèn trẻ phát âm đúng, trả lời tròn câu.
- Giáo dục trẻ yêu quý cây xanh và biết cách chăm sóc cây.
Chuẩn bị: Sân bãi rộng sạch sẽ và một số đồ chơi. 
Tiến hành:
Hát em yêu cây xanh .
Cô cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường .
Hôm nay cô và các con sẽ vẽ tự do nha các con .
Cô cho trẻ vẽ tự do theo ý thích của mình trên sân trường.
Thứ 5: 
Quan sát cây bàng đài loan
- Trẻ biết được đặc điểm các bộ phận của cây bàng
 - Rèn trẻ phát âm đúng, trả lời tròn câu.
- GD cháu biết chăm sóc, yêu quý cây xanh
Chuẩn bị: Sân bãi rộng sạch sẽ và một số đồ chơi. 
Tiến hành:
 Cho trẻ đi dạo xung quanh trường.
- Các con thấy trên sân trường có những cây gì? 
- Cây cho bóng mát là cây nào?
- Cây bàng có lá màu gì ?
- Trái bàng to hay nhỏ ?
- Cây bàng có những phần nào? Thân cây bàng thì như thế nào? 
- Lá của cây bàng có hình gì? 
- Ở nhà các con có trồng cây bàng không?
- Cây bàng là thân cây lấy gỗ
- Trồng cây bàng để làm gì? Cách chăm sóc thế nào?
- Giaos dục trẻ yêu quý cây, chăm sóc cho cây nhanh lớn.
Thứ 6: 
Quan sát Hoa Trang, Hoa tỉ muội.
Trẻ biết tên, và đặc điểm,hình dáng của cây hoa trang, hoa tỉ muội.
- Rèn trẻ trả lời to rõ tròn câu.
- Giáo dục cháu thích, yêu quý các loại cây, hoa 
- Biết chăm sóc, bón phân tưới
Chuẩn bị: :
 Tranh các loại hoa, hoa trang, hoa tỉ muội, sân sạch sẽ, có bóng mát.
Tiến hành :
- Cho trẻ đi dạo xung quanh trường.
- Các con thấy trên sân trường có những cây gì? 
- Cây cho bóng mát là cây nào?
- Còn có những cây hoa nào?
- Hoa trang có màu gì?
- Cây hoa trang có những phần nào? Thân cây hoa trang có gì? Lá của cây hoa trang ra sao? Lá có dạng hình gì? Ngoài ra hoa trang còn có màu gì nữa?
- Trồng cây hoa trang để làm gì? Cách chăm sóc thế nào?
- Dẫn dắt trẻ quan sát cây hoa tỉ muội.
- các con có nhận xét gì về cây hoa tỉ muội?
- Hoa tỉ muội có đặc điểm gì ?
- Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa cây hoa trang và hoa tỉ muội.
- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ.
GD: các con không được hái hoa bẻ cành, chăm sóc ,tưới nước, bón phân cho cây mau lớn.
TCVĐ: 
Thứ 2- 4 
- 6
Chơi “lộn cầu vồng”
Thứ 3 - 5
Chơi tìm bạn.
TCTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời và các vật dụng thiên nhiên như: sỏi, lá cây...
- Cháu chơi được trò chơi lộn cầu vồng và trò chơi tìm bạn.
- Rèn cháu chơi đúng luật
- iáo dục cháu biết tuân thủ các luật chơi.
- Cháu biết chọn những trò chơi cháu thích 
- GD cháu biết nhường nhịn bạn khi chơi.
Chuẩn bị: sân rộng thoáng mát.
Tiến hành: Cô giới thiệu tên trò chơi
Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
Cho các cháu chơi.
Cô bao quát nhắc cháu chơi đúng luật.
Nhận xét tuyên dương.
Chơi tự do
Cô giới thiệu khoảng sân cho trẻ chơi và những đồ chơi từ các vật dụng thiên nhiên.
