Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thiên nhiên quanh bé - Năm học 2022-2023

I. Mục đích, yêu cầu

 - Trẻ biết các đặc điểm, tính chất và lợi ích của nước đối với đời sống con người, động thực vật

 - Trẻ kể được lợi ích của nước trong cuộc sống

 - Trẻ có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước

 II. Chuẩn bị

- Giáo án điện tử, nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với”, xắc xô.

- Tranh, bảng cho trẻ chơi trò chơi.

III. Tổ chức hoạt động

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kỳ diệu của nước

Vận động theo nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với” của Hoàng Hà.

 - CC vừa vận động bài hát gì?(cho tôi đi làm mưa với)

- Trong bài hát bạn nhỏ muốn làm gì để giúp cho đời?

- Các bạn có biết vì sao có mưa không ?

- Nước dùng để làm gì?( tắm, rửa, )

- Không có nước điều gì sẽ xảy ra?

- Để biết nước quan trọng như thế nào hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu sự kì diệu của nước nhé!

# Sự kì diệu của nước đối với con người:

- Khi nào các bạn mới uống nước?

- Không có nước con người sẽ như thế nào?(xem tranh bạn nhỏ đang uống nước)

- Bạn nhỏ đang làm gì ? Nếu không có nước thì chúng ta sẽ như thế nào?

- Hằng ngày các bạn dùng nước để làm gì?

- Buổi trưa các bạn thường dùng nước để làm gì cho cơ thể chúng ta mát mẻ?

- Các bạn còn biết nước còn dùng để làm gì nữa (nấu cơm, rửa tay, rửa rau, lau nhà .) cho xem hình ảnh rửa tay, bơi lội, rửa rau,tắm.

- Nếu không có nước con người sẽ như thế nào ?

- Cô nhấn mạnh: Thiếu nước con người sẽ không sống nổi, sẽ chết vì cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% là lượng nước, thiếu nước cơ thể sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng và không có nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày (tắm gôi, vệ sinh, nấu cơm )

