Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Cùng tìm hiểu về các loài chim

1. Đón trẻ

- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, cô đứng ở cửa lớp đón trẻ, nhắc trẻ biết chào cô, chào bố mẹ khi vào lớp, cô nhắc trẻ để dép, ba lô đúng nơi quy định và cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề Thế giới động vật: “Cùng tìm hiểu về các loài chim”

+ Con biết có những con vật nào biết bay? Hãy kể tên một số loài chim mà các con biết

+ Các loài chim có đặc điểm gì?

+ Các loài chim có ích gì đối với con người?

+ Ai có nhận xét gì về con vẹt?

+ Con vẹt có gì đặc biệt?

+ Con vẹt có ích gì đối với con người?

+ Chúng mình làm gì để bảo vệ các loài chim?

=> Có rất nhiều loài chim: Chim Chích chòe, chim sơn ca, chim đại bàng, chim vành khuyên, mỗi loài lại có đặc điểm và lợi ích riêng chúng mình phải biết yêu thương và bảo vệ các loài chim.

- Cô bật nhạc cho trẻ nghe hát “Quốc ca” vào thứ 2 và thứ 6

 

doc28 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Cùng tìm hiểu về các loài chim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 28
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh: Cùng tìm hiểu về các loài chim
Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/3 đến ngày 29/3/2019
Giáo viên thực hiện: Lý Thu Hoài. Lớp 4 tuổi A
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ,Thể dục sáng, trò chuyện sáng
1. Đón trẻ
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, cô đứng ở cửa lớp đón trẻ, nhắc trẻ biết chào cô, chào bố mẹ khi vào lớp, cô nhắc trẻ để dép, ba lô đúng nơi quy định và cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề Thế giới động vật: “Cùng tìm hiểu về các loài chim”
+ Con biết có những con vật nào biết bay? Hãy kể tên một số loài chim mà các con biết
+ Các loài chim có đặc điểm gì?
+ Các loài chim có ích gì đối với con người?
+ Ai có nhận xét gì về con vẹt?
+ Con vẹt có gì đặc biệt?
+ Con vẹt có ích gì đối với con người?
+ Chúng mình làm gì để bảo vệ các loài chim?
=> Có rất nhiều loài chim: Chim Chích chòe, chim sơn ca, chim đại bàng, chim vành khuyên,mỗi loài lại có đặc điểm và lợi ích riêng chúng mình phải biết yêu thương và bảo vệ các loài chim.
- Cô bật nhạc cho trẻ nghe hát “Quốc ca” vào thứ 2 và thứ 6
2. Điểm danh
- Cô điểm danh sĩ số lớp
3. Thể dục sáng
- Thứ 4, 6 tập theo lời bài hát “Con chim non”
- Thứ 2, 3, 5 tập theo bài tập PTC
* Khởi động: Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Con cào cào” kết hợp đi các kiểu đi chạy các kiểu chạy (Đi thường, đi lên dốc, đi thường, đi xuống dốc, chạy chậm, chạy nhanh).
* Trọng động: BTPTC (4L - 4N)
- ĐT hô hấp: Làm động tác gà gáy
- ĐT tay (3): Đưa 2 tay ra trước, gập khuỷu tay 
- ĐT bụng (3): Đứng cúi người về phía trước
- ĐT chân (2): Đứng, một chân nâng cao – gập gối
- Động tác bật (2): Bật tại chỗ
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng làm động tác chim bay, cò bay
=> Cô nhận xét buổi tập 
Hoạt động học
LVPTTC
- Nhảy lò cò
- TC: Cáo và thỏ
LVPTTM
- Nặn con sâu
LVPTNT
- Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về chiều cao của 3 đối tượng
LVPTNN
- Thơ: “Chim chích bông
LVPTTM: 
- DH: Con chim non
- NH: Chị ong nâu và em bé
- TC: Chiếc nón kỳ diệu
TCHT
Đố biết con gì, Chim bói cá rình mồi, Mẹ và con
Hoạt động ngoài trời
 - HĐCMĐ: Vẽ các loại chim mà trẻ thích 
-TCVĐ: Chim bay cò bay
- Chơi tự do
- HĐCCĐ: QS con vẹt 
- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do
- HĐCCĐ: Tìm hiểu về vòng đời của bướm
- TCVĐ: Vào rừng chơi
- Chơi tự do