Cháu chơi cô bao quát khi trẻ chơi.
Kết thúc buổi chơi.
Cô tập trung cháu lại cho cháu vệ sinh chân tay sạch sẽ và vào lớp.
7. Trò chơi chuyển tiết 
-Thứ 2,3,5 trò chơi: “Rồng rắn lên mây”
- Thứ 4,6 trò chơi: “chi chi chành chành
- Cô chuẩn bị trò chơi cho cháu chơi.
- Trẻ hứng thú, vui thích khi chơi. 
Chuẩn bị: Chỗ chơi sạch sẽ thoáng mát
Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ cách chơi.
-Dạy trẻ thuộc bài đồng dao trước khi chơi. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi - luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần. 
8. Hoạt động vui chơi
*Góc xây dựng: Công viên Dĩ An 
(nơi trẻ sống, xây quê hương của trẻ).
- Trẻ biết sắp xếp và xây dựng con đường, cây cối, nhà cửa nơi trẻ sống.
- Hình thành kỷ năng lắp ráp, sắp xếp bố cục hài hòa.
- Giáo dục trẻ tích cực khi làm việc để hoàn thành mô hình .
Để xây nên mô hình công viên Dĩ AN của con thì cần có những gì? Hôm nay các con nhìn xem trong lớp mình có góc chơi nào mới ? Với những đồ chơi đó thì con làm được những gì?
Cô giới thiệu các góc chơi. Sau đó cho các cháu về góc chơi
Giáo dục cháu khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, đoàn kết, giúp đỡ nhau khi chơi. 
Chuẩn bị: lon sữa, khối gỗ, cây khô, hộp vuông, chữ nhật, cổng
Tiến hành: Cô gợi ý cho trẻ xây hàng rào,con đường, sông, suối, cổng, bồn hoa, lớp học,
*Góc phân vai:bán hàng đặc sản, đặc trưng của các vùng miền. 
Làm bánh tráng trộn
- Cháu biết đóng vai của người bán hàng.
- Rèn cháu kỹ năng bắt chước cách giao tiếp của người lớn, người bán hàng.
- Giáo dục cháu biết trật tự khi chơi.
Chuẩn bị:Đồ bán hàng, cam, nước, ly
Tiến hành: 
- Cô gợi ý cho trẻ: bạn làm người bán hàng, mua hàng...
- Hướng dẫn trẻ cách bán hàng và biết giới thiệu sản phẩm mình bán, biết thối tiền dư cho người mua.
- Biết cách trộn bánh tráng cần những nguyên liệu gì.
*Góc học tập: Chơi TCDG: Lộn cầu vòng.
Xem tranh chuyện quê hương, đất nước
- Chơi kidsmart
- Trẻ chơi được đô mi nô , lô tô về chủ đề, chơi cờ gánh và các trò chơi kidsmart.
- Tô màu chữ cái đã học.
- Rèn sự nhanh nhẹn và sáng tạo cho trẻ.
- Giáo dục cháu không tranh giành đồ chơi với bạn.
Chuẩn bị:: Tranh lô tô ảnh về các vùng miền, các danh lam thắng cảnh của đất nước
Tiến hành:
- Chơi TCVĐ: Lộn cầu vòng.
 -Chơi kidsmart.
- Chơi lô tô
- Trẻ xem tranh truyện về quê hương, đất nước.
- 
*Góc nghệ thuật: Cắt dán trang phục các vùng miền, nặn hình người.
- Biết cắt, nặn các trang phục nhiều vùng miền.
- Rèn các kĩ năng cắt, nặn cho trẻ.
- Giáo dục cháu tính cẩn thận khi lám bài.
Chuẩn bị: Giấy, bút chì màu, tranh về quê hương, đất nước
Tiến hành: 
Cô gợi ý cho trẻ cắt, nặn các trang phục của nhiều vùng miền phong phú và đa dạng.
Cháu chơi cô bao quát gợi ý trẻ chơi. 
Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên chơi nước, chơi với cát nước.
- Trẻ biết yêu quý và chăm sóc góc thiên nhiên, tưới nước cho cây...
- Trẻ biết giúp đỡ bạn trong khi chơi
Chuẩn bị: giẽ lau, bình nước, xô ca, lọ, quặng
Tiến hành- Cháu dùng giẻ để lau lá cây sạch bụi, dùng bình nước để tới cây ở góc thiên nhiên.
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ.
- Gần hết giờ cô nhận xét từng góc chơi. Cho trẻ lại góc chơi chính cùng nhận xét và tham quan.
10.Vệ sinh ăn - ngủ trưa- Ăn chiều.
-Cháu được rửa tay bằng xà phòng và lau mặt sạch sẽ trước khi ăn
-Sau khi ăn biết chải răng đúng cách.
Vệ sinh cá nhân trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay
Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Vệ sinh sau khi ăn: Chải răng, rửa mặt, lau mặt
Ngủ trưa: không gian thoáng mát yên tĩnh.
Vệ sinh ăn chiều
11.Lễ giáo 
Cháu biết tự giác chào khách, không nói leo.
- Cháu tự giác chào cô, lễ phép chào khách, không nói leo.
Cô nhắc nhở cháu mọi lúc, mọi nơi.
12. LĐVS: Biết lau bụi lá cây.
- Cháu biết phụ giúp cô làm trực nhật.
- Cô theo dõi và nhắc nhở cháu mọi lúc, mọi nơi.
- Quan sát nhắc nhở trẻ để chén muỗng nhẹ nhàng.
13.Hoạt động nêu gương:
 Nêu gương cuối ngày
- Cháu biết tự nhận xét về bản thân về các bạn khác.
- Cháu đạt 3 tiêu chuẩn được 1 cờ bé ngoan.
*Chuẩn bị: Cờ, bảng bé ngoan, sổ theo dõi nhóm lớp
* Tiến hành:
- Cho trẻ hát bài “Càng lớn càng ngoan” trò chuyện về nội dung bài hát.
Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần, tự nhận xét về mình và bạn.
- Tổ chức cho trẻ cắm cờ, các bạn cùng tuyên dương động viên bạn.
- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết nghe lời và tự phục vụ.
Nêu gương cuối tuần
Trẻ đạt 4-5 cờ được 1 phiếu bé ngoan
* chuẩn bị:Cờ, phiếu bé ngoan, sổ bé ngan, sổ điểm danh, sổ theo dõi nhóm lớp 
*Tiến hành: 
Cô tổ chức cho trẻ liên hoan văn nghệ cuối tuần: trẻ hát múa bài hát theo chủ đề quê hương.
Cho hát bài “Cả tuần đều ngoan” trò chuyện về nội dung bài hát.
Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần, tự nhận xét về mình và bạn.
Tổ chức cho trẻ cắm cờ, các bạn cùng tuyên dương cỗ vũ bạn cắm cờ.
Cho trẻ cắm cờ tổ.
Cô tuyên dương và cho trẻ nêu gương tốt của bạn trong tuần. Cô nêu 1 vài gương tốt.
- Cho từng tổ lên nhận sổ bé ngoan
- Cho tổ nào nhiều bé ngoan lên nhận hoa hồng.
- Phát những sổ chưa đạt bé ngoan
- Động viên những cháu chưa đạt bé ngoan
- Cho các cháu lên hát văn nghệ, cho đội văn nghệ lên biểu diễn văn nghệ cho cả lớp xem.
- Cô nêu tiêu chuẩn tuần sau, nhắc trẻ thực hiện tốt để đạt phiếu bé ngoan.
14. Trả trẻ: 
-Quần áo đầu tóc cháu gọn gàng.
- Trẻ vui vẻ thoái mái sau 1 ngày học.
Kể chuyện cho trẻ nghe.
Cho trẻ chơi đồ chơi lắp ghép
Trả trẻ khi có phụ huynh tới đón.
