Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Năm học 2021-2022

1. Phát triển thể chất

Trẻ 4 tuổi

- Thực hiện và làm theo các vận động như: đi, chạy, nhảy, bật, ném.

- Thông qua các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động rèn luyện cho trẻ các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền.

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống.

- Biết và không ăn một số loại thực phẩm có hại cho sức khỏe

- Biết và không làm một số việc gây nguy hiểm.

Trẻ 5 tuổi

- Biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể 1 cách nhịp nhàng để thực hiện các vận động như tung bắt bóng, bật xa

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động: tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.

- Thực hiện các vận động, biết phối hợp các vận động với nhau.

- Rèn luyện sự nhanh nhạy cho các giác quan thông qua luyện tập sử dụng và tìm hiểu các sự vật, hiện tượng khác nhau trong môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.

 

docx160 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thời gian thực hiện: 4 tuần
Từ ngày: 08/01/2022 - 28/01/2022
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất 
Trẻ 4 tuổi
- Thực hiện và làm theo các vận động như: đi, chạy, nhảy, bật, ném..
- Thông qua các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động rèn luyện cho trẻ các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền.
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống.
- Biết và không ăn một số loại thực phẩm có hại cho sức khỏe
- Biết và không làm một số việc gây nguy hiểm.
Trẻ 5 tuổi 
- Biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể 1 cách nhịp nhàng để thực hiện các vận động như tung bắt bóng, bật xa
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động: tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.
- Thực hiện các vận động, biết phối hợp các vận động với nhau.
- Rèn luyện sự nhanh nhạy cho các giác quan thông qua luyện tập sử dụng và tìm hiểu các sự vật, hiện tượng khác nhau trong môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
2. Phát triển nhận thức
Trẻ 4 tuổi
- Gọi tên nhóm cây cối, theo đặc điểm chung.
- Biết cách phân nhóm cây theo loài, nơi sống hoặc lợi ích của cây.
- Biết đặc điểm lợi ích, điều kiện sống của một số cây, hoa, rau, quả quen thuộc.
- So sánh và nhận ra giống và khác nhau của 2-3 loại cây (hoa,quả)
- Biết quan sát phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa các loài cây với môi trường sống, với con người.
- Phân loại được các loại cây, hoa quả và các hình theo 1-2 dấu hiệu cho trước
Trẻ 5 tuổi
- Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây cối.
- Biết nhận ra số lượng, chữ số và số thứ tự trong phạm vi 9.
 - Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống của cây.
- Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số cây hoa, quả. Biết cách phân loại một số loại rau ăn lá, ăn củ theo 2- 3 dấu hiệu.
- Biết cách phân nhóm cây theo loài, nơi sống hoặc lợi ích của cây.
- Cho trẻ trồng cây/chăm sóc cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây; cô cùng trẻ tưới nước, chăm sóc cây thường xuyên, đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên  của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người: Cung cấp gỗ, làm cho không khí trong lành.
- Trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ cây con, biết lợi ích của cây đối với đời sống con người.
 - Giáo dục trẻ: Lúc Bác Hồ còn sống Bác thường xuyên trồng cây. Vào dịp đầu xuân bác Hồ kêu gọi và phát động phong trào “Tết trồng cây” từ các cụ phụ lão và các anh chị bậc học lớn vẫn còn giữ gìn và thực hiện hàng năm.