- HĐCCĐ: QS con chim chào mào
- TCVĐ: Chim bay cò bay
- Chơi tự do
- HĐCCĐ:
Đọc thơ “Chim chích bông”
- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc XD – LG: Xây công viên, vườn bách thú
- Góc PV: Bác sĩ thú y
- Góc HT: xem tranh, ảnh, làm sách các loài chim
- Góc NT: hát múa, đọc thơ về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây	
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Cô chuẩn bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho các hoạt động vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa như: Nước, khăn mặt, khăn lau tay, nước muối, đĩa nhựa, bàn ăn, chiếu, gối ngủ của trẻ.
- Vệ sinh: Cô cho từng tổ xếp hàng ra rửa tay, rửa mặt. Cô bao quát lớp và hướng dẫn trẻ thực hiện rửa tay, rửa mặt đúng thao tác. 
- Ăn trưa: Cô giới thiệu các món ăn hấp dẫn trẻ và nói về ý nghĩa của các món ăn đó, chia ăn cho trẻ cho trẻ lấy bát cơm về bàn, sau đó cô mời trẻ ăn, cô bao quát lớp, động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, chú ý những cháu ăn chậm, suy dinh dưỡng để trẻ đảm bảo sức khỏe, tăng cân nặng, chiều cao.
- Ngủ trưa: Cô cho cả lớp xếp hàng theo tổ đi vệ sinh. Cô dải chiếu, dải gối sau đó cho từng tổ xếp hàng vào chỗ ngủ, cô buông rèm các cửa, đắp chăn đủ ấm đảm bảo cho trẻ ngủ ngon giấc. 
Hoạt động chiều
 - VĐN: Kìa con bướm vàng
- Ăn chiều
- Xé dán con chim
- VĐN: Đàn gà con
- Ăn chiều
- Làm quen KT mới: Nhận biết so sánh chiều cao của 3 đối tượng
- VĐN: Chị ong nâu và em bé
- Ăn chiều
- Ôn KT cũ: Nhận biết so sánh chiều cao của 3 đối tượng
- VĐN: con chim non
- Ăn chiều
- Ôn KT cũ: Đọc thơ “Chim chích bông”
- VĐN: Đố bạn
- Ăn chiều
- Ôn KT cũ: Hát “Con chim non”
Làm quen với tiếng việt
- Đại bàng
- Diều hâu
- Chim tu hú
- Chim sẻ
- Chim chích bông
- Chim sáo
- Chim én
- Chim sơn ca
- Chim họa mi
- Chim gõ kiến
- Chim bồ câu
- Chim chào mào
Ôn các từ đã học trong tuần
TCDG
TCDG: Thả đỉa ba ba, mèo đuổi chuột, cưỡi ngựa nhong nhong
Vệ sinh, trả trẻ
- Cô cho trẻ đi vệ sinh, sửa sang lại trang phục gọn gàng, thay dép trước khi về.
- Trả trẻ: cô đứng ở cử lớp gọi tên trẻ về khi có phụ huynh đón. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ khi ở lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp
1. Góc XD- LG: Xây vườn bách thú, lắp ghép hàng rào
- Trẻ biết dùng khối gỗ xếp thành vườn bách thú, hàng rào bao quanh
- Biết phối hợp với nhau không tranh giành đồ chơi. 
- Gỗ xây dựng, cây xanh, hoa, một số con vật, đồ chơi lắp ghép.
1. Thỏa thuận: Cho trẻ hát bài (Con chim non) cô giới thiệu tên chủ đề và gợi hỏi chủ đề các lần sau chơi, cô giới thiệu các góc chơi lần chơi sau trẻ tự nói, cô trao đổi nội dung các góc chơi và nề nếp chơi.
2. Quá trình chơi: cô đến từng góc chơi gợi ý trẻ phân ra nhóm trưởng và các trẻ khác chơi dưới sự chỉ huy của trưởng nhóm, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi nếu trẻ chưa biết cách chơi cô có thể chơi cùng trẻ. Cô quan tâm đến góc phân vai, gợi ý trẻ thể hiện mối liên hệ qua lại giữa các nhóm chơi, cô động viên trẻ chơi tốt, cô nhập vai chơi cùng trẻ, khen trẻ chơi có sáng tạo.
3. Nhận xét buổi chơi:
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi.
- Cô đến từng góc chơi cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau sau đó cô nhận xét vai chơi, nề nếp các góc chơi, kết quả chơi, khen trẻ chơi có nhiều sáng tạo.
- Cho trẻ tham quan và nhận xét góc chơi chính, các bạn góc chơi chính tự nhận xét sản phẩm của mình.
- Cô nhận xét góc chơi chính.
