Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương - Tuần 1: Nơi bé sinh ra

THỂ DỤC BUỔI SÁNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ thực hiện động tác đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, biết vận động tự do cùng cô.

- Trẻ đi theo hàng ngay ngắn.

II. CHUẨN BỊ

- Sân rộng rãi, máy hát nhạc bài “em đi qua ngã tư đường phố”

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1. KHỞI ĐỘNG: cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các động tác.

2. TRỌNG ĐỘNG: bài tập phát triển chung.

+ Hô hấp: ngửi hoa

+ Tay: hai tay lên cao dang ngang ( 2 lần 4 nhịp)

 “Quê hương em.tình quê hương”

Bước chân trái sang ngang đồng thời hai tay lên cao rồi dang ngang lòng bàn tay ngửa.

+ Chân: tay chống hông, nhúng chân (2 lần 4 nhịp)

 “Quê hương em.tình quê hương”

Hai tay chống hông, 2 chân nhúng xuông, đứng thẳng chân, quay về tư thế ban đầu

+ Bụng : Cúi người về trước (2 lần 4 nhịp)

 “Quê hương em.tình quê hương”Tay chống hông, cúi người về trước,đứng thẳng tay chống hông, quay về tư thế ban đầu.

+ Bật: bật tiến về trước (2 lần 4 nhịp)

 “Quê hương em.tình quê hương”

Hai tay chống hong, bật tiến về trước

 