- Giáo dục trẻ nên trồng cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây chăm sóc cây xanh trong trường.
3. Phát triển ngôn ngữ
Trẻ 4 tuổi 
- Biết giao tiết bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lễ phép.
- Biết kể chuyện , đọc thơ có nội dung nói về các loài thực vật.
- Mạnh dạn, lễ phép trong giao tiếp. 
- Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác.
- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi.
- Kể lại được một số sự kiện của gia đình theo trình tự, có logic.
- Thích đọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm.
- Biết sử dụng lời nói, có kĩ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự.
- Thể hiện sự thích thú với sách.
- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.
Trẻ 5 tuổi
- Nói rõ ràng: Biết diễn đạt ý muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói mà người khác nghe hiểu được.
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
- Hiểu ý nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Hỏi lại hoặc có những biểu hiễn qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói.
- Biết viết chữ cái theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xống dưới.
- Biết lắng nghe cô, bạn nói, biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Nhận biết ký hiệu qua các từ.
- Dùng lời nói mô tả nhu cầu mong muốn suy nghĩ của trẻ với cô và những người xung quanh.
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ dành cho lứa tuổi: nói được tên nhân vật, hành động và nói được tính cách nhân vật 
- Kể được nội dung câu chuyện theo trình tự nhất định: kể lại đúng trình tự chuyện đủ nhân vật, thời gian, sự kiện, có biểu cảm
- Trẻ thích nghe kể chuyện, đọc thơ về thế giới thực vật.
4. Phát triển thẩm mỹ
Trẻ 4 tuổi
- Tích cực tham gia vào các hoạt động tạo hình: dạy trẻ biết cầm bút, tư thế khi ngồi học, các nét cơ bản nét xiêng, nét thẳng.
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
- Trẻ hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát trẻ em đã học.
- Bé tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ 
- Nói được ý tưởng thể hiện sản phẩm tạo hình của mình. 
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc, với tác phẩm có liên quan đến chủ đề thực vật.
- Vẽ, cắt dán, xé dán, nặn, in khuôn một số loại hoa, quả, cây xanh
Trẻ 5 tuổi
- Thể hiện cảm xúc, vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát: hát và vận động bài hát về gia đình một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc.
- Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về các loại cây, các loại quả.
- Trẻ thể hiện được cảm xúc, tình cảm, vẻ đẹp trường lớp mầm non qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện Trẻ thích nghe những bài hát chủ đề về thực vật.
- Tạo hình: hình thành và phát triển một số kỹ năng vẽ ( vẽ phối hợp các đường nét thẳng, xiên, tròn ), tô màu ( tô đều, không lan ra ngoài) Luyện đôi tay khéo léo, óc sáng tạo để tạo ra sản phẩm đẹp.
- Hình thành và phát triển một số kỹ năng tạo ra sản phẩm theo ý thích của mình.
- Nhận ra cái đẹp của môi trường cây xanh, hoa quả gần gũi xung quanh.
- Yêu thích cái đẹp và thê hiện được cảm xúc, tình cảm về thế giới thực vật qua các sản phẩm vẽ nặn, cắt dán và qua các bài hát, múa vận động.
5. Phát triển tình cảm - xã hội
Trẻ 4 tuổi
- Yêu thích các loại cây công nghiệp, cây lương thực, cây hoa, cây ăn quả.
- Thích được chăm sóc và bảo vệ cây.
- Quý trọng người trồng cây.
- Biết chăm sóc cây xanh, cây cảnh làm đẹp môi trường.
- Biết cây xanh làm đẹp môi trường và có ích cho cuộc sống con người.