- Cô nhận xét chung cả lớp, đặc điểm nổi bật và chưa nổi bật của các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn và hỏi trẻ ý tưởng lần sau chơi.
- Cho trẻ hát, đọc thơ và nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Góc PV: Bác sĩ thú y
- Trẻ biết thể hiện vai chơi.
- Biết thực hiện một số hoạt động của bác sĩ thú y
- Trẻ biết chơi cùng nhau. 
- Một số đồ chơi bác sĩ, mốt số con vật
3. Góc HT: xem hình ảnh, làm album một số loài chim
- Trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm một số loài chim
- Một số tranh ảnh về một số loài chim
4. Góc NT: hát múa về chủ đề
- Tô, vẽ, nặn một số loài chim
Trẻ thuộc và hát đúng gia điệu của một số bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết tô màu, vẽ, nặn một số loài chim
- phách tre, sắc xô,
- Giấy A4, bút chì, bút màu,.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
- Trẻ biết chơi cùng nhau và biết tưới nước cho cây 
Chậu,cây, nước tưới nước, dụng cụ chăm sóc...
* Trò chơi có luật:
1. TCHT: 
- Đố biết con gì: Trong sách bài hát, trò chơi, câu đố, thơ truyện theo chủ đề 4 - 5 tuổi - trang 49.
- Chim bói cá rình mồi: Trong sách bài hát, trò chơi, câu đố, thơ truyện theo chủ đề 4 - 5 tuổi – trang 53
- Mẹ và con: Trong sách bài hát, trò chơi, câu đố, thơ truyện theo chủ đề 4 - 5 tuổi – trang 48,49
2. TCVĐ: 
- Chim bay cò bay: Trong sách trò chơi và bài tập phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo - trang 34
- Vào rừng chơi: Trong sách trò chơi và bài tập phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo – trang 9
- Ô tô và chim sẻ: Trong sách trò chơi và bài tập phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo – trang 19.
3. TCDG: 
- Thả đỉa ba ba: Trong sách một số trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non - trang 15.
- Mèo đuổi chuột : Trong sách một số trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non - trang 12
- Cưỡi ngựa nhong nhong: Trong sách một số trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non - trang 8
***********************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 25 tháng 3 năm 2019
Nội dung
Chuẩn bị
Yêu cầu
Phương pháp tổ chức
 1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng.
2. Hoạt động chung:
* LVPTTC: VĐCB: NHẢY LÒ CÒ
TC: CÁO VÀ THỎ
* Trò chơi học tập: Đố biết con gì
3. Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: 
Vẽ các loại chim mà trẻ thích
- TCVĐ: Chim bay cò bay
- Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời, chơi một số TCDG, ....
- Tranh một số loài chim, bút chì, bút màu, giấy, khăn lau tay,...
- Sân chơi sạch sẽ
- Sân chơi sạch sẽ, đồ chơi đảm bảo an toàn.
- Trẻ vẽ được một số loài chim mà trẻ thích
- Trẻ biết cách chơi, hứng thú chơi, đoàn kết khi chơi
- Trẻ hứng thú chơi các đồ chơi ngoài trời, chơi đoàn kết với bạn
Cô giao nhiệm vụ cho trẻ, nhắc nhở trẻ nề nếp của buổi xuống sân
- Cô cho trẻ quan sát tranh một số loài chim
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
+ Con chim có đặc điểm gì?
+ Con chim có những phần nào?
+ Cô đã dùng những năng gì để vẽ con chim?
+ Con chim có màu gì?
+ Con sẽ vẽ con chim như thế nào?
+ Trẻ thực hiện
+ Cô bao quát, hướng dẫn trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ cầm bút đúng cách,...
=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
- Cô giới thiệu trò chơi
Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 2 đến 3 lần, cô bao quát trẻ chơi.
+ Cô nhận xét trẻ chơi
- Chơi tự do: Cô bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ không chen lấn, xô đẩy bạn
4. Hoạt động góc