Ngày soạn: ngày 27 /4 /2021 
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 04/5/2021
HOẠT ĐỘNG HỌC : KHÁM PHÁ KHOA HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Giới thiệu về một số danh lam thắng cảnh của đất nước
Nôi dung tích hợp: ÂN – LQCV
I/Yêu cầu: 
- Trẻ biết một số danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Trẻ biết ở quê hương Việt nam có nhiều di tích lịch sử. Có nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều cảnh đẹp.
-Trẻ tích cực tham gia đàm thoại cùng cô.
II/Chuẩn bị:
- Tranh Vịnh Hạ Long, Hồ Hoàn Kiếm, lăng Bác Hồ, kèm chữ in to, máy vi tính, nhạc.
III/ Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô 
Hát: Quê hương tươi đẹp
- Con vừa hát bài hát gì?
- Quê hương Việt Nam có những danh lam thắng cảnh nào?
- Cô và các con đi xem triển lãm về 1 số tranh ảnh về danh lam thắng cảnh của đất nước nha.
Hoạt động 1: Cô cùng trẻ xem một số tranh ảnh về danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Trẻ xem tranh kết hợp đọc ca dao.
- Cho trẻ phát biểu tự do. 
Hoạt động 2: Cô cùng trẻ quan sát và đàm thoại
- Ở nước mình có nhiều danh lam thắng cảnh nào? Có một số công trình xây dựng lớn nào?
- Cho trẻ xem tranh Vịnh Hạ Long
- Con thấy cảnh Vịnh Hạ Long như thế nào?
- Nước ở Vịnh Hạ Long có màu gì?
- Vịnh Hạ Long là 1 trong những di sản văn hoá Việt Nam được thế giới công nhận.
- Mọi người đến Vịnh Hạ Long để làm gì?
- Con đã được tham quan ở Vịnh Hạ Long chưa?
- Đọc ca dao “Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ non nước này”
- Qua lời ca dao con thấy Hà Nội còn có gì nữa - trẻ kể
- Hồ Hoàn Kiếm ở đâu? cảnh hồ thế nào? Hồ Hoàn Kiếm có trong câu chuyện gì? Hồ Hoàn Kiếm còn gọi là hồ gì?
- Ngoài ra ở Hà Nội còn có khu du lịch gì nữa?
- Khi đến Hà Nội để tham quan con phải thế nào?
- Bạn nào đã đi tham quan những danh lam thắng cảnh ở Hà Nội rồi?
- Con đi với ai? Đi bằng phương tiện nào?
- Con được đi tham quan ở nơi nào? ở đó có gì?
Hoạt động 3 : Luyện tập
- Trò chơi: ghép hình các danh lam thắng cảnh của đất nước
- Cho mỗi lần hai đội lên thi đua nhau ghép những bức tranh về danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Hết thời gian đội nào ghép nhanh và đúng đội đó sẽ thắng cuộc.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi để là cháu ngoan Bác Hồ sẽ được viếng thăm lăng Bác.
Kết thúc hoạt động
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Dạy bài hát theo chủ đề.
Yêu cầu 
- Cháu hứng thú tham gia hát. Hát thuộc bài hát.
- Giáo dục cháu thích học hát.
Chuẩn bị: nhạc một số bài hát về chủ đề
Tiến hành:
- Cô cùng trẻ mở nhạc hát bài: “Em yêu Thủ Đô”
- Múa hát bài: “Nhớ ơn Bác”( 4 tổ thi đua)
- Cả lớp hát theo nhạc “Em mơ gặp Bác Hồ”
- Cô nhắc nhở trẻ về nhà hát cho cả nhà cùng nghe.
Đánh giá:
1/ Đánh giá kết quả đạt được hoặc chưa đạt được, lý do:
...............................................................................................................................
..................

File đính kèm:

  • docQUÊ DĨ AN CỦA BÉ T 2.doc