- Dạy trẻ biết lễ phép với người lớn, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ
- Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày.
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
- Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.
Trẻ 5 tuổi
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xưng hô lễ phép với người lớn: Cảm ơn khi nhận quà, xin lỗi khi có lỗi, xin phép khi đi chơi
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày:Có ý thức về những điều nên làm như khóa nước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng đúng nơi qui định, nhặt rác, chăm sóc cây
- Mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết đề phòng với người lạ và phòng tránh nguy hiểm.
Một số loại cây
 quanh bé
- Tên gọi.
- Các bộ phận chính.
- Đặc điểm nổi bật của một số loại cây và môi trường sống của cây.
- Sự giống và khác nhau.
- Ích lợi.
- Cách chăm sóc, bảo vệ.
Rau củ quả quanh bé
- Tên gọi các loại rau, các loại quả.
- Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa các loại rau, quả.
- Lợi ích của các loại rau, quả.
- Các cách chế biến các món ăn từ rau.
- An toàn khi sử dụng.
THẾ GIỚI THỰC VẬT
II. MẠNG NỘI DUNG
Cây lương thực
- Tên gọi các loại cây lương thực.
- Phân biệt và tìm ra những đặc điểm nổi bật của các cây lương thực.
- Cách chăm sóc và điều kiện sống của các loại cây lương thực.
- Lợi ích.
- Cách bảo quản.
Ngày tết quê em
- Trẻ biết về 1 số nét văn hóa của dân tộc.
-Trẻ biết được những ngày tết có nhiều loại trò chơi, dồ chơi cho trẻ và người lớn.
- Ý nghĩa của từng loại trò chơi
- Trẻ hiểu được vào những ngày tết trẻ được ba mẹ mua sắm những bộ quần áo đẹp. giày đẹp để đi chúc tết ông bà.
- GD trẻ ăn vệ sinh lựa chọn thức ăn ngày tết.
III. Mạng hoạt động: 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Trò chuyện về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
- Trò chuyện, tìm hiểu về đặc điểm, ích lợi, điều kiện sống của một số cây, hoa, quả.
- So sánh các loại cây, rau, củ.
- Cách chăm sóc bảo vệ cây.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 9.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Trò chuyện về ích lợi của bốn nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
- Rèn luyện các kĩ năng: Đi, chạy, nhảy, leo trèo, đi kiễng chân, bật, ném, chuyền bóng...
- Không trèo cây - Tránh tai nạn xảy ra.
THẾ GIỚI THỰC VẬT
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI
- Trò chuyện và thảo luận một số loại cây, rau, quả.
- Thực hành, chăm sóc cây, bảo vệ môi trường
- Chơi đóng vai.
PHÁT TRIỂN
 NGÔN NGỮ
- Đàm thoại về sự giống và khác nhau giữa một số loại cây, rau, quả.
- Kể chuyện sáng tạo theo tranh
- Đọc thơ, đồng dao, vè về các loại cây, hoa, củ, quả.
- Nhận biết và phát âm chữ “b, d, đ” và 
“ n, m” .
PHÁT TRIỂN
 THẨM MỸ
- Vẽ, nặn, xé dán, về các loại cây, rau, củ, quả
- Hát, vận động, nghe hát những bài hát về chủ đề “Thế giới thực vật”.
IV. Kết quả mong đợi
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Trẻ có một số hiểu biết về phong tục trong ngày tết.
- Nhận biết được các biểu hiện thay đổi về phong cảnh của ngày tết
- Nhận biết về quá trình phát triển của cây và môi trường sống.
- Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau giữa một số loại cây, rau, quả
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Trẻ biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm có nguồn góc từ thực vật.
- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các hoạt động: đi, chạy, bò, ném, bật, chuyền bóng.
- Thực hiện các vận động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay.
THẾ GIỚI THỰC VẬT
PHÁT TRIỂN 
NGÔN NGỮ