- Góc XD – LG: Xây công viên, vườn bách thú
- Góc PV: Bác sĩ thú y
- Góc HT: xem tranh, ảnh, làm sách các loài chim
- Góc NT: hát múa, đọc thơ về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây	
5. Hoạt động chiều
- VĐN: Kìa con bướm vàng
- Xé dán con chim
- TCDG: Thả đỉa ba ba
- Làm quen tiếng việt
- Nhạc bài hát
- Một số giấy màu, keo dán, bông,...
- Chỗ ngồi cho trẻ chơi trò chơi, rộng rãi
- Các từ tiếng việt “Đại bàng, Diều hâu, Chim tu hú”
- Trẻ vận động nhẹ nhàng 
- Trẻ biết xé dán con chim
- Trẻ biết cách chơi hứng thú tích cực tham gia trò chơi, chơi đúng luật 
- Trẻ phát âm đúng và rõ ràng, hiểu nghĩa của từ “Đại bàng, Diều hâu, Chim tu hú”
- Cho cả lớp vận động nhẹ nhàng cùng cô 2 - 3 lần 
- Cô cho trẻ quan sát tranh xé dán con chim
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Con chim có đặc điểm gì?
+ Con chim có màu gì?
+ Cô dùng cái gì để làm con chim?
+ Cô dùng những kỹ năng gì để xé dán con chim?
+ Ngoài con chim ra bức tranh còn có những gì?
+ Con sẽ xé dán con chim của mình như thế nào?
+ Cô cho trẻ thực hiện
+ Cô bao quát, hướng dẫn trẻ thực hiện
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ
- Cô nói cách chơi, luật chơi
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
+ Cô bao quát trẻ chơi
+ Cô nhận xét trẻ chơi
- Cô cho trẻ ổn định chỗ ngồi
+Cô phát âm mẫu từng từ
+ Cô cho trẻ phát âm cả lớp
+ Từng tổ, cá nhân phát âm
+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ phát âm chưa đúng
=> Nhận xét sau khi trẻ phát âm và GD cho trẻ
LVPTTC: 
VĐCB: NHẢY LÒ CÒ
TCVĐ: CÁO VÀ THỎ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức 
- Trẻ biết tên vận động cơ bản và tên trò chơi vận động.
- Trẻ biết cách nhảy lò cò
2. Kỹ năng
	- Trẻ phối hợp tay, chân nhẹ nhàng.
	- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô đủ câu
3. Thái độ
	- Trẻ biết ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
	II. Chuẩn bị
	1. Đồ dùng của cô: 
	- Mũ cáo, mũ thỏ, vòng tròn cho thỏ
	2. Đồ dùng của trẻ: 
	- Giầy thể dục, trang phục gọn gàng
	3. Tích hợp: AN (Chim chích bông, con chim non, chị ong nâu và em bé) GDLTLTT, 
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
 Hôm nay các loài chim mở hội thể thao chúng mình cùng làm động tác chim bay cò bay bay tới hội thi nào
- Cô cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Chim chích bông”.
- Cô cho trẻ đi chạy các kiểu chân (đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy nhanh chạy chậm).
Hoạt động 2: bài mới.
 Bài tập phát triển chung. 
 Đã tới hội thi rồi, các chú chim cùng tập bài TDPTC để cơ thể khỏe mạnh nào
 Trẻ đứng đội hình 3 hàng ngang
- ĐT Tay 4: Đưa tay ra phía trước, về phía sau.
+ CB: Đứng 2 chân rộng bằng vai
+ N1: Hai tay đưa ra phía trước cao bằng vai
+ N2: Đưa 2 tay ra phía sau
+ N3: Đưa 2 tay ra phía trước.
+ N4: Về TTCB.
- ĐT Bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên
+ CB: Đứng chân rộng bằng vai, hai tay chống hông.
+ N1: Nghiêng người sang phải
+ N2: Trở về tư thế ban đầu
+ N3: Nghiêng người sang trái
+ N4: Trở về tư thế ban đầu
- ĐT Chân 3: Đứng, nhún chân, khuỵu gối.
+ CB: Đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai, 2 tay để sau gáy
+ N1: Nhún xuống, khuỵu gối.
+ N2: Đứng thẳng, 2 bàn tay để sau gáy
+ N3: Nhún xuống, khuỵu gối.
+ N4: Trở về tư thế ban đầu
- ĐT Bật 1: Bật tại chỗ
* Vận động cơ bản: Nhảy lò cò
- Giới thiệu bài. 
- Đội hình: Cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu : 
+ Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác.
 Chuẩn bị: Cô đứng trên một chân, chân kia nâng cao lên, gập gối