docx59 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thiên nhiên quanh bé - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN QUANH BÉ
Thời gian thực hiện: 3 Tuần 
(Từ ngày 03 tháng 4 đến ngày 21 tháng 04 năm 2023)
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
a. Phát triển thể chất:
4. Trẻ biết ném xa bằng 1 tay
- Ném xa bằng 1 tay
- Ném xa bằng 1 tay
8. Trẻ thực hiện được vận động bật, nhảy
- Bật tại chỗ
- Bật về phía trước
- Bật xa 20 – 25 cm
- Bật xa 20-25 cm
- Bật về phía trước
- Ngày hội thể thao
11. Trẻ biết xếp chồng các hình khối khác nhau không bị đổ
- Xếp chồng các hình khối khác nhau.
- Chơi hoạt động góc
b. Dinh dưỡng sức khỏe:
15. Trẻ nhận biết được sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống bệnh tật
- Thực hành ăn chín uống sôi
22. Trẻ nhận biết và phòng tránh được những những nơi không an toàn đến tính mạng.
- Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn: ao, hồ, giếng,...
- Xem hình ảnh về những nơi nguy hiểm
23. Trẻ nhận biết và phòng tránh được những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng: bàn là, phích nước nóng
- Xem hình ảnh về những vật dụng gây nguy hiểm
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Khám phá khoa học
39. Trẻ nhận biết sự thay đổi rõ nét về thời tiết, mùa.
Hiện tượng nắng mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
-Cảm nhận thời tiết
- Chơi trời nắng trời mưa
40. Trẻ nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm
Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm
-Nhận biết ban ngày, ban đêm
41. Trẻ biết một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày và ích lợi.
Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
-Trò chuyện về ích lợi của nước
- Chơi nước chảy
42. Trẻ biết được một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày: mặt trời, điện, đèn, nến...
-Nguồn sáng quanh bé
- Chơi cái gì phát sáng
43. Trẻ nhận biết được một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
-Tìm hiểu đất đá, cát, sỏi
44. Trẻ biết làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng như: thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi
Làm thử nghiệm đơn giản vơi sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng như: thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi
-Thí nghiệm vật nổi vật chìm
- Chơi bé nào chọn đúng
- Chơi tự do
Làm quen với toán
 48. Trẻ biết tách, gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.
 Tách, gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
-Tách gộp các nhóm có 5 đối tượng
- Chơi đếm số lượng
b.Khám phá xã hội:
58. Trẻ nói được tên các bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường khi được hỏi, xem tranh.
- Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường
- Các hiện tượng tự nhiên quanh bé
- Chơi ai đoán giỏi
65. Trẻ hiểu được một số từ khái quát gần gũi: hoa, quả, quần áo, đồ chơi.
Một số từ khái quát gần gũi
Chơi bé đoán giỏi
76. Trẻ biết bắt chước giọng nói của nhân vật trong chuyện.
Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên
-Tập đóng vai theo câu truyện giọt nước tí xíu
- Chơi HĐG
C. Làm quen với đọc, viết
81. Trẻ biết cách cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “Đọc” truyện khi được xem và đọc sách, truyện, tranh.
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “Đọc” truyện
- Tập lật mở sách đúng cách
- Chơi góc thư viện
IV.PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
a.Giáo dục âm nhạc
88.Trẻ biết vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc
.
Trẻ biết vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc (nhún nhảy, ....)
- Hát ”cho tôi đi làm mưa với”
- Hát ” cháu vẽ ông mặt trời”
- Hát ”đếm sao”
- Nghe hát”bèo dạt mây trôi”
- Chơi ai đoán giỏi
b. Hoạt động tạo hình
91. Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm đơn giản
Vẽ theo ý thích
94. Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản
Sử dụng một số kỹ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
-Chơi hoạt động với đồ vật 
96. Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
Tạo ra sản phẩm theo ý thích trẻ và biết đặt tên cho sản phẩm
-Vẽ theo ý thích
V.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
98. Trẻ nhận biết một số trạng thái cảm xúc của người khác.
Nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ, tranh ảnh.
Cảm xúc của bé
 Chơi: Ai thể hiện giỏi
103.Trẻ biết tự cài, cởi cúc áo dưới sự hướng dẫn của cô.
Cài, cởi cúc áo dưới sự hướng dẫn của cô.
- Tập cài, cởi cúc áo.
115. Trẻ nhận biết hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”.
Nhận biết được hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”.
- Bé với hành vi đúng sai
116.Trẻ biết tiết kiệm điện nước
Tiết kiệm điện nước
Thực hành tiết kiệm điện nước
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I
SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC
Thực hiện từ ngày 03/ 4/ 2022 đến ngày 07/ 4/ 2023
 Lớp 3-4 tuổi C, GV: Phan Thị Hồng
Nội dung
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ Thể
dục
sáng
-Trò chuyện về các nguồnnước
-Trò chuyện nước có từ đâu
-Trò chuyện về lợi ích của nước
- Trò chuyện về sự kì diệu của nước 
- Trò chuyện về thời tiết buổi sáng
* Khởi động: Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân (Đi bằng bàn chân, mũi chân, chạy nhanh, chậm....) theo hiệu lệnh của cô.
 * Trọng động: BTPTC: 	
 + Hô hấp: Thổi gió.
 + Tay vai: Hai tay cầm gậy đưa trước lên cao (2l x 2n).
 + Bụng lườn: Đưa gậy lên cao nghiêng người sang trái – phải(2l x 2n).
 + Chân: Đưa chân ra trước (2l x 2n).
+ Bật: tiến về trước( 2l x 2n)
* Hồi tĩnh: Đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.	
* Ngày thứ hai tập thể dục theo bài hát “ cho tôi đi làm mưa với”
Hoạt động học
Bậc về phía trước
Sự kì diêu của nước
Nhận biết 1 số trạng thái cảm xúc
Vẽ cảnh trời mưa
Truyện giọt nước tí xíu
Chơi hoạt
động ở các
góc
*Góc xây dựng: Công viên giải trí
*Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, cô giáo.
* Âm nhạc: Hát và múa các bài hát có trong chủ điểm, biết cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc
* Tạo hình: Làm tranh ảnh đồ dùng từ nguyên vật liệu
 Góc học tập: xem tranh truyện sách báo, nối số
*Sách: chơi đọc truyện theo tranh
*Khám phá: Thí nghiệm sự kì diệu của nước
Chơi hoạt động 
ngoài
trời
* Chơi
- Ném vòng cổ chai
- Lộn cầu vồng
 *Chơi tự do
*Quan sát bầu trời
* Chơi
- Chuyền chanh
- Ô ăn quan
*Chơi tự do
* Chơi
- Bịt mắt đập bóng
- Lộn cầu vồng 
*Chơi tự do
*Xem tranh về biến đổi khí hậu
* Chơi
- Kéo co 
- Chuyền bóng
*Chơi tự do
*Sự đổi màu của nước
* Chơi
- Chơi chạy tiếp cờ
- Tập tâm vông
*Chơi tự do
ăn Ngủ
- Kê dọn bàn ghế
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn
- Giáo dục trẻ ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi
Tập thể dục sau ngủ dậy
Chơi, hoạt động theo ý thích
Xem vi deo về các nguồn nước
Thực hành nước đổi màu
Thực hiện vở
Chơi trò chơi dân gian: Nhảy bao bố
Cho trẻ giao lưu trò chuyện về các bài thơ, ca dao, bài hát chủ điểm
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
Vệ sinh
trả trẻ
- Vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ, chỉnh sửa lại quần áo, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Cô nhận xét nêu gương cuối ngày,tuần
- Nhắc nhở cháu đi học về chào ông bà, cha mẹ
 Thứ hai, ngày 03 tháng 4 năm 2023 
TD: BẬT VỀ PHÍA TRƯỚC
I. Mục đích yêu cầu
	- Trẻ biết cách bật về phía trước đúng kĩ thuật
	- Trẻ thực hiện được vận động đúng yêu cầu
	- Trẻ có tham gia giờ học tíc cực
 II. Chuẩn bị	
 	- Sân tập khô ráo, sạch sẻ.
 	- Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa”, “Giọt mưa và em bé” nơ đủ cho trẻ, xắc xô.
 	- Hai rổ bóng.
	 x x x x x x
x x x x x x
III.Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân (Đi bằng bàn chân, mũi chân ..) theo nhạc bài hát (cho tôi đi làm mưa với)
* Hoạt động 2: Trọng động 
 + BTPTC: 	
 	- Cháu tập theo nhịp bài hát “Giọt mưa và em bé” cùng cô:
 	+ ĐT Tay vai: Hai tay giang ngang gập trước ngực (2l x 2n).
 	+ ĐT Bụng lườn: Tay lên cao nghiêng người sang trái – phải(2l x 2n).