- Biết bài tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Thích nghe đọc thơ, đọc sách về chủ đề giao thông.
- Biết sử dụng lời nói trong giao tiếp.
- Nhận biết và phát âm được nhóm chữ cái 
- Nhận biết được kí hiệu chữ viết.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI
- Yêu thích cảnh đẹp mùa xuân và không khí ngày Tết.
- Thực hành chăm sóc cây.
- Trò chuyện về các loại cây, rau, củ quả mà trẻ thích.
- Thể hiện được mong ước của trẻ khi thấy môi trường xanh, sạch đẹp.
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
- Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về các loại cây, hoa, rau, củ,
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, nghe hát, và vận động theo nhạc những bài hát trong chủ đề “Thế giới thực vật”.
CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ
- Tranh treo môi trường về chủ đề “Thế giới thực vật”
- Làm tranh mẫu các đề tài tạo hình đẹp, rõ ràng chính xác để cung cấp cho các cháu.
- Vẽ tranh phục vụ cho các bài thơ câu truyện trong chủ đề, tranh nội dung, tranh động, hình rời
- Cô và trẻ cùng thực hiện bảng chủ đề theo từng tuần khác nhau, phù hợp với chủ đề nhánh.
- Nghiên cứu kỹ đề tài bài dạy để lựa chọn loại hình nào phù hợp với lứa tuổi, nhóm lớp của mình.
- Cho trẻ nghe nhạc, làm quen các bài hát về chủ đề.
- Hột, hạt các loại và đảm bảo an toàn.
- Các loại vật liệu có sẵn: rơm rạ, lá, mùn cưa, giấy loại, vải vụn, len vụn các màu
- Tranh ảnh và đồ chơi về các loại thực phẩm: rau, củ, quả, trứng
- Một số thực phẩm, rau, củ, quả có sẵn ở địa phương.
- Các loai sách, báo, tạp chí cũ
- Giấy vẽ, bút, phẩm màu, giấy màu
- Hồ dán, đất nặn, kéo.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 1
MỘT SỐ LOẠI CÂY QUANH BÉ
Từ ngày: 08/11 – 12/11/2021
I. MỤC TIÊU 
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết tên gọi các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá.
- Đặc điểm nổi bật của một số loại cây.
- Ích lợi của cây xanh và tác hại của việc phá hủy cây xanh. Cách chăm sóc và bảo vệ cây. Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Phân biệt sự giống và khác nhau, đặc điểm nổi bật của 1 số loại cây xanh, sự phát triển của cây và môi trường sống.
- Trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ cây con, biết lợi ích của cây đối với đời sống con người.
Trẻ 5 tuổi 
- Biết tên gọi, ích lợi, mô tả một số đặc điểm rõ nét của một số cây quen thuộc, nhận xét được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của chúng.
- Ích lợi của cây xanh và tác hại của việc phá hủy cây xanh. Cách chăm sóc và bảo vệ cây. Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Yêu thích cây xanh, mong muốn được bảo vệ, chăm sóc cây xanh (tưới nước,..)
- Điều kiện sống của cây và mối liên hệ đơn giản giữa cây với môi trường sống.
- Cho trẻ trồng cây/chăm sóc cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây; cô cùng trẻ tưới nước, chăm sóc cây thường xuyên, đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên  của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người: Cung cấp gỗ, làm cho không khí trong lành.
- Trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ cây con, biết lợi ích của cây đối với đời sống con người.
 - Giáo dục trẻ: Lúc Bác Hồ còn sống Bác thường xuyên trồng cây. Vào dịp đầu xuân bác Hồ kêu gọi và phát động phong trào “Tết trồng cây” từ các cụ phụ lão và các anh chị bậc học lớn vẫn còn giữ gìn và thực hiện hàng năm.
II. MẠNG NỘI DUNG
- Quan sát, mô tả 1 vài đặc điểm nổi bật của cây ( thân to - nhỏ, cây cao vút, lá xanh, hoa đỏ rực
- Tên gọi của cây và các bộ phận chính: rễ, thân, lá, hoa, quả
MỘT SỐ LOẠI CÂY QUANH BÉ
- Ích lợi của cây