 TH: khi có hiệu lệnh cô lấy một tay nắm vào cổ chân co lên để nhảy (tay cùng phía với chân co) tay kia dang ngang để giữ thăng bằng rồi bật tiến dần lên phía trước tới vạch quy định sẵn sau đó dừng lại và đổi chân nhảy lò cò về vị trí ban đầu. 
 Khi thực hiện bài tập các con phải thực hiện đúng kỹ thuật.
- L3: Cô mời 2 trẻ lên thực hiện cho cả lớp xem dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
* Trẻ thực hiện. 
- Cô cho lần lượt 4 bạn đầu hàng lên thực hiện. Cô cho trẻ thực hiện 2 lần.
- Cô cho 2 đội tập thi đua
(Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát lớp và sửa sai cho trẻ kịp thời) 
- Cô mời những trẻ tập chưa tốt lên tập lại để sửa sai.
- Cô mời 2 trẻ tập tốt lên tập lại cho cả lớp xem.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài học.
 Trò chơi: Cáo và thỏ
 - Cách chơi: Một bạn làm cáo ngồi góc sân, còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 1 trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Cô yêu cầu các con thỏ phải nhớ chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy vừa hát bài trời nắng trời mưa. Cáo xuất hiện bất ngờ, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo các con thỏ phải chạy nhanh về chuồng của mình
- Luật chơi: Thỏ phải về đúng chuồng của mình. Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt, và nếu nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét trẻ chơi
Hoạt động 3. Hồi tĩnh, kết thúc. 
Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân trường 1-2 vòng sân kết hợp hát “Đố bạn”
- Trẻ đi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập BTPTC theo cô 
- Trẻ tập 2l x8n.
- Trẻ tập 2l x8n.
-Trẻ tập 3l x8n.
- Trẻ tập 2l x8n
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ dứng hai hàng đối diện nhau 
- Trẻ chú ý xem cô tập mẫu 
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô phân tích động tác 
- 2 trẻ lên thực hiện 1lần cho cả lớp xem .
- Trẻ thực hiện.
- 2 đội tập thi đua.
- Trẻ lên tập lại.
- 2 trẻ lên thực hiện 
- Trẻ nhắc lại tên bài học 
- Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 
* Nhận xét cuối ngày:
1. Tổng số trẻ .trẻ nghỉ học..lý do ..
.................................................................................................................................
2. Tình trạng sức khỏe trẻ: .
.................................................................................................................................
3. Trạng thái, cảm xúc, hành vi:
- Sự thích hợp với khả năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. - Sự hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động của trẻ
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Kiến thức, kỹ năng:
- Những kiến thức trẻ thực hiện tốt:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Những kiến thức trẻ chưa thực hiện tốt:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Những hoạt động chưa thực hiện được lý do:
.................................................................................................................................
**************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2019
Nội dung
Chuẩn bị
Yêu cầu
Phương pháp tổ chức
1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng
2. Hoạt động chung:
* LVPTTM (tạo hình): NẶN CON SÂU (M)
* Trò chơi học tập: Chim bói cá rình mồi
3. Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: QS con vẹt
- Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do: với đồ chơi ngoài trời, TCDG và Chơi với lá cây, cát, sỏi