docx18 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương - Tuần 1: Nơi bé sinh ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN CHỒI
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG 
TUẦN 1: NƠI BÉ SINH RA
	Từ ngày 3/5 đến ngày 7/5/2021	
*****
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
3/5/2021
Thứ ba
4/5/2021
Thứ tư 5/5/2021
Thứ năm
6/5/2021
Thứ sáu
7/5/2021
Đón trẻ, chơi
Thể dục sáng
- Cô nhắc trẻ vào lớp, cất đồ dùng gọn gàn, ngăn nắp.
- Trò chuyện với trẻ về quê hương của bé. Nghe nhạc về chủ đề quê hương.
- Chơi lắp ráp.
- Hô hấp, tay vai, chân, bụng, bật.
Tập kết hợp bài hát “quê hương tươi đẹp”.
Hoạt 
động học
PTTC
Bật liên tục về trước
PTTM
TH: Trang trí hoa dây chào mừng ngày 30/4-1/5 bằng dấu vân tay
ÂN: Quê hương tươi đẹp
PTNT
Trò chuyện về nơi sinh ra bé
LQVT: Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác
PTTC-KNXH
Em yêu quê hương 
PTNN
Thơ “cây dừa”
Chơi
ngoài trời
- Quan sát đồ chơi ngoài trời- trò chơi: chơi tự do
- Thí nghiệm “ sự đổi màu của sữa”– Trò chơi: mèo đuổi chuột
- Vệ sinh sân trường - trò chơi: cá sấu lên bờ
- Quan sát tranh quê hương – Trò chơi: bắt kim thang
- Vệ sinh lớp – Trò chơi: chi chi chành chành
 Chơi,
hoạt động ở các góc
+ Góc phân vai: Bán nước, thức ăn, quần áo, 
+ Góc xây dựng: Xây cánh đồng quê em
+ Góc học tập: Xem tranh, ghép hình, đôminô, so hình
+ Góc nghệ thuật: Múa hát, đọc thơ, tô màu,
+ Góc vận động: Búng thung, bowling,ném vòng, tấm cám,...
Hoạt động chiều
Ngoại khóa
TCDG:Bịt mắt bắt dê
Ngoại khóa
TCDG: nhảy lò cò
TCDG: Trốn tìm
Nêu gương
- Tuyên dương cuối buổi.
- chấm bé ngoan vào sổ.
Trả trẻ
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, chuẩn bị tươm tất quần áo, đầu tóc, đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Trả trẻ.
BGH Giáo viên
Thứ hai, ngày 3 tháng 5 năm 2021
Họp mặt đón trẻ:
- Nhắc trẻ chào cô, cất đồ dùng cá nhân.
Điểm danh:
Tiêu chuẩn bé ngoan:
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thực hiện động tác đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, biết vận động tự do cùng cô.
- Trẻ đi theo hàng ngay ngắn.
II. CHUẨN BỊ
- Sân rộng rãi, máy hát nhạc bài “em đi qua ngã tư đường phố” 
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. KHỞI ĐỘNG: cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các động tác.
2. TRỌNG ĐỘNG: bài tập phát triển chung.
+ Hô hấp: ngửi hoa
+ Tay: hai tay lên cao dang ngang ( 2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”
Bước chân trái sang ngang đồng thời hai tay lên cao rồi dang ngang lòng bàn tay ngửa.
+ Chân: tay chống hông, nhúng chân (2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”
Hai tay chống hông, 2 chân nhúng xuông, đứng thẳng chân, quay về tư thế ban đầu
+ Bụng : Cúi người về trước (2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”Tay chống hông, cúi người về trước,đứng thẳng tay chống hông, quay về tư thế ban đầu.
+ Bật: bật tiến về trước (2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”
Hai tay chống hong, bật tiến về trước
3. VẬN ĐỘNG TỰ DO
- Cháu và cô cùng vận động tự do.
4. HỒI TĨNH.
- Trò chơi “uống nước”
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Bật liên tục về phía trước:
NDKH: Trò chơi dân gian kéo co
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động “Bật liên tục về phía trước”.
- Trẻ biết  bật tiến về phía trước theo hiệu lệnh và tập nhịp nhàng khéo léo.
- Phát triển kỹ năng phối hợp vận động nhún, bật của đôi chân.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, trẻ biết hợp tác với các bạn trong trò chơi.
- GD trẻ ý thức tập luyện thể dục thể thao và tập theo hiệu lệnh của cô
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi bằng phẳng
- Dây thừng để trẻ chơi tc: kéo co
III. Tổ chức hoạt động:
1. KHỞI ĐỘNG: cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các động tác.
2. TRỌNG ĐỘNG: bài tập phát triển chung.
+ Hô hấp: ngửi hoa
+ Tay: hai tay lên cao dang ngang ( 2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”
Bước chân trái sang ngang đồng thời hai tay lên cao rồi dang ngang lòng bàn tay ngửa.
+ Chân: tay chống hông, nhúng chân (2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”
Hai tay chống hông, 2 chân nhúng xuông, đứng thẳng chân, quay về tư thế ban đầu