( Cho bóng mát, cho gỗ, cho quả, cho hoa...)
- Cây cối cần được chăm sóc, bảo vệ.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Trò chuyện về đặc điểm của các loại cây.
- Ích lợi của cây đối với môi trường sống
- Giáo dục cháu biết chăm sóc và có ý thức bảo vệ môi trường.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Tập các bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản đi mép ngoài bàn chân
- Chơi các trò chơi vận động “ đổi lá”.
- Giáo dục dinh dưỡng từ nguồn gốc thực vật.
MỘT SỐ LOẠI CÂY
 QUANH BÉ
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
- Vẽ vườn cây của bé.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 -Chuyện “ Cây tre trăm đốt”.
- Nhận biết và phát âm chữ cái b, d, đ.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
- Trò chơi bán hàng, nấu ăn
- Trò chơi xây dựng “ Xây công viên cây xanh”
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 1
Một số loại cây quanh bé
Từ ngày: 08/11 – 12/11/2021
Các hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm các loại cây gần gũi.
- Cho trẻ làm quen với một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về chủ đề nhánh “ Một số loại cây quanh bé”.
Thể dục sáng
- Hô hấp: “ Thở từ từ và thu hẹp lồng ngực”.
- Tay vai: “ 2 tay dang ngang, đưa ra phía trước”.
- Bụng: “Đứng cuối người về trước”
- Chân: “Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối.”
- Bật: “Nhảy lên, đưa một chân về phía trước, một chân về phía sau” 
Hoạt động ngoài trời
- Bé quan sát cây xanh quanh trường 
- Bé biết gì về cây me tây ( cây còng)
- Bé biết gì về cây bàng, cây phượng 
- Bé tìm hiểu về cây chuối, cây xoài
- Bé tìm hiểu về cây dừa, cây bưởi
- TCVĐ: Đổi lá, TCDG: Chi chi chành chành, Chơi tự do
Hoạt động có chủ đích
Phát triển
 thể chất
Đi bằng mép ngoài bàn chân
Phát triển ngôn ngữ
Chuyện “ Cây tre trăm đốt”
Phát triển nhận thức
Thế giới cây xanh
Phát triển thẩm mỹ
Vẽ vườn cây của bé
Phát triển ngôn ngữ
Nhận biết và phát âm chữ cái B, D, Đ
Hoạt động góc
Góc phân vai: Gia đình; nấu ăn; bán hàng; bác sĩ.
Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh. Bộ ghép hình xây dựng
Góc học tập: 
- Tô và nối đúng số lượng theo yêu cầu.
- Xếp chữ, xếp số.
- Nhận dạng chữ cái trong từ, vẽ các nét chữ cái.
- Chơi ghép hình bằng thẻ.
- Xem sách tranh và làm sách tranh về “Thực vật”. 
- Chơi tranh lô tô, đô mi nô, đổ xúc xắc, bù vào chổ thiếu, ghép hình. 
- Bảng chun học toán, bàn tính học đếm
- Trò chơi học tập : “ Tìm lá”.
Góc nghệ thuật: 
- Vẽ, cắt, xé dán tranh về Thực vật.
- Nặn đồ dùng đồ chơi.
- Xâu vòng tặng bạn
- Làm tranh trường mầm non, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương.
- Tranh cát, đồ chơi ghép hình hoa.
- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề “Thực vật”.
Góc thiên nhiên:
- Chăm sóc cây.
- Đong nước.
- Vật chìm vật nổi.
THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ thực hiện được động tác theo sự hướng dẫn của cô.
Trẻ 5 tuổi
- Trẻ tập các động tác nhịp nhàng.
2. Kĩ năng
Trẻ 4 tuổi
- Rèn luyện tính tự giác trong tập luyện.
Trẻ 5 tuổi
- Phát triển cơ tay vai chân cho trẻ.
3. Thái độ
Trẻ 4 tuổi
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục.
Trẻ 5 tuổi
- Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục để có sức khỏe tốt theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu.
II. CHUẨN BỊ
- Máy cassette, nhạc thể dục không lời.
- Sân bãi sạch.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ xếp hàng dọc theo tổ sau đó chuyển thành vòng tròn và đi theo các kiểu theo hiệu lệnh của cô.
Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Hô hấp: thở từ từ và thu hẹp lồng ngực.