 	+ ĐT Chân: Ngồi xõm đứng lên (4l x 2n).
 	+ ĐT Bật: Bật tách khép chân tại chỗ (4l x 2n).
* VĐCB: Bật về phía trước
 	Hướng dẫn và làm mẫu.
 	- Cô chia trẻ đừng thành 2 hàng đối diện nhau.
 	- Cô giới thiệu tên vận động. 
 	- Lần 1: Làm mẫu toàn phần không giải thích.
 	- Lần 2 - 3: Giải thích
 	+ Từ đầu hàng đi đến vạch chuẩn 2 tay chống hông. TTCB Cô đứng chân rộng bằng vai, khi có hiệu lệnh thì bật về phía trước, khi bật thì chân chụm lại mắt nhìn về phía trước.
 	- Mời một trẻ lên thực hiện( Cô chú ý sữa sai)
 	- Mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần.
 	- Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ.
 - Nhận xét tuyên dương.
 * Hoạt động 3: TCVĐ “ Thi lấy bóng” 
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. 
 	- Trẻ tiến hành chơi 2 - 3 lần.
 	- Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ, bao quát trẻ để kiệp thời xử lý các tình huống 
 	- Kết thúc trò chơi nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
 ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 04 tháng 4 năm 2023
KPKH: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
I. Mục đích, yêu cầu
	- Trẻ biết các đặc điểm, tính chất và lợi ích của nước đối với đời sống con người, động thực vật
	- Trẻ kể được lợi ích của nước trong cuộc sống
	- Trẻ có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước
 II. Chuẩn bị	
- Giáo án điện tử, nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với”, xắc xô.
- Tranh, bảng cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kỳ diệu của nước
Vận động theo nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với” của Hoàng Hà.
 - CC vừa vận động bài hát gì?(cho tôi đi làm mưa với)	
- Trong bài hát bạn nhỏ muốn làm gì để giúp cho đời?
- Các bạn có biết vì sao có mưa không ?
- Nước dùng để làm gì?( tắm, rửa,)
- Không có nước điều gì sẽ xảy ra?
- Để biết nước quan trọng như thế nào hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu sự kì diệu của nước nhé!
# Sự kì diệu của nước đối với con người:
- Khi nào các bạn mới uống nước?
- Không có nước con người sẽ như thế nào?(xem tranh bạn nhỏ đang uống nước)
- Bạn nhỏ đang làm gì ? Nếu không có nước thì chúng ta sẽ như thế nào?
- Hằng ngày các bạn dùng nước để làm gì?
- Buổi trưa các bạn thường dùng nước để làm gì cho cơ thể chúng ta mát mẻ?
- Các bạn còn biết nước còn dùng để làm gì nữa (nấu cơm, rửa tay, rửa rau, lau nhà ..) cho xem hình ảnh rửa tay, bơi lội, rửa rau,tắm..
- Nếu không có nước con người sẽ như thế nào ?
- Cô nhấn mạnh: Thiếu nước con người sẽ không sống nổi, sẽ chết vì cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% là lượng nước, thiếu nước cơ thể sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng và không có nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày (tắm gôi, vệ sinh, nấu cơm)
# Sự kì diệu của nước đối với động vật:
- Nước có thể làm cho động vật sống và không chết khát, vì vậy động vật cũng như chúng ta rất cần nước
+ Quan sát chậu cá:
- Cá sống trong môi trường nào?
- Cho trẻ vớt cá ra ngoài
- Không có nước thì cá sẽ như thế nào?
- Cho trẻ xem tranh con vịt, con gấu, đang uống nước, cho trẻ tự quan sát và trả lời câu hỏi.
- Những con vật này đang làm gì? khi nào chúng mới uống nước?
- Không có nước chúng sẽ như thế nào?
- Cô nhấn mạnh: Động vật cũng như chúng ta cũng rất cần nước, không có nước chúng sẽ không sống nổi và không có nước các loài cá sẽ không có nước để bơi được.
# Sự kì diệu của nước đối với thực vật: 
- Cây xanh cũng như động vật cũng rất cần nước.
- Cho trẻ quan sát hai chậu cây: 1 chậu cây tươi tốt, 1 chậu cây héo.
- Vì sao cây này lại héo vậy các bạn?
- Muốn cây được tươi tốt thì chúng ta phải làm gì ?
- Cho trẻ xem tranh ruộng lúa khô cháy và ruộng lúa tươi tốt .
- Cho trẻ so sánh hai bức tranh.
- Muốn cây được tốt tươi thì chúng ta phải làm gì?
- Cô nhấn mạnh cây xanh cũng như động vật khác rất cần nước, không có nước cây sẽ khô héo, không nảy mầm được cây sẽ không lớn.