+ Bụng : Cúi người về trước (2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”Tay chống hông, cúi người về trước,đứng thẳng tay chống hông, quay về tư thế ban đầu.
+ Bật: bật tiến về trước (2 lần 4 nhịp)
 “Quê hương em......tình quê hương”
Hai tay chống hong, bật tiến về trước
b) Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu vận động: “Bật liên tục về phía trước”
- Cô tập lần 1: Không giải thích
- Cô tập lần 2: Kết hợp giải thích các bước
TTCB: Đứng ở tư thế thẳng đứng, hai tay chống hông khi có hiệu lệnh dùng sức hai chân nhún, bật tiến về phía trước bằng hai chân.
- Các con đã hiểu cách tập chưa?
- Cô mời 2 trẻ khá lên tập
- Bạn vừa thực hiện bài tập gì?
- Bạn thực hiện đúng chưa?
* Trẻ thực hiện:
Cô quan sát, hướng dẫn trẻ tập theo đúng  hiệu lệnh
- Lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ lên tập
- Lần 2: Cô cho trẻ thi đua nhau tập theo tổ
- Cô động viên, khuyến khích trẻ tập đúng kỹ năng
c.TCVĐ: “Kéo co”
-   Cô  đưa dây thừng ra đố trẻ và giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Ở phần chơi này các bé sẽ kết thành các đội chơi và phải cùng nhau cố gắng thi đua để xem đội nào giỏi nhất nhé.
- Cô cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội nhiệm vụ của mỗi đội cử ra 1 bạn khỏe nhất đứng đầu hàng, còn các bạn trong đội đứng sau tay cầm vào dây,  cô vẽ 1 đường ngang ngăn cách giữa 2 đội, khi có hiệu lệnh  kéo thì các bạn phải cùng nhau kéo mạnh day về phía sau. nếu đội nào kéo được đội bạn sang  khổi vạch kẻ thì đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô  gợi ý trẻ nhận xét, khen trẻ.
3) Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng làm chim bay và cất đồ dùng.
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát đồ chơi ngoài trời
 Trò chơi: chơi tự do 
I/ Yêu cầu
- Cháu biết và gọi đúng tên của đồ chơi, biết được đặc điểm của trường.
- Cháu biết tham gia hoạt động cùng cô, tham gia hăng hái trò chơi, trả lời câu hỏi của cô mạnh dạnh, tự tin.
II/ Chuẩn bị
- Sân bãi rộng rãi, bằng phẵng, sạch sẽ, có nhiều đồ chơi
III/ Tiến hành hoạt động
*Hoạt động 1: quan sát đồ chơi ngoài trời
- Cô cùng trẻ ra sân quan sát đồ chơi (đặc điểm, hình dạng, màu sắc, cách chơi, bảo quản,...)
Hoạt động 2: Trò chơi “chơi tự do”
-Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
I/ Yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng đồ chơi tạo ra sản phẩm phù hợp với góc chơi, biết vai chơi và góc chơi của mình.
- Biết liên kết góc chơi.
II/ Chuẩn bị 
- Không gian tổ chức: ngoài trời.
- Địa điểm chơi sạch sẽ, thoáng mát, thảm lót.
- Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng để uống, xe, quần áo
- Xây dựng: xây cánh đồng quê em
- Nghệ thuật: nhạc cụ, vật liệu tạo hình.
- Học tập: tranh so hình, tranh ghép hình, đôminô, chữ số, chữ cái.
- Vận động: vòng chai, bowling, các loại đậu, thung.
- Thiên nhiên: bình tưới cây, cây xanh.
III/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động 1: ổn định giới thiệu:
- Đàm thoại và giới thiệu chủ đề chơi “quê hương- đất nước- Bác Hồ”
- Cô giới thiệu với trẻ góc chơi mới.
- Cho trẻ ra sân chơi với 2 góc chơi “thiên nhiên, vận động”
- Cô và trẻ cùng ra chọn góc chơi.
Hoạt động 2: trẻ tiến hành chơi
- Trẻ lấy đồ dùng, đồ chơi và tham gia các góc chơi.
- Phân vai: bán quán ăn, quán nước, quần áo, 
- Xây dựng: xây cánh đồng quê em
- Nghệ thuật: tô tranh, vẽ, hát, múa.
- Học tập: so hình, ghép hình, đômino, gắn chữ số.
- Thiên nhiên: tưới cây.
- Góc vận động: ném vòng, bowling, tấm cám, bún thung.
- Cô quan sát góc chơi, động viên, hỗ trợ trẻ.
IV/ Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương nhóm chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ngoại khóa
NÊU GƯƠNG
 - Hát bài hoa bé ngoan 	- Chấm tên vào sổ
	- Lớp nhắc tiêu chuẩn bé ngoan	- Động viên, nhắc nhở cháu chưa ngoan
	- Nhận xét tiêu chuẩn bé ngoan	- Nhắc nhỡ ra về
	- Tuyên dương cháu đạt 2 hoa	- Hát bài đi học về
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
* Tên trẻ vắng..........................................................................................................
* Lý do.....................................................................................................................