- Hình ảnh, video về con vẹt
- Sân chơi sạch sẽ, 2 vòng tròn giả làm vô lăng ô tô, mũ chim
- Sân chơi sạch sẽ, đồ chơi có trong sân
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của con vẹt
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, hứng thú chơi, đoàn kết khi chơi.
- Trẻ hứng thú chơi các đồ chơi ngoài trời không được chạy nhẩy, xô đẩy bạn trong khi chơi
Cô cho trẻ nói nội dung của buổi xuống sân, giao nhiệm vụ cho trẻ, nhắc nhở trẻ nề nếp của buổi xuống sân
- Cô cho trẻ quan sát tranh, ảnh, video về con vẹt
+ Con gì đây?
+ Con vẹt có đặc điểm gì?
+ Màu lông con vẹt như thế nào?
+ Con vệt có khả năng gì đặc biệt?
+ Con vẹt thường được dùng để làm gì?
+ Ngoài con vẹt ra các con còn biết những loài chim nào nữa?
+ Các con làm gì để bảo vệ các loài chim?
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cô nêu cách chơi, luật chơi
+ Cô cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ chơi.
+ Cô nhận xét trẻ chơi
- Chơi tự do: Cô bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ không chen lấn, xô đẩy bạn
4. Hoạt động góc
- Góc XD – LG: Xây công viên, vườn bách thú
- Góc PV: Bác sĩ thú y
- Góc HT: xem tranh, ảnh, làm sách các loài chim
- Góc NT: hát múa, đọc thơ về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây	
5. Hoạt động chiều
- VĐN: Kìa con bướm vàng
- Làm quen KT mới: Nhận biết so sánh chiều cao của 3 đối tượng
- TCDG: Mèo đuổi chuột
- Làm quen tiếng việt
- Nhạc bài hát
- Lô tô các loại cây có chiều cao khác nhau
- Lớp học sạch sẽ, an toàn
- Các từ tiếng việt “Chim sẻ, Chim chích bông, Chim sáo”
- Trẻ vận động nhẹ nhàng 
- Trẻ biết so sánh, sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng
- Trẻ biết cách chơi hứng thú tích cực tham gia vào trò chơi, chơi đúng luật 
- Trẻ phát âm đúng và rõ ràng, hiểu nghĩa của từ “Chim sẻ, Chim chích bông, Chim sáo”
- Cho cả lớp vận động nhẹ nhàng cùng cô 2 - 3 lần theo giai điệu bài hát
- Cô cho trẻ so sánh chiều cao 2 cái cây
+ Các con thấy 2 cái cây có chiều cao như thế nào với nhau?
+ Cây xanh như thế nào so với cây hoa?
+ Cây hoa so với cây xanh như thế nào?
+ Chúng mình đặt thêm cây nấm ra bên cạnh cây hoa?
+ Các con thấy cây nấm như thế nào so với cây xanh và cây hoa?
+ Cây nấm thấp hơn cây xanh và cây hoa vì vậy cây nấm thấp nhất
+ Cây xanh so với cây hoa và cây nấm như thế nào?
+ Cây xanh cao hơn cây hoa và cây nấm vì vậy cây xanh cao nhất
+ Còn cây hoa so với cây xanh và cây nấm như thế nào?
+ Cây hoa thấp hơn cây xanh và cao hơn cây nấm vì vậy cây hoa thấp hơn
+ Cô cho trẻ sắp xếp theo thứ tự từ cao tới thấp và từ thấp đến cao. Cho trẻ nói các từ: Cao nhất, thấp hơn, thấp nhất
+ Cô nhận xét và khen ngợi trẻ
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
+ Cô bao quát trẻ chơi
+ Cô nhận xét trẻ chơi
- Cô cho trẻ ổn định chỗ ngồi
+ Cô phát âm mẫu từng từ
+ Cô cho trẻ phát âm cả lớp
+ Cô cho tổ, cá nhân phát âm
+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ phát âm chưa đúng
=> Nhận xét sau khi trẻ phát âm và GD cho trẻ
LVPTTM (Tạo hình)
NẶN CON SÂU
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trẻ nặn được con sâu bằng cách chia đất, nhào đất, lăn tròn, lăn dọc và gắn kết lại.
- Trẻ có thể sử dụng nguyên liệu mở để sáng tạo cho sản phẩm.
2. Kĩ năng	
 - Trẻ có kĩ năng lăn dọc, lăn tròn, gắn kết.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tạo ra sản phẩm.
- Giáo dục trẻ biết tác hại của con sâu, ăn nhiều rau, biết làm việc nhỏ

File đính kèm:

  • docNan con sau_12567834.doc
Giáo Án Liên Quan