# Sự kì diệu của nước trong sản xuất:
- Nuớc rất cần thiết trong cuộc sống hằng chúng ta, nước giúp cho bác nông dân tăng sản xuât (trồng lúa, trồng cây, trồng rau, trồng hoa, cày ruộng...)
- Cho trẻ xem tranh người dân đang cày ruộng.
- Nếu không có nước thì bác nông dân có cày ruộng được không?(xem tranh ruộng khô đất nứt nẻ). 
- Cho xem tranh người dân tưới hoa. 
- Nếu không có nước tưới thì hoa sẽ như thế nào?
- Bác nông dân có bán được hoa không? 
- Cô nhấn mạnh: không có nước thì hoa màu sẽ khô héo không được mùa, thiếu nước đất đai sẽ nứt nẻ không trồng rau được, thu hoạch sẽ không cao.
+ Tóm lại: Nước rất cần thiết đối với cuộc sống chúng ta, nếu không có nước thì mọi thứ sẽ chết, con người sẽ chết vì khát. Các con có biết ở ngoài trường sa các chú cũng dùng nước gì không? Và các chú cũng phải tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước nữa đấy, ngoài ra chú còn bảo vệ biển đảo đấy các con ạ.
+ Giáo dục: Các bạn phải biết tiết kiệm nước, khi rửa tay phải đóng vòi nước, không được đổ nước khi chưa sử dụng.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Đội nào nhanh hơn”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ.
+ Cách chơi: Chia trẻ làm ba đội, khi cô nói “Bắt đầu” thì 3 bạn đầu hàng chạy lên chọn một bức tranh làm ô nhiểm nguồn nước, gắn lên bảng của đội mình rồi về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo tiếp tục chơi như vậy. Hết giờ đội nào chọn được nhiều tranh và đúng thì thắng cuộc.
 + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh của cô thi 3 bạn đứng đầu hàng mới được xuất phát. Mỗi lần lên chỉ được chon một bức tranh. Đội nào chọn nhiều tranh và đúng thì thắng cuộc.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi, trong quá trình trẻ chơi cô chú ý động viên khuyến khích trẻ tham gia chơi cùng bạn.
 * Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. 
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
Thứ tư ngày 05 tháng 4 năm 2023
 KPXH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ TRẠNG THÁI CẢM XÚC
	I. Mục đích yêu cầu
	-Trẻ nhận biết một số cảm xúc của bản thân và mọi người qua nét mặt
	- Trẻ nói được 1 số cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh qua nét mặt
	- Trẻ yêu thương, đoàn kết giúp đỡ các bạn
	II. Chuẩn bị
	- Xắc xô
	- Các hình ảnh biểu lộ cảm xúc
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Bé tìm hiểu về cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên
- Cô và trẻ cùng hát bài: Khuôn mặt cười
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát
- Chúng mình cười vui khi nào?
- Khi cười khuôn mặt của chúng mình sẽ như thế nào nhỉ?
- Chúng mình cười tươi cô xem nào!
- Cô thấy các con cười tươi trông bạn nào cũng rất là xinh tươi đấy và hôm nay đến với lớp mình cô còn có những món quà rất là thú vị muốn gửi đến lớp chúng mình đấy. Muốn biết được món quà thú vị đó là gì thì chúng mình hãy cùng ngồi về 4 nhóm để nhận quà nào.
- Cô tặng mỗi nhóm 1 khuôn mặt (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên)
- Cô cho trẻ trong nhóm thảo luận về món quà cô tặng và đưa ra nhận xét của mình về món quà đó.
- Cô mời đại diện từng nhóm lên giới thiệu về món quà của đội mình.
+ Nhóm 1: Hình ảnh khuôn mặt vui
- Con có nhận xét gì về khuôn mặt này?
- Sao con biết đây là khuôn mặt vui?
- Khi nào thì các bạn vui?
- Khuôn mặt vui có đặc điểm gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh khuôn mặt vui (Miệng cười tươi, mắt sáng híp lại, khuôn mặt rạng rỡ)
- Cho trẻ xem các hoạt động khiến trẻ vui (Chơi cùng bạn, được cô giáo yêu mến, được bố mẹ chơi cùng, được cho quà)
- Khi vui thì có bạn cười to, có bạn lại cười mỉm.
- Cô cho trẻ quay mặt vào nhau và thể hiện niềm vui trên khuôn mặt của mình.
- Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
+ Nhóm 2: Khuôn mặt buồn
- Các bạn nhận được món quà gì?
- Con hãy nói về món quà của mình cho các bạn cùng nghe?
- Sao con biết đây là khuôn mặt buồn?
- Cô cho trẻ xem khuôn mặt buồn.
- Theo các bạn thì khi nào chúng mình cảm thấy buồn nhỉ?