 - Ưu điểm..............................................................................................................
 - Hạn chế................................................................................................................
 - Hướng khắc phục................................................................................................
Thứ ba, ngày 4 tháng 5 năm 2021
HOẠT ĐỘNG HỌC
 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài:Trang trí hoa dây chào mừng ngày 30/4-1/5 bằng dấu vân tay
1.Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết cách chấm màu và in màu bằng các ngón tay khác nhau lên trang giấy để tạo thành các cây hoa theo ý thích .
- Biết chọn và phối hợp màu hợp lý.
- Luyện  kĩ năng in vân tay và sử dụng màu nước khéo léo
- Luyện kĩ năng ngồi đúng tư thế.
- Rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.
- Biết vệ sinh tay sạch sẽ khi in xong.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của hoa đối với đời sống con người và biết cách chăm sóc, bảo vệ hoa.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:  + Tranh cho trẻ quan sát.
                                + Giá treo tranh, nhạc nền.
* Đồ dùng của trẻ:  + Vỏ tạo hình, màu nước, khăn lau
                                 + Bàn ghế
3. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô cho trẻ hát bài “ Màu hoa”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Để hoa được tươi, đẹp thì các con biết phải làm gì?
- Mùa xuân đến muôn hoa đua nở vậy chúng mình có muốn làm những bông hoa thật đẹp không?
- Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem triển lãm tranh mua xuân nhé!
Hoạt động 2: Quan sát tranh
- Cho trẻ quan sát tranh hoa mai, hoa đào, hoa cúc in từ dấu vân tay của cô
- Đây là những bức tranh hoa gì?
- Ai có nhận xét về ba bức tranh trên bảng?
- Cô làm những bông hoa này bằng gì?
- Để làm những bông hoa thật đẹp thì cô dung màu gì?
- Cô làm thế nào để có được ba bức tranh này?
- Nhị hoa thì cô làm như thế nao?
- Bức tranh hoa đào và hoa mai cánh hoa như thế nào? Còn bức tranh hoa cúc cánh hoa thế nào?
- Để làm cánh hoa đào cô làm thế nào?
 - Để làm cánh hoa mai cô làm thế nào?
- Hoa mai cũng in như hoa đào nhưng hoa mai khác hoa đào ở điểm gì?
- Để làm cánh hoa cúc cô phải làm thế nào?
 - Cô làm thế nào để có những cánh hoa to, cánh hoa bé.
+ Để làm cánh hoa to cô nhúng ngón tay cái xuống màu và in, cánh hoa bé thì cô nhúng ngón trỏ xuống màu và in
- Để làm lá hoa cô phải làm gì?
 - Để bức tranh thêm sinh độngvà đẹp chúng mình cần làm gì?
- Hỏi ý định trẻ (2-3 trẻ)
- Con làm bức tranh hoa gì?
- Con làm như thế nào?
Hoạt động 3. Trẻ thực hiện:
- Chúng ta hãy cùng làm những bông hoa từ dấu vân tay thật đẹp để trang trí chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4 và quốc tế lao động 1/5 nha, nhưng khi dung màu chúng ta phải cẩn thận không để màu dính vào quần áo nhé
- Cô bao quát trẻ thực hiện, mở nhạc nhỏ các bài hát về chủ đề và đến từng bàn giúp trẻ gợi mở ý tưởng, cách in hoa
- Sau khi in hoa xong chúng mình hãy lau tay thật sạch vào khăn nhé
Hoạt động 4. Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
-Cho trẻ mang tranh lên trưng bày.
- Cô gợi ý và khuyến khích trẻ nhận xét tranh. Cô hỏi 2- 3 trẻ:
+ Con thích bức tranh của bạn nào? Vì sao?
- Con làm bức tranh như thế nào?
* Kết thúc
HOẠT ĐỘNG HỌC
DẠY HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
NGHE HÁT: QUÊ HƯƠNG
TRÒ CHƠI: NGHE TIẾNG HÁT TÌM ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết quê hương là nơi mình sinh ra và lớn lên, nơi đó có cô bác, có họ hàng..
- Hát đúng nhạc, đúng giai điệu của bài hát tươi vui, tươi sáng. thể hiện nhịp điệu của bài hát.
- Chăm chú nghe hát, biết cảm hứng âm nhạc.
- Trẻ biết yêu quê hương mình  .
II. CHUẨN BỊ:
   - Cát sét, băng nhạc. vạch phấn các vòng tròn
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1
- Cô cho lớp đọc thơ :em yêu nhà em 
-Các con vừa đọc  bài  thơ gì ?
-Trong bài thơ nhắc đến cái gì ?
-Quê của các con ở đâu ?
-Các con có yêu quý quê hương của mình ko
-Yêu quý quê hương các con phải làm gì ?(bảo vệ giữ gìn môi trường , cảnh quan văn hóa .
-Cô có 1 bài hát nói về quê hương đó là bài hát “Quê Hương Tươi Đẹp “(dân ca nùng ).
Hoạt động 2
- Cô hát mẫu  lần 1: thể hiện cử chỉ điệu bộ.