TTCB: Chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, đầu không cúi.
N1: Tay đưa ra trước
N2: Bắt chéo tay trước ngực.
N3: Tay đưa ra trước
N4: Trở về TTCB
N5,6,7,8: Thực hiện như trên
- Tay vai: “ 2 tay dang ngang, đưa ra phía trước”
TTCB: Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng, đầu không cúi.
N1: Bước chân sang ngang, đưa 2 tay dang ngang.
N2: Hai tay ra phía trước.
N3: Hai tay dang ngang.
N4: Hai tay hạ xuống.
N5,6,7,8: Thực hiện như trên 
- Bụng: “Đứng cuối người về trước, hai tay giơ lên cao”
TTCB: Đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi đầu không cúi.
N1: Hai tay giơ lên cao, đầu không cúi.
N2: Cúi xuống, hai chân thẳng gối, đầu ngón tay chạm vào ngón chân.
N3: Đứng lên, hai tay giơ cao
N4 : Trở về tư thế chuẩn bị.
N5,6,7,8 thực hiện như trên.
- Chân: “Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối.”
TTCB: Đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, đầu không cúi.
N1 : chân phải nâng cao, đầu gối gặp vuông góc.
N2: hạ chân phải xuống đứng thẳng.
N3: chân trái nâng cao, đầu gối gặp vuông góc.
N4: hạ chân trái xuống đứng thẳng, tay hạ xuống.
N5,6,7,8 thực hiện như trên.
- Bật: “Nhảy lên đưa một chân về trước, một chân về phía sau”
TTCB: Đứng thẳng, hai chân chụm chữ V, tay thả xuôi.
N1: Bật lên, đưa chân phải ra phía trước, chân trái ra phía sau, hai tay chống hông.
N2: Bật lên, thu hai chân về, hai tay thả xuôi.
N3: Bật lên, đưa chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau, hai tay chống hông.
N4: Bật lên, thu hai chân về, hai tay thả xuôi.
N5,6,7,8 thực hiện như trên.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho cháu hít thở nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. MỤC TIÊU 
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết gọi tên các loại cây xanh, màu sắc, các bộ phận và đặc điểm nổi bật của cây.
 Trẻ biết ích lợi và sự đa dạng phong phú của các loài cây quanh ta.
- Rèn khả năng quan sát và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Lồng ghép giáo dục trẻ yêu vẻ của thiên nhiên.
 Trẻ yêu quý người trồng cây biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây xanh. 
Trẻ 5 tuổi
- Trẻ biết tên gọi và nhận xét những đặc điểm, hình dạng cấu tạo, màu sắc lợi ích của một số loại cây quanh bé.
 Biết được cách chăm sóc và bào vệ chúng như thế nào để cây luôn phát triển mang lại lợi ích cho con người.
- Rèn khả năng quan sát và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây xanh cây ăn quả vì chúng cho ta rất nhiều lợi ích bằng cách không hái hoa, bẻ cành phải thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây. 
II. CHUẨN BỊ
Nơi quan sát.
- Tranh một số loại cây xanh.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1. Bé quan sát cây xanh quanh trường
- Cho cháu hát bài hát “ Em yêu cây xanh”
- Các con biết cây xanh là những cây gì?
- Các cây sống ở đâu?
- Nếu trồng những loại cây này có khó khăn không ?
- Con có biết cây sống cần gì không?
- Thế nếu không có nước hoặc không có đất thì cây sẽ như thế nào?
- Nếu không có ánh sáng hoặc không có không khí thì cây sẽ ra sao?
=> Cây xanh cần nhiều yếu tố như: đất, phân, nước, không khí, ánh sáng nếu thiếu những yếu tố trên cây xanh sẽ không sống được. Vì thế khi con trồng cây ở góc thiên nhiên hoặc chăm sóc cây ở sân trường con nhớ tưới nước và nhìn xem sự phát triển của cây.
- Chúng đem lại lợi ích gì cho chúng ta?
- Mọi người trồng cây xanh để làm gì?
- Ở trường chúng ta, chú bảo vệ trồng cây xanh để làm gì vậy con?
- Ở nhà các con có trồng cây xanh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_the_gioi_dong_vat_nam_hoc_20.docx