- Cho trẻ xem hình ảnh (Bị mẹ phê bình, các bạn không cho chơi cùng, ở nhà một mình)
- Khuôn mặt khi buồn có đặc điểm như thế nào?
(Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt trông nặng nề)
- Cô cho trẻ thể hiện khuôn mặt buồn
- Cô chốt lại và giáo dục trẻ
- Hát vận động: Đôi mắt xinh
+ Nhóm 3: Khuôn mặt tức giận
- Con có nhận xét gì về khuôn mặt này?
- Vì sao con biết đây là khuôn mặt tức giận?
- Cho trẻ xem khuôn mặt khi tức giận.
- Các bạn tức giận vào khi nào? (Cho trẻ xem một số hình ảnh khiến trẻ cảm thấy tức giận)
- Khi tức giận khuôn mặt của chúng mình như thế nào? (2 đầu lông mày nhíu vào, mắt gằm xếch lên, miệng mím chặt)
- Cho trẻ thể hiện khuôn mặt tức giận.
+ Nhóm 4: Khuôn mặt ngạc nhiên
- Con có nhận xét gì về khuôn mặt này?
- Vì sao con biết đây là khuôn mặt ngạc nhiên?
- Cho trẻ xem khuôn mặt khi ngạc nhiên.
- Các con thấy ngạc nhiên khi nào? (Cho trẻ xem một số hình ảnh làm trẻ cảm thấy ngạc nhiên)
- Khi ngạc nhiên khuôn mặt của chúng mình như thế nào? (Mắt tròn xoe nhìn về một phía, miệng há ra)
- Cho trẻ thể hiện khuôn mặt ngạc nhiên.
- Cô giáo dục trẻ biết thể hiện cảm xúc (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Giáo dục trẻ biết đoàn kết hợp tác, quan tâm, chia sẻ cùng các bạn để có được khuôn mặt xinh tươi.
+ Cô mở rộng thêm cho trẻ về các trạng thái cảm xúc khác (Khinh bỉ, ghê tởm, sợ hãi, xấu hổ)
- Cô tặng cho mỗi bạn một chiếc gương và cho trẻ nhìn vào gương thể hiện khuôn mặt cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên.
- Cô nhận xét và khen trẻ
* Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
- Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi có tên “Thi xem nhóm nào nhanh”.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cô bật nhạc cho trẻ chơi.
- Vừa rồi các đội chơi đã hoàn thành rất xuất sắc các phần chơi, cô khen cả 3 đội nào.
* Kết thúc: Cô nhận xét, khen ngợi động viên trẻ.
ĐÁNH GIÁ HÀNGNGÀY
 Thứ năm, ngày 06 tháng 4 năm 2023
HĐTH: VẼ CẢNH TRỜI MƯA
	I. Mục đích yêu cầu
	- Trẻ biết vẽ những nét xiên dài, ngắn khác nhau từ trên xuống tạo cảnh trời mưa
	- Trẻ vẽ được cảnh trời mưa bằng các nét xiên
	- Trẻ có ý thức mặc áo mưa, che dù khi gặp trời mưa
	II. Chuẩn bị
 	- Tranh vẽ về cảnh mưa ( nhiều kiểu mưa khác nhau)
 	- Tranh bà còng đi chợ trời mưa
 	- Giấy A4, mầu tô, bút chì
	III. Tổ chức hoạt động
	* Hoạt động 1: Xem tranh mẫu
 Hát: “Cho tôi đi làm mưa với”.
	- Mở cho trẻ hát cùng cô bài hát: Cho tôi đi làm mưa với.
	- Đàm thoại:
	+ Các bạn vừa hát bài gì?(cho tôi đi làm mưa với)
	+ Thế mưa từ đâu đến?(trên trời)
	+ Mưa trên trời rơi xuống như thế nào?( lộp độp, hạt trước, hạt sau)
	+ Lớp mình cùng vẽ lại cảnh mưa nhé.
	- Cô cho trẻ tập trung lên bảng và cho quan sát tranh mưa. 
	- Đàm thoại: 
	+ Tranh vẽ gì?(trời mưa)
	+ Mưa như thế nào?( mưa to)
	+ Mưa to thì âm thanh như thế nào?(to)
	+ Còn mưa nhỏ?( hạt nhỏ)
	+ Con thấy mưa trên tranh rơi như thế nào?
	+ Dùng nét gì để vẽ mưa? (nét xiên)
	- Cô củng cố dùng nét thẳng, xiên, dài ngắn khác nhau để vẽ mưa đang rơi.
	- Cho trẻ xem tranh bà còng đi chợ trời mưa.
	+ Trong tranh có ai? 
	+ Bà đang làm gì?....
	+ Bức tranh này có gì khác với bức tranh trước?
	+ Trên tranh nét dài tượng trưng cho mưa gì? ( mưa to)
	+ Còn nét ngắn? (mưa nhỏ)
	+ Vậy khi trời mưa ta phải làm gì?
	- GDCC mặc áo mưa khi gặp trời mưa để giữ sức khỏe cho bản thân
	* Hoạt động 2: Bé vẽ cảnh trời mưa
	- Hỏi ý định một vài trẻ.
	+ Con dùng nét gì để vẽ mưa?
	+ Con sẽ vẽ cảnh mưa ở đâu?....
	- Cho trẻ về bàn thực hiện.
	- Cô bao quát trẻ vẽ và gợi ý thêm cho những trẻ còn yếu.
	- Gần hết giờ cô động viên trẻ hoàn thành tranh vẽ của mình.
	- Trẻ vẽ xong cô cho trẻ tự treo lên giá tạo hình.
	* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
	- Cô mời trẻ tự nhận xét tìm ra bức tranh đẹp.
	+ Vì sao con thích?
	+ Tranh vẽ bố cục ra sao?
	+ Nét vẽ mưa của bạn như thế nào?
	- Cô khái quát lại về bố cục tranh, phong cản

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_thien_nhien_quanh_be_nam_hoc.docx
Giáo Án Liên Quan