GIẢNG ND :các con ạ ,Quê Hương em biết bao tươi đẹp ,đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây ,khi mùa xuân thắm tươi đang trở về ,thì ngàn lời ca vui mừng chào đón thiết tha tình quê hương đấy  - Cô hát lần 2: hát kết hợp băng đĩa.
- Cô hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì?
- Các bạn có muốn hát như cô không?
- Tập cho trẻ hát, đến hết bài. Cả lớp hát cùng cô, (2-3 lần).
- Sau mỗi lần trẻ hát cô chú ý quan sát động viên và sửa sai nếu trẻ hát sai và khôngđúng giai điệu của bài hát.
- Trẻ hát  theo tổ, cá nhân, nhóm..Bạn trai, bạn gái,
- Cô tuyên dương, khuyến khích trẻ về hát và về hát  cho ông bà cha mẹ nghe,
- Trẻ cùng cô hát theo nhạc 1 lần theo nhạc.
Hoạt động 3
Nghe hát:“Quê Hương   ”nhạc của (Giáp Văn Thạch )
- Cô cho trẻ xem tranh Quê Hương
 Giới thiệu bài hát:Quê Hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày.quê hương là đường đi học .quê hương là con diều biếc .là con đò nhỏ êm đềm khua nước bên sông .quê hương là cầu tre nhỏ mẹ về nón lá ngiêng che.quê hương là đêm trăng tỏ .quê hương mỗi người chỉ 1 như là chỉ 1 mẹ thôi .quê hương nếu ai ko nhớ sẽ ko lớn nổi thành người .
- Cô hát lần 1: thể hiện nội dung bài hát.
- Lần 2: Cô mở máy hát.cho trẻ đứng lên vận động cùng cô,
- Giáo dục :Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên .quê hương mỗi người chỉ có 1 như là chỉ có 1 mẹ thôi .quê hương nếu ai ko nhớ sẽ ko lớn nổi thành người vì vậy các con phải biết yêu quý quê hương ,làng xóm ,phố phường ,bảo vệ giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa của địa phương ,biết giữ gìn môi trường ,cảnh quan văn hóa nhé .
* Trò chơi “nghe tiếng hát tìm đồ vật ”.
- Cách chơi: cô cho 1 bạn ra ngoài sau đó cô giấu 1 đồ vật ở sau lưng 1 bạn nào đó, khi trẻ đó bước vào cả lớp hát, khi trẻ đó đến gần đồ vật được giấu thì cả lớp hát to hơn để bạn tìm đồ vật .
- Cho trẻ chơi 1- 2 lần theo hứng thú của trẻ
* Kết thúc
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Góc nghệ thuật
Góc học tập
Góc vận động
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thí nghiệm “sự đổi màu của sữa”
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
I/ Yêu cầu
- Trẻ nêu được hiện tượng khi làm thí nghiệm.
- Biết cách thực hành thí nghiệm, tạo được sự đổi màu của sữa
- Cháu biết tham gia hoạt động theo yêu cầu của cô, trả lời tròn câu, biết chơi trò chơi cùng cô.
II/ Chuẩn bị:
+ Sân rộng sạch, thoáng mát.
+ Sữa, màu thực phẩm, xà phòng, bông tăm, dĩa giấy cho cô và trẻ 
III/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Thí nghiệm “ sự đổi màu của sữa”
Tiến hành: 
- Cô dùng dĩa giấy, cho và một lượng sữa.
- Cô cho tiếp vào từng giọt màu thực phẩm khác nhau.
- Sau đó, cô dung bông tăm chấm nước xà phòng, sau đó đưa bông tăm vào dĩa sữa
- Cho trẻ quan sát và nêu hiện tượng khi cho bông tâm vào
- Trẻ thực hành làm giống cô.
*Hoạt động 2: Trò chơi “mèo đuổi chuột”
- Cách chơi: 1 trẻ làm mèo, 1 trẻ làm chuột, các trẻ còn lại nắm tay thành vòng tròn. Khi cô hô bắt đầu, trẻ làm mèo sẽ rượt theo bắt trẻ làm chuột, trong thời gian quy định, trẻ làm mèo bắt được chuột sẽ thắng. Thay đổi trẻ chơi.
 - Luật chơi : Trong thời gian quy định trẻ làm mèo phải bắt được trẻ làm chuột.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TCDG: Trò chơi Bịt mắt bắt dê
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn, những người còn lại đứng thành vòng tròn vây quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy quanh người bị bịt mắt, khi người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả đứng yên tại chỗ. Lúc này người bị bịt mắt sẽ tìm xung quanh để bắt được những người chơi khác. Đến khi có người bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người này sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.
Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc phải oẳn tù tì xem ai thắng.
NÊU GƯƠNG
	- Hát bài hoa bé ngoan 	- Chấm tên vào sổ
	- Lớp nhắc tiêu chuẩn bé ngoan	- Động viên, nhắc nhở cháu chưa ngoan
	- Nhận xét tiêu chuẩn bé ngoan	- Nhắc nhỡ ra về
	- Tuyên dương cháu đạt 2 hoa	- Hát bài đi học về
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
* Tên trẻ vắng..........................................................................................................
* Lý do.....................................................................................................................
 - Ưu điểm..............................................................................................................
 - Hạn chế................................................................................................................
 - Hướng khắc phục................................................................................................
Thứ tư, ngày 5 tháng 5 năm 2021
HOẠT ĐỘNG HỌC
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ NƠI BÉ SINH RA
I/YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên phố, phường, thành phố nơi trẻ đang sinh sống.
- Góp phần giáo dục trẻ biết yêu quí quê hương,nơi mình sinh ra và lớn lên.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường cho quê hương mình xanh, sạch, đẹp.
II/CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về phố phường, làng, xóm.
III/CÁCH TIẾN HÀNH:
1/Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”
- Hỏi trẻ bài hát nói về gì? ( Quê hương)
- Hỏi trẻ về khu phố nơi trẻ đang sống? Nhà con ở đâu? Thuộc khu nào, phường nào? Nhà ở gần nhà ai?
2/Nội dung:
2.1.Quan sát và đàm thoại về các địa danh trong tranh:
*Quan sát về đình, chùa:
- Cô cho trẻ xem tranh có hình ảnh về đình, chùa và hỏi trẻ: Đây là đâu? Con được đến đây chưa? Ai trong gia đình con thường đến đây? Họ đến để làm gì?
- Cô khái quát lại: Các con ạ, đây là cảnh đình, chùa của quê hương mình đấy, ở đây có phong cảnh rất đẹp,mát và cổ kính, cứ vào các ngày rằm, mồng 1 hằng tháng hoặc các dịp lễ tết, hội làng thì mọi  người lại ra đình, chùa để lễ  chùa, tham quan tế lễ và dự hội rất đông.
*Quan sat về trường học:
- Cho trẻ xem tranh về trường mầm non và hỏi trẻ: Đây là đâu? phía trước cổng có gì?( đường đi, hàng cây). Các con đến trường MN được học những gì? Được học ở trường MN, các con có thích không?
Cô khái quát lại: Trường MN Thái Hòa của chúng ta là 1 trong những cảnh đẹp của quê hương mình đấy, trường có nhiều cây xanh, sân chơi với nhiều đồ chơi đẹp, có vườn cổ tích, trường có nhiều phòng học rộng rãi, khang trang.
2.2.Mở rộng:
- Ngoài những địa danh trên, các con có biết những nơi nào khác có cảnh đẹp không? ( cho 3- 4 trẻ kể, nếu trẻ không kể được cô gợi ý cho trẻ như: trường tiểu học, trường trung học, trụ sở UBND xã,...)
*Gáo dục trẻ: Quê hương mình có rất nhieuf địa danh công cộng, di tích lịch sử, những cảnh đẹp như: Đình, chùa, các trường học, trạm y tế,...Vì vậy các con phải biết yêu quí quê hương, làng xóm của  chúng mình.Nếu có tới thăm nơi đó các con phải giữ gìn bảo vệ môi trường để được xanh, sạch, đẹp hơn.
3/Kết thúc:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Làng em buổi sáng”
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bản thân và so với bạn khác
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ phân biệt được phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới , phía phải phía trái của bản thân.
- Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định trên- dưới; trước- sau của cơ thể trẻ.
- Rèn kĩ năng định hướng Phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau của bản thân ,tư duy, trí nhớ, sự chú ý.
- Yêu quý trường lớp, hứng thú tham gia các hoạt động ở lớp
II. CHUẨN BỊ
- Chùm bóng treo ở trên cao, tấm xốp ở dưới nền nhà, trẻ đeo dép ở chân.
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi: 1 khối gỗ, 1 bông hoa, 1 cái mũ.
- Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lí.
- Các loại đồ chơi xếp ở các phía của trẻ.
 III.   Tiến trình:
Hoạt động 1:
Trò chuyện gây hứng thú
- Cho trẻ xem một số hình ảnh lớp học của bé, trò chuyện về chủ đề.
- Chúng mình vừa xem một số hình ảnh về lớp học của chúng mình rồi, vậy đến lớp chúng mình thấy có ai?
Lồng nội dung GD trẻ đoàn kết với bạn, lễ phép và vâng lời cô giáo.
Hoạt động 2: 
* Xác định phía trên- dưới; trước –sau của cơ thể trẻ
- Cô hỏi 1 số trẻ: Chân, đầu, lưng, mắt.ở phía nào của con, cô nhận xét, sửa sai cho trẻ.
* Xác định phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau của bản thân
Cô cho trẻ đứng theo tổ
+ Phía trên
- Lớp chúng mình có rất nhiều đồ chơi đẹp, nhưng hôm nay cò

File đính kèm:

  • docxchu de que huong_12883430.docx